K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

Giang ngồi cạnh em. Người gầy và nhỏ bé. Mùa đông, bạn chỉ có một cái áo bông cũ, chân đi dép lê, chẳng có tất, có mũ gì cả. Cái mũ len đỏ mà Giang đang đội là quà thầy Thân dạy thể dục mua tặng.
 
Mẹ Giang mất đã sáu năm. Bố Giang là thương binh cụt chân phải. Hiện là bảo vệ cho Công ty xây dựng nhà ở. Giang còn một đứa em trai lên 7 tuổi đang học lớp 1. Giang cho biết: Ngày nào ba bố con cũng dậy sớm nấu cơm ăn trước khi đi học, đi làm; trưa thì hai anh em ăn cơm nguội; tối về mới được ăn cơm nóng.
 
Chúng em đã đến chơi nhà Giang hai ba lần. Một ngôi nhà cấp 4, cửa bằng gỗ thông. Một cái giường đôi bằng gỗ tạp. Một cái giường sắt cá nhân. Bàn học của hai anh em Giang được ghép bằng gỗ dán làm bao bì mà bố Giang xin được. Chẳng thấy đồ đạc gì đáng tiền. Anh em Giang muốn xem ti vi phải sang xem nhờ nhà bà Cải ở phía trước. Sau khi mẹ Giang ốm kéo dài, rồi mất, đến nay bố Giang vẫn chưa trả hết nợ cho bà con.
 
Rất lạ là không bao giờ Giang than phiền hay kêu ca một điều gì. Nhà cách trường hai cây số, Giang đi bộ, ngày nắng cũng như ngày mưa, bạn không bao giờ nghỉ học và đi muộn.
 
Giang học khá, học đều các môn. Chữ viết đẹp và cẩn thận. Sách vở được bọc, không quăn mép. Giang hiền lành, ít nói, khiêm tốn và chu đáo trong các giờ học, môn học. Thầy cô giáo nào cũng thương và khen Giang học chăm và ngoan. Giang cười bẽn lẽn như con gái, rất nhiệt tình giúp đỡ bạn bè trong học tập, trong lao  động.
 
Năm nào Giang cũng được phần thưởng "Học sinh vượt khó, học giỏi". Mới đây, cô Vân hiệu phó cho Giang một bộ quần áo mới. Giang tâm sự với các bạn: "Để dành đến Tết mới mặc".
 
Giang vẫn thường đến nhà em chơi. Ông em, mẹ em vẫn khen: “Thằng bé gầy gò, ngoan, dễ thương lắm...”.

7 tháng 12 2017

Ngay bên cạnh nhà em có một bạn nhỏ làm em rất khâm phục về tinh thần và ý chí vươn lên trong học tập. Đó là bạn Hoa, năm nay bạn ấy cũng học lớp Bốn như em.

Nhà Hoa có hai anh em. Hoa học lớp Bốn còn anh trai thì học lớp Sáu. Bố bạn ấy là công nhân cơ khí nhưng do bị tai nạn lao động nên phải ở nhà không đi làm được nữa. Cả nhà chỉ trông vào có mình mẹ Hoa. Mẹ bạn ấy bán rau ngoài chợ nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Vì vậy, mới học lớp 4 nhưng hai anh em Hoa đã biết làm mọi việc trong nhà và còn phụ mẹ đi bán hàng vào những hôm nghỉ học. Hoa có dáng người nhỏ bé nhưng rất nhanh nhẹn. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng năm nào bạn cũng được đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Hoa học giỏi cả Toán và Tiếng Việt. Bạn ấy viết chữ rất đẹp, vì vậy năm nào cũng được cô giáo cử đi thi vở sạch chữ đẹp và đều được giải cao. Em thường sang nhà bạn ấy để cùng học. Khi có những bài tập khó, không hiểu em đều được bạn ấy giảng giải tận tình. Hoa còn thường xuyên phải mặc áo cũ do mọi người trong xóm cho. Nhất là khi mùa đông tới bạn ấy không có nhiều áo ấm để mặc ngoài chiếc ao bông cũ. Hoa nói với em rằng, mẹ bạn ấy cũng bảo mua áo mới cho nhưng bạn ấy không chịu. Vì thương mẹ vất vả sớm hôm một mình nuôi con con ăn học nên bạn ấy rất tiết kiệm. Đồ dùng học tập luôn được Hoa gìn giữ cẩn thận để khỏi phải mua nhiều lại tốn tiền của mẹ. Đã bốn năm học mà bạn ấy cũng chỉ dùng một cái cặp sách. Mặc dù vậy, bạn Hoa không bao giờ buồn phiền vì điều đó, bạn ấy luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bạn ấy nói:” Vì thấy mẹ vất vả nên càng phải cố gắng học thật giỏi để sau này có thể giúp đỡ mẹ thật nhiều,

