K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2023

tham khảo

* Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên.

Lời giải chi tiết:

Kế hoạch thiết kế sản phẩm giới thiệu cảnh quan thiên nhiên

+ Cảnh quan thiên nhiên muốn giới thiệu: Sa Pa (Lào Cai)

+ Hình thức thể hiện sản phẩm:

+ Thuyết trình về vẻ đẹp và đặc điểm thiên nhiên, con người ở Sa Pa

+ Kết hợp tranh, ảnh, video minh hoạ.

- Phân công nhiệm vụ:

+ Hai bạn Trang, Tâm: lên dàn ý cho bài thuyết trình và tổng hợp ý kiến đóng góp của các bạn khác để bài viết được sinh động.

+ Bạn Phương: tìm tranh, ảnh, bài viết quảng cao liên quan đến Sa Pa

+ Bạn An: tìm, chỉnh sửa video giới thiệu về thiên nhiên, con người ở Sa Pa.

* Viết bài thuyết minh cho sản phẩm, chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về cảnh quan thiên nhiên được giới thiệu để trình bày trong triển lãm.

Lời giải chi tiết:

“Chưa đi chưa biết Sa Pa

Đi rồi mới thấy mây ba bốn tầng

Nắng viền thác Bạc một vầng

Tình yêu xối xả trắng ngần bay bay…”

Sa Pa luôn được biết đến là một nơi du lịch không thể thiếu trong các hành trình trải nghiệm những địa điểm dừng chân, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên tươi mát, sương mù quanh năm. Sa Pa tọa lạc tại miền Tây Bắc của Việt Nam, nằm cách thành phố Lào Cai 38km về phía Tây Nam và cách Hà Nội 376km. Đây là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, với diện tích tự nhiên trải dài 68.329 ha trong đó chiếm 8,24% diện tích tự nhiên của tỉnh. Xung quanh giáp với các huyện quan trọng như phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía nam giáp huyện Văn Bàn, phía đông giáp huyện Bảo Thắng và phía tây giáp huyện Than Uyên và tỉnh Lai Châu.Đến với Sa Pa không chỉ được chiêm ngưỡng, tận hưởng cảnh sắc núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, mà còn được tận mắt ngắm nhìn hình ảnh những người nông dân chân chất làm việc trên ruộng bậc thang, khám phá những phong tục tập quán lâu đời của các dân tộc như Tày, H’Mong, Dzao đỏ…Ngoài thưởng ngoạn phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm những ẩm thực độc đáo, đặc trưng của vùng núi cao Sapa này như mận, đào Sa Pa, mắc cọp, măng chua Sapa.Khi ghé thăm Sa Pa, du khách có thể ghé thăm dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía tây thị trấn Sapa, nơi đây cũng bốn mùa sáng sớm sương giăng mịt mờ.Sa Pa một vùng đất xinh đẹp, không chỉ được hội tụ bởi cảnh sắc hùng vĩ, nên thơ mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, những con người chân chất, cần mẫn nơi đây.Nếu cái lạnh của Đà Lạt vẫn còn chưa đủ khiến bạn bối rối, loạn nhịp thì hãy đến với Sapa vào những ngày đầu chớm xuân, để có thể đắm mình, tận hưởng tiết trời băng giá đầy sương mù của vùng đất Tây Bắc này.

25 tháng 9 2023

tham khảo

- Cảnh quan thiên nhiên được thể hiện qua sản phẩm trong triển lãm: Đà Lạt

- Hiểu biết của em:

+ Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao so với mặt nước biển là 1.500m và diện tích tự nhiên là 393,29 km2.

+ Vì là vùng núi nên địa hình Đà Lạt cũng khá là hiểm trở và phức tạp. Cụ thể thì nó được chia thành hai loại địa hình khác nhau. Địa hình thấp đồng bằng và địa hình đồi núi cao. Và thành phố Đà Lạt  được ôm trọn bởi các đồi núi nằm xung quanh. Nhìn từ xa thì trông hệt như cái lòng chảo rộng khoảng 1.700m được bảo vệ bởi những bức tường kiên cố xung quanh.

