K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2017

- Đoạn cuối “bô lão” và “khách” hiện thân hô ứng của xưa- nay

    + Ca lên niềm tự hào về non sông hùng vĩ, luận bàn về chiến thắng sông Bạch Đằng khúc anh hùng về tinh thần ngoan cường của con người

- Lời ca bô lão mang âm hưởng sử thi, dòng sông cuộc đời với chân lí: bất nhân thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ

- Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở, tư tưởng nhân vật cao đẹp

2 tháng 5 2017

Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm có tính triết lí. Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sống cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lí vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao". Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta.

24 tháng 2 2022

em tham khảo :

Trương Hán Siêu là một danh nhân văn hóa đời Trần, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình đồng thời ông còn là một nhà thơ nổi bật của thời đại. Phú sông Bạch Đằng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, tiêu biểu cho văn học yêu nước thời Lí – Trần.

Tác phẩm gồm có bốn phần chính, đoạn mở đầu thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật khách trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp theo là đoạn giải thích: các bô lão kể với nhân vật khách về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn tiếp thể hiện suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến công xưa. Đoạn kết là lời ca khẳng định vai trò của con người.

Trước hết về hình tượng nhân vật khách, ông xuất hiện cùng với việc di chuyển qua nhiều địa danh nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,… Đây đều là những phong cảnh đẹp, rộng lớn của Trung Quốc. Nhưng có một điều đặc biệt, với các địa danh này tác giả chỉ du ngoạn trên sách vở và thông qua trí tưởng tượng của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những địa danh khác: Đại Than, Đông Triều, Bạch Đằng, đây là những địa điểm ông được đi du ngoạn thực tế. Đây cũng là địa điểm khoáng đạt, rộng lớn và vô cùng đẹp đẽ, không chỉ vậy các địa danh này còn ghi những dấu son lịch sử chói lọi của dân tộc.

Dưới con mắt của nhân vật khách, thiên nhiên hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ:

Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu

Câu thơ vẽ nên không gian mênh mông, rộng lớn, những con sóng lớn liên tiếp, nối đuôi nhau trải dài đến vô tận vẽ ra cảnh tượng vô cùng hùng vĩ. Câu thơ thứ hai gợi hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau đi trên sông tựa như những cái đuôi trĩ thướt tha. Hai chữ “thướt tha” cho thấy dáng vẻ mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển. Không gian sông nước hòa vào làm một, phong cảnh đẹp đẽ này đã trải suốt bao năm: “Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Câu thơ đồng thời cũng là bản lề để mở ra vẻ đẹp thứ hai của sông Bạch Đằng:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô

 

Trước mắt nhân vật khách hiện ra bờ lau san sát, hút tầm mắt, kết hợp với hai từ láy “đìu hiu, san sát” bổ trợ nghĩa cho nhau cho thấy sự hoang vu, vắng vẻ của không gian. Nhìn cảnh tượng hoang vu ấy, nhân vật khách liên tưởng đến đáy sông với hàng loạt vũ khí bỏ lại, nhìn gì mà nhớ tới những nấm mồ của bao nhiêu người đã bỏ mạng lại trong các trận chiến.

Hình tượng nhân vật khách hiện lên là người có tráng chí bốn phương, cũng là người có tâm hồn thơ mộng, khoáng đạt, ham du ngoạn. Du ngoạn với tâm thế tự nguyện và say sưa, “tiêu dao” thảnh thơi đi đây đi đó, không hề có chút vướng bận. Ông du ngoạn bốn phương với mục đích là thưởng thức cảnh đẹp non sông, đồng thời nghiên cứu cảnh trí đất nước để bồi dưỡng kiến thức cho riêng mình. Đứng trước cảnh sắc thiên nhiên ông vừa vui mừng trước cảnh đẹp quê hương đất nước vừa thể hiện niềm tự hào trước dòng sông ghi dấu chiến công lịch sử. Nhưng bên cạnh đó ông còn buồn thương, tiếc nuối vì chiến trường xưa oanh liệt nay chỉ còn lại sự hoang vu, hiu quạnh. Khách đứng lặng giờ lâu nuối tiếc khi thời gian chảy trôi đã vô tình nhuốm màu hoang vu lên mảnh đất này.