Em nghe Hoa nói mà cảm thấy rất phục bạn ấy. Em cũng tự nhủ phải cố gắng trong học tập và ngoan ngoãn để bố mẹ em vui lòng.

11 tháng 3 2018

l;skfedhn;k aiyh mla[ hursdknla[t4 9ha

odaiFEm lwehNF V;DFPJ

1 tháng 11 2017

Trong cuộc sống, ai mà chẳng có ước mơ. Riêng em, ước mơ cháy bỏng của em là trở thành một bác sĩ giỏi. Ước mơ này đã có từ khi em còn học lớp 3.

Hồi ấy, trong một buổi chiều hè, em bị sốt, mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh. Em nhớ rất rõ hình ảnh người bác sĩ đã khám bệnh cho em. Bác sĩ ấy mặc chiếc áo bờ-lu trắng, đầu đội mũ trắng. Đặc biệt là đòi mắt hiền từ ẩn trong đôi kính trắng, những cử chỉ tận tụy của người bác sĩ đã để lại trong lòng em những ấn tượng khó quên. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị, em bỗng ao ước sau này mình trở thành một bác sĩ giỏi. Ước mơ đó đã làm em phấn chấn tinh thần, dường như em đã quên hết bệnh tình của mình. Bác sĩ khám bệnh và ghi toa thuốc cho em xong, bác dặn dò em cần uống thuốc đúng liều, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Trước khi tiếp tục công việc của mình đối với bệnh nhân khác, bác sĩ không quên nụ cười thân thiện dành cho em và lời dặn dò ân cần để em chóng khỏi bệnh.

Được tiếp xúc với người thầy thuốc đầy lòng nhân ái, nét mặt em như vui hẳn lên. Thấy thế, mẹ em hỏi:

- Con thấy đỡ mệt rồi phải không? Có việc gì mà em cảm thấy vui như thế? Em liền kể cho mẹ nghe về ước mơ của mình:

- Con ước mơ trở thành người bác sĩ giỏi.

Mẹ hỏi tiếp:

- Nếu sau này ước mơ của con sẽ thành hiện thực thì con có tận tâm với nghề nghiệp và có yêu thương người bệnh không?

Em trả lời với mẹ một cách phấn khởi:

- Có mẹ ạ! Con sẽ tận tâm với nghề nghiệp vì đây là nghề thầy thuốc, liên quan đến sinh mạng con người. Và con sẽ hết lòng thương yêu bệnh nhân như người bác sĩ đã khám bệnh cho con.

Mẹ em rất vui vì em có một giấc mơ đẹp. Mẹ khuyên em phải ra sức học tập và rèn luyện sức khỏe để đạt mơ ước của mình.

Em thầm mong ước mơ của em được trở thành hiện thực. Em cũng tự nhủ: Không có một thành công nào tự đến mà không có sự chăm lo học tập, kiên trì rèn luyện và hướng tới tương lai.

1 tháng 11 2017

Con người sinh ra trên đời ai cũng có những ước mơ cho riêng mình, và em cũng vậy, em luôn nuôi dưỡng trong mình những ước mơ, tuy nhỏ nhưng đối với em nó vô cùng có ý nghĩa. Em cũng biết ở cuộc sống thực không thể xuất hiện bà Tiên, ông Bụt, không có một sức mạnh siêu nhiên nào có thể giúp em thực hiện được những giấc mơ đó nên em nghe lời bố mẹ, thầy cô ra sức học hành, phấn đấu để tự mình thực hiện được ước mơ của riêng mình. Em có nhiều ước mơ lắm, nhưng ước mơ lớn nhất của em chính là có thể trở thành một bác sĩ.

