K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2019

Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu cũng đưa ra những câu đố oái oăm để hút mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:

- Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:

- Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ bụng nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu nữa mất công. Quan bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.

Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng để biết đích xác hơn nữa, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Khi dân làng nhận được lệnh vua ai ấy đều tưng hửng và lo lắng, không thể hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không nghĩ ra được cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới mọi người đều coi là một tai vạ. Việc đến tai em bé con người thợ cày. Em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một trận cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

- Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó con ạ!

Nhưng đứa con quả quyết:

- Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi.

Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào phán hỏi: - "Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?". - "Tâu đức vua - em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ".

Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực làm sao mà đẻ được!

Em bé bỗng tươi tỉnh:

- Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi mà? Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra ngả thịt mà ăn với nhau à?

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc[1], nhưng vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

Lập tức vua cho gọi cả cha con vào ban thưởng rất hậu.

*

Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi của nhà vua. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ mới sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau. Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và phải thừa nhận sự lép vế của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút mong cho sợi chỉ lọt qua, có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu. v.v... nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu các ông trạng, các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh ngày nọ.

Một viên quan mang dụ chỉ của vua đến nhà em bé vào lúc em còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả ngoại quốc, em bé không đáp, chỉ hát lên một câu:

Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang...

Rồi bảo: - Không cần tôi phải về triều làm gì. Cứ theo cách đó là xâu được ngay!".

Viên quan sung sướng lật đật trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt kính phục của sứ giả nước láng giềng.

Rồi đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han

Ngày xưa có một người trẻ tuổi tên là Mai An Tiêm. Chàng là người ở một nước đâu tận vùng biển phía Nam, bị bán làm nô. Một hôm, chàng bị bọn lái buôn chở đến bán cho Hùng Vương. Mai An Tiêm học nói tiếng Việt rất chóng. Chàng nhớ nhiều chuyện, biết nhiều điều thường thức, lại lắm tài nghề. Càng ngày vua càng yêu dấu, không lúc nào rời. Năm ba mươi lăm tuổi, chàng làm quan hầu cận, có một ngôi nhà riêng ở gần cung vua. Vợ Mai là con gái nuôi của vua đã sinh được một trai lên năm tuổi. Mai có đủ mọi người hầu hạ, trong nhà của ngon vật lạ không thiếu thứ gì. Tuy oai quyền không lớn lắm nhưng chàng được mọi người sợ phục. Nhiều kẻ vẫn thường lui tới cầu cạnh. Nhưng thấy Mai có địa vị cao, cũng không hiếm gì những kẻ sinh lòng ghen ghét.

Một hôm, trong một bữa tiệc đãi các quan khách, giữa lúc mọi người không ngớt lời xưng tụng mình, Mai An Tiêm nhún nhường bảo họ:

- Có gì đâu! Tất cả mọi thứ trong nhà này đều là vật tiền thân của tôi cả!

Mai nói rất tự nhiên. Bởi vì tôn giáo xứ sở chàng bảo rằng cái sướng cái khổ hiện tại là kết quả của sự ăn ở tốt hay xấu của tiền kiếp. Nhưng trong số người dự tiệc có mấy viên quan hầu gần vua, vốn ghét chàng từ lâu. Chụp lấy câu nói mà họ cho là ngạo mạn đó, họ bèn vội vàng về tâu cho vua biết.

Vua Hùng nghe nói vô cùng giận dữ. Vua gầm lên:

- Chà! Thằng láo! Hôm nay nó nói thế, ngày mai nó còn tuôn ra những lời bất kính đến đâu. Quân nô lệ phản trắc! Giam cổ nó lại cho ta!

Buổi chiều hôm ấy, Mai bị bắt bỏ vào ngục tối. Bấy giờ chàng mới hiểu chàng lỡ lời. Mai tự bảo: - "Nếu từ nay trở đi ta bị đày đọa là vì kiếp trước ta đã cư xử không phải".

