K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

Bạn tham khảo nhé:

Every two years, our school organizes a camp for students on the day of the team. The sixth and seventh graders were eagerly preparing for a picnic before the ritual. Yes, they are new to high school and are eager for new activities. Last year I was in seventh grade and camping with you became an unforgettable memory.

That morning it was so beautiful! Summer, but not sunny, cool wind. Light winds diminish the sweat on each man's forehead. Starting early in the morning, we gathered at Duy Anh's house to move the class home to school together. Boys are so happy because it's the result of a whole week. Out to school, we set up camp immediately. As soon as we set up the camp gate, we received an order to stay and all focused on the opening ceremony of the school.

The ritual screening took place formal and the official camp was started after the principal's statement. The opening ceremony took place quickly. Classes are returned to their campsite. When the class was finished, my class was divided into three groups. A group prepares for the performance, a group of finishing and decorating. The rest are prepared for lunch. So we cheer each one one thing.

More than an hour passed, we received two consecutive good news. Her art class was judged by the judges for the highest score and the house of the class was well done by men. Camp grounds are designed a house. From the entrance gate there is a garden, fish pond, there is a stilt house, there is also a high rise apartment building, next to a sports complex. This is clearly the product of close proximity, because it is both respect for modernity and always respect the nationality. Deep inside (the tents) the men designed it just a roof that only with simple materials is bamboo with coconut boat. How cool is the new decoration. The "she" has used all the cutting tips learned from the newspaper "Ink Purple" to create a colorful picture and look extremely beautiful.

One by one, the useful morning has passed. Lunch was arranged by the ladies with sweet food and fruit. A light meal is a joyous celebration, with singing, clapping and laughter.

In the afternoon, we arranged into two rows of traditional songs to welcome the teachers to visit and camp. One day waiting, the most nervous time came when the general in charge to announce the camp results in front of the school, her words out loud:

Today, our camps are very beautiful. That proves they have a great preparation. But to choose the three most beautiful camps, the judges decided to choose the team 8E, 9D and 7A (children). Each camp has its own appearance. 7A has the most reasonable camp site. 8E's camp is unique and impressive. As for 9D, their house proved a tremendous effort. But every contest must have a first prize. The jury decided to award first, second and third prizes to 8E, 7A and 9D teams.

The school clap mixed hands. She again: although 8E most of the camp but the total score today, the first prize overall belongs to the 7A team!

The whole class distributed, clapping excitedly. The camp was successful. For us it is important not to get the first prize. It is important that the spirit of solidarity of the 7A class dear.

Chắc là viết không đúng chính tả

1 tháng 3 2022

TK

 Cứ hai năm một lần, trường em lại tổ chức thi cắm trại cho học sinh vào đúng ngày thành lập đội. Các bạn học sinh lớp sáu, lớp bảy náo nức chuẩn bị cho buổi cắm trại có khi trước đến hàng tuẩn lễ. Chả là, các em ấy mới vào trường cấp 2 nên háo hức với các hoạt động mới. Năm vừa rồi em học lớp bảy và buổi cắm trại cùng các bạn đã trở thành một kỷ niệm khó quên.

       Buổi sáng hôm đó trời thật đẹp! Mùa hè nhưng trời không có nắng, gió mát dịu. Những cơn gió nhẹ làm vơi đi những giọt mồ hôi trên trán mỗi bạn nam. Bắt đầu từ sáng sớm, chúng em đã tập trung ở nhà bạn Duy Anh để cùng nhau chuyển ngôi nhà của lớp đến trường. Tụi con trai hí hửng lắm vì đó là thành quả của cả một tuần mà. Ra tới trường, chúng em tiến hành dựng trại ngay. Vừa dựng xong cổng trại, thì chúng em nhận được hiệu lệnh ở lại còn tất cả tập trung cho lễ khai mạc của trường.