Trong tiềm thức của em thì bác sĩ là một người vô cùng vĩ đại, vì bác sĩ chính là người chữa trị cho tất cả mọi người khi bị ốm đau, bệnh tật. Mọi người ai cũng sẽ bị ốm nhưng chỉ cần có bác sĩ thì căn bệnh sẽ được chữa khỏi tức thì. Em thấy nghề bác sĩ thật kì diệu, đã có lần em bị ốm nặng, ho nhiều, người thì rất khó chịu. Bố mẹ đã đưa em đi đến bác sĩ, sau khi được bác sĩ thăm khám và cho uống thuốc thì em đã đỡ rất nhiều, không còn khó chịu như lúc trước nữa, vài ngày sau thì em đã khỏi ốm. Vì vậy mà em thấy những người bác sĩ như những ông Tiên trong truyện cổ tích vậy, dùng phép màu mang lại hạnh phúc cho những người gặp khó khăn.

Mẹ em nói “Lương y như từ mẫu”, ban đầu em không hiểu lắm nhưng nay em đã hiểu, câu tục ngữ nhấn mạnh vai trò và đạo đức của người bác sĩ, đó chính là sự quan tâm, chăm sóc tận tình bệnh nhân như chính người mẹ của mình vậy. Một lí do khác mà em muốn trở thành bác sĩ, đó chính là em muốn giúp đỡ cho các bạn, các bác, các cô nghèo nhưng không có tiền đi bệnh viện. Những người đó vô cùng đáng thương vì dù bệnh nặng đến đâu cũng chỉ có thể tự mình cắn răng chịu đựng, không có tiền đi khám khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn.

Em sẽ nỗ lực, cố gắng học tập thật tốt để có thể trở thành một người bác sĩ giỏi. Khi đã có đủ năng lực thì em sẽ giúp cho mọi người chữa bệnh, giảm đi những đau đớn cho họ và khiến cho cuộc sống của con người thêm phần tươi sáng, hạnh phúc hơn. Để thực hiện được ước mơ của mình sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng khi còn có mơ ước thì em sẽ cố gắng thực hiện đến cùng.

16 tháng 11 2021

Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.

Bết-tô-ven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bết-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.

Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.

Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bet-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.

4 tháng 6 2018

Cạnh nhà em là gia đình một bác hàng xóm đã nghỉ hưu. Bác tên là Hậu, bác tuy năm nay đã gần 60 tuổi nhưng bác vẫn còn nhanh nhẹn và tinh tường mọi thứ. Sáng nào em đi học cũng thấy bác đã dậy sớm đi chợ về trên tay bác là cái làn với đầy đủ thức ăn hoa quả cho một ngày. Hôm nào em chào bác bác cũng cười thật tươi với mẹ con em.Nụ cười ấy thật hiền từ và phúc  hậu. Bác có mái tóc dài nhưng đã điểm những sợi tóc bạc lốm đốm, bác thường búi tóc đằng sau rất gọn gàng. Người bác hơi đậm và cao, bác bước đi chậm rãi nhưng chắc chắn. Da bác đã điểm những nốt đồi mồi màu nâu nhưng vẫn để lộ ra đôi mắt hiền từ. Mỗi khi bác cười là đôi mắt ấy lại nheo lại và hiền từ phúc hậu làm sao.

