K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2018

Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.

Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.

Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật…

Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc

1. Giải thích

- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công

=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống

2. Chứng minh

- Biểu hiện 

+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình. 

+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ. 

+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình. 

+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng. 

+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.

+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường

=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương

+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.

Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...

- Vai trò

+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực

+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh

3. Bình luận

- Chúng ta cần:

 + Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình

 + Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi

 + Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội

- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan

- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.

4. Bài học cá nhân

16 tháng 1 2021

Tham khảo:

Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.

Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.

Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều  viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…

Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!

Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…

Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót…

29 tháng 12 2021

Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.

Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.

Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều  viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…

Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!

Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…

Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót… 

25 tháng 2 2019

Quảng Nam được biết đến không chỉ có gió Lào cát trắng, nắng cháy mưa dầm. Bên cạnh rượu Hồng Đào, mì Quảng, món ăn dân dã đã góp phần làm nên một Quảng Nam quyến rũ, mặn mà.

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam này. Từ miền quê đên thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể tìm được quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán năm lặng lẽ bên những cánh đông mướt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị.

Cũng như phở Hà Nội, hủ tiếu Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng đã bước vào thực đơn điểm tâm và các món ăn của người miền Nam. Ban đầu, mì Quảng chi để phục vụ cho những người Quảng Nam xa quê, ăn để đỡ nhớ nhà. Nhưng rồi món mì Quảng ngon thu hút rất nhiều người. Cái tên mì Quảng không biết có phải xuất xứ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Quảng Châu của Trung Quốc theo người dân di cư sang đây nhưng nó đã hiện diện ở vùng đất này từ lâu lắm rồi. Cũng như phở Hà Nội hay bánh canh Trảng Bàng, dù xuất xứ ở đâu thì đến giờ cũng chỉ đọng lại một nơi và làm nên cái hồn của nơi đó.

Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, cối đá đã thay băng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi xắt thành từng cọng như cọng phở. Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là "nhân", gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiêu như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mỉ phải được trụng nước nóng hơi lâu. Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau. Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì... Còn nữa, mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê. Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng "soạt", khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt... Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.

Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số "biến tấu" trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị, cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ.

Những ngày làm mía, gặt ruộng, đến đám giỗ, cưới hòi, chiêu đãi bạn bè... mì Quảng hiện diện trong bữa ăn chính như một thói quen không đôi của người Quảng Nam. Vừa ngon, vừa rẻ, vừa no lâu. Mì Quàng đã làm nên một nét hấp dẫn rất riêng của xứ Quảng Nam. “Thương nhau múc chén chè xanh, làm tô mì Quảng để anh ăn cùng".



26 tháng 2 2019

I. Mở bài: giới thiệu dặc sản quê em
Tôi sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam, nơi có nhiều khu du lịch, nôi tiếng, có nhiều di sản văn hóa thế giới như: phố cổ Hội An, di tích thắng địa Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm,…. Nhưng đến với Quảng Nam bạn không thể không thể thưởng thức món Mỳ Quảng nổi tiếng của quê tôi. Mỳ Quảng có một đặc trưng mà chẳng món ăn nào có, chính vì thế mà khi có dịp đến với Quảng Nam hãy thưởng thức món ăn này.

II. Thân bài: thuyết minh về mỳ Quảng
1. Nguồn gốc của Mỳ Quảng:

- Mỳ quảng là món mỳ duy nhất lại Việt Nam
- Mỳ Quảng có tên gọi bắt nguồn từ người Tàu
- Món mì của người Tàu làm từ bột mì nhưng Mỳ Quảng không làm như thế, nên tạo nên sự độc đáo của Mỳ Quảng.
- Mỳ Quảng thì có vẻ là một sáng tạo riêng biệt của vùng Quảng Nam không dựa trên một truyền thống có sẵn nào.
2. Thành phần của Mỳ Quảng:
- Sợi mì Quảng làm bằng bột gạo
- Nước dung được nấu từ tôm và thịt và các loại thịt khác, nhưn mỳ có thể được nấu từ bất cứ gì, gia vị đặt trưng của vùng đất Quảng
- Khi ăn thường dung chung với bánh tráng và ra sống và nước mắm
- Sợi mỳ cắt ra từ lá mỳ sau khi được tráng, sợi mì Quảng và sợi phở giống nhau
3. Ý nghĩa của Mỳ Quảng:
- Biểu tượng truyền thống cho người dân Quảng Nam
- Có thể ăn no, thay cơm
- Là món mỳ duy nhất tại Việt Nam