Bên cạnh hình tượng nhân vật khách, ta còn thấy hiện lên hình tượng của các bô lão với những gợi nhắc về trận chiến oanh liệt trên sông Bạch Đằng lịch sử. Về nhân vật bô lão có thể hiểu là hình ảnh thực của các bô lão mà tác giả gặp trong chuyến du ngoạn sông Bạch Đằng, nhưng cũng có thể là sự hư hấu từ chính những tâm tư, tình cảm của tác giả. Dù là thực hay hư cấu thì hình ảnh bô lão hiện lên đã gợi lại hình ảnh của hội nghị Diên Hồng với ý chí quyết chiến quyết thắng. Các bô lão theo nguyện vọng của khách đã tái hiện lại một cách hào hùng, oanh liệt trận chiến trên sông Bạch Đằng: Trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Ngô chúa phá Hoằng Thao. Chiến thắng của vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo dẫn quân đánh thắng giặc Nguyên Mông, bắt sống Ô Mã Nhi, Ngô Quyền đánh thắng Hoằng Thao. Đặc biệt nhấn mạnh chiến công trên sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra hết sức cam go, quyết liệt. Hai bên cân sức cân tài, diễn biến trong thế giằng co, không phân thắng bại, khiến trời đất phải rung chuyển: Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi. Đây là trận chiến kinh thiên, động địa, lay chuyển cả trời đất. Và kết quả, chiến thắng đã thuộc về chính nghĩa, những kẻ phi nghĩa đã phải chịu sự bại vong. Để nhấn mạnh sự thất bại nhục nhã của địch, bô lão đã lấy hai điển tích là trận Xích Bích và nhận Hợp Phì. Trương Hán Siêu đưa ra hai trận đánh nổi tiếng trong lịch sử để nâng tầm vóc chiến công vang dội, chiến thắng hào hùng của dân tộc ta. Với giọng điệu nhiệt huyết, tự hào, các bô lão đã tái hiện sinh động trận chiến cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta. Sau khi kể lại trận chiến, các bô lão thể hiện suy ngẫm về chiến thắng của ta và thất bại của địch: ta thắng là do yếu tố địa linh nhân kiệt, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người, vai trò người đứng đầu nên giành chiến thắng vang dội.

Tác phẩm được coi là đỉnh cao của nghệ thuật phú trong văn học trung đại Việt Nam. Kết cấu tác phẩm đơn giản, bố cục chặt chẽ, xây dựng hình tượng nhân vật khách đặc biệt. Những lời văn biền ngẫu và ngôn từ vừa trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng. Hình ảnh thơ mang tính khoa trương, phóng đại diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên cũng như chiến thắng hào hùng của dân tộc.

 

Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng lịch sử. Đồng thời tác phẩm cũng ngợi ca truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc ta. Qua đó còn thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, đề cao giá trị con người.

13 tháng 9 2017

Các bô lão hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, chứng nhận lịch sử, đồng thời cũng là sự phân thân của tác giả.

Nhân vật bô lão tạo nên nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên trận thủy chiến Bạch Đằng

- Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng

    + Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

    + Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình

    + Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm

- Những hình ảnh điển tích được chọn lọc để tô đậm thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như chiến công, tài đức của vua tôi nhà Trần

- Bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách” niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng

2 tháng 5 2017

- Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão,) - Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới”), khí thế ''hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa'' được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. - Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. - Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ ỉệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của "khách ” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.

31 tháng 1 2019

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

21 tháng 3 2019

Bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

a. Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là một chàng trai và một cô gái, đều còn trẻ tuổi.

b. Thời điểm: “Đêm trăng thanh”. Đây là thời điểm thích hợp và lí tưởng cho những cuộc chuyện trò, bày tỏ tâm tình của các đôi nam nữ.

c. Nhân vật “anh” nói về các nội dung:

    + Nói về việc "Tre non đủ lá" dùng để "đan sàng": Đây chỉ là lời mào đầu, dẫn dắt để ngỏ lời với cô gái.

    + Mục đích: ướm hỏi, tỏ tình (lời nói mang nghĩa hàm ẩn: con người đã trưởng thành, đã đủ lớn khôn, có nên suy nghĩ đến chuyện kết duyên hay chưa?).

d. Mục đích giao tiếp của chàng trai là giao duyên, tỏ tình. Với cách nói của chàng trai rất tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự, chàng trai đã đưa được các thông tin cần thiết, phù hợp với đối tượng là cô gái mà anh có tình ý.

Vì thế, cách nói của nhân vật “anh” rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.