Điều em yêu quý nhất ở bác là bác rất hiền lành và không bao giờ quát mắng trẻ con. Bác rất quý chúng em, lần nào bác đi chợ hay đi lễ về bác đều gọi chúng em lại cho quà cho lộc. Cầm như cái kẹo những gói bánh bác cho em cảm thấy rất vui và cảm động vì bác đã già rồi nhưng vẫn rất quan tâm đến chúng em. Bác rất thích trồng cây cảnh, sáng nào em cũng thấy tưới nước trên mỗi chậu cây hay dùng kéo để tỉa cành lá rụng. Nhìn những chậu cây cảnh xanh tốt của bác em biết bác là người rất yêu cây và rất cẩn thận chu đáo. Có lần chúng em đá bóng chẳng may vào chậu cây cảnh của bác làm một cành cây bị gãy và hoa rụng xuống đất khi đó chúng em nghĩ bác sẽ giận và mắng chúng em tuy nhiên khi chúng em lí nhí xin lỗi bác chỉ mỉm cười nhẹ nhàng và bảo “không sao các cháu lần sau chú ý hơn nhá”.

Có một lần em bị điểm kém, trên đường về nhà em vừa đi vừa khóc vì sợ buổi tối về nhà mẹ sẽ mắng quát em, vậy là em ngồi ngoài công viên gần nhà không dám về nhà. Khi đó bác Hậu đi đâu về và nhìn thấy em, sau khi hỏi rõ đầu đuôi và bác bảo em về nhà bác đã. Em ngoan ngoãn đi theo bác, rồi bác nhẹ nhàng ân cần vỗ về em và phân tích cho em hiểu rằng đó không phải là điều xấu rằng ai cũng có những lỗi lầm và động viên em về nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ ngoan hơn sẽ học chăm hơn để không bị điểm kém. Hôm đó em nghe lời bác em về nhà làm theo lời bác dặn, hôm đó bố mẹ em cũng không quát mắng em như mọi lần nữa.

Em rất yêu quý bác hàng xóm bởi vì bác rất tốt bụng không chỉ với em mà còn với mọi người xung quanh. Bố mẹ em dặn em luôn phải ngoan ngoãn với bác Hậu để không phụ lòng tốt của bác.


 

4 tháng 6 2018

Bạn tham khảo nhé : 

Bài văn mẫu số 1 :

Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc văng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái!”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.

Bài văn mẫu số 2 :

Cô Thanh là người hàng xóm thân thiết của nhà em. Cô hai mươi bảy tuổi. Cô là giáo viên dạy lớp một trường Tiểu học Kim Đồng. Vì cô nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nên rất nhiều bố mẹ học sinh tin tưởng và gửi con mình vào học lớp cô. Cô Thanh rất hiền và dịu dàng, cô thường sang dạy em Ngọc học bài và cho hai chị em bánh kẹo, đôi lúc cô cũng giúp mẹ em nấu ăn và các việc khác. Gia đình em coi cô như một thành viên trong gia đình mình.

Bài văn mẫu số 3 :

Bà Long ở gần là hàng xóm của nhà em bà tầm khoảng hơn 70 tuổi. Bà Long thường sang nhà em và cho em quà. Bà ở một mình nên rất cô đơn vì vậy những lúc rảnh rỗi gia đình em lại đến thăm bà, em rất thích chơi với bà. Bà thường kể cho em nghe những câu chuyện cổ tích. Bà còn nhắc em đi học sớm và ngoan ngoãn nghe cô giảng bài. Bà Long như người thân trong gia đình em. Mỗi khi, trung thu ngôi nhà của bà Long lại đầy tiếng cười. Em rất yêu bà Long.

Bài văn mẫu số 4 :

Mùa hè năm nay gia đình em chuyển đến nơi ở mới. Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. Chị có dáng người cao cao. Mái tóc của chị dài và luôn được tết gọn gàng. Chị rất vui tính. Mỗi khi chị cười để lộ chiếc răng khểnh trông thật duyên. Buổi chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. Lúc đầu em còn rất bỡ ngỡ nhưng nhờ có chị nên em đã làm quen được với rất nhiều bạn mới. Rồi chị dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. Em rất vui được làm bạn với chị Diệp. Em mong chị Diệp mãi mãi ở gần nhà em

Bài văn mẫu số 5 :

Trong xóm, em quý mến nhất là bác Hà, tổ trưởng của khu phố em, bác Hà năm nay đã ngoài 50 tuổi rồi, bác mở tiệm tạp hóa gần nhà em. Bác ấy có dáng cao gầy, mắt sáng, tính tình lại vui vẻ Bác rất hài hòa, quan tâm đến mọi người, nhất là đối với gia đình của em. Khi rảnh rỗi, bác lại sang nhà em hỏi han chuyện trò và còn kể cho em nghe chuyện cổ tích hay thật là hay. Cả xóm em ai cũng yêu mến bác Hà vì bác ấy hiền lành và tốt bụng.

