K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2018

" Những người không chịu thua số phận " là những con người rất đáng quý và chúng ta phải học tập theo . Trong cuộc sống, ó những người không may mắn khi chào đời .Có những người chấp nhận chúng , chẳng biết làm gì cả . Nhưng mặt khác lại có những " ngưởi sắt " tự tin , kiên cường, vượt lên sự an bài của số phận . Điển hình như : Thầy Nguyễn Ngọc Kí , dù bị liệt cả hai tay nhưng vẫn vươn lên để trở thành Giáo sư của trường ĐH Sư Phạm . Hay Đỗ Trọng Khơi dù bị liệt nhưng đã trở thành 1 nhà thơ xuất sắc ..... Còn nhiều tấm gương khác nhuwng họ giúp chúng ta hiểu thế nào là 1 cuộc sống có ý nghĩa. Tương lai đang chờ đợi ta ở phía trc . Chúng ta phải sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tại. Dẫu cho hoàn cảnh có khó khăn , gian khổ đến mấy thì cũng hãy vững tin mà sống tiếp.Thế hệ tre cần phải hiểu mình phải sống thế nào , làm sao để có được cái này cái kia . Sống mà không có ước mơ thì bạn đang sống một cuộc đời lãng phí . Coi ước mơ là một thứ phương tiện để vươn lên.Và nghị lực là thứ cốt yếu nhất . Bạn hãy tự tin đi lên bằng chính đôi chân của mình , rồi bạn sẽ cán đích mà thôi . Vì chẳng có con đường nào mà không có gai cả . MÌnh tự làm đấy , bạn tham khảo nhé , chúc thành công

15 tháng 5 2019
Bài làm 1

Trong cuộc sống, có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ. Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý!

Một Nguyễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết dc, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó, anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân cảu chật độc màu da cam, mất cả hai tay tử khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi, giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào.

Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ, hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác. không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nưung ko có nghĩa lả lấy tất cả của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiế[ thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những ngưởi thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.

Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bải trưước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng, cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến sựa có mặt của họ trên thế gian này. Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn đang từng ngày, từng phút. từng giây góp mặt cho đời. Sự đóng góp của họ thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình.

Thật buồn khi trong chúng ta, những học sinh, sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng, ưu ái nhiều điều, vậy mà, một số họ lại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ. Xem nhẹ việc học tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người, họ lao vào các chôu tò ra rất tự hào khi thấy mình sành điệu. Được khuyên nhủ, nhắc nhở, họ lại cuời nhạo vào những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn. Thật đáng tiếc!

Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “ Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng “. Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta.

Tương lai đang đợi chờ ta phía trước. Để có một tương lai rạng rỡ, mỗi chúng ta hãy sống nhiệt tình và trọn vẹn với hiện tai. Dẫu những ngày ta đang sống còn gian khổ,, khó khăn đến mức nào thì cũng hãy vững tin mà sống. Bạn hãy tự đi trên đôi bàn chân của chính mình, chắc chắn bạn sẽ tới cái đích mà bạn muốn!

Bài làm 2

Pa-ven cooc-sa-gin từng trăn trở " Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống. Đừng để sau này phải hối tiếc vì những năm tháng đã sống hoài sống phí". Thật vậy, hãy sống sao để khi chúng ta sinh ra mọi người cười, khi ta chết đi, mọi người đều khóc. Cuộc sống đôi lúc không mỉm cười với cuộc sống. Đó là những con người đáng quý, đáng trân trọng – Những người không chịu thua số phận.

Có thể nói, " những người không chịu thua số phận" là khái niệm mà trong mỗi chúng ta ai cũng có một định nghĩa riêng. Mỗi khi nhắc đến " số phận" – chỉ hoàn cảnh khó khăn, hay những bất hạnh về vật chất(khuyết tật, khiếm khuyết…), người ta thường nhắc đến sức mạnh tâm linh như chúa trời, thần phật… hay quy luật nhân -quả. Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc từng viết:" Ngẫm thay muôn sự tại trời". Song, trong cuộc sống ngày nay, lại tồn tại con người không chịu thua số phận. Họ là những người có ý chí, nghị lực, có sức mạnh phi thường vương lên để thành công trong cuộc sống. Họ không chấp nhận những bất hạnh, những khốn khổ của mình. Họ khác với những con người chịu thua số phận, cam chịu hoàn cảnh của mình, không có ý thức vươn lên trong cuộc sống, trong xã hội. Họ chính là hạt mầm thuần túy của cuộc sống.