23 tháng 3 2020

câu 1

Lời ca của các bô lão như lời kể, lời hát cất lên bài ca hào hùn đánh đuổi giặc ngoại xâm, như tái hiện lại dòng chảy của lịch sử, kể lại cho con cháu nghe để con cháu thêm tự hào thêm biết ơn đối với những con người đã ngã xuống để bảo vệ đất nước. Tiếp nối những câu chuyện mà các bô lão kể là lời nhân vật khách như một lời tổng kết, khẳng định lại công đức hai vị vua anh minh, lại vừa thể hiện khát vọng hóa bình: “ Bởi đâu đất hiếm, cốt mình thang cao”. Từ đó làm nên giá trị nhân văn cho tác phẩm để lại trong lòng người bài học lịch sử muôn đời, cô gắng tích cực phát huy hết những truyền thông tốt đẹp của ông cha.

câu 2

Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1482, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo Bình Ngô đại cáo.

Bình Ngô đại cáo khẳng định sức mạnh nhân nghĩa, nhân dân Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân “cuồng Minh”, ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở “bình Ngô”, tuyên bố đất nước Đại Việt bước vào kỉ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở.

Tuy ra đời gần sáu trăm năm, nhưng cho đến nay và muôn đời sau nữa, Bình Ngô đại cáo và những tác phẩm khác cũa Nguyễn Trãi mãi mãi đi sâu vào lòng người. Tư tưởng “nhân nghĩa’' trong thơ văn Nguyễn Trãi thâm sâu, ngay khi mở đầu Bình Ngô đại cáo, ông viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Việc nhân nghĩa là gì? Nho giáo cho rằng: Nhân nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả. Nguyễn Trãi đã khẳng định: Điều chủ yếu của nhân nghĩa là giữ “yên dân”. Vì thương yêu dân, muốn cho dân được yên ổn làm ăn nên phải “trừ bạo” là trừ những kẻ sách nhiễu dân.

Từ quan hệ ứng xử mang tính cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành lí tưởng xã hội, một nhiệm vụ cụ thể, nói theo Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ nhân dân ta như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống dân lành vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng ta phải trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì đó trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “việc” cụ thể là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các nguồn phản động chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp mềm yếu để chấm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Lấy nghĩa để thắng hung, lấy nhân thay bạo. Ớ đây trong sự đối đầu lịch sử của cuộc kháng Minh này, kẻ thù là hung tàn và cường bạo:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

Tội án “trời không dung, đất không tha” ấy của giặc Minh:

“Trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

Tội ác ấy phải trừng phạt. “Quân điểu phạt trước lo trừ bạo”. Quân ở đây là nhân dân: tập hợp thành đội quân “đại nghĩa - chí nhân” để chống lại quân cường bạo giặc Minh. Vậy là, triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xét đến cùng là lòng yêu nước thương dân. Đó chính là chủ nghĩa yêu nước. Nó làm nền cho bản hùng ca bất hủ “Cáo bình Ngô”, nó là ánh sáng kì diệu để Nguyễn Trãi nêu lên một quan điển về quyền dân tộc, và do đó ông đã định nghĩa về đất nước khá rõ ràng, hoàn chỉnh, khoa học trong lời mở đầu bài cáo trang trọng, thật đỉnh đạc và tự hào.

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương”.

Trải qua bao biến động của lịch sử, Nguyễn Trãi lặp lại quyền vương để đầy tinh thần độc lập tự chủ ấy. Nước Đại Việt có cương vực, có lịch sử, có phong tục và nền văn hiến, nghĩa là có nhân nghĩa. Nó không cần và không thể phụ thuộc để tồn tại. Mọi mưu toan muốn biến nó thành quận huyện, thành chư hầu phải chi thảm họa. Lịch sử đâu đã quên:

“Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".

Thế mà nay bọn giặc Minh “mượn tiếng điếu dân phạt tội, kì thực làm việc tàn bạo, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được yên ổn”. Nhân nghĩa mà lại thế Lí? Thế đứng của một dân tộc trong nhân nghĩa bằng mọi giá cho quân thù nếm cay đắng mà cha ông chúng ta phải trả giá cho sự tàn bạo “lỗi đạo”, ngạo mạn, xấc xược...

Sức mạnh nhân nghĩa của nhân dân ta “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” đã làm nên chiến thắng.

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong.

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn”.

