K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hi vọng đối với lớp trẻ Việt Nam. Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “Chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác ta nhận thấy sự kì vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh. Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang. Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Để gánh vác trách nhiệm này thì học sinh chỉ có một con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ. Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp. Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90% dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói, Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để dất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao, có đầu óc nhạy bén, có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện, phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Có mục đích học tập vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải có nội dung học tập đúng đắn. Trong điều kiện hiện tại, chúng ta phải chăm chỉ học tập các môn văn hóa để nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Không chỉ học tập trong nhà trường, chúng ta còn phải tham khảo thêm sách báo, phân tích những cái sai và học hỏi những cái hay của người khác để, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác và tránh những sai lầm.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”. Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang, giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại lời mong mỏi thiết tha của Bác.

16 tháng 4 2019

Tham khảo:

Dàn ý:

I. Mở bài

Bác Hồ là 1 người rất quan tâm đến vận mệnh đất nước, đặc biệt là chú trọng tương lai của Thế Hệ Trẻ. Vì thế ngay từ khi ngôi trường đầu tiên của đất nước vừa được thành lập, Bác đã gửi thư cho học sinh và thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam…". Vậy chúng ta hiểu như thế nào về lời dạy của Bác Hồ?

II. Thân bài

1. Giải thích

"Non sông tươi đẹp" nghĩa là một đất nước độc lập, tự do, là một đất nước do nhân dân làm chủ, có sự phát triển về mọi mặt, đặc biệt là công nghiệp, nhưng đồng thời môi trường vẫn được bảo đảm và cảnh quan thiên nhiên ko bị tàn phá. Dân tộc Việt Nam vẻ vang bước tới đài vinh quang, vẻ vang tức là nổi tiếng, tài giỏi, là làm cho mọi người khâm phục, vị nể. Dân tộc vẻ vang là dân tộc đạt được nhiều thành tựu về khoa học kĩ thuật, góp phần đưa xã hội văn minh, tiến bộ và được các dân tộc khác nể nang, kính trọng.

- Cường quốc năm châu là những nước hùng cường, giàu mạnh trên thế giới, có nền kinh tế phát triển, văn hoá xã hội cũng phát triển, sánh vai, ngang hàng và bình đẳng.

--> Lời thư của Bác đã nêu lên một vấn đề quan trọng đối với tiền đồ của dân tộc ta, nêu bật mối quan hệ chặt chẽ và tác dụng to lớn của việc học tập của học sinh đối với tương lai đất nước. Đất nước ta có hùng cường, giàu mạnh hay không đều tuỳ thuộc vào kiến thức và sự hiểu biết trong quá trình học tập, vươn lên của các thế hệ học sinh.

2. Vì sao chúng ta nên thực hiện theo lời Bác dạy?

- Muốn xây dựng một đất nước hùng cường giàu mạnh không thể một sớm một chiều mà thành công. Nó đòi hỏi 1 thời gian dài, nhất là trong trường hợp nước ta lúc bấy giờ (đất nước còn rất nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, chúng ta đang phải đối mặt với 3 thứ giặc: Giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm). Chỉ có học sinh có thể có đủ điều kiện để tích luỹ kiến tức sau này xây dựng đất nước giàu mạnh, vì thế Bác đã trao trọng trách này cho học sinh.

- Một đất nước được gọi là cường quốc thì đất nước đó phải hùng mạnh, ổn định về các mặt: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật…Mà muốn được như vậy thì người dân phải có tri thức. Mà muốn có tri thức thì phải nỗ lực học tập. (Cụ thể dẫn chứng ra)

- Học tập là điều kiện tốt nhất để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc. Học tập để nâng cao dân trí để ứng dụng kiến thức vào khoa học và đời sống để có thể ứng xử nhanh chóng trước mọi tình huống khó khăn gặp phải trong cuộc sống, để đem những kiến thức vào đời sống xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ. Nếu mỗi học sinh đều được trang bị đầy đủ kiến thức về những lĩnh vực cần thiết thì công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ trở nên dễ dàng hơn, và đồng thời làm vẻ vang đất nước. (Cho vài dẫn chứng).

- Bác hồ đã nói "Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời". Vì học tập của thế hệ hôm nay để tích luỹ kiến thức, xây dựng một xã hội mai sau bền vững, ấm no và hạnh phúc.

3. Làm gì để thực hiện

- Học sinh là đối tượng được Bác yêu thương, chăm sóc nhiều nhất vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác, có ý thức học tập tốt, không xem thường việc học và luôn thấy rõ vai trò của mình đối với tương lai đất nước.

