K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2018

Chiến tranh là tình trạng bất lực của tình thương, buộc phải sử dụng vũ khí, phương tiện, trước những xung đột, bất đồng về chính kiến, ý thức giữa những cá nhân, quốc gia hay những nhóm có chung một niềm tin.
Khi tình thương bị dìm sâu trước những bất đồng, thì chiến tranh ở trạng thái khởi động. Chiến tranh chỉ hình thành khi có bên gây chiến. Hết chiến tranh gọi là hòa bình.
Nguyên nhân của chiến tranh có rất nhiều, nguyên nhân có hòa bình là chấm dứt chiến tranh. Chúng ta luôn cầu nguyện hòa bình, cho nhiều người hiểu được khổ đau, biết dùng tình thương hóa giải hận thù, hiềm khích, để đừng tạo thế chiến tranh, chứ cầu nguyện không thể mang đến hòa bình.
Ai cũng muốn sống trong thanh bình để con người được phát triển, để tình thương được bao trùm, để nhân lọai sống được những giây phút yên vui, để tâm hồn luôn thanh thản. Thanh bình là trạng thái con người có đầy tình thương và niềm tin trước cảnh yên bình của thiên nhiên, không có những xung đột.
Muốn không có chiến tranh, phải biết giữ thanh bình: đòan kết thương yêu nhau, biết tạo tình thương và niềm tin trong cả cộng đồng. Khi có những nguyên nhân khiêu khích, cả cộng đồng phải hóa giải ngay, phải dập tắt ngay từ trứng nước, nếu để bùng nổ từ những dấu tích mờ nhạt, thì sự phân hóa sẽ hình thành, bắt đầu xung đột mới và chiến tranh có thể diễn ra.Con người không luôn là một khối thống nhất, từ tình thương, ý thức đến ước mơ, vì vậy muốn có thanh bình phải biết lắng nghe để hiểu, nhìn kỷ để thương. Nếu không hiểu được, thương không được, thì không khí thanh bình bị đe doa.Mỗi tập thể con người, đều có những thủ lĩnh để điều hòa những lợi ích, giữ niềm tin và tình thương cho nhau. Thủ lĩnh giỏi sẽ biết giữ lấy thanh bình. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì tình trạng chiến tranh đang được chuẩn bị.Có nhiều lọai chiến tranh, nhưng chỉ gồm hai nghĩa: chính nghĩa và phi nghĩa. Trong chiến tranh, ai cũng cho mình là chính nghĩa. Bất kể lọai nào, chiến tranh luôn gây mất mát, đau thương. Ai cũng chán ghét chiến tranh, nhưng khó giữ hòa bình, vì hòa bình chỉ có khi chiến tranh chấm dứt.Chiến tranh chỉ chấm dứt khi chân lý sáng tỏ, hay những người khơi chiến bị thiệt hại hoặc tự thấy không thích chiến tranh nữa. Muốn chân lý sáng tỏ và người khơi chiến bị thiệt hại, mọi người phải đồng lòng lên tiếng, nói rõ những sự thật, góp chung tiếng nói, chống lại cái ác. Nếu ai cũng muốn an thân cho mình, không muốn nói lên sự thật, chân lý không sáng tỏ, chiến tranh sẽ không chừa một ai.Chiến tranh và hòa bình, đó là sự vận động không ngừng, như vật chất không thể đứng yên, không có hồi kết. Chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Muốn hòa bình, đừng tạo thế chiến tranh ! Thế chiến tranh có rất nhiều, nguy hiểm nhất là đứng trên đầu thiên hạ.

10 tháng 4 2018

Đất nước chúng ta đang ở thời kì hội nhập và phát triển. Đây là một cơ hội, cũng là một thách thức. Cơ hội để chúng ta được tiếp xúc và học tập những điều hay ho, đẹp đẽ, văn minh và hiện đại của thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta rất có nguy cơ đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, trách nhiệm của người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là phải thận trọng và nổ lực trong việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và văn hóa lâu đời của dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

 Bản sắc văn hóa dân tộc là những nét đặc sắc về văn hóa có tính chất ổn định trong lịch sử lâu dài của một dân tộc. Bản sắc ấy bao gồm cả những mặt mạnh, mặt yếu. Theo phó thủ tướng Vũ Khoan trong bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”, người Việt Nam có những mặt mạnh như là: thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, yêu thương, đoàn kết,… Bên cạnh đó, người Việt Nam cũng có những mặt yếu như: thiếu đức tính tỉ mỉ, thoải mái tùy tiện, kì thị kinh doanh, trong cư xử có lúc tỏ ra khôn vặt, không coi trọng chữ tín,…

