K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2019

cho hỏi bar k là gì hả anh

mà nghe nói Khá Bảnh bị bắt rồi cơ mà
 

12 tháng 7 2023

Vâng, văn 12 thôi ạ

11 tháng 7 2023

 có dạy 2k10 ko anh zai

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng, mĩ lệ của Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm."

Như ở trên đã thấy, cách tả cảnh của Quang Dũng đã lạ mà đến đây, cách tả người càng lạ hơn. Thơ ca thời kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài thơ "Đồng chí" đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

Còn ở đây, nhắc đến hình ảnh "Đoàn binh không mọc tóc", tác giả đã gợi lại hình ảnh anh "vệ trọc" một thời. Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt: những con suối độc, những trận sốt rét rừng đã làm cho người lính xanh xao, rụng tóc. Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản. Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫn ngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: "không mọc tóc" chứ không phải là "tóc không mọc". "Không mọc tóc" có vẻ như là không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc… thể hiện thái độ coi thường gian nguy, vượt lên hoàn cảnh của người lính Tây Tiến.

 

Ba tiếng "dữ oai hùm" đặt cuối câu giống như tiếng dằn rất mạnh, khẳng định ý chí ngút trời, tinh thần chiến đấu sôi sục của người lính. Câu thơ giống như cái hất đầu đầy kiêu hãnh, ngạo nghễ người lính Tây Tiến thách thức gian khổ, chiến thắng gian khổ, trở thành người anh hùng. Trong bài thơ có một cái tên thành thị, hoa lệ: Hà Nội, nhưng đó không phải là một cái mốc có thật trên đường Tây Tiến mà ở đây trở thành một mốc của độ cao bởi giấc mơ kia chính là một đỉnh điểm. Câu thơ diễn tả tinh tế chân thật tâm lý của những người lính ra đi từ thủ đô. Hình ảnh Hà Nội và dáng kiều thơm hiện về trong đêm mơ không làm cho họ nản lòng, thối chí mà ngược lại là nguồn động viên, cổ vũ đối với các chiến sĩ. Một thoáng kỉ niệm êm đềm trong sáng ấy đã tiếp sức cho họ trong cuộc chiến đấu gian nan. Nó là động lực tinh thần giúp người lính băng qua những tháng ngày chiến tranh gian lao của đời mình.

Bốn câu thơ tiếp theo, tác giả nhìn thẳng vào cái bi nhưng đem đến cho nó một vẻ hào hùng lẫm liệt và sang trọng:

 

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Những từ Hán Việt cổ kính trang trọng "biên cương", "viễn xứ" đã làm cho những nấm mồ chiến sĩ được vùi lấp vội vàng nơi rừng hoang biên giới cũng trở thành những nấm mồ chí tôn nghiêm. Cái bi của câu trên được câu dưới nâng lên thành bi tráng bởi nhân cách của người đã chết "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Đời xanh tuổi trẻ biết bao nhiêu là hoa mộng nhưng họ vui vẻ hiến dâng cho tổ quốc. Họ đi vào cái chết như đi vào một giấc ngủ nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng. Nếu người tráng sĩ ngày xưa với hình ảnh "da ngựa bọc thây" đầy vinh quang thì người lính tây tiến với hình ảnh "áo bào thay chiếu" đầy sức mạnh ngợi ca. Thực tế, những người lính gục chết trên chiến trận nhiều khi manh chiếu cũng không có, huống chi là "áo bào". Nhưng thái độ trân trọng, yêu thương cùng cảm hứng lãng mạn đã tạo ra ở Quang Dũng một cái nhìn của chủ nghĩa anh hùng cổ điển trước cái chết của người lính. Trong cách nhìn ấy, cái chết của người lính Tây tiến không chìm trong cái lạnh lẽo như trong thơ của Đặng Trần Côn: "Hồn tử sĩ gió ù ù thổi" mà được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

 

Câu thơ vang dội như một khúc nhạc kì vĩ. Âm hưởng bi hùng của khúc chiêu hồn tử sĩ dội lên từ chữ "gầm". Thiên nhiên đã tấu lên khúc nhạc dữ dội, oai hùng của nó, vừa là để đưa tiễn hồn người chiến sĩ về nơi vĩnh hằng, vừa nâng cái chết lên tầm sử thi hoành tráng. Các anh ra đi và lại trở về với đất mẹ, về với những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống, là tiếp nối truyền thống cha ông. Và phải chăng tiếng gầm của dòng sông Mã cũng chính là tiếng lòng của người còn sống? Bởi cái chết của đồng đội không làm họ chùn bước mà chỉ làm tăng thêm lòng quả cảm và chí căm thù.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/phan-tich-chan-dung-nguoi-linh-tay-tien#anc1542767443729

3 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

 

Tây Tiến là bài thơ hay nhất của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ tuyệt bút về “anh bộ đội Cụ Hồ” trong kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là nhà thơ chiến sĩ, vừa cầm súng đánh giặc, vừa làm thơ. Ông viết về đồng đội, về đoàn binh Tây Tiến thân yêu của mình. Thơ Quang Dũng nóng bỏng hào khí chiến trường.