- Xác định rõ mục đích và động cơ học tập của mình để từ đó có phương pháp học tập tốt. Học tập không có nghĩa là chỉ học trong sách vở mà phải tìm hiểu, phải học tập những cái hay, cái lạ, cái văn minh tiến bộ của thế giới để rồi sáng tạo, biến đổi thành cái hay, cái riêng của đất nước mình.

- Luôn có tinh thần cầu tiến, phát huy sở trường, tài năng của mình, kiên trì phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn trong học tập.

- Luôn chăm chỉ học tập, biết áp dụng những gì đã học vào trong thực tiễn, trong cuộc sống, biết đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập, luôn biết cập nhật mọi thông tin, sự kiện tiến bộ của khoa học, bố trí thời gian học tập hợp lý.

- Học toàn diện, rèn luyện một cách toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ để trở thành 1 công dân tốt.

- Tham gia vào WTO thế hệ sau phải học tập để đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc.

III. Kết bài:

Khẳng định lời nhắc nhở của Bác có ý nghĩa to lớn trong việc dạy thế hệ trẻ học tập tốt xây dựng đất nước, thực hiện lời dạy của Bác, đồng thời phải đưa ra những biện pháp học tập hợp lý.

Bài văn:

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em". Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên... là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.

Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh của tuổi trẻ khiến "sông kia phải chuyển, núi kia phải dời". Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà "quên" đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ "làm" gì? Chẳng lẽ ngồi không như một "người bị liệt". Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: "Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?" Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám... đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết "cùng nhau giữ nước" và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: "Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ" (như tổng bí thư Đỗ Mười nói)

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thúc giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có "bằng cấp" mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là "hàng giả" mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta "sánh kịp với cường quốc năm châu" mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụn bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
28 tháng 2 2018

a. "Thế hệ trẻ ngày nay" là thành phần phụ chú

b. "Ơi" là thành phần biệt lập dùng để gọi đáp

c. "Có lẽ" là thành phần tình thái (gợi sự phỏng đoán, ước chừng)

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của các thiếu niên là vô cùng quan trọng vì họ là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang là những trang bị, vật dụng cần thiết của mỗi người trong một chuyến đi xa. Nhưng hành trang ở đây được hiểu là tri thức, kỹ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển một cách chóng mặt của Khoa học – Kỹ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỷ luật và cường độ lao động cao. Việc chuẩn bị hành trang như vậy sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều kiến thức, bổ sung thêm tri thức, kỹ năng cho mỗi người, bên cạnh đó giúp ta vững vàng hơn và không bị bỡ ngỡ khi bước vào thế kỷ mới. Đối với đất nước và xã hội, việc chuẩn bị hành trang sẽ là một bước đệm để đưa đất nước phát triển, giúp đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới, thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để sánh vai với các cường quốc năm Châu.

23 tháng 5 2021

“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”. Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã nhấn mạnh trong bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của mình. Lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim bao giờ con người vẫn là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỷ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và và công nghệ, làm cho tỷ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày một lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.

Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.

Trong một “thế giới mạng’, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng Internet thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoạn bằng đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kỵ vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối suy nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường đố kỵ nhau.

Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước. Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”,”bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.

Bước vào thế kỷ mới, muốn “sánh vai các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

[Thông báo]Chào các em,Hoc24 triển khai một chức năng mới, giúp mọi học sinh đều có thể đóng góp, xây dựng nội dung học tập để cộng đồng Hoc24 phát triển đa dạng, phong phú, toàn diện hơn; giúp các em học sinh có cơ hội tự mình tạo ra những bài học hay, đặc sắc, phục vụ mục đích học tập của bản thân và hơn thế nữa là chia sẻ với cộng đồng. Chi tiết xem trong bài viết dưới đây, Hoc24 sẽ hướng...
Đọc tiếp

undefined

[Thông báo]

Chào các em,

Hoc24 triển khai một chức năng mới, giúp mọi học sinh đều có thể đóng góp, xây dựng nội dung học tập để cộng đồng Hoc24 phát triển đa dạng, phong phú, toàn diện hơn; giúp các em học sinh có cơ hội tự mình tạo ra những bài học hay, đặc sắc, phục vụ mục đích học tập của bản thân và hơn thế nữa là chia sẻ với cộng đồng. 

Chi tiết xem trong bài viết dưới đây, Hoc24 sẽ hướng dẫn các em sử dụng chức năng “Các phiên bản khác” nhé.

https://hoc24.vn/tin-tuc/dong-gop-noi-dung-nhan-thuong-coin.html

Nội dung chính: 

1. Sử dụng chức năng “Các phiên bản khác” để đóng góp các nội dung mà Hoc24 chưa có

2. Sử dụng chức năng “Các phiên bản khác” để chỉnh sửa các nội dung mà Hoc24 đã có

3. Phần thưởng

Việc tạo ra các phiên bản nội dung vừa giúp phục vụ mục đích học tập cá nhân của các em, vừa là một sự đóng góp to lớn cho cộng đồng học tập của chúng ta.