Trong khi đó thì ở triều, các quan họp bàn để xử án Mai. Nhiều người đề nghị xử tử. Có người đề nghị cắt gót chân. Nhưng lời tâu của một ông quan già làm cho Hùng Vương chú ý:

- Hắn bị tội chết là đúng. Nhưng trước khi hắn chết ta nên bắt hắn phải nhận ra một cách thấm thía rằng những của cải của hắn đây là do ơn trời biển của bệ hạ chứ chả phải là vật tiền thân nào cả. Tôi nghe ngoài cửa Nga-sơn có một hòn đảo. Cho hắn ra đấy với một hai tháng lương để hắn ngồi ngẫm nghĩ về "vật tiền thân" của hắn trước khi tắt thở.

Vua Hùng gật đầu chấp thuận. Nhưng sau khi ra lệnh, vua còn dặn: - "Cho hắn lương vừa đủ dùng trong một mùa, nghe không".

*

Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm vẫn nhất quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bồng cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Còn nàng thì tin ở lời chồng: - "Trời sinh voi trời sinh cỏ. Lo gì!".

Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù, người thiếu phụ đó cũng không ngăn nổi cảm giác tủi thân, nức nở gục vào vai chồng:

- Chúng ta đành chết mất ở đây thôi.

Mai ôm con, bảo vợ:

- Trời luôn luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng lo!

Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá đã được đan phên che sương gió. Nước uống thì đá  có suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: - "Nếu chúng ta có được một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả".

Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi. Dây bò đến đâu, những quả xanh non mơn mởn nhú ra đến đấy. Ít lâu sau nữa, vợ chồng ra xem thì quả nào quả ấy đã lớn lên như thổi, da xanh mượt, tròn to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị thanh thanh dịu ngọt. Càng ăn càng mát đến ruột gan. Mai reo lên:

- Ồ! đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa Tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi!

Từ hôm đó hai vợ chồng cố trồng thêm cho thật nhiều dưa. Họ trù tính ăn dưa thay cơm để đỡ phải dùng số gạo đã gần kiệt.

Một hôm vợ chồng Mai bắt gặp một chiếc thuyền đánh cá đi lạc ra đảo. Sau khi giúp họ sửa buồm lái để trở về đất liền, Mai còn đưa biếu một số dưa để họ đưa về cho mọi người nếm thử. Mai bảo họ chở gạo ra đổi lấy dưa. Chỉ cách mấy ngày, con thuyền thứ nhất đã đến cắm neo ở bến, chở ra cho hai vợ chồng khá nhiều gạo. Hai bên y ước: một bên nhận lấy số gạo còn một bên xếp dưa xuống thuyền.

Từ đó trở đi, bữa ăn của họ đã khác trước. Ngồi bên nồi cơm trắng hơi lên nghi ngút, vợ Mai ôm lấy con, lẩm bẩm: - "Trời nuôi sống chúng ta thực!" Cũng từ hôm đó, vợ chồng trồng thêm nhiều dưa nữa. Kết quả là thuyền buôn có, thuyền chài có, lũ lượt ra đỗ ở hải đảo đưa gạo, áo quần, gà lợn, dao búa, lại có cả các thứ hạt giống khác, để đổi lấy dưa.

Những người trong thuyền nói với Mai:

- Thật quả từ xưa chưa hề có loại dưa nào quý đến thế.  Ở vùng chúng tôi ai cũng ao ước được nếm một miếng thứ "dưa hấu" này dù phải đổi bao nhiêu gạo cũng không tiếc.

 Ngày ấy người ta tranh nhau mua dưa lấy giống cho nên chỉ trong vài ba năm giống dưa lan tràn khắp nơi. Tên tuổi vợ chồng Mai An Tiêm được truyền đi xa rộng. Dân gọi tôn là "Bố cái dưa Tây".

*

Lại nói chuyện vua Hùng một hôm la rầy viên quan hầu đã vì dốt nát để thợ dựng hỏng một ngôi nhà. Vua buột miệng than thở - "Phải chi có Mai An Tiêm thì đâu đến nỗi". Ngày hôm đó vua nhắc mãi đến chàng. Đã hai lần vua cho hỏi Lạc hầu xem hiện giờ Mai đang làm gì ở đâu. Lạc hầu đáp liều: - "Chắc hắn không còn nữa!".

Nhưng vua không tin. Vua sai ngay một tên nô khác cấp cho lương ăn và thuyền để hắn vào châu Ái tìm Mai An Tiêm. Một tháng sau, hắn ta mang về cho vua một thuyền đầy dưa Tây và nói:

- Đây là lễ vật của ông bà Mai dâng bệ hạ.