Sau một thời gian xa đơn vị và đồng đội, ông viết bài thơ Tây Tiến này vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một địa điểm bên bờ sông Đáy hiền hoà. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ và niềm tự hào đối với đoàn binh Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây Bắc xa xôi. Đó là nỗi nhớ “chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài Tây Tiến, đã khắc họa khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

(…)

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm dộng. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc". Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phản ánh cái khốc liệt của chiến trường:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tình thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ – Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) — Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “tì hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết nên một câu thơ rất hay: "Quân xanh màu lá dữ oai hùm”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ.

Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật… muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc. “Mắt trừng” – hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới" – mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến công nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Lại có những giấc mơ đẹp. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà hành “xếp bút nghiên theo việc đao, cung”, giàu lòng yêu nước, phong độ hào hoa: “Từ thuở mang gươm đi giữ nước – Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Văn Nghệ). Sống giữa núi rừng miền Tây, gian khổ, ác liệt, cái chết bủa vây, lửa đạn mịt mù, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội. Quên sao được những hàng me, hàng sấu, nhưng phố cũ trường xưa, “Những phố dài xao xác hơi may?”… Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thương yêu, những “dáng kiều thơm" từng hò hẹn. Hình ảnh “dáng kiều thơm" trong câu thơ của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng dưới ngòi bút nhà thơ – chiến sĩ nó trở nên có hồn, đặc tả chất lính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc.

Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ "giếng nước gốc đa”, nhớ mái nhà tranh, nhớ ruộng nương…; trong thơ Hồng Nguyên là nỗi nhớ “người vợ trẻ – Mòn chân bên cối gạo canh khuya”, … thì người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ gắn liền với “mộng” và “mơ”. Mộng lập chiến công, mơ “dáng kiều thơm”. Hữu Loan trong bài thơ Màu tím hoa sim cũng viết rất hay về nỗi nhớ của người lính chống Pháp:

Từ chiến khu xa

Nhớ về ái ngại

Lấy chồng thời chiến tranh

Mấy người đi trở lại

Lỡ khi mình không về

Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê…

Viết về “ruộng’’ và “mơ” của người chiến binh Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của đồng đội. Đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung “anh bộ đội Cụ Hồ” xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong chín năm kháng chiến chống Pháp.

Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sĩ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh" là: trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…” những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí khí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ “Chiến truờng đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Quang Dũng ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy:

Áo bào thay chiếu anh vế đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Các tráng sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm “áo bào” bình dị ấy: “anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Anh ra trận giết giặc vì quê hương. Anh ngã xuống là: “về đất”, nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không dùng từ “chết”, từ “hy sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Người chiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. “Anh về đất” bằng tất cả tấm lòng chung thủy của người chiến sĩ. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” giữa núi rừng miền Tây như tiếng kèn trong bài “Chiêu hồn liệt sĩ” tống tiễn linh hồn liệt sĩ về nơi an giấc ngàn thu. Câu “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một câu thơ hay vì gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng, đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Phong cách ngôn ngữ của Quang Dũng rất đặc sắc, bên cạnh những từ ngữ bình dị đời lính như: gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, chiếu, gầm lên… lại có một số từ Hán Việt như: mộng, mơ, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành – nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng, cái bình thường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạn từ vần thơ tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử.

Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có hồn”. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến mãi mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.



 

Việt Nam 5-0  Brunei

24 tháng 11 2019

4-0,chắc vậy

3 tháng 3 2016

Cụ Mết: Là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất n­ước đứng lên còn trư­ờng tồn cho đến hôm nay”. 

Cụ như­ một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thư­ớc như­ xư­a, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ng­ược, ở trần, ngực căng như­ một cây xà nu lớn. Một con ng­ười trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.

Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói đ­ược). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, c­u mang đùm bọc, tình nghĩa.

Cụ Mết là khuôn mẫu của ng­ời già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu n­ước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

Tnú: Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con ng­ười có nhiều phẩm chất đáng quý.

Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm đ­ược giác ngộ cách mạng, một con ng­ười gan góc, trung thực.Dũng cảm, kiên c­ường, trung thành với cách mạng.