       Màn duyệt nghi thức diễn ra trang trọng và buổi cắm trại chính thức được bắt đầu sau lời tuyên bố của thày hiệu trưởng. Lễ khai mạc diễn ra nhanh chóng. Các lớp được trở về khu vực cắm trại của mình. Hội ý xong, lớp em chia thành ba nhóm. Một nhóm chuẩn bị cho màn thi văn nghệ, một nhóm hoàn thiện trại và trang trí. Nhóm còn lại chuẩn bị nội vụ cho bữa ăn trưa. Thế là chúng em hồ hởi mỗi người một việc.

       Hơn một tiếng trôi qua, chúng em nhận được liên tiếp hai tin mừng. Màn thi văn nghệ của lớp em được ban giám khảo cho số điểm cao nhất và ngôi nhà của lớp cũng đã được các bạn nam năng nổ làm xong. Khuôn viên sân trước trại được thiết kế y như một ngôi nhà. Từ cổng đi vào có vườn cây, ao cá, có nhà sàn, lại có cả một khu chung cư cao tầng, bên cạnh là một khu liên hợp thể thao. Đây rõ ràng là sản phẩm của Bình cận, bởi nó là đứa vừa tôn trọng tính hiện đại lại vừa luôn đề cao tính dân tộc mà. Sâu vào bên trong (phần lều trại) các bạn nam đã thiết kế nó y như một mái nhà mà chỉ bằng những vật liệu giản đơn là tre với tàu dừa. Phần trang trí mới tuyệt làm sao. Các "nàng" đã vận dụng hết các mẹo cắt hoa học được từ báo "Mực tím" để tạo nên một bức tranh đa màu sắc và trông đẹp mắt vô cùng.

       Thoáng cái, buổi sáng đầy bổ ích đã trôi qua. Bữa trưa đã được các bạn nữ bày sẵn với đồ ăn ngọt và hoa quả. Một bữa liên hoan nhẹ diễn ra vui vẻ, xen lẫn tiếng hát, tiếng vỗ tay và tiếng cười đùa không ngớt.

       Đầu buổi chiều, chúng em xếp thành hai hàng hát vang những bài ca truyền thống để đón mừng các thày cô vào thăm và chấm trại. Cả một ngày chờ đợi, thời gian hồi hộp nhất cũng đã đến khi cô tổng phụ trách lên công bố kết quả cắm trại trước toàn trường, lời cô dõng dạc:

       Hôm nay, trại của các chi đội đều rất đẹp. Điều đó chứng tỏ các em có một sự chuẩn bị công phu. Nhưng để chọn ra ba trại đẹp nhất thì ban giám khảo quyết định chọn chi đội 8E, 9D và 7A (lớp em). Trại của mỗi chi đội lại có một vẻ riêng. 7A có khuôn viên trại hợp lý nhất. Trại của 8E lại độc đáo và gây ấn tượng hơn cả. Còn 9D, ngôi nhà của các em chứng tỏ một sự cố gắng vượt sức rất nhiều. Nhưng cuộc thi nào cũng phải có người giải nhất. Ban giám khảo sau khi cân nhắc, quyết định trao giải nhất, nhì, ba lần lượt cho chi đội 8E, 7 A và 9D.

     Cả trường vỗ tay rộn vang không ngớt. Cô lại tiếp: mặc dù 8E nhất phần thi trại nhưng cộng tổng điểm ngày hôm nay, giải nhất toàn diện đã thuộc về chi đội 7A!

       Cả lớp đều phân khởi, vỗ tay reo mừng không ngớt. Buổi cắm trại đã thành công. Đối với chúng em điều quan trọng không phải là đã dành được giải nhất. Mà điều quan trọng là tinh thần đoàn kết của tập thể lớp 7A thân yêu.



 

1 tháng 3 2022

do tôi chx cắm trại bao giờ nên bạn tham khảo nha !

Kết thúc học kì I, em và các bạn cùng lớp có một chuyến trải nghiệm vô cùng thú vị, chúng em đã được đi tham quan và cắm trại cùng nhau. Buổi cắm trại đã mang lại cho em rất nhiều niềm vui và những kỉ niệm đẹp.