Vậy, " những người không chịu thua số phận" là ai? Họ là những người có quan niệm đúng đắn về cuộc sống. Với họ, cuộc sống vốn dĩ được coi là phép thử tinh thần. Họ đều là người đã từng chán nản với cuộc sống, nhưng để vượt lên số phận, họ đã lạc quan hơn, có cái nhìn mới hơn về cuộc sống. Họ còn là người tự phục vụ được bản thân, tự nuôi sống chính mình mà không cần " ăn bám", nhờ vả vào xã hội. Chàng trai người Úc – Nick vujicic là một trong số họ. Anh sinh ra với cơ thể không được bình thường. Tưởng chừng tương lai của cậu bé như anh sẽ là một màu đen xám xịt nhưng anh chính là người tự cầm cọ vẽ lên cuộc sống mình những sắc màu. Hơn bao người lành lặn khác, anh tự lập gia đình, tự hoạt động cá nhân, tự bước đi bằng cơ thể của mình, anh đem nghị lực sống truyền đi khắp nơi… giống như anh, bao người khuyết tật khác cũng tự kiếm tiền từ chính đôi tay, đôi chân của mình bằng nhiều công việc trong cuộc sống. Từ đó, mỗi người họ trở thành tấm gương sáng trong cuộc sống. Tấm gương như Nguyễn Ngọc Ký – người thầy với đôi tay bại liệt đã vươn mình lên trên hoàn cảnh khó khăn trở thành một nhà báo ưu tú. Mọi người nhắc đến " những người không chịu thua số phận" là nhắc đến những tấm gương sáng về nghị lực, về niềm tin, về sức mạnh diệu kỳ và giới hạn con người trên đường đời. Qua những biểu hiện ấy, ta có thể kết luận rằng " những người không chịu thua số phận" là những con người tuyệt vời, hoàn hảo!

Có ai đã từng thắc mắc rằng " do đâu mà số phận không thể đánh bại họ?" Cội nguồn của sức mạnh tinh thần ấy đều xuất phát từ chính bản thân họ. Họ có ý chí vươn lên trong cuộc sống, họ có niềm tin vào bản thân. Có ai đã từng nói " Mất niềm tin vào bản thân là mất tất cả". Vậy, họ có niềm tin là có tất cả bao gồm cả sự thành công. Nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm từng nói " Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Mỗi bản thân con người họ đều nuôi cho mình một động lực mạnh mẽ tiến tới tồn tại trong cuộc sống. Tự xây dựng cho mình ý chí, niềm tin là một thử thách lớn nhưng những con người không chịu thua số phận đã vượt qua thử thách ấy để tiến tới tương lai, hoài bão, mục đích sống của mình. Sâu trong họ là ý thức giác ngộ về lý tưởng sống, họ luôn có khao khát sống có ý nghĩa, sống được cống hiến. Bên cạnh nguyên nhân từ bản thân, gia đình và xã hội cũng có vai trò giúp họ " không chịu thua số phận". Gia đình là một yếu tố quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Gia đình luôn luôn quanh ta, theo ta từng bước đi của cuộc sống. Chính nhờ sự động viên, lạc quan của người thân mà nhiều người đã vượt lên mặc cảm, tự ti vươn lên trong cuộc sống. Nhà văn người Mỹ Helen Keller là một ví dụ. Bà nhận được sự giúp đỡ động viên tận tình từ cô giáo khiếm khuyết của mình. Từ đó, bà quên đi căn bệnh mù, điếc, câm bẩm sinh của mình và vươn lên thành một nhà văn, nhà báo xuất sắc. Quả thực, những người không chịu thua số phận là cổ nhân vật trong " truyện cổ tích đời thường".