Những trang nhật kí chiến sự thể hiện một cuộc tấn công đại quy mô mạnh mẽ, hào hùng. Chiến thắng càng gần, thế trận càng trở nên biến hóa kè thù chưa kịp trở tay đối phó thì đã lại:

“Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông”.

Miêu tả cuộc tổng chiến công đại phá quân thù, có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam chưa bao giờ có những trang hào hùng sáng chói như thế. Đội quân làm nên chiến thắng ấy, chính là đội quân đã xác định “vì nhân nghĩa mà chiến đấu, vì an dân mà trừ bạo”.

Nhân nghĩa là sức mạnh để chiến thắng. “Chí nhân, đại nghĩa” là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà dân tộc ta bao đời đeo đuổi để tạo dựng nền văn hiến mang bản chất truyền thống của con người Việt Nam. ở đây, Nguyễn Trãi đã nêu cao chủ nghĩa nhân đạo ấy, gắn nó với nhân nghĩa là chủ nghĩa yêu nước.

Coi trọng con người, quý trọng nhân dân, coi trọng tình hòa hiếu giữa các dân tộc nên chúng ta đã đặt nhân nghĩa lên trên tất cả. Có gì quý hơn sinh mạng con người? “Người, ta là hoa của đất’’ do đó nhân nghĩa sau chiến tranh là tấm lòng, là trí tuệ để giải quyết những hậu quả, cho “bốn phương biển cả thanh bình”... đối với quân giặc đã bị “cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”, chúng ta đã “chẳng giết hại” mà cho chúng “đường hiếu sinh”. Chúng ta có cái thế để “xử tội ác chiến tranh, có đủ sức để trừng phạt, nhưng nhân nghĩa không cho phép chúng ta làm điều đó khi bọn giặc đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng”. Chúng ta tha tội cho chúng để chấm dứt can qua trong tương lai, để được “an dân” không phải chỉ ngày một ngày hai mà mãi mãi dân ta được “nghỉ sức” trong thanh bình:

“Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới”.

Nghĩa là triết lí nhân nghĩa, hành động nhân nghĩa của chúng ta đã toàn thắng. Ta đã đạt mục đích, không cần phải xử sự như những kẻ cuồng sát không nhân nghĩa.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ngay cả khi cổ vũ nhân dân ta tiêu diệt giặc, nhưng lại rất thông cảm với nhân dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại bởi chiến tranh. Nguyễn Trãi từng vạch tội tướng giặc với nhân dân Trung Quốc: chúng lại muốn cùng bỉnh độc vũ, khiến nhân dân vô tội liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao, những kẻ lưu li phải nát gan ở nơi chốn đồng cỏ” (Bài 28 - Quân Trung từ mệnh tập).

Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng là tác phẩm nổi bật về chủ nghĩa nhân đạo, chứng minh hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta chống giặc Minh. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như mỏ quặng quý mà ta phải khai thác đào sâu, nhưng nổi lên bề mặt lộ thiên của nó chính là chủ nghĩa yêu nước, là tình cảm thương dân. Vì yêu nước thương dân mà Nguyễn Trãi có tư tưởng tiến bộ về bản chất và mục đích của đội quân nhân nghĩa, về Tổ quốc và ước vọng “bốn phương biển cả thanh bình”. Vì yêu thương nhân dân trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tố cáo tội ác quân Minh đanh thép như thế, miêu tả những trang hào hùng của quân dân ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Bình Ngô đại cáo trở thành một tác phẩm còn lại mãi với thời gian.

Đã sáu trăm năm trôi qua, Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và là nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng chính trị, thực sự sống mãi trong lòng dân tộc khi các thế hệ con cháu mang tư tưởng nhân nghĩa của Người đã làm nên bao kì tích, bao chiến thắng lẫy lừng, như trong chiến tranh chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa ấy mà đối xử nhân đạo với những phi công Mỹ ngụy. Họ đã đem bom đạn đến giết hại nhân dân ta trên mọi miền đất nước, tàn phá đất nước ta, gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân ta. Vậy mà khi bắt sống những kẻ ấy, ta vẫn đối xử nhân đạo và sau ngày toàn thắng 30-4-1975 trao trả lại cho Mỹ. Phải chăng đó là được nguồn từ tư tưởng Nguyễn Trãi.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lẩy chí nhân để thay cường bạo”.

Bình Ngô đại cáo vừa là một bản tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh vừa là lời tuyên ngôn độc lập, hòa bình. Đồng thời là áng “thiên cổ hùng văn" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt.