K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2021

tk 

Dòng sông Bạch Đằng vẫn thản nhiên chảy mãi, mà Đằng Giang tự cổ huyết do hồng, mà nhục quân thù khôn rửa nổi! Đó là những lời bình luận tâm huyết của Trương Hán Siêu về ý nghĩa của những chiến công trên sóng nước Bạch Đằng. Cảm hứng tác phẩm bắt nguồn từ hồn thiêng Bạch Đằng với thiên nhiên kì vĩ được lồng ghép với tâm sự hoài cổ, ưu thời mẫn thế. Điều đặc biệt là những chất liệu nội dung đó được thể hiện một cách khéo léo, với một bút pháp nghệ thuật hết sức điêu luyện được thể hiện qua hình tượng các bô lão.  

       Ở đoạn 1, nhân vật “khách” là cái tôi của nhà văn thì ở đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể, vừa đại diện cho người bản địa, vừa là những cá nhân đã trực tiếp chiến đấu đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên Nhân vật các bô lão là những chứng nhân lịch sử, từ đó dựng lên những trận thủy chiến Bạch Đằng (qua lời kể).  Họ là đại diện cho những người nơi bản địa. Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã và củng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao. Bằng hai câu dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả xây dựng không gian nghệ thuật đầy ấn tượng với những tôn nghiêm và trang trọng như bước nền chắc chắn để bước vào chiến trận ở phần tiếp theo.

       Trận thuỷ chiến được khắc họa với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết:  .

Thuyền bè muôn đội,

Tinh kì phấp phới.

Tì hổ ba quân,

Giáo gương sáng chói.

… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ 

Bầu trời đất chừ sắp đổ.

        Trong không khí hoài niệm về quá khứ với những vang dội trong chiến thắng “buổi trùng hưng”, các bô lão chậm rãi, ôn tồn thuật lại bằng tất cả trân trọng. Khi “Muôn đội thuyền bè tinh kì phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói” đến  “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ vừa chân thực, vừa cụ thể dưới con mắt đa chiều kết hợp tài tình cả âm thanh, màu sắc, trực cảm và tưởng tượng tạo nên không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (Trận đánh thư hùng chưa phân – chiến luỹ Bắc Nam chống đối), thậm chí làm biến đổi cả trời đất, xoay chuyển vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải mờ đi, trời đất phải đổi).

       Sau những trận chiến không khoan nhượng đầy kiên gan và quả cảm các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Bên địch bên ta đều có điểm mạnh điểm yếu, địch kia hùng hậu lại gian manh (Tất Liệt thế cường – Lưu Cung chước đối) đã từng: Quét sạch Nam Bang bốn cõi. Còn ta, ta mạnh ở ý chí chiến đấu, ở trái tim một lòng hướng về dân tộc. Nhưng trái tim ấy sẽ trở thành điểm yếu khi ta chiến đấu vì chính nghĩa, chính nghĩa dù không khoan nhượng nhưng phải đồng thuận trên dưới, thuận với lẽ trời (trời cũng chiều người). Bởi cha ông ta từng răn dạy dù cuộc chiến có cam go ác liệt thì chính nghĩa luôn chiến thắng, phải chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (Trời đất cho nơi hiểm trở), thêm vào đó là khối óc đại tài, có tầm nhìn thấu sáu cõi của người chỉ huy kết hợp đường lối chiến thuật, chiến lược đứng đắn. Những yếu tố đó đủ để dân tộc ta chiến thắng vinh quang, đập tan bè lũ cướp nước. Bởi vậy mà thời gian có qua đi, đất trời có đổi thay, nước sông ngày ngày cuồn cuộn gột rửa mà cái nhục của quân thù vẫn không rửa nổi. Các bô lão không nói nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng. Nó ghi dấu mốc son chói lọi trong hành trình đấu tranh của dân tộc, nó trở thành chiến thắng lừng lẫy trong suốt chiều dài lịch sử. Yếu tố tinh thần luôn được nhấn mạnh dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:

Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

        Lời bình không chỉ là lời nói đơn thuần của những người địa phương mà còn như lời tâm sự của những bàn tay đã cầm súng, những đôi chân từng trải. Đến đây, không gian và thời gian không còn rành rọt mà như hòa làm một. Cách đặt thời gian với không gian để câu chuyện không chỉ ở bề nổi mà còn có chiều sâu, không chỉ là kể mà còn là bộc bạch, không đơn thuần là tái hiện mà còn là lưu giữ. Chính điều đó tạo sự lôi cuốn, tạo dấu ấn làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu.