Lớp em sau một kì thi đua đã đứng hạng nhất toàn trường, thế nên cô giáo đã đặc biệt tổ chức buổi cắm trại cho cả lớp tại công viên Nghĩa Đô. Cô giáo thuê cho chúng em một chiếc xe khách dài đủ ghế ngồi cho cả lớp. Xe đưa chúng em đến công viên, mọi người vui sướng kéo nhau chạy nhảy khắp nơi.

Sau khi lựa chọn được vị trí rộng rãi và mát mẻ, từng nhóm bạn quây lại với nhau, trải một tấm thảm nhỏ để ngồi. Có nhóm thì 3-4 người, có nhóm lại cả chục người. Cô giáo tổ chức trò chơi cho chúng em, đó là trò truy tìm báu vật, chúng em phải đi tìm khắp công viên những mảnh ghép, đội nào tìm được đầy đủ mảnh ghép và nhanh nhất là đội thắng cuộc. Thế là nhóm 5 người chúng em đã nhanh chóng tìm ra và nhận được phần thưởng là một chiếc pizza.

Đến buổi trưa, chúng em cùng bày hoa quả và bánh kẹo ra liên hoan, một lớp thật đông nhưng cũng thật vui, ai cũng biết nhường nhịn và chia sẻ giống như một đại gia đình. Buổi chiều chúng em đi dạo, chơi trò chơi và được cô giáo chụp cho rất nhiều ảnh, những bức ảnh sẽ giúp chúng em lưu giữ lại kỉ niệm vô giá này.

Kết thúc buổi cắm trại, chúng em đi khắp công viên nhặt sạch rác vứt bừa bãi. Em rất vui vì vừa được vui chơi lại có thể làm những điều có ích cho cộng đồng.

29 tháng 1 2016

                                                                                                       Bài viết

Cứ hai năm một lần, trường em (trước đây) lại tổ chức thi cắm trại cho học sinh vào đúng ngày thành lập đội. Các bạn học sinh lớp bốn, lớp năm náo nức chuẩn bị cho buổi cắm trại có khi trước đó đến hàng tuần lễ. Chả là, cuộc thi chỉ dành cho các anh chị, còn các em lớp dưới nhỏ quá nên chưa thể làm trại được. Năm vừa rồi em học lớp năm và buổi cắm trại cùng các bạn đã trở thành một kỷ niệm khó quên.

Buổi sáng hôm đó trời thật đẹp! Mùa hè nhưng trời không có nắng có mát dịu. Những cơn gió nhẹ làm vơi đi những giọt mồ hôi trên trán mỗi bạn nam. Bắt đầu từ sang sớm, chúng em đã tập trung ở nhà bạn Duy Anh để cùng nhau chuyển ngôi nhà của lớp đến trường. Tụi con trai hí hửng lắm vì đó là thành quả của cả một tuần mà. Ra tới trường, chúng em tiến hành dựng trại ngay. Vừa dựng xong cổng trại, thì chúng em nhận được hiệu lệnh ở lại còn tất cả tập trung cho lễ khai mạc của trường.

Màn duyệt nghi thức diễn ra trang trọng và buổi cắm trại chính thức được bắt đầu sau lời tuyên bố của thày hiệu trưởng. Lễ khai mạc diễn ra nhanh chóng. Các lớp được trở về khu vực cắm trái của mình. Hội ý xong, lớp em chia thành ba nhóm. Một nhóm chuẩn bị cho màn thi văn nghệ, một nhóm hoàn thiện trại và trang trí. Nhóm còn lại chuẩn bị nội vụ cho bữa ăn trưa. Thế là chúng em hồ hởi mỗi người một việc.