Vì vậy, trách nhiệm đầu tiên của mọi người trong thời kì hội nhập và phát triển là cần có nhận thức đúng về bản sắc văn hóa dân tộc trong mọi mặt của đời sống (lịch sử, văn học, phong tục tập quán, trang phục, ăn uống, ứng xử,…) với những cái mạnh và cái yếu ở từng lĩnh vực. Từ đó, có thái độ đúng: phát huy cái mạnh; hạn chế, khắc phục cái yếu của văn hóa dân tộc. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc cái mạnh, cái hay, cái đẹp của thế giới. Tránh thái độ sùng ngoại hoặc bài ngoại một cách quá lố, thiếu khách quan. Có rất nhiều nét đẹp của văn hóa phương Tây mà chúng ta cần phải học hỏi, nhưng chúng ta không nên học những điều trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta phải đoàn kết cùng nhau chống lại những kiểu văn hóa lai căng, vi phạm thuần phong mỹ tục. Chúng ta phải động viên nhau cùng bảo vệ giữ gìn nét đẹp của văn hóa phương Đông như hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, thương người như thể thương thân, thờ cúng tổ tiên, trân trọng khí phách anh hùng, yêu quý nét đẹp của tinh thần và chiều sâu của tâm hồn. Trách nhiệm của chúng ta là phải sống gương mẫu, không vi phạm pháp luật, nhân ái, vị tha, luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện để thành một công dân tốt. Bên cạnh một lối sống đạo đức gương mẫu, chúng ta cần phải lên án và tuyên chiến với cái xấu, cái ác, với những hành động đi ngược với văn hóa Việt Nam. Chúng ta phải phân biệt được đâu là thuần phong mỹ tục, đâu là mê tín dị đoan và những hủ tục. Cần phải lên án những người nhân danh giữ gìn di sản văn hóa để duy trì những cái quá lỗi thời.

31 tháng 5 2018

Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác. Những cuộc chiến tranh gây ra bao cảnh li tán, chia lìa; là nguyên nhân của sự đợi chờ, mòn mỏi, những khổ đau tan nát, thậm chí là hiểu lầm tai hại. Chẳng ai có thể quên hình ảnh những người mẹ mắt lòa đi vì khóc nhớ thương con, cũng chẳng ai có thể quên nàng Vũ Nương bị chồng hiểu lầm rồi chết trong oan ức. Không dừng lại ở đó, tội ác lớn nhất mà chiến tranh phi nghĩa gây ra là sự chết chóc dã man, sự phá hoại tàn khốc. Sau mỗi trận chiến, những xác người la liệt, những dòng máu loang lổ, những đôi mắt trợn trừng... là lời tố cáo đanh thép nhất đối với sự man rợ của lửa đạn chiến trường. Và kia nữa, hãy nhìn thân thể của những bé thơ vô tội, những cụ già đau yếu để rùng mình vì sự nhẫn tâm của bom rơi đạn nổ. Những con đường mang đầy thương tích, những ngôi nhà đổ nát, những trường học tan hoang... Sau chiến tranh, bóng dáng của khổ đau và bất hạnh vẫn chưa buông tha con người. Đó là những nỗi đau của đất và người hai thành phố Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma, là những nạn nhân chất độc da cam đi-ô-xin Việt Nam đang hứng chịu... Với tất cả những điều đó, loài người tiến bộ cần lên án và chống lại chiến tranh phi nghĩa.