+ Phần thấp hơn  là địa hình thấp hay còn gọi là phí lòng chảo. Địa hình này gồm những dãy núi nhỏ đỉnh tròn, độ cao tương đối thấp khoảng 25m đến 100m. Xếp với nhau như những con sóng nhấp nhô. Có lẽ vậy nên con đường đi vào Đà lạt luôn là con đường lí tưởng cho những du khách đặc biệt là các bạn trẻ đam mê đi phượt.

+ Đà Lạt– Buổi sáng se lạnh, buổi trưa bầu trời trong xanh, buổi chiều đôi khi âm u. Ngoài ra có lúc lại xuất hiện vài cơn mưa nhẹ và có những cơn mưa phùn rơi năng hạt. Còn buổi tối thì se se lạnh, sương mù giăng kín những con đường đi. Có thể nói Đà Lạt là thành phố có khí hậu tuyệt vời nhất nước Việt Nam ta. Vì sở hữu một độ cao như vậy, nên khí hậu quanh năm vô cùng mát mẻ.

+ Đà Lạt mang một nét đẹp về văn hóa mà khiến bao nhiêu người phải say lòng. Vì ở đây mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc đồng bào tây nguyên. Nào là người M’nông, Ê đê, K’ho,..Mỗi dân tộc gắn với mỗi nền văn hóa rất đẹp và cũng rất độc đáo. Tất cả những điều đó đã tạo nên một nét đẹp huyền thoại nơi núi rừng tây nguyên nổi danh khắp mọi miền từ bao đời nay.

- Cảm xúc của em:

+ Hào hứng, mong đợi được một lần đến với Đà Lạt.

+ Tự hào vì quê hương, đất nước mình sở hữu một vùng đất mộng mơ như vậy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Sản phẩm truyền thống của quê em là: đan nón, làm kẹo dừa, làm hương, làm nến, làm mứt Tết… Em chọn sản phẩm theo quê hương mình.

- Lựa chọn hình thức thiết kế: Tranh vẽ, mô hình, bài thơ…

- Cách thức giới thiệu: Kể chuyện, thuyết trình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Bài mẫu:

Sản phẩm truyền thống kẹo dừa Bến Tre

Với những vườn dừa xanh thẳm bạt ngàn, mỗi khi nhắc đến Bến Tre, các du khách vẫn quen gọi bằng một cái tên hết sức thân thương “xứ Dừa”. Đã có vô số sản phẩm được làm từ dừa và cũng từ dừa giúp cho cuộc sống người dân ngày một cải thiện hơn. Trong đó, không thể không nói đến một nghề truyền thống gắn bó lâu đời với người dân Bến Tre là nghề làm kẹo dừa; một trong những nghề thủ công mang đậm nét văn hóa xứ Dừa và thu hút đông đảo du khách tham quan.

Nghề làm kẹo dừa có trên trăm năm tuổi. Theo lời kể của những bậc tiền bối thì nghề này ra đời vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX và được xuất phát tại huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (tức Mỏ Cày Nam ngày nay). Lúc bấy giờ có tên gọi gắn với địa danh là “Kẹo Mỏ Cày”. Từ lâu, kẹo dừa đã trở thành đặc sản nổi tiếng của xứ Dừa, mang hương vị béo, thơm quyến rũ mà không có nơi nào trên cả nước có thể làm giống được. Thế nên, các du khách trong, ngoài nước mỗi lần về thăm xứ Dừa thì chắc chắn phải mua cho bằng được kẹo dừa về làm quà cho người thân và bạn bè.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Học sinh thiết kế sản phẩm giới thiệu những truyển thống của nhà trường và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Gặp gỡ và xin hướng dẫn từ thầy cô. Em có thể làm sản phẩm: video, tranh ảnh, báo tường hay bài viết.

Ví dụ giới thiệu truyền thống “Học tập tốt, lao động tốt”.

23 tháng 9 2023

Học sinh tự thực hiện

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Lựa chọn truyền thống: Hiếu học.