Hơn một tiếng trôi qua, chúng em nhận được liên tiếp hai tin mừng. Màn thi văn nghệ của lớp em được ban giám khảo cho số điểm cao nhất và ngôi nhà của lớp cũng đã được các bạn nam năng nổ làm xong. Khuôn viên cổng thiết kế y như một ngôi nhà. Từ cổng đi vào có vườn cây, ao cá, có nhà sàn, lại có cả một khu chung cư cao tầng, bên cạnh là một khu liên hợp thể thao. Đây rõ ràng là sản phẩm của Bình cận, bởi nó là đứa vừa tôn trọng tính hiện đại lại vừa luôn đề cao tính dân tộc mà. Sâu vào bên trong (phần lều trại) các bạn nam đã thiết kế nó y như một mái nhà mà chỉ bằng những vật liệu giản đơn là tre với tàu dừa. Phần trong trí mới tuyệt làm sao. Cái "nàng" đã vận dụng hết các mẹo cắt hoa học được từ "mực tím" để tại nên một bức tranh đa màu sắc và trông đẹp mắt vô cùng.

Thoáng cái, buổi sáng đầy bổ ích đã trôi qua. Bữa trưa đã được cái bạn nữ bày sẵn với đồ ăn ngọt và hoa quả. Một bữa liên hoan nhẹ diễn ra vui vẻ, xen lẫn tiếng hát, tiếng vỗ tay và tiếng cười đùa không ngớt.

Đầu buổi chiều, chúng em xếp thành hai hàng hát vang những bài ca truyền thống để đón mừng các thày cô vào thăm và chấm trại. Cả một ngày chờ đợi, thời gian hồi hộp nhất cũng đã đến khi cô tổng phụ trách lên công bố kết quả cắm trại trước toàn trường, lời cô dõng dạc:

- Hôm nay, trại của các chi đội đều rất đẹp. Chứng tỏ các em có một sự chuẩn bị công phu. Nhưng để chọn ra ba trại đẹp nhất thì ban giám khảo quyết định chọn chi đội 5E, 4D và 5A (lớp tôi). Trại của mỗi chi đội lại có một vẻ riêng. 5A có khuôn viên trại hợp lý nhất. Trại của 5E lại độc đáo và gây ấn tượng hơn cả. Còn 4D, ngôi nhà của các em chứng tỏ một sự cố gắng vượt sức rất nhiều. Nhưng cuộc thi nào cũng phải có người giải nhất. Ban giám khảo sau khi cân nhắc, quyết định trao giải nhất, nhì, ba lần lượt cho chi đội 5E, 5A và 4D.

Cả trường vỗ tay rộn vang không ngớt. Cô lại tiếp: mặc dù 5E nhất phần thi trại nhưng cộng tổng điểm ngày hôm nay, giải nhất toàn diện đã thuộc về chi đội 5A!

Cả lớp tôi đều phấn khởi, vỗ tay reo mừng không ngớt. Buổi cắm trại đã thành công. Đối với chúng tôi điều quan trọng không phải là đã dành được giải nhất. Mà điều quan trọng là tinh thần đoàn kết của tập thể lớp 5A.

 

20 tháng 10 2018

chúng mk kiểm tra rùi nên quên mất bài viết đó viết thế nào rồi,I am Sory

15 tháng 11 2019

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.

Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: Trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.

Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà đẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.

Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà

Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.

15 tháng 11 2019

Đề 1: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị hiểu lầm, ...)

Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.

Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.

Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó, tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” cùa cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:

- Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.

Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:

- Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.

- Vâng ạ! - Tôi đáp.

Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:

- Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.

Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:

- Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.

Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:

- Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!

- Vâng ạ!

Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy. Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:

“Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Hôm nay thật là trời lại mưa và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”

Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:

“Ngày 28 tháng 9 năm 2011

Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”

Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậy ấy hét lên:

Sao cậu lại có thể làm như vậy.

Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật kí trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:

- Mình… mình…

Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi: “Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không ?”, “Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”

Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.

Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.

Sống trong mái trường Mai Động thân yêu, em đã gắn bó với bạn bè và thầy cô với bao kỉ niệm cua tuổi học trò. Nhưng thú vị nhất là buổi vui chơi do Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức nhân nhịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua.

Hôm đó là ngày 20-11, sân trường được trang hoàng rực rỡ. Từ cổng vào tới lễ đài, cờ hoa chăng khắp nơi, tất cả như trẻ hẳn ra, ai cũng náo nức và hớn hở. Tấm bảng to có gắng dòng chữ đỏ tươi: “Thắm tình thầy cô được treo trang trọng trên cao. Mới bảy giờ sáng mà sân trường nhộn nhịp, quần áo đủ màu, đẹp và vui vô cùng. Trên loa các ca khúc quen thuộc nôi nhau dập dìu làm không khí càng thêm rộn ràng, háo hức.