31 tháng 5 2018
Chiến tranh là tình trạng bất lực của tình thương, buộc phải sử dụng vũ khí, phương tiện, trước những xung đột, bất đồng về chính kiến, ý thức giữa những cá nhân, quốc gia hay những nhóm có chung một niềm tin.
Khi tình thương bị dìm sâu trước những bất đồng, thì chiến tranh ở trạng thái khởi động. Chiến tranh chỉ hình thành khi có bên gây chiến. Hết chiến tranh gọi là hòa bình.
Nguyên nhân của chiến tranh có rất nhiều, nguyên nhân có hòa bình là chấm dứt chiến tranh. Chúng ta luôn cầu nguyện hòa bình, cho nhiều người hiểu được khổ đau, biết dùng tình thương hóa giải hận thù, hiềm khích, để đừng tạo thế chiến tranh, chứ cầu nguyện không thể mang đến hòa bình.
Ai cũng muốn sống trong thanh bình để con người được phát triển, để tình thương được bao trùm, để nhân lọai sống được những giây phút yên vui, để tâm hồn luôn thanh thản. Thanh bình là trạng thái con người có đầy tình thương và niềm tin trước cảnh yên bình của thiên nhiên, không có những xung đột.
Muốn không có chiến tranh, phải biết giữ thanh bình: đòan kết thương yêu nhau, biết tạo tình thương và niềm tin trong cả cộng đồng. Khi có những nguyên nhân khiêu khích, cả cộng đồng phải hóa giải ngay, phải dập tắt ngay từ trứng nước, nếu để bùng nổ từ những dấu tích mờ nhạt, thì sự phân hóa sẽ hình thành, bắt đầu xung đột mới và chiến tranh có thể diễn ra.
Con người không luôn là một khối thống nhất, từ tình thương, ý thức đến ước mơ, vì vậy muốn có thanh bình phải biết lắng nghe để hiểu, nhìn kỷ để thương. Nếu không hiểu được, thương không được, thì không khí thanh bình bị đe doa.
Mỗi tập thể con người, đều có những thủ lĩnh để điều hòa những lợi ích, giữ niềm tin và tình thương cho nhau. Thủ lĩnh giỏi sẽ biết giữ lấy thanh bình. Nếu ai cũng là thủ lĩnh thì tình trạng chiến tranh đang được chuẩn bị.
Có nhiều lọai chiến tranh, nhưng chỉ gồm hai nghĩa: chính nghĩa và phi nghĩa. Trong chiến tranh, ai cũng cho mình là chính nghĩa. Bất kể lọai nào, chiến tranh luôn gây mất mát, đau thương. Ai cũng chán ghét chiến tranh, nhưng khó giữ hòa bình, vì hòa bình chỉ có khi chiến tranh chấm dứt.
Chiến tranh chỉ chấm dứt khi chân lý sáng tỏ, hay những người khơi chiến bị thiệt hại hoặc tự thấy không thích chiến tranh nữa. Muốn chân lý sáng tỏ và người khơi chiến bị thiệt hại, mọi người phải đồng lòng lên tiếng, nói rõ những sự thật, góp chung tiếng nói, chống lại cái ác. Nếu ai cũng muốn an thân cho mình, không muốn nói lên sự thật, chân lý không sáng tỏ, chiến tranh sẽ không chừa một ai.
Chiến tranh và hòa bình, đó là sự vận động không ngừng, như vật chất không thể đứng yên, không có hồi kết. Chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Muốn hòa bình, đừng tạo thế chiến tranh ! Thế chiến tranh có rất nhiều, nguy hiểm nhất là đứng trên đầu thiên hạ.
10 tháng 2 2022

Ta biết đó, nếu chúng ta muốn bản thân mình thành công, đều phải đi cả một chặng đường dài, đều diễn ra cả một quá trình. Thế nên muốn thành công không chỉ dựa vào sự cố gắng học hỏi mà còn phải có tính kỉ luật. Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người. Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ có tính kỉ luật mà chúng ta mới có thể tập trung làm việc, tận dụng hết khả năng của mình, vượt qua các khó khăn trên con đường dẫn tới thành công. Không những vậy, tính kỉ luật còn giúp ta quản lí thời gian một cách chặt chẽ, định rõ mục tiêu hướng tới và tập trung tất cả để có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Nhờ có tính kỉ luật mà nó giúp chúng ta không rời bỏ mục tiêu mình đề ra và sẽ càng ngày càng hứng thú với mục tiêu mình đề ra. Nhiều người có tính kỉ luật sẽ được mọi người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ. Bởi thế họ thường sẽ có nhiều gặt hái thành công trong cuộc sống. Qua đó, chúng ta cần thấy rằng kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta.  Tính kỉ luật sẽ giúp đỡ bạn trong cuộc sống.

10 tháng 2 2022

:(

18 tháng 2 2020

Trường học giống như một xã hội thu nhỏ. Đó là nơi mà mỗi người có thể tìm thấy cho mình những trải nghiệm riêng, bài học mới lạ, kết bạn với những người xung quanh … Và kỉ luật học đường sẽ giúp chúng ta tiếp cận với xã hội bên ngoài một cách đúng đắn và tích cực hơn.

Kỷ luật học đường là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được nhà trường đưa ra cho các giáo viên và đặc biệt là học sinh. Khi đến trường, mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Kỷ luật học đường là một công cụ hữu ích giúp mỗi học sinh tăng cường ý thức giữ nề nếp kỉ luật trong trường học.

Nghị luận về kỉ luật học đường trong nhà trường hiện nay

Kỉ luật học đường hình thành nếp sống có kỷ cương, phép tắc trong từng cá nhân. Trường học là nơi cung cấp tri thức đồng thời tạo ra môi trường thân thiện để học sinh có thể trao đổi, chia sẻ cho nhau. Bởi vậy, việc bản thân học tập và biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra là một điều cần thiết khi sống trong một môi trường tập thể. Biết và thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta là những người có kỷ luật. Vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gian lận trong thi cử, … đó là những biểu hiện của một con người có kỉ luật. Kỉ luật là yếu tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Sống có kỉ luật, chúng ta sẽ được nhiều bạn bè và thầy cô yêu quý. Ngược lại, những người vô kỉ luật sẽ bị nhiều người ghét bỏ và xa lánh.