Hắn kể cho vua biết rõ những ngày tân khổ và tình trạng hiện nay của hai vợ chồng Mai. Rồi hắn tâu tiếp:

- Bây giờ ông bà Mai đã có nhà cửa ở ngoài ấy khá đẹp, có đến hơn mười người hầu hạ, có bãi dưa, có ruộng lúa và rất nhiều lợn gà...

Vua Hùng càng nghe càng sửng sốt. Vua chắt lưỡi bảo mấy viên quan hầu cận ngày nọ đã tố cáo Mai:

- Hắn bảo là vật tiền thân của hắn, thật đúng chứ không sai!

Vua bèn sai một đoàn lính hầu đi đón hai vợ chồng về, cho Mai trở lại chức cũ. Vua lại ban cho hai người con gái hầu để an ủi chàng.

Bây giờ chỗ hải đảo, người ta còn gọi là bãi An Tiêm. Những người kế tiếp công việc của hai vợ chồng Mai trên đảo vẫn còn dòng dõi đông đúc. Họ lập thành làng gọi là làng Mai-an. ở ngôi nhà cũ của Mai thì họ lập đền thờ hai vợ chồng chàng. Nhân dân gọi là "ông bà tổ dưa Tây (hay dưa hấu)

26 tháng 12 2018

ở điểm giải những câu đố oái oăm

ca ngọi trí khôn dân gian

26 tháng 12 2018

+ hấp dẫn: cách giải các câu đố oái oăm của cậu bé

+ Ca ngợi nhân tài và chí thông minh của em bé

10 tháng 12 2017

1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)

- Một hôm, cha tôi đang đánh trâu cày còn tôi đang đập đất thì có một viên quan dừng ngựa gần chỗ chúng tôi.

- Viên quan hỏi cha tôi: “Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày dược mấy đường?”

- Khi đó, tôi khoảng bảy, tám tuổi nhưng nghe ông quan hỏi cha tôi thế nên tôi đã hỏi vặn lại quan rằng: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”

- Tôi thấy ông quan há hộc mồm sửng sốt không biết trả lời tôi ra sao.

- Ông quan hỏi tôi về tên họ, làng xã quê quán của cha con tôi rồi phi ngựa đi thẳng.

2. Phần Thân bài (Diễn biến câu chuyện)

a). Vượt qua thử thách lần thứ nhất

- Một hôm, nhà vua ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

- Cả làng lo lắng. Biết chuyện, tôi xin cha tôi thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp đê mọi người ăn một bửa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho cha con tôi trẩy kinh lo liệu việc của làng.

- Làng ngờ vực bắt tôi viết giấy cam đoan mới đám ngả trâu đánh chén.

- Sau đó mấy hôm, cha con tôi lên đường. Đến hoàng cung, tôi bảo cha tôi đứng đợi ơ ngoài, còn tôi thì nhè lúc mấy người lính canh sơ ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu tôi vào, phán hỏi: “Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?”

- Lúc đó, tôi vờ vĩnh đáp: “Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con không chịu dẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ”.

- Nghe tôi nói thế, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống dực, làm sao mà đẻ được!”

- Lúc đó, với vẻ mặt tươi tĩnh, tôi thưa với vua: “Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu dực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống dực thì làm sao mà đẻ được ạ!”

- Lúc đó, vua cười và bảo: “Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?”

- Tôi thưa với vua rằng làng biết đó là lộc của vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

- Nghe tôi nói vậy, nhà vua chỉ cười.

b). Vượt qua thử thách lần thứ hai

- Một hôm, khi hai cha con tôi đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ giả nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh cho tôi phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Tôi nhờ cha tôi lấy một cây kim và tôi đưa cho sứ giả cái kim đó rồi nói: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”.

- Sau hôm đó, nhà vua cho gọi cha con tôi vào và ban thưởng cho rất hậu.

c). Vượt qua thử thách lần ba

- Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

- Các đại thần nước ta đều vò đầu suy nghĩ. Mọi người dùng nhiều cách nhưng vô hiệu. Cuối cùng triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán đế kéo dài thời gian tìm người giải câu đố.