Sau bài khai mạc và một số lời phát biểu, là chính thức bước vào lễ hội.

Mở đầu là màn trình diễn của các lớp tự giới thiệu về mình. Ai cũng nói ra những nét rất đặc trưng và thú vị để giới thiệu về đội của mình. Có lẽ các lớp 6 được mọi người ưa thích hơn cả. Các em vừa nhỏ nhắn, xinh xắn lại vừa hồn nhiên và tự tin. Giọng nói thì thánh thót, cử chỉ tuy điệu bộ nhưng rất dễ thương của các em luôn mang đến cho mọi người nụ cười thích thu và những tràng vỗ tay cổ vũ giòn giã. Ai cũng tức cười khi thấy các em đã cố gắng khiêm tốn mà vẫn không giấu nổi lời đề cao những thành tích trước đây của mình. Dù sao đúng cạnh sự chững chạc, cứng cỏi của các anh chị lớp trên thì các em nhỏ lớp 6 vẫn chiếm được tình cảm đặc biệt của khán giả cũng như Ban Giám khảo. Vì vậy khi tuyên bố màn trình diễn của lớp 6 giành giải nhất thì cả sân trường đều vui vẻ vỗ tay tán thưởng.

Tiếp theo là phần thi Trả lời nhanh. Ở đây, tiếng gõ trống thỉ nhau vang lên để giành quyền trả lời. Phần này các anh chị lớp 9 đứng đầu cũng phải thôi. Họ vừa nhiều tuổi, vừa tích lũy được nhiều kiến thức hơn, nên các đội khác khó đứng trên được. Nhìn các anh chị trả lời mà chúng em vừa tin cậy vừa hi vọng. Mong mai sau mình cũng giỏi như thế.

Phần thi Điền kinh sôi nổi hơn cả. Tiếng cười tiếng nói, lời động viên cổ vũ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên rộn rã cả sân trường. Lớp 6 thì đá cầu. Quả cầu xanh đỏ sặc sỡ bay lên bay xuống nhịp nhàng theo đôi chân của người đá. Nhiều em đá giỏi và đẹp như màn biểu diễn ngoạn mục vậy. Lớp 7 lại thi chạy tiếp sức. Nghe thì tưởng to lớn, thực tế chi có góc sân trường với đủ các chướng ngại vật bày ra để thể hiện quyết tâm và sự xử lí khéo léo của các "vận động viên’’. Đôi khi có em ngã, khán giả lại ồ lên vừa vui vẻ vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Cười vui xong ai nấy lại động viên để cuộc thi giữ được không khí sôi động cần thiết. Riêng lớp 8 thì thi Nhảy dây. Trò chơi này rất đa dạng và phong phú về người dự thi và phong cách tham dự. Họ nhảy đẹp và khéo như một vũ điệu ấy, người nhảy uyển chuyển, dẻo dai như diễn viên múa. Đặc biệt, con trai tham gia trò chơi này tuy không mềm mại như bạn nữ nhưng lại dẻo dai và cẩn thận. Tiếng dây đen đét, tiếng chân thình thịch và tiếng nói cười, cỗ vũ, ngợi khen,… hòa trộn vào nhau đầy hấp dẫn và hồi hộp. Trò chơi mang tính thể thao rõ nhất là kéo co. Sau nhiều cuộc đấu, còn lại cuối cùng là hai lớp 9B và 9D. Sự nỗ lực và quyết tâm của hai đội đã làm cho không khí trở nên quyết liệt và gay cấn vô cùng. Khán giả cũng phân chia thành hai phe cổ động rất tích cực. Hò hét, động viên và cổ vũ là những âm thanh vang lên không ngớt. Đứng ngoài chẳng rõ lời gì, chỉ có người trong cuộc mới biết họ nói với nhau điều gì. Tham gia vào đây cứ như uống rượu vậy, ai cũng say sưa và tự nguyện sát cánh bên nhau để giành thắng lợi. Ai đã chứng kiến giây phút căng thẳng này thì thấy thú vị hơn cả là lúc công bố giải. Sự nỗ lực in hằn trong cánh tay ghì dây, chân xoạc ra cho vững, ánh mắt tập trung cao độ… Người dự chẳng muốn có đội thua. Mong thắng để sung sướng, cười reo nhưng không hẳn muốn thấy người khác buồn và khóc.

Kết thúc cuối cùng là trò về đích. Đây là những giây phút quyết định cuối cùng. Ai cũng hồi hộp mong chờ. Ban Giám khảo tuyên bố giải thưởng và bế mạc cuộc vui trong bài hát truyền thống của trường.

Ra về, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui. Một ngày lễ lớn thay vì những bài diễn văn dài, lời chúc tụng cứng nhắc là sự thể hiện tài năng và nhiệt huyết của học sinh. Đây là kết quả bao ngày dạy dỗ của thầy cô và sự rèn luyện, phấn đấu của học trò. Chúng em, ai cũng thấy vui thích và bổ ích với những ngày vui như thế.

13 tháng 3 2018

A/Mở bài:
Thời gian tham dự buổi sinh hoạt:
Chử đề buổi sinh hoạt
Ấn tượng sâu đậm:
-Vui tươi, sôi nổi, giúp thư giãn, thoải mái sau các tiết học
-Học thêm nhìu đìu mới mẻ, bổ ích
B/Thân bài:
I-Miêu tả cảnh chung của buổi sinh hoạt:
-Cách trang trí sân khấu, băng rôn
-Cách sắp xếp vị trí của các khối lớp
-Không khí vui tươi, nhộn nhịp, tinh thần phấn khởi của học sinh trước giờ tiến hành sinh hoạt
II-Diễn biến buổi sinh hoạt:
*Nghi thức chào cờ
*Giới thiệu mục đích, ý nghĩa buổi sinh hoạt
*Miêu tả các hoạt động diễn ra trong suốt buổi sinh hoạt theo trình tự các tiết mục
III-Cảm nghĩ về một sinh hoạt ấn tượng nhất
IV-Kết thúc buổi sinh hoạt:
-Công bố kết quả và phát thưởng
-Hào hứng mong chờ buổi sinh hoạt sau
C/Kết bài:
I-Ý nghĩa buổi sinh hoạt:
*Giáo dục nhớ về các truyền thống, các trang sử của dân tộc
*Thêm yêu quê hương, đất nước-gắn bó với trường lớp
*Tạo sân chơi vui tươi, lành mạnh, thêm niềm vui khi đến trường
II-Bài học bản thân :
*Nghiêm túc khi dự buổi sinh hoạt
*Tham gia nhiệt tình

21 tháng 11 2017
nho dich ra nua nhe
21 tháng 11 2017

I live in the suburbs of Nha Trang city. There are many good things about living in my neighbourhood. First, it has beautiful parks, sandy beaches, and sunny weather all year. So, it's very good for outdoor activities and events. Second, the traffic here is also great because the roads are wide and people follow the traffic lights very well. Also, my neighbours are incredibly friendly and helpful. You can make friends with them and ask them for help easily. However, there is one thing I don't about living here. It's quite inconvenient because if you want to hear some live music or watch a movie at the cinema, you have to catch a bus to the city centre. Despite that, I still love living here.

21 tháng 10 2021

Tiếng Anh

Among my friends, I cherish the most is Hong. She is a good student in my class, she lived with her mother in a small house near my house. She has short black hair, oval face and brown eyes. What parularly struck me about her was the smile. She looks so lovely when he smiles. She is a friend that I can share everything with. She always believed and helped me in every situation. She is gentle and endearing all friends. She s Literacy, reading, listening to music. Hong and I have a lot in common with each other, and have become good friends over the past 5 years. Although time has passed long in any case, Hong and I are also trying to keep this friendship.

