K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2019

mấy tháng trước anh trai em giúp một bà cụ qua đường

khi trống trường cất tiếng, anh nịnh nọt bà thả tay và phóng chân như bay xe tới trường

thế là anh của em muộn học và mất điểm thi đua

the end~~:)

19 tháng 4 2019

Một số kịch bản hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông số 1: (Kịch câm)

- 1 HS nam đi xe đạp, (bánh xe to) đạp vòng quanh sân khấu, vừa đi vừa huýt sáo.

- 1 HS nữ (đeo cặp sách), đi học về đang tìm chỗ sang đường (gần chỗ đèn xanh đèn đỏ).

- 1 thanh niên đi xe máy (không đội mũ bảo hiểm), phóng xe từ nhà ra đường.

- Cả 3 người cùng đi qua sân khấu.

- Đến giữa sân khấu, HS nam đụng phải HS nữ, HS nữ ngã xuống sân khấu.

- Thanh niên đi xe máy đến, thấy thế rút điện thoại (cách điệu) gọi 111, 112, 116, ... nhưng đầu dây bên kia không ai trả lời (Anh ta lắc đầu- vứt điện thoại đi). Anh ta chay ra phía trước, phía sau để tìm cách gọi người đến giúp.

- 2 người cầm cáng cứu thương chạy vào; 1 người bác sĩ (cổ đeo ống nghe) , đặt ống nghe vào nghe nhịp tim ... Lắc đầu. Giơ chân nạn nhân lên bắt mạch ... hạ mạnh chân xuống.... vứt ống nghe ra nghe nhịp tim trực tiếp.. lắc đầu, xua tay...

Mọi người cùng đứng lại sân khấu.

Màn 2: 1 HS tuyên truyền:

Kính thưa Ban giám khảo, kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Vừa rồi chúng ta đã được chứng kiến vụ va chạm gây chết người do vi phạm ATGT. Chỉ vì muốn nhanh một phút mà họ đã chậm cả đời phải không ạ!

Kính thưa Ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi

Tai nạn giao thông hiện nay là một vấn nạn của toàn xã hội, Nhà nước đã bỏ ra biết bao công sức, tiền của vì vấn đề này: Luật an toàn giao thông đã đến từng ngưòi dân, được triển khai đến từng học sinh trong nhà trường. Thế mà tai nạn giao thông không mấy giảm xuống, mà vẫn còn bao cảnh tang thương, con lìa xa cha, vợ lìa xa chồng, ông lìa xa cháu......

Kính thưa quý vị và các bạn! Luật lệ đã biết nhưng mọi người không chịu ý thức, không chịu chấp hành thử hỏi tai nạn giao thông sao không xảy ra.

Và hôm nay đến với hội thi, chúng em có vài lời xin tự giới thiệu

Màn 3: Tự giới thiệu: Cả đội cùng vào đứng giữa sân khấu

Kim Đồng trường chúng em đây

Học hành chăm chỉ chẳng thua trường nào

Tham gia phong trào môn nào cũng giỏi

An toàn giao thông ta nên thực hiện:

Khi đi học về

Đi đúng vỉa hè

đi theo hàng một

đi theo mà hàng một (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi theo hàng một đưa lên)

Đừng chơi dại dột

đùa nghịch trên đường

Muốn chuyển đổi phương

đưa tay ra trước

đưa tay mà ra trước (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển chuyển đổi phương phải đưa tay ra trước đưa lên)

Không đi đường ngược

không bám đuôi xe

để khỏi bị chê

ai ai cũng nhắc

Đi đường đúng luật

để khỏi hiểm nguy

để khỏi mà hiểm nguy (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển Đi đường đúng luật để khỏi hiểm nguy đưa lên)

Bạn ơi nhớ ghi

ngồi sau xe máy

bảo hiểm đội ngay

an toàn trên hết

an toàn mà trên hết (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển an toàn trên hết đưa lên)

Cô thầy đã nhắc

cam kết đã ghi

nhắc nhở nhau đi

an toàn đúng luật

an toàn mà đúng luật (cả đội cùng đọc)

(một HS cầm biển đi đường an toàn đúng luật đưa lên bước vàogiữa ngồi thấp xuống, đồng một HS ở giữa cầm biển An toàn giao thông là không tai nạn đưa lên,cùng lúc tất cả đồng thanh đọc to chậm rõ): AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ KHÔNG TAI NẠN (cả đội cùng đọc)

Trường Kim Đồng

Thắng không kiêu

Bại không nản

Vui là chính

Học tập là quan trọng.

Kính chúc hội thi thành công rực rỡ!

Trên đây là kịch bản mà các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho hội thi của mình, ngoài ra còn có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những tài liệu hữu ích về an toàn giao thông khác. Hay nếu bạn chưa hiểu về văn hóa giao thông thì cùng tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông này nhé. Còn rất nhiều những bài viết hay và thông tin hữu ích, mời các bạn cùng tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhất.

Với những kiến thức vô cùng đa dạng, phong phú và sâu rộng về giao thông dựa trên hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai sẽ là sân chơi bổ ích cho các em học sinh để nâng cao hiểu biết và nhận thức về luật lệ giao thông.

19 tháng 4 2019

Hội thi An toàn giao thông thường xuyên được diễn ra để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về an toàn giao thông và chấp hành đúng luật giao thông. Tại hội thi, các đội sẽ tham gia dàn dựng tiết mục để góp phần tuyên truyền đến các em học sinh một cách hiệu quả nhất. VnDoc.com mời các bạn tham khảo mẫu kịch bản dự thi An toàn giao thông trong bài viết này.

Màn chào hỏi hội thi An toàn giao thông

Kịch bản hội thi An toàn giao thông

Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).

Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:

- Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )

- Ơ này các bác ơi, về Thị trấn Thứa Lương Tài đường nào ấy nhẩy?

Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.

- À, thế thì em nhận ra rồi . Thanks các bác nhé . Em về quê với ông lão nhà em đây. Gớm , mấy năm vào Miền Nam bế cháu cho thằng bố cả, hôm nay mới được về quê. Nhớ nhà quá, nhớ cả…..ông lão nữa. Thôi về nhanh kẻo ông ấy mong.

Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:

Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.

(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)

Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.

Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?

Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.

Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!

Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.

Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.

Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!

(bà cắp cháu lên xe)

(Ông phóng xe rồ ga)

Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!

Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).

Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại

Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.

Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối

Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…

Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?

Cháu: Cháu không sao ạ.

Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.

Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu

Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.

(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.

(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.

Bà Chát: Đền ngay.

Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….

Bà Chát: Tại bà.

Bà An: Tại ông.

Bà Chát: Tại bà….

Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không

Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.

Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.

Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.

Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.

Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?

Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.

Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.

Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.

Ối giời cao đất dầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.

Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.

Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.

Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi

Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…

Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)

Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….

Ông Đốp: Thì sao ?

Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.

Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.

Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.

Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.

Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.

Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.

Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!

Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.

Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.

(một nhóm hs đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.

HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.

HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.

Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.

Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.

Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.

Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?

HS1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.

HS2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.

Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào

(đọc vè)

Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.

Học sinh: Lần sau khi tham gia giao thông các ông bà nhớ thực hiện đúng luật giao thông nhé.

Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.

Bà An: Thôi chào ông bà và các cháu nhé, tôi về với ông lão nhà tôi đây. Mọi người về, nhớ đi cẩn thận nhé. Không ai phạm lỗi để “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. (Mọi người cùng nói)

21 tháng 12 2022

Tham khảo:

 

Mỗi người trong đời chắc chắn đều từng làm được một việc tốt. Em cũng vậy. Khi làm được việc đó em cảm thấy vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Và nhờ vậy mà em nhận ra rằng mình cần phải làm thêm nhiều việc tốt hơn nữa.

Năm nay, sau dịp nghỉ Tết, trường em đã phát động phong trào ủng hộ học sinh vùng cao. Cô tổng phụ trách phổ biến rằng mỗi bạn học sinh trong trường có thể đóng góp bằng hai cách. Đầu tiên, chúng em có thể đóng góp bằng những đồ vật cụ thể như quần áo cũ, cặp sách cũ, đồ dùng học tập… Thứ hai, chúng em có thể đóng góp bằng số tiền nho nhỏ được rút ra từ số tiền mừng tuổi của mỗi người.

Bản thân em thích đóng góp từ những hiện vật cụ thể. Nên em đã chuẩn bị rất nhiều “món quà” tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng tấm lòng của em. Em đã trích một số tiền nho nhỏ đề mua những món đồ dùng học tập như: bút chì, thước kẻ và tẩy... Ngoài ra, em cũng thu gom một số bộ quần áo mà mình không mặc nữa nhưng vẫn còn rất mới, giặt sạch sẽ và gấp gọn gàng.

Tất cả những món quà ấy đều được em cho vào túi cẩn thận và đem đến trường nộp lại cho cô giáo. Mẹ cũng giúp em chuẩn bị. Hai mẹ con vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Em kể cho mẹ nghe về công việc học tập ở lớp. Nghe thấy giọng của mẹ là em biết rằng chắc chắn mẹ đang rất vui. Em hy vọng rằng những món quà này sẽ giúp đỡ phần nào cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chắn hẳn, nhờ những món quà nhỏ đó mà các bạn nhỏ đó có thể tiếp tục học tập như em và thực hiện được ước mơ của mình. Trong tương lai, các bạn sẽ trở thành những người có ích cho xã hội.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” - đó là những lời ca trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, tuy nhỏ bé nhưng cũng có ích cho xã hội.

9 tháng 4 2018

- Lớp kịch được chia thành hai cảnh:

    + Cảnh 1: Lời thoại của ông Giuốc- đanh và bác phó may.

    + Cảnh sau: Đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ.

  - Số lượng nhân vật xuất hiện trong từng cảnh:

    + Cảnh 1: Sân khấu xuất hiện bốn nhân vật: ông Giuốc- đanh, bác phó may, gia nhân, thợ phụ mang lễ phục.

    + Cảnh 2: Ông Giuốc- đanh, thợ phụ, bốn tên thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục.

  - Không khí kịch càng về sau càng sôi động, đến cuối cảnh thì không khí hài kịch thực sự náo nhiệt.

TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình...
Đọc tiếp
TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình có, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.... -Biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia đc thể hiện qua các mối quan hệ: +giữa người với người +____ các thành viên trong gđ +Qua các việc làm, hđ cụ thể •Quyên góp, ủng hộ •lắng nghe, thấu hiểu, thể hiện tình cảm với những người gặp khó khăn • Chung tay góp sức làm những việc có ích •....... -ý nghĩa đồng cảm, sẻ chia +những người gặp khó cảm thấy an ủi quan tâm... +Người biết đồng cảm sẽ nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn... -Liên hệ: đồng cảm, sẻ chia làm người gần người hơn, yêu thương nhau hơn...
0
24 tháng 2 2021

Sao giống thư UPU vậy?

24 tháng 2 2021

chính xác đó bạn 

 

10 tháng 9 2016

Thư gửi mẹ Hiền!

   Mẹ ơi, con đã tự hỏi rằng " mẹ có bao giờ yêu thương con không? mẹ có bao giờ ghét con không? " Đó là câu hỏi mà con luôn tự hỏi bản thân khi mẹ mắng con. Nhưng có lẽ con đã sai khi hỏi những câu hỏi đó, những lúc con phạm lỗi sai chưa bao giờ mẹ mắng con mà mẹ chỉ dặn con" đừng như vậy nhé con" hay là " cố lên con nhé! "  Vậy mà con chưa bao giờ hiểu lòng của mẹ, chưa bao giờ nghĩ cho mẹ. Công việc thành công là điều mẹ vui nhất về con , con cứ nghĩ rằng chỉ cần làm việc và làm việc sẽ khiến mẹ vui nhưng con đã lầm. Vì chỉ công việc ra mẹ còn muốn con dành thời gian bên mẹ và gia đình rất nhiều. Nhiều khi trong bữa cơm gđ vắng con mẹ cũng không ăn ngon được hay những lúc con bận rộn cả ngày trời mẹ cũng lo lắng xem con ăn uống đầy đủ không? Có làm việc quá sức mình không? 

   Mỗi buổi tối, mẹ lên phòng con và hỏi con về công việc và sức khỏe của bản thân bận quá đôi khi con quát lớn lên với mẹ và nói những lời lẽ không đúng. Giờ con đã hiểu ra rằng nếu không có mẹ thì con sẽ không bao giờ làm được việc gì cả. Con vấp ngã mẹ động viên con " đứng dậy đi con và đừng bỏ cuộc " nhờ câu nói ấy mà con đã có thêm nguồn động lực cho bản thân rất nhiều. Con ốm mẹ bên cạnh con, đợi con tỉnh dậy mẹ mới an lòng. Công việc rất bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian riêng cho con rất nhiều. Bỏ những trang giáo án, mà chia sẻ với con mọi chuyện. 

  Thời gian qua con đã có những hành động không đúng với mẹ, con xin lỗi mẹ nhiều lắm mẹ ạ! Con hi vọng mẹ có thể tha thứ lỗi lầm cho con, mẹ nhé! COn hứa sẽ không bao giờ làm mẹ buồn đâu. Con cả đời này công lao của mẹ không thể trả hết, con nợ mẹ hai chữ " cảm ơn " Cả đời này mang nặng ân tình sâu nặng của người. Con không muốn nói con yêu mẹ mà con muốn thay vì nói câu đó thể hiện qua hành động của bản thân con. Mẹ mãi là của con mẹ nhé!

      Chúc bạn học tốt!

11 tháng 9 2016

Thư gửi mẹ yêu của con!

Nếu mẹ  có hỏi:''Con yêu ai nhất''.Con sẽ rành mạch trả lời không chút ngừng ngại:''Con yêu mẹ nhất!Còn mẹ,mẹ có thương con không''.Mỗi khi mẹ ''đánh' con nhiều khi con nghĩ rất nhiều rằng:''Sao mẹ lại đánh con''.Con nghĩ đó là con nghĩ sai mẹ ''đánh ''con bởi vì mẹ thương yêu con đúng không mẹ.Mỗi khi con điểm xấu hay làm điều sai mẹ luôn nhắc nhở con rằng:''Cố lên con nhé.Thất bại là mẹ thành công.Con hãy ghi nhớ điều này cho me.Con vẫn còn mẹ mà''..Vậy mà con chưa bao giờ hiểu mẹ hết con luôn nghĩ rằng mẹ hay ''đánh'' con vì mẹ ghét con không thương con.Mẹ chẳng quan tâm đến con mà chỉ quan tâm đến công việc hằng ngày,mẹ chẳng theo dõi con học như thế nào hay con làm điều gì.Nhiều khi con đi học về muộn mẹ vẫn chờ con ngoài cửa xem con đã về chưa.Mẹ làm việc tất bật ngoài công việc ở công ti mẹ còn phải là người nội trợ của gia đình.Ngày nào mẹ cũng làm việc,nhìn mẹ con thấy rất ''thương''''tội nghiệp'' mẹ làm sao.Có lẽ mẹ cũng muốn dành thời gian cho co  kể cho con những điều bổ ích thú vị.

Khi con ốm,mẹ nghỉ việc trông con chăm sóc con từng li từng tí.Nhìn ''bàn tay'' của mẹ gầy nhom xương và gân nổi lên.Bây giờ con đã hiểu rồi tình cảm mà mẹ dành con như là tình mẫu tử,mẹ sẽ bất chấp mọi thứ để dành hết cho con dù có chuyện gì đang xảy ra với con.Mỗi khi con vấp ngã mẹ nói rằng''Cố lên con hãy cố  gắng lên con còn có mẹ mà dù có chuyện gì xảy ra mẹ vẫn bên con''.Nhờ câu nói đó của mẹ đã làm trái tim con lay động biết nhường nào,mẹ đã cho con thêm sức mạnh nguồn động lực để con đứng dậy không bao giờ thất bại,neus thất bại con vẫn còn có mẹ mà.

Thời gian trôi qua những hành động cử chỉ cách ăn nói của con đối với mẹ là không đung.''Con xin lỗi mẹ,mẹ hãy tha thứ cho con nhé bởi con không hiểu được tấm lòng của mẹ và tình mẫu tử mà mấy năm qua mẹ dành cho con'!Con hứa con sẽ không bao giờ làm mẹ buồn nữa.Mẹ mãi là mẹ của con một người mẹ luôn ở bên con không bao giờ bỏ rơi con.Nhiều khi con nghĩ con là đứa trẻ may mắn khi có mẹ.Những đứa trẻ bất hạnh ngoài kia thật tội nghiệp không có người mẹ che chở khi vấp ngã hay chia sẽ nỗi buồn niềm vui.Con rất yêu mẹ!''