       Như vậy qua hình tượng các bô lão ta thấy nhiều suy ngẫm triết lí. Mỗi lời đáp của các bô lão là một lời ca mang âm vang lịch sử của dòng sông cuộc đời. Ta cũng hiểu ra một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: Bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ.

26 tháng 4 2021

Tham khảo

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú

- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.

II. Thân bài

1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.

- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.

- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.

- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.

- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.

2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.

- Tâm trạng của khách:

    + Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng

    + Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống

    + Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.

→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng

→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc

3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.

- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.

4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.

- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình

- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử

- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ

- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc

→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.

- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ

- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc

- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.

26 tháng 4 2021

tham khảo:

Dàn ý Phân tích nhân vật khách trong bài thơ Phú sông Bạch Đằng
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú

- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.

II. Thân bài

1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.

- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.

- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.

- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.

- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.

2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.

- Tâm trạng của khách:

    + Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng

    + Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống

    + Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.

→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng

→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc

3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.

- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.

4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.

- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình

- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử

- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ

- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc

→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.

- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ

- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc

- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.

18 tháng 2 2016

             Sự xuất hiện của nhân vật khách với trạng thái trầm tư có ý nghĩa như một cách đặt vấn đề, nêu câu hỏi và dẫn dắt đến sự xuất hiện của nhân vật tập thể các bô lão. Bằng vài nét phác họa tác giả đã gợi cho người đọc hình dung được những đặc điểm quan trọng về nhóm nhân vật này. Đó là một số đông đa dạng về tuổi tác. Có người đã rất già phải chống gậy, có người trẻ hơn, còn khỏe bơi được thuyền nhỏ, nhưng tất cả đều nhiệt tình, nhạy cảm và hiếu khách. Thấy khách “đứng lặng giờ lâu”, họ hiểu khách có điều đang băn khoăn liền thăm hỏi.

              Bên sông các bô lão, hỏi ý ta sở cầu Trương Hán Siêu không nhắc lại câu hỏi của khách, nhưng qua sự sốt sắng của các bô lão, qua phương thức nói chuyện của khách và các bô lão, người đọc có thể hình dung ra rất rõ chủ đề câu chuyện: các bô lão với tư cách người địa phương và rất có thể nhiều người đã là chứng nhân của trận Bạch Đằng oanh liệt đã dẫn khách thăm nơi chiến địa và thuyết minh cho ông về mảnh đất lịch sử, kể cho ông nghe về chiến công Bạch Đằng buổi Trùng Hưng:

              Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau. Vái ta mà thưa rằng:

              Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao. Với niềm tự hào về quê hương, về lịch sử, các bô lão đã hào hứng, sôi nổi kể lại trận đánh “đương khi ấy”.

               Đó là một trận đánh lớn, tầm cỡ, trực diện “mặt đốì mặt” giữa hai đội quân hùng mạnh. Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới, Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói. Trận đánh được thua chửa phân, Chiến lũy bắc nam chống đối.

               Đó cũng là một trận đánh ác liệt, “kinh thiên động địa”:

                                                  Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,

                                                   Bầu trời đất chừ sắp đổi.

                 Tính chất ác liệt của trận đánh là do quy mô, lực lượng so sánh, do ý nghĩa trận đánh nhưng mặt khác cũng rất quan trọng là do sử đối đầu về ý chí của hai bên đối phương. Và chính ở trận Bạch Đằng này, quân nhà Trần cũng như quân Ngô Quyền trước đó đã phải đối đầu với một đội quân mưu sâu, chước quỷ hung đồ như vậy:

                 Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối.Những tưởng gieo roi một lần,Quét sạch Nam bang bốn cõi.Trận chiến quyết liệt, khó khăn, nhiều tốn thất, đến nỗi “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, đến nỗi bao nhiêu năm sau các nhà thơ qua đó đều vẫn có chung cảm giác nước sông còn loang máu đỏ:

                                         Ánh nước chiều hôm màu đỏ khê,

                                        Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô,

                                                                   (Trần Minh Tông-Bạch Đằng Giang)

                                        Bạch Đằng một cõi chiến tràng,

                                        Xương bay trổng đất máu màng đỏ sông.

                                                                   (Đại Nam quốc sử diễn ca)

                                        Đồng trụ đến nay rêu phủ biếc;

                                        Đằng giang tự cổ máu còn hồng.

                                                                           (Khuyết danh).