Ngoài tình thư­ơng vợ con, Tnú còn là ngư­ời nặng tình với buôn làng.

Tnú cũng chịu bao đau thư­ơng d­ưới bàn tay tội ác của kẻ thù.

Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.

Dít: Có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.

Một cán bộ Đảng trẻ, có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp.

Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, t­ượng tr­ng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man.

Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)           Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách. Câu 2: (5.0 điểm)           - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn...
Đọc tiếp

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

          Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.

Câu 2: (5.0 điểm)

          - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…

          - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

          - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…

          - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?

          - Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú?

           Lát lâu sau mụ lại nói tiếp:

          - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

          - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? – Đột nhiên tôi hỏi.

          - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

(Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu,

Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, tr.76)

          Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, anh/chị cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

51
[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng...
Đọc tiếp

[NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]

loading...

Đây là kinh nghiệm cá nhân của anh POP trong giai đoạn nước rút học môn Ngữ văn ôn thi THPTQG. Các em có thể tham khảo!

1. Ôn lại thật kĩ các kiến thức Tiếng Việt: từ loại, biện pháp tu từ, nghệ thuật,... để làm đọc hiểu.

2. Ôn lại các thể loại thơ, truyện, văn đồng thời là đặc điểm của chúng.

3. Với phần Nghị luận xã hội, cố gắng tập viết gãy gọn đi thẳng vào vấn đề, vào trực tiếp sẽ giúp mình không bị lố dung lượng cho phép. Tất nhiên với mỗi đoạn văn cần có 1-2 điểm sáng, có thể là nêu số liệu hoặc nêu ví dụ, dẫn chứng đời sống vào văn học thì không hề thiếu.

4. Nghị luận văn học: Thường sẽ không học các tác phẩm ra vào 2 năm gần đây (2021 và 2022), không học tác phẩm ra đề minh hoạ, không học các tác phẩm đọc thêm và tác phẩm nước ngoài. Tức là loại bỏ được các bài Sóng (Đợt 1 năm 2021); Tây Tiến (đợt 2 năm 2021); Chiếc thuyền ngoài xa (năm 2022); Việt Bắc (Đề minh hoạ 2023); Rừng xà nu (Tác giả có tư tưởng không tốt liên quan chính trị, trong phần giảm tải); Đàn Ghita của Lorca (GDTX không học); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (giảm tải) và Số phận con người, Ông già và biển cả,...(các tác phẩm nước ngoài).

Như vậy các tác phẩm có thể ra thi NLVH năm nay:

- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) (Top 1 quan trọng vì thật ra những năm nay Việt Nam đang tuyên truyền lại tinh thần yêu nước về mọi mặt thông qua thể thao, chính trị, các cuộc thi hoa hậu,...)

- Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

- Vợ nhặt (Kim Lân) (Mọi người nghĩ rằng đây là tác phẩm ra đề minh hoạ 2022 khả năng cao không ra nhưng mà tác phẩm này vẫn có khả năng thi rất cao, đặc biệt nếu bộ phận những người ra đề ở khu vực miền Bắc)

Đây chỉ là những phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm cá nhân, các tác phẩm loại trừ vẫn có thể ra thi ở một trích đoạn khác. Tuy nhiên vẫn nên ôn 5 tác phẩm trên nhiều hơn, đặc biệt là bài Đất nước (mới hôm bữa POP đi ngang qua đường Nguyễn Khoa Văn ở Huế, mà cụ Nguyễn Khoa Văn là cụ ông thân sinh của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm)

Dù là tác phẩm nào các cháu cũng nên ôn kĩ về tác giả (một số nét nghệ thuật tiêu biểu, mệnh danh của tác giả,...), tác phẩm (vị trí, hoàn cảnh sáng tác, những mệnh danh của tác phẩm,...), nội dung và nghệ thuật, tìm thêm được các tư liệu liên hệ từ các tác phẩm khác thì sẽ rất tuyệt.

5. Một số kênh các cháu có thể vào học Ngữ văn nước rút, tìm kiếm tư liệu đồng qua việc chủ động ghi chép hoặc thụ động nghe.

a. Facebook

- Thưởng thức sách: https://www.facebook.com/thuongthucsach

- Học văn chị Hiên: https://www.facebook.com/VanhocMH

- Mochi's Garret - Gác xép văn chương: https://www.facebook.com/xinchaotolamochi

b. Youtube

- Triệu Nguyễn Huyền Trang: https://www.youtube.com/@TrieuNguyenHuyenTrang95

- Cô Trần Thuỳ Dương: https://www.youtube.com/@CoTranThuyDuong

c. Tiktok

- Xóm trọ văn chương: https://www.tiktok.com/@xomtrovanchuong?_t=8dQUGCDCMe9&_r=1