Con yêu,

Phương Anh

Bài 1: Tìm các thành ngữ có sử dụng nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó. a, Chắt lọc, chọn lấy cái quá giá , cái tốt đẹp, tinh túy trong những tạp chất khác. b, Cả gan, hay làm điều kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông tài cán hơn mình. c, Sợ hãi, khiếp đản tới mức mặt tát lét. d, Luôn kề cạnh bên nhau, gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau. e, Gan dạ, dũng cảm...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm các thành ngữ có sử dụng nói quá để diễn đạt các ý sau. Đặt câu với mỗi thành ngữ đó. a, Chắt lọc, chọn lấy cái quá giá , cái tốt đẹp, tinh túy trong những tạp chất khác. b, Cả gan, hay làm điều kém cỏi, vụng về trước người hiểu biết, tinh thông tài cán hơn mình. c, Sợ hãi, khiếp đản tới mức mặt tát lét. d, Luôn kề cạnh bên nhau, gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau. e, Gan dạ, dũng cảm không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm. f, Giống nhau tưởng chừng như cùng một thể tích. Bài 2 : Tìm 5 thành ngữ và giải nghĩa. Bài 3 : Tìm 3 đọan văn hoặc đoạn thơ có nói giảm nói tránh. Bài 4 : Viết một đoạn văn ngắn chủ đề học tập có sử dụng nói giảm nói tránh. Bài 5 : Viết một đoạn văn ngắn về thuốc lá có sử dụn nói giảm nói tránh.

0
23 tháng 9 2021

Tham khảo:

Gia đình là tế bào của xã hội. Đó là nơi để mọi thành viên có thể chung sống, sinh hoạt cùng nhau. Một gia đình đầy đủ khi có tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, sự sẻ chia và đồng cảm giữa các thành viên với nhau. Gia đình là nơi đem lại sự bình yên cho mỗi người sau những bộn bề lo toan của cuộc sống. Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Đó là một môi trường tốt giúp cho trẻ nhỏ phát triển về thể chất và tư duy. Trẻ em chính là mầm non của xã hội, là tương lai của đất nước. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, các em sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cha mẹ vừa là người giáo viên, vừa là người bạn để các em sẻ chia, tâm sự. Mỗi khi gặp khó khăn trong đời, gia đình chính là nơi để chúng ta trở về và được an ủi, động viên. Gia đình là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất khi ta suy sụp. Đồng thời, ở ngoài kia vẫn còn rất nhiều trẻ em lớn lên thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ, gia đình. Có thể là do các em từ nhỏ đã mất cha mẹ, hoặc cũng có thể là do hôn nhân tan vỡ, … Các em chịu nhiều thiệt thời so với những người bạn đồng trang lứa, đôi khi cảm thấy tủi thân khi bị bạn bè chế giễu, bắt nạt. Lúc nào các em cũng kháo khát tình cảm gia đình. Không có gì đẹp và đáng quý hơn là được sống trong mái ấm gia đình. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta cần biết nâng niu và trân trọng mái ấm gia đình của chính mình.

23 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

 

Trong cuộc sống, hẳn mỗi lần vấp ngã, thất bại là bạn đều tìm về với gia đình của mình. Vậy gia đình là gì? Đó là nơi chứa đầy tình thương, chứa đầy những người thân yêu của ta. Có lẽ bởi vậy mà gia đình luôn có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi con người. Trước hết, gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Thử hỏi xem, nếu không có bàn tay dạy dỗ của mẹ cha, của ông bà thì làm sao chúng ta có thể có những kiến thức nền tảng để vững bước vào đời. Hơn hết, nhờ có những bài học quý giá mà gia đình mang lại ta mới đạt nhiều thành công, góp phần làm rạng danh nước nhà. Bên cạnh đó, gia đình còn dìu dắt ta đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Họ sẽ chẳng rời bỏ ta mà thay vào đó lại đến bên sưởi ấm trái tim bị vụn vỡ. Thật vậy, gia đình chính là điểm tựa của mỗi con người. Vì vậy hãy nâng niu và trân trọng nó. Đừng chà đạp nó để rồi phải hối tiếc!