- Một hôm, tôi đang đùa nghịch ở sau nhà thì có chỉ dụ của vua. Nghe viên quan nói đầu đuôi câu chuyện, tôi hiểu ra và bày cho viên quan cách xâu chỉ qua mây câu hát sau:

“Tang tình tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang...”

3. Phần Kết bài

- Viên quan sung sướng trở về triều đình và thực hiện như lời tôi nói. Nhờ vậy, sợi chỉ xâu xuyên qua ruột con ốc xoắn một cách dễ dàng.

- Sứ giả nước láng giếng vô cùng thán phục.

- Tôi thật bất ngờ và vui khi được vua phong cho tôi là trạng nguyên. Không những vậy, nhà vua còn xây cho cha con tôi một dinh biệt thự ở một bên hoàng cung đế tôi ơ cho vua tiện hỏi han.

- Tôi cố gắng học tập để không phụ lòng của đức vua.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

8 tháng 10 2017

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.Kết quả hình ảnh cho hinh anh ve em be thong minh

8 tháng 10 2017

Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam cổ rất nhiều truyện kì thú kể về những em bé tài trí, thông minh tuyệt vời. Phần lớn là những chú bé tóc còn để chỏm, cưỡi trâu chăn trâu… Thế mà đã bao phen làm cho các quan đại thần phải kinh ngạc, sứ Tàu phải "lác mắt", nhà vua và hoàng hậu hết lời ban khen, trọng thưởng. Chú bé trong truyện "Em bé thông minh" là một trong muôn nghìn gương sáng mà dân gian quý mến, trân trọng.

Trí thông minh của em bé được trổ tài trong bổn lần.

Lần thứ nhất, trước câu hỏi oái oăm của tên quan: "Trâu… cày một ngày được mấy đường?" Thì em bé đã hỏi vặn lại: "Ngựa… đi một ngày được mấy bước?". Em đã lấy cái không xác định để giải đáp cái không xác định. Thể thức này ta thường bắt gặp trong nhiều truyện dân gian. Ví dụ hỏi: "Trên đầu có bao nhiêu sợi tóc" thì vặn lại: "Lỗ mũi có bao nhiêu sợi lông?"v.v…

Lần thứ hai, vua ban cho làng em 3 thúng gạo nếp, ba con trâu đực, hạn trong mỗi năm, trâu ấy phải đẻ thành 9 con. Thật kì quặc vì trâu đực sao đẻ được? Có loại trâu nào đẻ được 3 con trong một năm? Lệnh vua ai dám chống lại? Dí dỏm ở chỗ: Cả làng thì lo, còn em bé lại có cách xử trí rất "lạ": Giết hai trâu, đem hai thúng gạo nếp đồ xôi, cả làng ăn… một trận cho sướng miệng; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì đem bán đi để hai cha con em làm lộ phí lên kinh một chuyến. Em đã tìm cách gặp được vua. Lời đối đáp của em rất thông minh. Em gặp vua và em khóc vì mẹ em đã chết mà cha em không đẻ được một em bé nào nữa. Câu hỏi ngây thơ ngộ nghĩnh của em đã làm cho ông vua phì cười cất nghĩa: "Bô mày lù giếng đực thì làm sao đề được!". Em đã "giương bẫy" để vua mắc mưu, và em có hỏi vặn lại: "Thế sao làng chúng con lụi có lệnh trên bắt nuôi 3 con trâu đực cho đề thành 9 con để nộp đức vua?…". Em bé rất thông minh vì đà biết sử dụng phép luận suy là lấy cái vô lí, cái phi lí để giải thích, để bác bỏ cái phi lí, cái vô lí: Đàn ông không đẻ được thì trâu đực cũng không đẻ được, đó là chuyện đương nhiên!

Vua vẫn chưa tin em bé này thông minh, nên đã sai sứ mang đến một con chìm sẻ bắt cha con em phải dọn thành 3 cỗ thức ăn. Em đã gửi sứ giả 1 chiếc kim đem về tâu với đức vua rèn cho một con dao. Trong điều kiện thủ công lạc hậu, thô sơ thì một cái kim không thể nào rèn được một con dao. Đã không có dao, hoặc chưa có dao thì chưa thể giết được sẻ để dọn cỗ cho vua. Rất dí dỏm, thú vị. Em bé thông minh lắm: Em đã lấy cúi không thể nào lùm được để giải thích sự việc không thể nào làm được! Không thể nào rèn được 1 chiếc kim thành một con dao cũng như không thể giết 1 chim sẻ dọn thành 3 cỗ thức ăn được!

Lần thứ tư em đọ trí với sứ giả một nước láng giềng "cũng như Trạng Quỳnh gặp sứ Tàu thuở nào!". Làm sao xâu sợi chỉ luồn qua đường ruột con ốc xoắn? Trong lúc Trạng nguyên, đại thần, văn võ bá quan vô kế khả thi thì em bé ung dung, hát lên một bài vè:

"Tang tình tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang!.,"

Câu đố tưởng là hóc hiểm nhưng đối với em bé thật là dễ ợt! Em đã làm cho vị sứ giả nước láng giềng phải thán phục khi nhìn thấy con kiến càng kéo sợi chỉ qua ruột con ốc xoắn.

Sau 4 lần trổ tài, em bé đã được phong trạng nguyên, được ở gần vua để vua tiện hỏi han, nghĩa là em đã trở thành thái sư của hoàng đế! Ông nông dân có đứa con như thế mới sướng chứ!

Truyện cổ tích "Em bé thông minh" na ná một truyện Trạng Quỳnh. Truyện hàm chứa nhiều chất dí dỏm, hài hước. Một em bé 7, 8 tuổi (nghĩa còn sợ ma, nghĩa là còn…) thế mà được phong trạng nguyên, trở thành cố vân đầu triều cho hoàng đế, làm cho sứ giả nước láng giềng phải trố mắt thán phục. Cuộc sông lam lũ, nên nhân dân ta tưởng tượng ra một câu chuyện dí dỏm để mua vui, để yêu đời…

Truyện đề cao trí khôn dân gian. Em bé thông minh tiêu biểu cho trí khôn dân gian, mẫn tiệp, sắc sảo trong ứng xử. Qua truyện cổ tích này, nhân dân ta thể hiện lòng quý mến, trân trọng những con người thông minh, tài trí trong xã hội, đồng thời khẳng định: trí khôn, sự thông minh, tính sáng tạo là vô giá! Ai cũng phải rèn luyện trí thông minh.

18 tháng 9 2018

Chúng ta cần phải cố gắng học tập và cần phải có lòng dũng cảm giống như em bé trong truyện để sau này có thể trở thành người có ích cho xã hội

hok tot nha!

9 tháng 10 2016

+ Lần thứ nhất: Cậu đã hóa giải lời đố của viên quan bằng chiêu thức “gậy ông lại đập lưng ông” bằng cách hỏi lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”, dồn đối phương vào thế bí. Sự đối vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vị, khiến viên quan phải há mồm sửng sốt.

+ Lần thứ hai: Cậu bé đã hóa giải bằng cách “tương kế tựu kế” đưa nhà vua và cận thần vào “bẫy” của mình để cho ra sự vô lí: giống đực thì không thể đẻ con.

+ Lần thứ ba: Cậu đã hóa giải lời thách đố của nhà vua bằng cách đưa ra điều kiện phải rèn chiếc kim thành dao xẻ thịt thì mới có thể làm thịt một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn; dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng không thực hiện được.

+ Lần thứ tư: Trong lúc các đại thần vò đầu suy nghĩ không ra thì cậu bé vừa đùa nghịch, vừa đọc bài đồng dao để chỉ ra cách giải bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân gian - (kiến mừng thấy mỡ).

- Đây là lần giải đố thú vị nhất, vì câu đố oái ăm, sự đấu trí không phải ở phương diện cá nhân mà là uy tín danh dự cho cả dân tộc, một lời giải có thể “cứu nguy cho cả hàng ngàn người” - Thế nhưng thái độ của người giải đố lại hết sức nhẹ nhàng tỉnh bơ, mà lời giải rất độc đáo bất ngờ.

Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã dùng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức dưới đây?

A. Tạo tình huống mâu thuẫn                   B. Giải những câu đố,thách đố

C. Tạo tình huống hài hước                     C. Cả ba cách trên

10 tháng 10 2016

cảm ơn bạn nha

23 tháng 10 2016

Trí Thông Minh Con Người

Cậu Bé Tài Trí