             Chính vì tính chất khó khăn, quyết liệt đó, mà hơn ai hết các bô lão hiểu rằng trận chiến thắng của dân tộc mình, của các bậc anh hùng dương thời là một trận thắng thuộc tầm cỡ những trận đánh lừng danh trong lịch sử, không chỉ đối với một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa đối với một thời

 

17 tháng 2 2020
I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Bạch Đằng giang phú

- Khái quát chung về nhân vật “khách”: Là hình tượng quan trọng trong bài, là sáng tạo nghệ thuật của tác giả để gửi gắm tình cảm, cảm xúc, tư tưởng.

II. Thân bài

1. Hình tượng khách với những cuộc ngao du.

- Khách là hình tượng quen thuộc trong thể phú bởi thể loại này thường có lối đáp chủ - khách. Khách chính là sự phân thân của tác giả để thể hiện tâm hồn, tình cảm, tư tưởng.

- Tâm hồn tự do, phóng khoáng: Giương buồm, giong gió, lướt bể, chơi trăng, mải miết.

- Có vốn hiểu biết phong phú, sâu rộng: Các địa danh Trung Quốc - Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng đều được tác giả biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng.

- Có tình yêu thiên nhiên, thiết tha với quê hương, đất nước với quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc: Một loạt các danh lam thắng cảnh của Đại Việt - Đại Than, Đông Triều và dừng chân ở Bạch Đằng, dòng sông của chiến công lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Tâm hồn say mê, chủ động đến với thiên nhiên: Cách nói cường điệu “sớm Nguyên Tương – chiều Vũ Huyệt”, hành trình dài được khách thực hiện trong một ngày. Không gian, thời gian của cuộc hành trình đã nâng cao tầm vóc của khách.

2. Hình tượng khách qua những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng.

- Cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: Hùng vĩ, tráng lệ “sóng kình muôn dặm, đuôi trĩ một màu”, thơ mộng, trữ tình “ba thu, nước trời một sắc”, hoang vu, hiu hắt “san sát, đìu hiu, giáo gãy, xương khô”.

- Tâm trạng của khách:

+ Phấn khởi, thích thú khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng mà thơ mộng

+ Buồn thương, tiếc nuối trước cảnh vật đổi thay, cho những người đã ngã xuống

+ Tư thế “đứng lặng giờ lâu” cho thấy tâm thế đắm chìm vào cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của khách.

→Khách có những phát hiện tinh tế, cụ thể vẻ đẹp cảnh sắc phong phú, đa dạng của sông Bạch Đằng

→Là con người yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc hào hùng gắn với lịch sử dân tộc

3. Hình tượng khách và niềm tự hào về những chiến công của quá khứ.

- Khách không trực tiếp tham gia vào câu chuyện của các vị bô lão nhưng câu chuyện về những chiến công vẻ vang của một thời lịch sử oanh liệt gắn với con sông Bạch Đằng đã gieo vào trong đầu khách niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về quá khứ hào hùng của dân tộc.

- Khách đồng tình với các vị bô lão trong việc lí giải nguyên nhân của chiến thắng do thiên thời – địa lợi – nhân hòa và đặc biệt nhấn mạnh yếu tố con người. Cho thấy cái nhìn xa trông rộng đậm màu nhân văn của các bô lão và khách.

4. Hình tượng khách qua sự suy ngẫm về hưng vong của đất nước.

- Khách đã trực tiếp bày tỏ suy nghĩ của mình

- Ca ngợi dòng sông Bạch Đằng – chứng nhân lịch sử

- Ca ngợi hai vị thánh quân tài năng, đức độ

- Ca ngợi cuộc sống thanh bình của dân tộc

→Khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của khách.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Khắc họa suy nghĩ, hành động nhân vật.

- Sử dụng phép liệt kê, phóng đại, ẩn dụ

- Ngôn ngữ trang trọng, hàm súc

- Cách kể và tả ngắn gọn nhưng giàu sức biểu đạt.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật khách hội tụ tất cả những phẩm chất trong con người tác giả, giúp người nghệ sĩ thể hiện cái tôi và những tư tưởng mang tính lịch sử.

19 tháng 2 2022

Em vào đây tham khảo dàn ý nha:

phân tích hình tượng "các bô lão' trong tác phẩm"phú sông bạch đằng"của trương hán siêu

23 tháng 7 2019

Chọn đáp án: C

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

8 tháng 3 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

 

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

Mẫu 1

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

Mẫu 2

- Mở bài:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.

- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.

Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Mẫu 3

Đoạn văn mở bài: Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thanh - nhân vật chính trong truyện ngắn là một con người hết sức nhạy cảm. Anh có những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và có những tình cảm chân thành, nhẹ nhàng, giản dị với những người quanh mình. Tâm trạng nhân vật Thanh là một vấn đề thú vị khiến tôi phải quan tâm.

 - Một đoạn văn thuộc phần thân bài: Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.