- Lê Quang Toàn: https://www.tiktok.com/@lbv.btqvn?_t=8dQUI6BVtZq&_r=1 (Đây là kênh tiktok của một bạn nam HSG môn Ngữ văn sinh năm 2005, đã đâu ĐHSP Huế dựng nên)

Phía trên là một số điều cần biết trong giai đoạn nước rút ôn thi THPTQG môn Ngữ văn cho 2k5 nhé! Chúc các em sẽ đạt được điểm cao. Cần gì cứ ib cho anh qua fb https://www.facebook.com/profile.php?id=100076127207635 

 

11

Đây là kinh nghiệm của riêng em khi đi thi Văn lớp 12. Điều đặc biệt chú ý là luôn giữ bình tĩnh nha. Dù có trúng "tủ" hay không thì vẫn phải bình tĩnh gạch ý ra trước ( những điều mình nhớ và suy nghĩ đầu tiên bật ra trong đầu khi mình đọc đề ). Viết ngắn gọn cấu trúc làm bài ra tờ giấy ví dụ NLVH sẽ bao gồm mở, thân, kết. Trong phần làm thân cần đầy đủ các ý như giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu nội dung yêu cầu đề bài và đưa nhận định nếu có). Những thứ tưởng như hết sức đơn giản vậy thôi mà khi thi rất dễ mất điểm đó. Với cả khi có người xin giấy trong phòng thì cứ bơ đi mà tập trung làm bài, không có gì áp lực về số trang Văn mình viết được cả. Làm bài có thế nào cũng nên dành ra 3 - 5 phút trước khi đánh trống hết giờ để kiểm tra lại bài nhé. Có những lỗi ngớ ngẩn khó lường lắm ( bạn chị từng viết nhầm PTBĐ là Tự luận may mà phút cuối giờ nhìn lại đã sửa kịp thành đáp án đúng là "Nghị luận" không thì suýt bay 0,5 vô cùng quý giá). Một điều quan trọng nữa dù có "tủ" thì các bài khác cũng phải nắm được đại ý đến 70% nha. Bộ thường có nước đi không ngờ tới lắm, thậm chí cũng cần chú ý cả tiểu tiết trong tác phẩm ( năm ngoái bài CTNX có hỏi vào một tiểu tiết có nhiều học sinh không nhớ nó có trong bài ). Cuối cùng là chúc các em tự tin dành được kết quả cao nhất trong kì thi quyết định này nhé. 

P/s: Nhả vía 9+ Văn thi THPTQG cho mọi người nha

24 tháng 6 2023
https://youtu.be/QGsVVDKHSS8Bạn mình (9+ Văn) recommend các em xem video này =))) 
Hello!Chúng tôi mời các bạn tới một project mới từ Bingbe mà chúng tôi muốn bạn tham giaSorry vì lời mời đột ngột nhưng mà do khi chúng tôi liên tục tạo project này thì nó luôn luôn mất khi chúng tôi tải lại trangChúng tôi nghĩ đó là do không có ai làm bạn với người điều hành project nên anh ấy/ cô ấy không mời ai vào được cả!Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ và truyền cảm hứng cho mọi...
Đọc tiếp

Hello!

Chúng tôi mời các bạn tới một project mới từ Bingbe mà chúng tôi muốn bạn tham gia

Sorry vì lời mời đột ngột nhưng mà do khi chúng tôi liên tục tạo project này thì nó luôn luôn mất khi chúng tôi tải lại trang

Chúng tôi nghĩ đó là do không có ai làm bạn với người điều hành project nên anh ấy/ cô ấy không mời ai vào được cả!

Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ và truyền cảm hứng cho mọi người làm bạn với người điều hành!

Hy vọng các bạn sẽ làm bạn với anh ấy/ cô ấy!

The Killer(bạn của người điều hành)

Oh, mà này, các bạn có biết cách đăng nhập vào Bingbe không?

Dễ í mà! Chỉ việc làm theo chỉ dẫn của tôi:

Các bạn tìm tên của bạn cùng avt của bạn góc bên tay phải của bạn phía trên, ngay cạnh chữ "mua thẻ học" đấy!(với những người không mua vip)

Các bạn tìm chữ "trang cá nhân Bingbe" rồi gõ tài khoản và mật khẩu của bạn ở trang olm này

Hãy tìm "The Maker" thật nhanh(!)vì anh ấy/ cô ấy vừa mới đăng câu hỏi hay thông báo này và kết bạn với T.M

Night Hunter(T.M ver. negative)

HEY!LUẬT RẤT ĐƠN GIẢN VÀ RẤT KHÓ!