Nếu như con chim đem đến cho đời tiếng hót, bông hoa đem cho đời hương thơm thì " những người không chịu thua số phận" đem cho cuộc sống bao điều tốt đẹp. Tố Hữu từng viết:

"Nếu là con chim, chiếc lá
Khi con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu phải nhận riêng mình".

Mỗi con người họ tự xây dựng lên cuộc sống của mình để rồi giúp ích cho xã hội. Bản thân họ tự nuôi sống được chính mình, tự kiếm được tiền lương như bao con người khác mà không ăn bám vào xã hội, dựa dẫm vào xã hội. Làm những nghề như nhà văn, nhà thơ, giáo viên, công chức,… Họ cùng với mọi người cống hiến cho đất nước, giúp cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ. Tuy có nhiều bất hạnh, có những khó khăn, họ quên đi để dành lại niềm vui trong cuộc sống. Từ những gì từng trải, họ biết đồng cảm với con người có hoàn cảnh khó khăn hơn, éo le hơn, bất hạnh hơn mình. Nhà văn người Mỹ Helen Keller từng nói: " Tôi từng khóc vì không có giầy để đi mà quên rằng còn có người không có chân để đi giầy". Bởi vậy, những con người không chịu thua số phận " cùng nhau đoàn kết vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, từ họ, ta còn thu lại được cho mình những tấm gương về nghị lực sống, lý tưởng sống. Những tấm gương ấy luôn là nguồn động lực sống cả những người lành lặn và người có hoàn cảnh khó khăn. Ta không thể phủ định rằng " những người không chịu thua số phận" là những người có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Bên cạnh " những người không chịu thua số phận " còn tồi tại nhiều người cam chịu số phận, chấp nhận số phận, không tự mình vươn lên trong cuộc sống. Họ ăn bám vào gia đình, xã hội, trở thành gánh nặng của con người. Hay còn những con người lành lặn mà không biết vươn lên, lạc quan trong cuộc sống mà luôn tuyệt vọng, xoáy sâu vào quỹ đạo của cuộc đời. Vậy nên, mỗi chúng ta còn có bài học cho riêng mình từ " những người không chịu thua số phận". Con người chúng ta nên có ý chí vươn lên trong cuộc sống trong lao động và học tập. Chúng ta nên ca ngợi, giúp đỡ con người có hoàn cảnh khó khăn để họ có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Mùi hương hoa có thể bay theo gió nhưng hương thơm từ ý chí, nghị lực của " những người không chịu thua số phận" không bay ngược theo gió thời gian". Từ những tấm gương ấy, ta nhận ra cuộc sống còn nhiều người thật vĩ đại, thật kỳ diệu mà ta lại thật nhỏ bé, khiêm nhường. Là học sinh, ta cần cố gắng trong học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành công dân tốt.

Bài làm 3

Người Việt Nam hay có câu “ số nó phải thế” quan niệm về số phận, thiện định không biết tự bao giờ đã ăn sâu vào tiềm thức. Vì thế, người Việt thường thiếu tính tự lập và hay ỉ lại. Nhưng có rất nhiều người do tạo hóa trêu ngươi đã phải mang trong mình số phận kém may mắn như thấy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt … Đã không chịu đầu hàng trước “ thiện mệnh”. Họ đã tự đứng lên từ trong gian khó để trở nhành những tấm gương sáng về lòng kiên trì, nghị lực và ý chí vươn lên.

Đã nhiều lần em tự hỏi mình có đủ hai tay, hai chân mà đôi khi làm việc còn vụng về vậy mà họ những con người không may chịu khiếm khuyết về hình thể lại có thể làm được những điều kỳ diệu như vậy.

Mỗi người họ sinh ra với những nỗi bất hạnh khác nhau, nhưng có một điểm chung chính là “không chịu đầu hàng số phận”. Họ đã biết vươn lên khẳng định mình là người có ích trong xã hội. Và người mà lớp lớp học sinh đều biết đến chính là người thầy Nguyễn Ngọc Ký.

