K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

An khun hầyhehe

 

21 tháng 9 2016

THAM KHẢO BÀI NÀY NHÉ EM

Kính thưa Đoàn chủ tịch

Thưa các quý vị đại biểu,các thầy giáo,cô giáo cùng toàn thể các đồng chí Đoàn viên thân mến!

Hôm nay,tôi rất vinh dự khi được đại diện cho chi Đoàn mình tham dự đại hội Đoàn trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams.Sau khi nghe Đoàn chủ tịch thông qua bản Báo cáo tổng kết hoạt động của nhiệm kì cũ và Phương hướng hoạt động của nhiệm kì mới,tôi hoàn toàn nhất trí với những vấn đề mà Đoàn chủ tịch đã nêu ra.Đồng thời,tôi xin được đóng góp một vài ý kiến của cá nhân mình về vấn đề an toàn giao thông trong học đường.

Thưa toàn thể đại hội!

An toàn giao thông từ lâu đã là một vấn đề bức thiết với toàn xã hội nói chung và trong học đường nói riêng.Hằng ngày,mỗi học sinh đi đến trường đều phải đi qua các đoạn đường đầy nguy hiểm với đầy rẫy các biển báo,đèn tín hiệu và các quy định khi tham gia giao thông.Nếu các học sinh đều chấp hành tốt những quy tắc ấy,thì chắc hẳn việc tham gia giao thông sẽ rất an toàn và không có gì đáng lo lắng.Nhưng nhìn vào thực tế hiện nay thì lại không như vậy.

Khi đi trên các đoạn đường đến trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams ta vào các giờ tới trường hay lúc tan học,ta dễ dàng bắt gặp được các bạn học sinh vi phạm luật lệ an toàn giao thông.Một số hành vi phổ biến nhất có thể kể tới như:

          +Đi xe dàn hàng hai,hàng ba.

          +Bám,kéo,đẩy xe khi tham gia giao thông.

          +Đi xe sai phần đường quy định,lạng lách đánh võng.

          +Đi xe đạp điện không đội mũ bào hiểm.

          +Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định.

Và còn rất nhiều hành vi vi phạm khác nữa.Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng vi phạm luật lệ giao thông như vây?

Ta có thể kể đến một vài nguyên nhân cốt yếu nhất như sau:

          +Thứ nhất: Do ý thức của mỗi bạn học sinh khi tham gia giao thông là chưa tốt.Chưa ý thức được trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông.

          +Thứ hai: Do các bạn học sinh còn chưa có hiểu biết sâu rộng về luật an toàn giao thông.

          +Thứ ba: Do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của thị xã ta cũng chưa thực sự tốt,dẫn tới việc học sinh cũng không thực sự chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

Với những nguyên nhân như trên,tôi xin đề xuất một số phương án để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông như sau:

          +Giáo dục cho mỗi học sinh về trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

          +Phổ biến kiến thức cho học sinh về luật lệ giao thông thông qua các baì học,các cuộc thi,các buổi hoạt động ngoại khóa,v.v…

          +Tổ chức các buổi ra quân,mít tinh truyên tuyền về an toàn giao thông trong thị xã.

          +Thành lập các tổ ATGT để quản lý giao thông tại trường vào mỗi giờ tan học.

          +Xử lý nghiêm các học sinh cố ý vi phạm an toàn giao thông.

          Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về vấn đề an toàn giao thông trong trường ta.Chắc hẳn bản tham luận sẽ còn nhiều thiếu xót,mong đại hội sẽ góp ý bổ xung để bản tham luận được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe và xin chúc Đại hội trường THPT Chuyên Hà Nôi-Ams nhiệm kì 2016-2017 thành công tốt đẹp.

          Xin chân thành cảm ơn!

 

11 tháng 1 2019

GDCD 7 à

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

 I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

 a) Đăng ký xe;

 b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

 c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

 Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

12 tháng 3 2023

Bạn chép mạng hả 🤨

8 tháng 1 2018

Ông là người làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình.[1][2]

Cha của ông là cụ ông Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đề đốc Tạ Quang Hiện lãnh đạo. Năm 1888, cụ đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Thân mẫu của anh là cụ bà Trần Thị Thùy, người làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Ông bà có với nhau 4 người con là Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Đức Cảnh và Trần Thị Thừa

Từ nhỏ, ông được thừa hưởng sự giáo dục Nho học của cha. Tuy nhiên, sau khi cha ông qua đời vào năm 1915, ông được Nguyễn Đạo Quán và Trần Mỹ, bạn học của cha, là tri phủ, nhận làm con nuôi và cho đi học trường Hương học. Sau khi học xong bậc tiểu học, năm 1923, ông được cho đi học tiếp ở Trường Thành Chung Nam Định (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định). Tại đây, ông kết thân với một số bạn bè trẻ tuổi, trong đó có Đặng Xuân Khu, Đặng Xuân Thiều, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Văn Năng.

28 tháng 12 2020

trường mình đề văn là: BC về mùa xuân

 

28 tháng 12 2020

cảm ơn bạn

25 tháng 11 2016

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn”ta với ta”trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta”Trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình
Khác nhau:
- Trong bài bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến :
+ ta : tác giả ( nguyễn khuyến )
+ ta : khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan:
+ ta : đều chỉ tác giả (bà huyện thanh quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn.chỉ 1 người,1 tâm trạng

Cụm từ ta với ta:
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô
đơn của tác giả trớc khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa
kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.


Giống: Cụm từ ta vs ta đều đc đặt ở vị trí cuối bài
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện vs chính mình)
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang
*Bạn đến chơi nhà
- Tuy một mà hai (Chủ và khách)
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi

 
26 tháng 11 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc. Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được.