Bài văn mẫu số 6 :

Cách nhà tôi không xa là nhà anh Hoàng. Anh Hoàng học lớp 12 với anh trai tôi. Tối nào, hai anh cũng học chung, khi thi ở nhà tôi, khi thì ở nhà anh. Ba mẹ anh chỉ có mỗi mình anh là con trai độc nhất. Nhiều người cho rằng những đứa con độc nhất thường nghịch ngợm khó bảo. Không biết lời nói đó đúng hay sai, riêng tôi thì tôi thấy không đúng. Anh Hoàng là một người mà tôi rất quý trọng. Cả mẹ tôi và ba tôi đều khen anh Hoàng ngoan, hiền, dễ thương. Nhiều lúc ba tôi thường nói với anh Trung tôi rằng: "Con làm bạn với Hoàng là ba yên tâm rồi. Gia đình nó cũng là một gia đình khá giả, vậy mà nó sống rất bình thường, không đua đòi lêu lổng, lại chăm học nữa. Con nên học ở Hoàng những đức tính ấy!". Những gì ba tôi nói về anh Hoàng, tôi đều khẳng định được cả. Chưa bao giờ tôi thấy anh cầm một điếu thuốc hay uống một li rượu. Anh đến nhà tôi thường là cầm những cuốn sách, tập vở để học, thinh thoảng mới rủ anh tôi đi dạo mát quanh vườn một lát, rồi cả hai anh lại ngồi vào bàn, cắm cúi học bài. Tuần nào, anh cũng mua cho tôi một cuốn "Khăn quàng đỏ" và dặn tôi đọc những mẩu chuyện trong đó để kể cho anh nghe. Tôi quý mến anh Hoàng như anh Trung của tôi vậy.

Bài văn mẫu số 7:

Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người còn còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: "Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!" Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: "Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm". Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.

30 tháng 11 2017

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

ke ve mot nguoi co y chi nghi luc ma em biet

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thầy được sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.

P/S: Mình cop trên mạng về bạn tham khảo nha .

Trong giờ học môn đạo đức, khi học về tấm gương vượt vượt khó thì cô giáo đã kể cho chúng em về câu chuyện thầy NGuyễn Ngọc kí tập viết. Câu chuyện về thầy vô cùng cảm động, thầy là tấm gương vượt khó sáng chói mà chúng em cần học tập và noi theo.

Thầy NGuyễn Ngọc Kí khi sinh ra đã bị bại liệt hai tay, vì hoàn cảnh đặc biệt nên thầy không được đi học, và cũng không có ai nghĩ thầy có thể học với đôi tay như vậy. Tuy nhiên,thầy lại là một người ham học, khát khao được học tập, lĩnh hội kiến thức mới mẻ như các bạn cùng trang lứa.

Vì không để đến trường nên thầy Kí ngày ngày lấp ở ngoài cửa lớp để nghe lén cô giáo giảng bài. Vô tình một lần cô giáo phát hiện ra thầy Kí. Tuy cảm động trước tấm lòng ham học của thầy nhưng khi nhìn đến đôi tay thầy thì cô lại thở dài bất lực.

nghi luc song

Thầy NGuyễn Ngọc Kí dù không được sự chấp nhận của cô để được đi học như các bạn nhưng thầy không hề nản lòng.Không viết được bằng tay thầy đã dùng chân để viết.Khi cô  giáo đến thăm đã thấy được những nét chữ nghuệch ngoạc mà thầy dùng chân để vể lên trên sân nhà.

Cảm động trước nghị lực hơn người của thầy, cô giáo đã tặng sách vở và bút. Thầy NGuyễn Ngọc Kí đã không ngừng nố lực.Cuối cùng mọi cố gắng đều được đền đáp khi thầy có thể viết thành thạo những nét chữ bằng đôi chân của mình.

Đến nay, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành một thầy giáo ưu tú, thầy cũng là tấm gương sáng về vượt khó mà chúng em cần học tập và noi theo.

k nha mk viết ko đúng chính tả sorry  k nha bn

20 tháng 10 2017

mẹ em tên là ....Bố em tên là.....Gia đình em có 3 người em và bố mẹ của em.bố em làm công nhân.mẹ em là y tá

k cho mk nha

20 tháng 10 2017

Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em 37 tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẹ em 35 tuổi là giáo viên và em 7 tuổi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lĩnh Nam. Em có em trai 4 tuổi. Bố mẹ rất yêu thương hai anh em. Em rất yêu quý bố mẹ và thương em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.

 

20 tháng 9 2019

đầu tiên nói lên mình tên j lớp mấy trường nào .xong rồi nói lên tình hình lớp mình rồi kết bài là xong

20 tháng 9 2019

Thanh Tâm, ngày 8 tháng 7 năm 2019
Đức Anh thân mến!
Mới chỉ xa nhau vài tháng thôi mà sao tớ thấy nhớ cậu quá. Hôm nay, thay mặt cả lớp, mình có lời hỏi thăm tới cậu.
Đức Anh ơi, dạo này cậu thế nào? Sức khỏe ra sao? Học tập tốt chứ? Bố mẹ vẫn làm ở công ty cũ chứ? Bé Bi lên lớp một rồi phải không? Còn mình, mình vẫn khỏe, học tập tốt. Còn về tình hình của lớp chúng mình diễn ra khá tốt. Từ khi vắng cậu, lớp chỉ mất đi nụ cười của cậu nhưng vẫn vui. Lớp mình vẫn ngoan nhưng nghịch ngợm lại ở hạng nhất nhì của trường. Phong trào học tập của lớp tớ ngày càng lớn. Lớp mình được cô giáo chủ nhiệm là cô Mây chia thành 4 tổ. Cô nói với bọn mình là nhóm nào có thành tích học tập cao nhất, cô sẽ có quà. Giờ ra chơi, lớp trưởng nhắc chúng mình chơi những trò chơi lành mạnh. Ngoài thời gian học ở lớp, cô Mây còn cho chúng tớ học thêm ở nhà cô Hồng ở các buổi chiều. Nhờ vậy, trong học kì vừa rồi chúng tớ có thành tích học tập tốt nhất và được cô hiệu trưởng khen, làm gương cho chi đội khác. Tình hình của trường cũng thay đổi khá nhiều. Tuần trước nhà trường vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ rất hay và đặc sắc. Ban giám khảo đã rất khó khăn mới tìm ra các lớp đoạt giải. Kết quả này thật khiến mọi người bất ngờ. Giải nhất thuộc về lớp 5A; giải nhì thuộc lớp mình và giải ba thuộc về lớp 3A. Sau đó hai ngày, nhà trường lại phát động chương trình: "Cây xanh, bảo vệ môi trường" đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Ngay trước và sau trường, chúng tớ đã trồng rất nhiều cây xanh. Cậu hãy tưởng tượng đi, chỉ vài năm nữa thôi, trường tớ sẽ có rất nhiều cây che bóng mát.
Thôi, thư đã dài, đêm đã khuya, tớ dừng bút đây. Lần sau nhớ viết thư cho tớ nhé. Chúc cậu học giỏi, mạnh khỏe. Tạm biệt cậu.
Bạn thân của cậu
Nguyễn Xuân Hậu

22 tháng 10 2017

Bibo là đứa em mà em yêu quý nhất!

Ở nhà em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi Bo. Năm nay em đã lên hai tuổi rồi đấy. Em có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Cùng đó là khuôn mặt Bo rất tươi, lúc nào cũng cười. Mái tóc em đen nháy giống như tóc mây. BDáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con vì Bo khá mập. Mỗi khi đi học về, Bo liền chạy ra mừng và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bo và thích chơi với em bé mỗi khi mẹ bận việc.

22 tháng 10 2017

hề

hết