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về món ăn dặc sản quê em
- Em rất thích ăn mỳ quảng
- Em rất tự hào về món ăn này

28 tháng 2 2022

Dựa vào dàn ý để làm nha , dàn ý chi tiết rồi đó:>

1. Giải thích ý kiến 

- Quà tặng bất ngờ: là những điều may mắn, hạnh phúc, niềm vui bất ngờ đến với con người do khách quan đem lại hoặc người khác trao tặng.

"Chờ đợi": thái độ sống thụ động, phụ thuộc.

"Tự mình làn nên cuộc sống": sống tích cực, chủ động.

=> Khẳng định ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính bản thân tạo nên.

2. Bàn luận ý kiến 

- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được những bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.

- Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu luôn tiềm ẩn những khó khăn phức tạp. Vì vậy, cần chủ động, tự mình vượt lên hoàn cảnh để vươn tới những điều tốt đẹp. 

Dẫn chứng: những tấm gương nghị lực vượt hoàn cảnh số phận: thầy Nguyễn Ngọc Ký, Đoàn Phạm Khiêm, Đồng Thị Nga...; những người nghèo biết vượt lên chính mình;... 

3. Bài học nhận thức và hành động 

- Trong cuộc sống, ngoài ý chí nghị lực vươn lên, yếu tố may mắn cũng góp phần không nhỏ tạo nên thành công.

- Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kì diệu cho cuộc sống của chính mình.

- Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

26 tháng 4 2023

gà 

nhìn đây này nhót

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqwqwqwqwqwqwqwqwqwqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwweeeeeeeeeeeeeeeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuiiiiiiiiiiiiiiiiiioooooooooooooooooooop[pppppppppppp[[[[[[[[[[]]]]]]]]ư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\''''''''''''''''''';;;lkkkkkjjjjjjjjhgfdsaqwertyuiol.,mnbv

22 tháng 1 2019

MB:

- Những khó khăn trong cuộc sống hạn chết việc phát huy khả năng của con người.

Câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” đúc kết điều đó

- Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào, cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho đúng

TB:

- Giải thích câu tục ngữ:

    + Cái khó: khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống

    + Bó: sự trói buộc, kìm hãm

    + Cái khôn: sự sáng tạo, khả năng của con người

- Ý nghĩa câu tục ngữ: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người

- Câu tục ngữ có tính đúng đắn, cũng có mặt chưa đúng

    + Mặt đúng: quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan

    + Mặt chưa đúng: bài học còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò sự vươn lên, bứt phá của con người trong khó khăn

- Bài học từ câu tục ngữ

    + Trước khi làm việc gì cần chú ý tới điều kiện khách quan bên ngoài, hạn chế bị phụ thuộc vào vấn đề đó

    + Hoàn cảnh nào cũng cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn

KB

- Trước hoàn cảnh khó khăn cần phải nỗ lực khắc phục

- Có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành động lực để rèn luyện bản lĩnh

18 tháng 6 2017

Phác thảo dàn ý đại cương cho bài văn thuyết minh về một khoa học, một tác phẩm văn học

a, Nhà khoa học:

- Giới thiệu khái quát tên tuổi, quê quán, lĩnh vực chuyên ngành nghiên cứu

- Giới thiệu công trình, đóng góp của nhà khoa học đó

- Giới thiệu đôi nét cuộc đời tư

b,

Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm

- Thể loại

- Thuyết minh về nội dung, nghệ thuật tác phẩm

- Đánh giá về tác phẩm