Chắc có lẽ trong lịch sử giáo dục Việt Nam đây là người thầy đầu tiên soạn bài, chấm bài, viết văn … bằng đôi chân của mình. Đứng trước hàng triệu học trò thấy không chỉ truyền đi kiến thức của mình mà còn truyền đi cả ý chí mạnh mẽ vươn lên để trở thành một nhà giáo ưu tú.

Câu chuyện của thầy bắt đầu từ những năm 60,70 của thế kỷ trước. Khi miền Bắc đang trong giai đoạn xây dựng đất nước thì cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một câu chuyện mà ai ai cũng nhắc đến. Sinh ra trong một gia đình nghèo, đôi tay lại bị bại liệt, nhưng ý chí và niềm khao khát học chưa bao giờ nguội lạnh. Ngày ngày đứng cửa lớp nghe trộm cô giảng bài. Thấy từng kể lại rằng, ngày đó nhìn thấy đàn gà bới đất tìm thức ăn thấy liền nảy ra ý nghĩ sẽ dùng chân để viết. Nghĩ là làm cậu bé ký đã dùng chân kẹp gạch tập viết trên sân nhà. Sau này, khi cô giáo đến chơi đã mang theo cho em vài viên phấn để tập viết.

Thương cậu học trò hiếu học, lại kiên trì đến tập viết cô giáo để em theo học cùng chúng bạn. Cũng từ đây, cuộc đời của Ký đã rẽ sang một trang mới. Thầy đã nhiều năm liên đạt học sinh giỏi, đạt danh hiệu vợ sạch chữ đẹp, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu.

Cũng nhờ thành tích học tập xuất sắc mà Thầy được tuyển thẳng vào khoa văn của trường đại học Tổng Hợp. Với nhiều sáng tác đặc sắc, trong lĩnh vực văn học cùng nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà thầy đã được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú. Tấm gương và cuộc đời của thầy đã trở thành câu chuyện được in trong sách đạo đức của nhiều thế hệ học sinh. Như một tấm gương sáng về tính kiên trì không chịu đầu hàng số phận.

Và còn rất nhiều những tấm gương khác như anh Trần Văn Thước, không may bị tai nạn lao động khiến bại liệt toàn thân vẫn trở thành một nhà thơ. Hay trong những năm gần đây cái tên Nguyễn Công Hùng được nhiều người biết đến dưới danh hiệu Hiệp sỹ công nghệ thông tin. Sinh ra bị bại liệt từ nhỏ, thân hình gầy gò, tay chân teo tóp trọng lượng chỉ khoảng 12kg. Cùng với đó anh còn bị căn bệnh phổi hành hạ, nhưng vượt lên trên nghịch cảnh và số phận anh đã trở thành một chuyên gia tin học. Từ một người gần như mất hoàn toàn khả năng vận động danh đã được vinh danh Hiệp sỹ công nghệ thông tin vì những đóng góp cho cộng đồng của mình.

Không từ ngữ nào có thể tả được những khó khăn, những giọt nước mắt chống chịu với bệnh tật của họ. Nhưng vượt lên trên tất cả là tình yêu, niềm tin cuộc sống cùng với hoài bão, khát khao được sống được trở thành người có ích cho xã hội đã khiến họ chiến thắng mọi khó khăn.

Những con người không chịu thua số phận xứng đáng được mọi người yêu quý, và kính trọng cũng như yêu thương. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay giúp đỡ, chia sẻ để những khó khăn vất vả của họ vơi đi. Cùng nhau làm nên một xã hội tốt đẹp ngập tràn yêu thương.

Bài làm 4

Có những con người không may mắn khi chào đời. Tạo hóa đã thật bất công với họ. Trong số ấy không ít người chấp nhận số phận, thở ngắn than dài ngậm ngùi cho qua ngày tháng. Nhưng, vẫn có rất nhiều người trong số họ đã ko chấp nhập sự bằng lòng, họ đã dũng cảm và bền bỉ vượt lên sự an bài của tạo hóa. Thật đáng quý!