CÁC BẠN CHỈ CẦN LÀ MỘT NGƯỜI GIỎI TIẾNG ANH HOẶC ÂM NHẠC HOẶC CẢ HAI GHÉP VÀO NHAU!

Xin lỗi, quên tắt phím Capslock...

Test 1: Các bạn sẽ phải làm một bài hát bằng tiếng anh với chỉ một câu nói, thường thì các bài hát sẽ chỉ dài 2 phút tương đương với 2/3 tờ giấy vở viết của bạn nên không lo, nếu thấy khó quá, T.M sẽ cho bạn thêm 5 câu ví dụ nữa

Test 2: Test này hơi nâng cao xíu, ai làm được T.M sẽ cho làm Lớp Hoàng Gia(sẽ giải thích sau khi các bạn làm theo văn bản này)

Các bạn làm một bài hát bằng tiếng Mỹ và dài 5 phút với chỉ MỘT CÂU DUY NHẤT 

Các bạn vẽ trong trí tưởng tượng

này,nếu điều đó quá khó thì thui, tui không trách, nhưng nếu ko tham gia thì làm ơn cũng cho tui bít vì sao nó dont work đi chớ!!

khổ quá!giúp người có tài năng đê!làm việc tốt đê mấy man!!

việc tham gia là ko bắt buộc

The Maker

Vậy hy vọng các bạn sẽ vui lòng giúp chúng tôi!

Người điều hành(full name)

The Maker Storia Mc Author

0
27 tháng 2 2023

Mình từng ngồi thẩn thờ để suy nghĩ về việc mình tồn tại trên thế giới này. Khi đó mình mới nhận ra rằng thời gian đã "đóng góp" rất nhiều cho việc mình lớn lên và trưởng thành đến bây giờ. Từ những cú ngã khi bập bẹ, lần đầu tập đi xe hay những khoảnh khắc mình bên những người mình yêu thương và cả những lúc mình lủi thủi một mình, chìm đắm trong những suy tư, thế giới mơ mộng mà chính mình dựng nên. Tất cả đều có mặt của "thời gian". Khi mọi người ai cũng tất bật trong sự hối hả của cuộc sống, chỉ số ít chọn dừng lại và ngoảnh lại xem chuyện gì đang xảy ra. Thì mình là người đó. Mình đã từng cảm thấy thời gian trôi qua chỉ là những tháng ngày vô nghĩa. Và dường như chính nó đang dần dần giết chết cái tôi bên trong bằng những sự dằn vặt và hối tiếc trong sự hoài niệm. Khi ngày và đêm mình chẳng thể nào phân biệt được, sự lạnh lẽo của con người cứ thế mà "vả" vào mặt mình từng hồi. Ngày từng ngày cứ lặp đi lặp lại trong sự tẻ nhạt và chán chường. Hẳn thời gian là thuốc độc. Bởi nó đang từ từ hủy hoại mình, làm cho cảm giác như sẽ không bao giờ có ngày mai nữa. Thế nhưng, trong giai đoạn cách ly tại nhà - năm 2021 ấy, mình đã quyết định lấy độc trị độc. Và có lẽ thời gian đó chính là thuốc giải cho những bế tắt của mình trước đây. Mình đã dành nhiều thời gian để nhìn sâu vào bên trong bản thân hơn, yêu chính mình hơn và hơn hết mở rộng cái nhìn về những ý kiến cá nhân hơn. Khi đó mình nhìn thấy được chính mình trong những câu chuyện của người khác, mình được đồng điệu, thấu hiểu và đôi khi là được an ủi trong những "chiếc" bình luận "cảm ơn vì đã ở lại" hay đơn giản là "ôm cậu một cái". Người ta bảo "thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương" nhưng liệu bạn có dũng cảm để đối mặt với sự đau đớn mà thời gian gây ra không? Chả có khi nào trị thương mà không đau cả, vết thương này lành đi cũng chính là minh chứng cho việc chữa lành đã thành công và chúc mừng bạn đã vượt qua nó. Thời gian là chính thuốc nhưng là thuốc gì thì còn tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người. Tất cả mọi thứ như vỡ lẽ ra, mình đã bước chân ra khỏi chai thuốc độc mang tên thời gian, thay vào đó mình bước chân sang một nơi mới - đó là sự giải thoát của chính thời gian dành cho mình.

28 tháng 2 2023

 "thời gian là phép chữa lành, nhưng cũng là thứ độc dược. thời gian khiến ta nghĩ mình đã hồi phục, nhưng thật ra vết thương vẫn rỉ máu không ngừng."

just remind me of this =))