K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Đọc kĩ những chi tiết viết về hành động tiếp theo của Na-đi-a ở trang 56 để chỉ ra “độ vênh” so với suy đoán của người kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:

- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.

8 tháng 3 2023

“Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là:

- Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.

- Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

→ Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.


 

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ độ cao và sợ trượt tuyết của Na-đi-a

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết:

     Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.

8 tháng 3 2023

Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ của Na-đi-a. Người kể chuyện miêu tả khung cảnh bên ngoài bằng ánh nhìn của Na-đi-a và nói thay nỗi sợ của nàng: “Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.”
 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Lời của người kể chuyện cũng chính là những thắc mắc, những suy nghĩ nội tâm của nhân vật

⇒ Làm rõ tâm trạng của nhân vật Thanh

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn chưa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

- Lưu ý về sự đan xen giữ lời của người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.

- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.

- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

8 tháng 3 2023

- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.

- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.

- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Trong lần trượt tuyết thứ hai, nhân vật bắt đầu tính toán “đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói” và sau đó lại thể hiện giọng thờ ơ, lãnh đạm

- Lần thứ ba, anh ta cẩn thận “lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ hắng lên mấy tiếng”

⇒ Nhân vật “tôi” không đủ dũng khí thú nhận tình yêu đích thực của mình mà biến nó trở thành một trò đùa cợt, khiến hạnh phúc biến mất trong tầm tay. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Tình cảm nhân vật “tôi” dành cho Na-đi-a là tình cảm yêu quý nhưng chưa đủ chân thành để trở thành tình yêu. Bởi nhân vật “tôi” đã nhiều lần nói “Anh yêu em” với Na-đi-a nhưng không thừa nhận, không nói trực tiếp và ngay cả khi thấy cô liều mình trượt tuyết thì vẫn tỏ ra thờ ơ, lạnh lùng. 

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.

- Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình.

Lời giải chi tiết:

- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

- Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.

8 tháng 3 2023

- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Trong phần kết, giọng điệu của người kể chuyện cố tỏ ra lãnh đạm (qua lâu rồi, cũng thế cả thôi), song khi nhớ về những kỉ niệm thì giọng điệu trở nên buồn thương da diết (“không sao quên được”, “hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời tôi”,...) và câu kết “Còn tôi, bây giờ đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì đã nói những lời đó...” ẩn chưa sự day dứt, trăn trở khôn nguôi.

- Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn xuất phát từ tình yêu thương, lòng đồng cảm, thấu hiểu giữa người với người. Trong cuộc sống, chúng ta phải thấu hiểu, yêu thương mọi người và sẵn sàng bày tỏ tình cảm một cách chân thành nhất.