Một Nguễn Ngọc Kí liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Từ chỗ viết dc, đến viết đẹp là cả một quá trình. Không dừng lại ở đó, anh còn quyết tâm thực hiện giấc mơ đại học. Và, giấc mơ ấy đã trở thành hiện thực của đời anh. Để hôm nay, anh trở thành thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí trên giảng đường Sư phạm. Đó còn là một Nguyễn Minh Phú, nạn nhân cảu chật độc màu da cam, mất cả hai tay tử khi cất tiếng khóc chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi, giúp đỡ gia đình. Họ là những tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công đáng để cho ta ngưỡng mộ, tự hào

Ở họ cái đáng quý nhất chính là nghị lực, ý chí vươn lên ko ngừng. Sự thua thiệt vốn rất dễ dẫn đến con ngươi mặc càm tự ti. Từ đó, không còn ham muốn, ước mơ, hoài bão. Con người sống lay lắt, trông chờ vào lòng thương hại của người khác. không, không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Những tấm gương ấy đã không nằm trong số đó. Tạo hóa đã không công bằng với họ nưung ko có nghĩa lả lấy tất cả của họ. Họ vẫn còn một trái tim, một khối óc. Họ vẫn có thể sống đàng hoàng, tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận. Vâng, chính tình yêu và niềm tin vào cuộc đời đã tiế[ thêm ý chí và nghị lực. Để rồi chính sức mạnh ấy đã không phụ lòng những ngưởi thua thiệt. Hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Dẫu hạnh phúc có đến muộn hơn, chật vật hơn nhưng dư vị của nó vẫn không vì vậy mà kém ngọt ngào hơn người khác.

Những tấm gương vượt lên số phận, thànnh công trong học tập ấy không chỉ giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó. Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người ấy. Vậy nên họ đã không chịu an bải trưước số phận. Họ đã chứng tỏ được rằng, cuộc đời cuộc đời vẫn rất cấn đến sựa có mặt của họ trên thế gian này. Những gì họ đã làm, đang làm và sẽ làm vẫn đang từng ngày, từng phút. từng giây góp mặt cho đời. Sự đóng góp của họ thật đáng để chúng ta soi ngắm lại chính mình.

Thật buồn khi trong chúng ta, những học sinh, sinh viên đuợc tạo hóa ban tặng, ưu ái nhiều điều, vậy mà, một số họ lại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ. Xem nhẹ việc học tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người, họ lao vào các chôu tò ra rất tự hào khi thấy mình sành điệu. Được khuyên nhủ, nhắc nhở, họ lại cuời nhạo vào những tấm gương cao đẹp ấy và buông ra những lời bất nhẫn. Thật đáng tiếc!

Hiểu vậy, biết để mỗi người trong chúng ta, nhất là thế hệ trẻ càng phải hiểu mình phải sống ra sao, sống thế nào cho xứng với chân giá trị làm người. Soi vào những tấm gương cao cả ấy để không ngừng hoàn thiện bản thân. Con đừơng dẫn đến thành công không bằng phẳng bao giờ. Vậy nên, càng phải thấm rằng: “ Trên đường dẫn đến thành công không có vết chân của kẻ lười biếng “. Trên vạn dặm, hãy biết chọn một dặm đường và đi cho đến. Để một lúc nào đó quay lại nhìn lại. ta hiểu rằng, cuộc đời này đã có gương mặt của ta.

2 tháng 4 2021

tham khảo

Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Nhưng đến khi học văn bản “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Có như vậy, học mới có ích, mới không là vô nghĩa. Qua văn bản, tôi đã thấy được vai trò, mục đích to lớn của việc học đối với con người: Học không chỉ cho ta kiến thức, kĩ năng mà còn giúp ta làm việc tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng quan trọng hơn là ta phải nhận thấy mối quan hệ giữa học và hành, để có phương pháp học tập đúng. Như thế mới có thể học tốt, mới có thể vươn tới đỉnh cao của sự học. Thật vậy. Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của ôxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao? Việc hành quan trọng là thế nhưng ý nghĩa của học cũng không hề nhỏ bé. Nếu ta chỉ cắm cúi hành mà không học thì sẽ làm việc một cách khó khăn, lúng túng, sản phẩm làm ra sẽ không đạt chất lượng cao. Tôi đã được đọc một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện đó kể vể một con khỉ mồ côi mẹ, sống xa thế giới loài khỉ. Đến khi có người cho nó một quả chuối vàng ươm, nó cầm lên ngắm nghía, ngửi ngửi rồi vứt đi mà không biết bóc ăn. Câu chuyện đơn giản vậy thôi mà hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chú khỉ con kia là loài khỉ mà không biết ăn chuối đó là vì chú sống không có mẹ, không được học tập về tập tính, thói quen của loài khỉ. Trong câu chuyện đó có thấp thoáng bóng dáng của con người. Con người mà không được học thì cũng không có kiến thức, chẳng phải giống như con khỉ mà không ăn chuối hay sao? Tôi có một vài câu hỏi nữa cần tôi và các bạn tự trả lời. Liệu bạn có thể tính được khối lượng, chất sản phẩm trong một phương trình hoá học nếu không biết cách tính toán. Bạn có thể tính được hiệu suất trong Vật lí nếu không biết hiệu suất là gì. Và bạn có thể vẽ được hình học động nếu không biết chức năng và các phần chính của phần mềm Geogrebra, có thể viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục nếu không biết luận điểm là gì, cách sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí ra sao? Câu trả lời là không. Bạn không thể làm được việc gì nếu không có tri thức, không thể có tri thức nếu không học. Học còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, công việc của chúng ta sau này. Bạn muốn làm một bác sĩ giỏi chữa bệnh cứu người mà lại không học từ bây giờ, không chịu tìm hiểu sâu về y học thì ước mơ kia sẽ không thực hiện được. Bạn muốn làm một công nhân lành nghề mà lại không hay những kỹ thuật, những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì bạn sẽ không thể nào làm nên những sản phẩm có chất lượng, năng suất cao. Có biết bao những mơ ước đẹp đẽ biến thành những mơ tưởng hão huyền chỉ vì bạn không có ý chí, không học. Ngày nay, xã hổi đã đổi khác, thế giới ngày một văn minh, nước ta đang trên con đường xây dựng Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người nông dân cũng phải được trang bị đầy đủ tri thức, hiểu biết chính xác về giống cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, phòng dịch bệnh, sâu bọ. Hơn thế, bà con còn được học tập về những máy móc, phục vụ nông nghiệp, làm tăng năng suất lại tiết kiệm được sức lao động. Nếu con người chỉ biết lao vào công việc mà quên mất việc học thì khác nào cái máy, con rô bốt vô tri vô giác, khác nào một con vẹt học tiếng người, nói tiếng người mà chẳng hiểu mình đang nói gì?. Còn khi ta biết kết hợp việc học với việc hành thì làm việc tốt hơn củng cố được kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm súc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uốn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ. Nhà nông học Lương Định Của thì sao? Ông đã cùng nhân dân lội xuống ruộng cấy lúa, đem hết tài năng của mình để tạo ra những giống lúa mới đem lại cuộc sống ấm no cho bao người. Nếu bạn bảo “Những vị đó đều là nhân tài kiệt xuất, ta làm sao sánh bằng”. Xin thưa rằng để trở thành nhân tài họ phải học, phải hành chăm chỉ cần cù. Tôi có biết một bạn gái lớp 8 đã vui vẻ nhận lời hướng dẫn em làm Toán viết Văn, đi trồng lạc, trồng ngô cùng bố, sẵn sàng giúp đỡ gia đình. Với cô bạn ấy, đó cũng là thú vui, là cách để củng cố kiến thức cho mình. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử. Thật cảm ơn những bài học sâu sắc của tác giả. Từ đây, tôi đã nhận thấy rằng học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sẽ giúp hành lưu loát, trôi chảy, hành sẽ giúp học tốt hơn. Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, khong thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậcm cha ông mới xứng là người con đất Việt. Giờ đây, tôi vẫn vui chơi, nghịch ngợm như trước nhưng tôi đã biết không được nghịch điện, không được bẻ cành hái hoa, không được vứt rác bừa bãi, không được thiếu lễ phép, tôn trọng mọi người. Chắc chắn rằng tôi sẽ còn cố gắng để tìm đến con đường học vấn chân chính, và bạn sẽ có được phương hướng cho mình. Hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ có thể có những suy nghĩa giản đơn, nhỏ bé về sự học vô bờ. Có thể bạn sẽ còn lĩnh hội được những ý nghĩa thâm thuý sâu xa của “Bàn luận về phép học” mà tôi chưa có khả năng. Nhưng bây giờ, trong óc tôi đang hiện lên một ý nghĩa nhỏ bé mà quan trọng “Học có vai trò to lớn nhưng nếu ta cố gắng, phấn đấu, sửa chữa cái sai thì ta sẽ đạt được điều mong muốn.”