Các phiên bản đóng góp ngay sau đó sẽ được giáo viên bộ môn của Hoc24 đọc, duyệt, tặng thưởng từ 1 COIN đến 10 COIN tùy vào chất lượng nội dung mà các em xây dựng.

Phiên bản tốt nhất sẽ được hiển thị làm nội dung chính và có ghi tên của tác giả đã đóng góp nội dung đó.

Thật tuyệt vời và ý nghĩa phải không các em?

Hãy tham gia xây dựng nội dung cùng Hoc24 và nhận thưởng ngay bây giờ nhé.

20
7 tháng 3 2021

như vậy là mọi người có thể sáng tạo hơn, triển khai ý kiến một cách phong phú hơn rồi ạ

7 tháng 3 2021

Hóng anh Nguyễn Việt Lâm viết mấy cái kiến thức :) Phải nói là kiến thức ảnh viết cho mình chất lượng thực sự, đến giờ mình vẫn còn giữ trong 1 quyển vở riêng, quên thì lôi ra đọc lại :v Bác nào đọc cái bài viết về sử dụng Casio 570VN của ảnh thì cũng biết rồi á :)

12 tháng 5 2021

caau1 

“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về những con người ở hậu phương luôn âm thầm lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước. Đến với tác phẩm, hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất cao đẹp đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

Nguyễn Thành Long rất tinh tế khi miêu tả anh thanh niên, tác giả không để anh tự giới thiệu về mình mà làm nổi bật vẻ đẹp của anh qua cái nhìn của các nhân vật khác. Anh thanh niên 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm mây mù che phủ. Anh làm công việc khí tượng kiêm vật lý địa cầu chuyên “đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất...” Đây là công việc vô cùng vất vả, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, sự tỉ mỉ chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.Với một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết mà lại ở một nơi cô đơn hẻo lánh như vậy, với một công việc nhàm chán thế nhưng anh luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, vượt qua tất cả khó khăn, thậm chí thức dậy lúc 1 giờ sáng với rét mướt và gió tuyết. Từ đó có thể thấy được anh là con người nhiệt huyết, tràn đầy tinh thần trách nhiệm.

Anh thanh niên mang trong mình một lý tưởng sống cao đẹp. Anh xin xung phong đi bộ đội khi đất nước có chiến tranh nhưng không được anh lại xung phong làm khí tượng trên đỉnh núi cao. Anh ý thức được rằng công việc này tuy đơn giản nhưng lại có thể đem lại lợi ích rất lớn cho cuộc sống và nhiều người khác. Trong hoàn cảnh cô đơn, nhàm chán ấy, anh vẫn cảm thấy “công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”.Anh quan niệm : “ khi làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Hay như anh luôn đau đáu câu hỏi: ta là ai, ta sinh ra để làm gì...Có lẽ những suy nghĩ ấy đã trở thành động lực để anh vượt qua khó khăn hoàn thành công việc xuất sắc. Anh làm việc rất hiệu quả, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc và chiến công vẻ vang nhất là “giúp bộ đội hạ được nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng nhờ phát hiện đám mây khô”.

 

Anh thanh niên còn biết cách sắp xếp một cuộc sống rất khoa học và ngăn nắp. Anh không ngừng đọc sách để nâng cao trình độ hiểu biết, xem sách như người bạn, niềm vui trong cuộc sống. Anh tự trồng hoa với một vườn hoa với đủ màu sắc, đủ chủng loại như hoa dơn, hoa cẩm chướng, anh, vàng, tím...Hay anh nuôi thêm gà để đẻ trứng bổ sung thêm thực phẩm hàng ngày vừa gợi không khí gia đình ấm áp.

Không chỉ vậy, anh thanh niên còn là người giàu tình cảm, biết quan tâm tới người khác. Anh đào củ tam thất biếu bác lái xe khi nghe tin vợ bác bị ốm, tặng cô kĩ sư bó hoa tươi và tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ. Anh còn là người khiêm tốn. Khi ông họa sĩ tỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu cho ông những người mà anh nghĩ xứng đáng hơn mình: ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét. Anh khiêm nhường nhận rằng công việc của mình cũng bình thường và trân trọng những đóng góp, cống hiến của đồng đội.

Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật anh thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp. Anh là đại diện của cả một lớp thanh niên luôn nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước.