K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2019

Chọn đáp án C

Các phương án nêu trên đều thể hiện những lợi thế do vị trí địa lí mang lại cho Hoa Kì. Tuy nhiên, lợi thế quan trọng nhất là nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, giáp với hai đại dương lớn. Mĩ có lãnh thổ rộng lớn, nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, dễ dàng giao lưu kinh tế với cả Canada và các nước ở khu vực Mĩ Latinh; giáp hai đại dương lớn thuận lợi cho việc giao thương bằng đường biển với các nước trên thế giới.

Mỹ tiếp giáp với:

-Đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

-Vinh biển: bán đảo Alatca và bán đảo Hawai

-Quốc gia: Canada, khu vực Mỹ La tinh

Đặc điểm địa lí:

-Diện tích khoảng 9,8 triệu km2

-Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây

-Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

-Lãnh thổ còn có thêm cả bán đảo Alatca và quần đảo Hawai

Ảnh hưởng:

-Tạo cho Mỹ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng

-Giúp cho Mỹ ko phải chịu tác động từ 2 cuộc thế chiến

-Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và giao lưu hàng hòa trong điều kiện hòa bình

-Bên cạnh đó, Mỹ còn phải hứng chịu nhiều đợt bão lũ gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo 

+ Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

+ Vịnh Mê-hi-cô, vịnh A-la-xca

+ Hai quốc gia là Ca-na-da và Mê-hi-cô

+ Lãnh thổ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-lát-xca, quần đảo Ha-oai. Diện tích khoảng 9,8 triệu km2.

+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, tiếp giáp Ca-na-da ở phía Bắc, khu vực Mỹ La-tinh ở phía Nam

+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai: bão, động đất, lốc xoáy,…

+ Tạo cho Hoa Kỳ có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, thay đổi từ biển vào nội địa, từ bắc xuống nam.

+ Giúp cho Hoa Kỳ tránh được thiệt hại về cơ sở vật chất và hạ tầng trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu và phát triển mạnh kinh tế trong điều kiện hòa bình, tăng vị thế trên thế giới.

+ Nằm trong khu vực nhiều thiên tai gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội.

19 tháng 10 2018

- Tiếp giáp các biển: Andaman, Araphura; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Ý nghĩa: Có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới bằng đường biển.

17 tháng 5 2017

Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mỹ tiếp giáp hai đại dương: Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

=> Chọn đáp án B

20 tháng 7 2023

`-` Nhờ tiếp giáp với nhiều biển và đại dương, khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

`-` Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

`-` Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

#Tham_khảo

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

Nhờ tiếp giáp với nhiều biển và đại dương, khu vực Mỹ La-tinh thuận lợi phát triển kinh tế biển, hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các nước Mỹ Latinh phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.

- Nhờ số dân đông, cơ cấu dân số vàng nên Mỹ La-tinh có lực lượng lao động dồi dào tạo thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư,... Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn tới khó khăn trong khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế; nhiều nước Mỹ La-tinh cũng phải đối mặt với các khó khăn như: an ninh xã hội, vấn đề việc làm, di cư...

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

Các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc, gồm: Mông Cổ, Liên bang Nga, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Việt Nam, Mi-an-ma, Lào, Ấn Độ, Bu-tan, Nê-pan, Áp-ga-ni-xtan, Tat-gi-ki-xtan, Cư-rơ-gu-xtan, Ca-dắc-xtan.

7 tháng 6 2017

– Giáp biển đông : An Đa Man, Philippin, (Gia Va, Flo Ret, Xa Vu, Xu La Uê Xi, Ma Lu Ca, Ban Đa, Xê Ram, Han Ma Hê Ra, Ti Mo, A Ra Fu Ra : trong và giáp Indonexia)
– Giáp đại dương: Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
– Ý nghĩa: vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển…

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á:

+ Diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà, một phần nội địa châu Á.

+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, là cầu nối của ba châu lục Á, Âu, Phi. Kéo dài từ 12°B đến 42°B

+ Tiếp giáp Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-đen.

+ Nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Cộng hòa Nam Phi nằm ở phía nam của châu Phi, ba mặt giáp đại dương, có thiên nhiên đa dạng và phong phú: vị trí này đã tạo thuận lợi cho Cộng hòa Nam Phi giao thương với các nước trong khu vực và quốc tế, phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là giao thông hàng hải và khai thác hải sản.

- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia đa văn hóa với nhiều ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Yêu cầu số 1: xác định vị trí Địa lí và lãnh thổ khu vực Mỹ Latinh

- Vị trí Địa lí:

+ Mỹ Latinh là bộ phận của châu Mỹ, nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác.

+ Phía bắc giáp với Hoa Kỳ; phía phía đông giáp Đại Tây Dương, phía tây giáp Thái Bình Dương và phía nam giáp Nam Đại Dương.

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn, có diện tích khoảng 20 triệu km2, bao gồm: Mê-hi-cô, các quốc đảo vùng biển Ca-ri-bê, các quốc gia ở eo đất Trung Mỹ và toàn bộ Nam Mỹ.

+ Khu vực Mỹ Latinh kéo dài từ khoảng vĩ độ 33o32’B đến vĩ độ 53o53’N.

* Yêu cầu số 2: Phân tích ảnh hưởng

- Phạm vi lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ độ nên thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Mỹ Latinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác nên sau cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV, nhiều đợt nhập cư khai phá “ Tân thế giới” đã làm cho thành phần dân cư, xã hội nơi đây rất đa dạng.

- Nhờ tiếp giáp với Hoa Kỳ và các biển, đại dương lớn, nên khu vực Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để: thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế; tăng cường hợp tác trong khu vực và với các khu vực khác trên thế giới;

- Việc xây dựng kênh đào Pa-na-ma đã tăng cường vai trò cầu nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.