 

31 tháng 10 2021

Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức. Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.

23 tháng 9 2021

Tham khảo

Lòng khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng mà mỗi con người cần có. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất.Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Đây là một đức tình cần được rèn luyện từ ngay khi còn nhỏ, nếu không khi lớn lên, bạn sẽ mắc phải một sai lầm lớn.

2 tháng 12 2021

Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có đức tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ ngủ quên trên chiến thắng, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu so với những con người biết học hỏi. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao kiêu ngạo và khinh thường người khác.Trái ngược một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc

21 tháng 8 2019

DÀN Ý: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ RÁC THẢI, XẢ RÁC BỪA BÃI
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: rác thải đang là thực trạng đáng lo ngại của nước ta hiện nay.
2.TH N BÀI:
Nêu thực trạng:
Rác thải được vứt bừa bãi mị nơi, mọi lúc trong công viên, trên vỉa hè hay vứt xuống ao hồ…
Nguyên nhân là do ý thức của người dân chưa hiểu biết hết tầm quan trọng của môi trường với đời sống con người.
Tác hại: đã gây nên hậu quả xấu với cảnh quan, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng, tạo nên các loại dịch bệnh…
Biện pháp khắc phục: tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân, xây dựng các nhà máy tái chế rác thải…
3.KẾT BÀI:
Bài học cho tất cả mọi người phải có ý thức bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

21 tháng 8 2019

Tham khảo:

a. Giải thích
 Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất.
 Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.

b. Thực trạng
 Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, …
 Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm.
 Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu, …
c. Nguyên nhân & hậu quả
 Nguyên nhân:
+ Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,…
+ Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
+ Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo.
 Hậu quả:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước…)
+ Cạn kiệt tài nguyên sinh vật, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
+ Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch, ...
d. Giải pháp
 Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm.
 Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…
 Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm...
e. Bài học & liên hệ bản thân
 Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống.
 Góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về bảo vệ môi trường.

24 tháng 12 2020

cậu tham khảo đoạn văn này nhé 

Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh em bé co ro trong đêm đông giá rét vì đói, vì lạnh, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, em được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả như muốn lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng em đã phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, tuyệt vọng như vậy. Ngày nay, chúng ta còn gặp rất nhiều những cảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân các em, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Hãy cùng phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Mỗi người có thể dành một chút tiền ăn sáng tiết kiệm được để mua giúp gói tăm hay tờ báo của các em hay đơn giản là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến họ thêm ấm lòng. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và yêu thương bởi nơi lạnh lẽo nhất không phải Bắc cực xa xôi mà ở nơi thiếu thốn tình người

Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))

24 tháng 12 2020

Thanks

28 tháng 10 2017

- “Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.
- Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
- Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
- Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức.

28 tháng 10 2017

Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. Nhan đề này là một thành ngữ trong dân gian có ý nghĩa có áp bức thì có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu "Tức nước vỡ bờ" ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan.