K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

C

28 tháng 12 2021

C nhé

 

28 tháng 12 2021

C

4 tháng 8 2021

C

đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha): I. Trắc nghiệm (4 điểm)1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:a. Làm cho dân được giàu có, ấm nob. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹpc. Thương dân, trừ bạo ngược2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa...
Đọc tiếp

đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha):

 

I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:

a. Làm cho dân được giàu có, ấm no

b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp

c. Thương dân, trừ bạo ngược

2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ

b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng

c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác

d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do

3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?

a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa

b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp

c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa

d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa

4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?

a. Hành động hỏi

b. Hành động trình bày

c. Hành động cầu khiến

d. Hành động bộc lộ cảm xúc

5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?

a. Học phải theo mục đích chân chính

b. Học phải đi đôi với hành

c. Phải làm theo điều được học

d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất

6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?

a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn

b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép

c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi

d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi

II. Tự luận (6 điểm)

1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)

2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)

Đáp án và thang điểm

I. Phần trắc nghiệm

123456
cadabc

II. Phần tự luận

1.

Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:

Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?

→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)

→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)

2.

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)

   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)

   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)

 

   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)

 

3.

Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)

   - HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)

   - HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:

      + Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)

0
20 tháng 2 2021

con cho điên

Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?A. Lục bátB. Thất ngôn bát cúC. Song thất lục bátD. Tám chữCâu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạngB. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa PhủC. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạngD. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)Câu 3:...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Song thất lục bát

D. Tám chữ

Câu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạng

B. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ

C. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng

D. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây đúng với nội dung sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”?

A. Bức tranh thiên nhiên u ám

B. Một thế giới rực rỡ sắc màu, âm thanh rộn ràng, tràn trề nhựa sống

C. Một không gian ngột ngạt, khó chịu

D. Cảnh rừng núi hưu quạnh, âm u

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”?

A. Buồn bực vì tiếng chim tu hú kêu

B. Nhớ mong da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

C. Muốn vượt ngục để trở về với gia đình

D. Ngột ngạt, uất ức, khao khát được tự do

Câu 5: Trong bài thơ “ Khi con tu hú”, hình ảnh nào được lặp lại hai lần?

A. Nắng đào

B. Lúa chiêm

C. Con tu hú

D. Diều sáo

Câu 6: Ở bài “ Tâm tư trong tù” ( Tố Hữu viết trong những ngày đầu bị giặc bắt giam) có đoạn:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

Đoạn thơ trên gợi ta liên tưởng đến đoạn nào của bài “ Khi con tu hú”?

A. Đoạn 1

B. Đoạn 2

Câu 7: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác Hồ trong nhà lao của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc

B. Khi Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp

C. Khi Bác Hồ mới về nước, Người sống và hoạt động ở Cao Bằng

D. Khi Bác Hồ hoạt động ở Tân Trào

Câu 8: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn tứ tuyệt

D. Tự do

Câu 9: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là gì?

A. Hào hùng, bay bổng

B. Buồn thương, phiền muộn

C. Dằn vặt, uất ức

D. Đùa vui, dí dỏm, khỏe khắn, tự nhiên

Câu 10: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?

A. Bình tĩnh, chủ động trong mọi hoàn cảnh

B. Ung dung, lạc quan trước mọi gian lao, khó khăn của cuộc sống cách mạng

C. Tiết kiệm mọi thứ để phục vụ kháng chiến

D. Phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống thiếu thốn để làm cách mạng

1
8 tháng 3 2022

1a 2b 3b 4d 5c 6b 7c 8c 9d 10b

26 tháng 3 2020

Bài " Ngắm trăng " của Hồ Chí Minh

Bài Ngắm trăng

26 tháng 2 2021

1. Lúc đó, tác giả đang trong nhà tù nhưng tâm ở ngoài nên tác giả cảm nhận mùa hè đang dậy trong lòng qua tiếng chim tu hú

2.  Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ mỗi lần nghe âm thanh tiếng chim tu hú có nét khác biệt. Nếu như ở phần đầu bài thơ, tiếng chim tu hú cất lên gợi nhớ một bức tranh thiên nhiên mùa hạ rộng lớn, rực rỡ, rộn rã sức sống khiến cho tâm trạng người tù phấn chấn, náo nức thì ở cuối bài thơ, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

3. Tác giả thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng, muốn được ra ngoài để tìm về tự do

17 tháng 3 2020

Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ ‘Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh. 

Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:

 Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

 Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:

Làm trai đứng giữa đắt Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.

Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.