Thực tế hiện nay, nhiều bạn học sinh đã và đang không nghiêm túc thực hiện các nội quy, nguyên tắc mà nhà trường đã đề ra. Tình trạng quay cóp, chép phao, gây gổ, đánh nhau, bạo lực học đường, … gia tăng nhanh chóng. Nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời, thì trường học vốn là một nơi có môi trường thân thiện sẽ trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh và là cơn ác mộng của các bạn học sinh.

Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lí chặt chẽ để cho các hành vi tiêu cực trên không tái diễn. Những hình thức kỉ luật, răn đe, nhắc nhở, … cần được thực hiện thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng nên chung tay giúp đỡ để những cá nhân vô kỉ luật nhìn ra khuyêt sđiểm, sai sót của bản thân để sửa chữa và hòa đồng cùng thầy cô, bạn bè.

Nỗ lực học tập là cách để chúng ta trang bị kiến thức khi bước vào đời. Kỉ luật học đường giúp cho chúng ta hoàn thiện nhân các của bản thân. Tiếp thu kiến thức và thực hiện nghiêm túc những phép tắc, nội quy nhà trường chính là bước đệm vững chãi cho chúng ta bước trên con đường tiến tới tương lai.

@@ Học tốt

Nguồn lazi

18 tháng 2 2020

Chúng ta đang sống trong Thế kỉ XXI – thế kỉ của sự văn minh, tiến bộ vượt bậc của loài người , thế kỉ của công nghiệp hóa – hiện dại hóa. Chúng ta cũng dần hòa nhập với những bôn ba, phù hoa của thế giới ngày nay. Bên cạnh đó. Để hình thành nên những mối quan hệ tốt đẹp, ta còn cần phải biết tạo cho ta một lối sống nền nếp. Vậy để có thể tạo nên lối sống ấy, ta cần phài làm gì? Đó là ta phải nghêm túc chấp hành những nội, những luật lệ được đặt ra ngay khi còn bé.Xã hội là một thể thống nhất, trong xã hội những gia đình là những thành phần nhỏ hình thành nên xã hội đó, vậy những gia đình ấy tốt hay xấu đều có ảnh hưởng đến bộ mặt của xã hội nói chung nhất.Dân gian xưa có câu: “Dạy con tử thưở còn thơ “ Quả không sai, muốn tập cho mình một lối sống có nề nếp, ta cần tập từ nhỏ. Đối với việc học tập, ta cần chấp hành tốt các các nội quy của nhà trường một cách nghiêm túc. Có người hỏi rằng “nghiêm túc là sao?” Cũng xin thưa “ Nghiêm túc có nghĩa là thực hiện đúng, thực hiện tốt và đủ các nội quy đã được đặt ra. Đó cũng không theo nghĩa là cần thực hiện đúng trước mặt thầy cô rồi sau đó thực hiện trái lại, không tôn trọng nội quy.Tóm lại, muốn có một lối sống nề nếp, muốn là một công dân tốt, muốn là người được mọi người yêu quý, tin tưởng , ngay từ bây giờ ta phải chấp hành nghiêm túc những nội quy mà nhà trường đã đặt ra.Việc chấp hành nghiêm túc những nội quy ấy cũng là hành trang tạo lập cho ta những kĩ năng sống tốt trong đoạn đường dài mai sau.

31 tháng 5 2018

MB:Nói về ctranh, về sự tàn bạo tàn khốc của nó và n~ hậu quả.Vd (Ctranh là...bla...tuy ctranh đã qua đi nhưng những dấu ấn và hậu quả nó để lại vẫn tồn tại và in hằn cho đến bây giờ. Và những hậu quả đó đã ảnh hưởng kh nhỏ đến trẻ em toàn thế giới)
TB: -giải thích ctranh là gì? Nêu cảm nghĩ và tỏ thái độ về ctranh
-nêu một số hậu quả nặng nề của ctranh
-bắt đầu dẫn vào ý chính, vd: (hậu quả của ctranh kh chỉ ảnh hưởng tới những người chiến sĩ, mà còn ảnh hưởng tới cả n~ đứa trẻ sau này.Số lượng trẻ em mắc di chứng ctranh trên thế giới vô cùng nhiều) bắt đầu nêu những hậu quả đó (nghèo đói,chất độc da cam,...)
-nêu ra những khó khăn và thể hiện sự cảm thông đối vs n~ trẻ em nhiễm di chứng ctranh
-tỏ thái độ căm thù ctranh
-liên hệ bản thân
KB:nêu cảm nghĩ về những trẻ em đó,hãy cảm ơn vì mình đã kh nằm trong số n~ đứa trẻ bị nhiễm hậu quả ctranh. Chốt lại bằng cách thể hiện sự ghê tởm đối với hậu quả mà ctranh để lại

31 tháng 5 2018

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết...
Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước VN tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ.
Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

17 tháng 11 2021

vãi