12 tháng 11 2016
 Tôi thích sống ở nông thôn vì một số lý do. Nói với môi trường, đó là một nơi yên bình. Không khí trong lành. Không gian yên tĩnh. Chúng ta có thể thưởng thức các điều kiện tự nhiên khỏe mạnh mà không lo lắng nhiều về ô nhiễm môi trường. Đối với an ninh xã hội, nông thôn là một nơi an toàn hơn so với một thành phố. Trong khi tình hình an ninh đô thị luôn luôn phức tạp với tất cả các loại tội phạm, các khu vực nông thôn là an toàn hơn nhiều bởi vì hầu hết những người đồng hương thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống nông thôn cũng dễ dàng hơn mà ở các thành phố. Người dân ở các thành phố rất dễ bị căng thẳng vì ô nhiễm, áp lực công việc, cuộc thi, vv ... Ngược lại, những điều xấu rất hiếm ở nông thôn. Tóm lại, trừ những vấn đề thu nhập, nông thôn là một nơi cư trú tốt hơn so với các thành phố.
12 tháng 11 2016

bạn nói một hoặc 2 điều xấu hộ mik với

 

14 tháng 10 2018

những việc làm như vậy

14 tháng 10 2018

Nghệ sĩ Hoài Linh

Việt Nam ta có rất nhiều những nghệ sĩ hài, những người mang đến cho ta những tiếng cười thật thoải mái, vui vẻ sau những giờ học hành, làm việc căng thẳng. Trong số đó, em thật sự ấn tượng về chú Hoài Linh, một trong những danh hài mà ai ai cũng biết.

Chú Hoài Linh xuất thân vốn đã khốn khó, ấy vậy mà điều đó không làm tắt đi nụ cười và tinh thần của chú. Và ta cũng thấy, lúc nào chú cũng xuất hiện với một sự giản dị, chất phác cho dù chú đang hóa thân vào bất kì vai diễn nào. Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả, những người thưởng thức một sự quen thuộc, gần gũi tự nhiên.

Dáng người chú không mập mạp chút nào, thay vào đó là sự mảnh khảnh, trông có vẻ gầy lắm. Tóc chú thường dài đến ngang vai, chắc tại chú hay đóng là con gái nên để vậy suốt.

Chú đóng hài, làm cho người ta cười lên cười xuống, nhưng cũng có những lúc, lại im lặng, có khi còn khiến mình rơi nước mắt. Những bài học của chú mang vào trong vai diễn giống như là những điều mà chú từng trải qua, cay đắng ngọt bùi đủ cả...

Chú Hoài Linh có biệt tài giả nữ. Không chỉ từ cách ăn mặc, điệu bộ, mà còn cả giọng nói nữa. Có người còn khen chú Hoài Linh có khi còn đẹp gái hơn mấy cô người mẫu nữa kia.

Riêng về giọng nói, chú có thể giả giọng được rất nhiều vùng miền. Từ giọng ngoài Bắc, miền Trung, miền biển, miền Tây sông nước nữa. Nhớ có lần được xem chú thể hiện, giả giọng của rất nhiều cô chú ca sĩ nổi tiếng như chú Duy Khánh, Tuấn Ngọc... khiến cho khán giả ngồi dưới kinh ngạc và bái phục chú.

Cách chú nói chuyện trong khi diễn rất tự nhiên, lâu lâu lại có những câu "mất nết" nhưng lại làm cho mọi người phải ồ lên thích thú.

Dạo này nghe nói sức khỏe của chú đang đi xuống. Có lần người ta có nói chú mỗi lần diễn xong là vào trong, có người phải đỡ chú đi nữa. Ai biết được đằng sau những tiếng cười ngoài sân khấu kia là sự hy sinh vô bờ bến của chú, nói riêng và những người như chú nói chung. Điều này càng làm cho chú trở nên đáng kính trọng hơn nhiều nữa.

Mong chú luôn luôn mạnh khỏe, luôn mang tiếng cười đến mọi người và cả cho bản thân. Mong chú biết được rằng chú luôn được mọi người mến mộ và kính trọng nhé.