Trong khu phố nhà em có một tấm gương hiếu học là chị Ngọc ai ai cũng biết. Chị ấy là một cô gái đầy nghị lực. Bố mẹ mất sớm, chị sống cùng bà ngoại và hai người em. Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năm lớp 10 chị ấy nghỉ học để đi làm kiếm tiền trang trải gia đình. Hai năm sau, với sự trợ giúp của chính quyền và ủng hộ của mọi người, chị Ngọc quyết định đi học tiếp. Buổi sáng chị học ở trường, buổi chiều đi làm thêm, còn buổi tối về phụ gia đình. Tuy vất vả và có chút ngại ngùng vì đi học với các em nhỏ tuổi, nhưng chị ấy vẫn học tập chăm chỉ. Năm nay, chị Ngọc đã tự mình thi đỗ một trường đại học lớn ở Hà Nội. Chị đã trở thành tấm gương hiếu học sáng rọi cho em và các bạn nhỏ trong khu phố noi theo.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Chuyến đi vào thành cổ Quảng Trị là chuyến đi thực tế nằm trong hoạt động ngoại khóa môn Lịch sử của trường em. Ban đầu khi mới nghe đến tên thành cổ Quảng Trị em luôn tưởng tượng đến hình ảnh những tòa nhà cổ kính, kiến trúc nguy nga tráng lệ như trong hoàng cung. Tất cả chúng em đều rất háo hức, ai nấy đều nghĩ sẽ được dạo chơi trong một không gian thật đẹp.

Cả đoàn du lịch ngày hôm đó là toàn bộ học sinh khối lớp 6 và các thầy cô trong ban giám hiệu, các thầy cô chủ nhiệm. Sau hai tiếng đồng hồ đi trên xe khách, cuối cùng chúng em cũng đến nơi. Tất cả đều reo lên vui sướng vì nhìn từ cổng thành cổ Quảng Trị trông rất cổ kính. Đường dẫn đến cổng là một cây cây cầu lớn, hai bên cầu là ao sen đang mùa nở hoa tỏa hương thơm ngát. Thế nhưng khi bước vào trong thành chúng em đều ngỡ ngỡ ngàng bởi không có cũng điện nguy nga nào cả. Vừa lúc đó, cô giáo phụ trách dẫn cả đoàn đã gọi tất cả tập trung lại. Chờ cho mọi người đông đủ cô bắt đầu giới thiệu về thành cổ Quảng Trị. Chúng em được biết đây là một di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. Thành cổ đã được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, trước kia nơi đây chính là một thành trì kiên cố. Nhưng từ khi giặc Pháp xâm lược chúng chiếm nơi đây làm trụ sở và xây dựng thêm nhà tù để nhốt những người yêu nước ở đây. Trong chiến tranh chống Mỹ, toàn bộ thành cổ gần như bị san bằng. Bất kì tấc đất nào ở nơi đây cũng nhuốm máu xương của cha ông ta. Cuối cùng chúng em cũng đã hiểu tại sao thành cổ lại đổ nát như vậy. Thật không ngờ nơi đây lại chịu nhiều đau thương như vậy.

Khi đến đây, chúng em luôn giữ thái độ thành kính và giữ gìn cảnh quen xung quanh. Chúng em không hái hoa, đi lại nhẹ nhàng và không vứt rác bừa bãi. Sau khi thắp nhang ở đài tưởng niệm chúng em di chuyển đến tham quan một số khu vực còn lại dấu tích chiến tranh từ những bức tường đổ nát, khu nhà lao cho tù chính trị... Đi một vòng chúng em đã đến Quảng trường thành cổ, nơi đây lại có nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Cả ngày hôm ấy chúng em đã đi thật nhiều nơi và cũng biết thêm thật nhiều điều thú vị.

Em đã có một chuyến đi bổ ích. Em thấy biết ơn những người đã hy sinh để giành lại độc lập, đem lại cuộc sống bình yên cho chúng em như ngày hôm nay.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.

Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.

Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.

Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

11 tháng 2 2023

- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm giới thiệu truyền thống nhà trường với thầy cô và các bạn,

- Nhận xét, bình chọn sản phẩm giới thiệu hay, hấp dẫn nêu được truyền thống nổi bật, tự hào về nhà trường. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Dùng sản phẩm giới thiệu truyền thống tự hào của địa phương em trước thầy cô và các bạn.

- Học sinh đoạn đoạn văn đã viết, kết hợp chia sẻ và nêu suy nghĩ.