K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

Dứt lời, bà lại lúi húi tranh thủ làm phép tính trong cuốn sổ nhỏ ghi các món hàng hóa xuất-nhập hằng ngày của cửa hàng tạp hóa mà mình bà đang quản lý. Cách làm việc cần mẫn, chăm chỉ ấy có lẽ bà vẫn còn giữ được từ thời làm nhân viên nuôi quân, sau đó là bếp trưởng bếp cơ quan của Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y)...

Cái duyên với nghiệp “nuôi quân”

Nhiều lần gọi vào số máy bàn của gia đình không được, cuối cùng, tôi phải “cầu cứu” Đại tá Nguyễn Văn Hanh, nguyên Trưởng phòng Hậu cần-Kỹ thuật Bệnh viện Quân y 103, thì được anh Hanh giải thích: “Bà Dung ngồi từ sáng đến tối ngoài cửa hàng tạp hóa, ông thì hay sang hàng xóm chơi nên gọi không ai nghe là đúng rồi. Cậu cứ đi vào sân bóng Yên Xá, xã Tân Triều, (huyện Thanh Trì,TP  Hà Nội) hỏi bà Dung bán tạp hóa, ai cũng biết”. Quả thật, khi còn cách sân vận động cả cây số, tôi hỏi thăm về bà Dung, đã có người cặn kẽ chỉ đường. Nghe tôi gọi bà bằng danh xưng “Anh hùng”, người chỉ đường ngạc nhiên: “Bà ấy là Anh hùng Lao động cơ á? Vậy mà chúng tôi ở đây ít người biết lắm. Anh hùng mà giản dị, chẳng khác gì người bình thường thế nhỉ?”.

 

Cửa hàng tạp hóa ghi tên “Bác Dung” trên tấm biển không có gì đặc biệt so với các gian hàng khác. Và bà chủ ngồi chìm nghỉm trong các gian hàng hóa. Thấy tôi không tìm mua hàng mà đặt vấn đề muốn viết về mình, bà Dung cười: “Có gì đâu cháu. Bác chẳng có gì nổi bật đâu. Ngày ấy cả nước đều khổ, ai cũng phải phấn đấu hết mình. Nước mình ngày ấy ai chẳng là anh hùng. Nói vậy, nhưng rồi bà cũng kể cho tôi nghe về quãng đời binh nghiệp gắn chặt với công việc “nuôi quân” của mình.

Theo lời bà kể, tôi được biết Trung tá QNCN, Anh hùng Lao động Đinh Thị Dung sinh năm 1943, tại Ứng Hòa, Hà Tây (cũ), nay là TP Hà Nội. Năm 4 tuổi, cô bé Dung theo mẹ ra Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì sinh sống. Năm 1959, khi vừa tròn 16 tuổi, Dung xin vào làm công nhân tại Học viện Quân y, với công việc nấu ăn. Năm 1963, nhận thấy tâm huyết, trách nhiệm với công việc của nữ nhân viên, cấp trên đã quyết định tuyển dụng Đinh Thị Dung vào quân đội và điều chuyển sang làm nhiệm vụ nấu ăn tại Viện 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y). Nhận thấy trình độ của mình còn hạn chế nên lúc rảnh rỗi, bà Dung lại tranh thủ tự học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhất là kỹ thuật nấu ăn và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, sau thời gian ngắn, bà được cử làm quản lý bếp ăn của bệnh viện.

Câu chuyện của tôi với bà Dung liên tục bị ngắt quãng do thỉnh thoảng lại có khách vào mua hàng. Chờ mãi, bà mới có rảnh để kể cho tôi nghe những kỷ niệm về một thời bà nấu ăn, phục vụ bộ đội trong điều kiện địch đánh phá đầy gian nan, vất vả. “Nhà tôi ở cách bệnh viện khoảng 3 km, nhưng bình thường tôi chỉ đi bộ đến cơ quan. Hôm nào cũng phải đến sớm trước giờ ăn một tiếng để kiểm tra thực đơn, chất lượng thực phẩm. Sau đó kiểm tra sổ sách, để ý xem bộ đội phản hồi thế nào về bữa ăn để kịp thời rút kinh nghiệm. Những hôm trực nấu bữa sáng, tôi ở lại luôn đơn vị. Nhớ lúc địch leo thang ném bom Hà Nội, mọi người cứ giục tôi đi sơ tán, nhưng tôi nhất quyết không chịu. Bởi vì mình mà đi, thì ai ở lại nấu ăn phục vụ y bác sĩ và thương binh? Có lần bom rơi đúng khu vực bệnh viện, nhiều người lo cho tôi nên mắng gay gắt lắm, bảo tôi là phụ nữ chân yếu tay mềm ở lại làm gì? Tôi chỉ cười không nói gì”.

Nấu ăn trong điều kiện bình thường đã vất vả, vào thời điểm phải sơ tán để tránh bom của địch lại càng vất vả hơn. Đã nhiều lần, bếp trưởng Đinh Thị Dung phải lặn lội đạp xe cùng cấp dưỡng đi mấy chục cây số mua thức ăn, mua than về để nấu bếp. Có những lúc thực phẩm khan hiếm, cơm phải độn ngô, sắn, khoai, hạt bo bo..., thương cán bộ, học viên, bà Dung tìm mọi cách để cải thiện bữa ăn cho anh em, như: Tự tổ chức xay gạo, ngô, khoai làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh ngô ăn đổi món cho đỡ ngán. Rồi những khi trời lặng, bà lặn lội đi quanh khu vực sơ tán, đến từng cánh đồng ở khu vực quanh Hà Đông để tìm mua của người dân tôm, cua, cá còn tươi, mang về xay giã, nấu canh cải thiện cho chiến sĩ. Hình ảnh bếp trưởng với chiếc xe đạp cà tàng đi tìm mua các loại thực phẩm đã trở nên thân quen với người dân quanh vùng Hà Đông khi đó.

Một kỷ niệm mà bà Dung cũng không thể quên trong cuộc đời quân ngũ, đó là khoảng tháng 2-1960, bà được giao nhiệm vụ nấu ăn phục vụ lớp đào tạo quân y sĩ đầu tiên cho cán bộ nước bạn Lào sang học tại Học viện Quân y. Lúc đầu, do chủ quan, bà cứ nghĩ các bạn Lào cũng ăn như người Việt nên tự tin “trổ tài”, mang những món đặc sản của quê hương ra thết đãi bạn. Nhưng vừa xuống bếp ăn, nhìn thấy những món “lạ hoắc”, toàn bộ học viên nhất loạt bỏ ăn. Không hiểu chuyện gì xảy ra, bà hớt hải đi tìm cán bộ quản lý học viên để hỏi nguyên do. Lúc đó mới ngã ngửa khi biết bạn có thói quen ăn cơm nếp bốc tay và trong bữa ăn phải có nhiều ớt cay. Vậy là bà lại cầu thị nhờ phiên dịch trao đổi để các bạn Lào dạy cho bà cách chế biến, nấu nướng. Cuối cùng, sau nửa tuần cặm cụi học cách chế biến, bà thành thạo các món “tủ” của bạn Lào, rồi còn làm thêm nhiều món phụ khác rất hợp với khẩu vị của bạn. Từ đó, cứ khi nào thấy bà Dung mang thức ăn ra là các học viên Lào lại vỗ tay rào rào khen ngợi.

Thấy tôi hỏi về câu chuyện bà trả lại cả mấy tấn gạo dư cho cơ quan, bà Dung cười: “À, chuyện đó thì có gì đâu. Mình kiểm tra thấy thừa thì phải báo cáo cấp trên để xử lý thôi mà”. Rồi bà kể, đó là thời điểm sau năm 1975, kinh tế đất nước khó khăn, gạo ăn rất hiếm. Trong một lần kiểm kho, đối chiếu sổ sách, bà Dung phát hiện trong kho còn khoảng 5 tấn gạo dôi dư nên lập tức báo cho cấp trên. “Tôi không báo cáo cũng chẳng ai biết, nhưng trong hoàn cảnh toàn dân, toàn quân đang thiếu gạo từng bữa, mình làm sao có thể làm chuyện trái với lương tâm được? Tiếng là làm nuôi quân, rồi quản lý bếp ăn, nhưng từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu, tôi chưa bao giờ mang một miếng cháy, mẩu thịt nào về nhà, dù ở nhà các con đói cơm, phải ăn độn”.

Ghi nhận những đóng góp miệt mài, cần mẫn suốt cả thời thanh xuân cho công việc nấu ăn, quản lý nhà bếp và đức tính thật thà, hết mình vì bộ đội, ngày 22-12-1989, Đại úy QNCN Đinh Thị Dung vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đến bây giờ, bà vẫn được coi là quân nhân nữ duy nhất làm công việc nuôi quân được nhận danh hiệu cao quý này. Tìm hiểu, tôi còn được biết, ngoài danh hiệu Anh hùng Lao động, bà Dung đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 9 danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 11 năm là Chiến sĩ Quyết thắng. Năm 1988, bà được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Sau 42 năm như con ong thợ chăm chỉ phục vụ quân đội, năm 2001, bà Dung được cấp trên cho nghỉ hưu. Năm 2003, nữ Anh hùng quyết định ra mặt đường cách nhà vài trăm mét để thuê ki ốt bán tạp hóa. Từ khi mở cửa hàng, lúc nào người ta cũng thấy quán bà đông khách. Ngoài việc bán nhiều loại hàng, toàn là những đồ thiết yếu, phục vụ cuộc sống hằng ngày, một lý do quan trọng khiến cửa hàng của bà đông khách là do bà bán giá phải chăng, tính tình lại thật thà. “Mình xác định bán hàng cho vui, phục vụ bà con là chính. Ở nhà suốt ngày cũng buồn chân buồn tay, lại thêm yếu người đi. Bây giờ các cửa hàng tiện ích mọc lên cũng nhiều, các hình thức kinh doanh online mở ra cũng lắm, cửa hàng mình cũng bị ảnh hưởng, nhưng không sao. Cứ túc tắc tháng kiếm chút ít để chăm lo cho sinh hoạt hằng ngày, không phải tiêu vào lương, ăn bám vào con cái là được rồi. Có những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoặc sa cơ lỡ bước, ghé vào đây mua hàng mình còn biếu không lấy tiền. Già rồi, sống vì niềm vui, chứ tiền nhiều thì cũng có làm gì đâu”. Sau lời chia sẻ thật tâm, bà Dung lại cười. Nhìn nụ cười đôn hậu, hiền lành ấy, chắc không ai nghĩ đó là nụ cười của một nữ Anh hùng, từng một thời vượt qua bom đạn, hết mình phục vụ bộ đội, lập được nhiều thành tích xuất sắc.

15 tháng 10 2021

bạn tham khảo nha!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Tôi chưa từng được đọc những câu chuyện về thần thoại Hy Lạp cũng như chưa từng đọc qua câu chuyện Prô – mê – tê và loài người

- Tuy nhiên, khi đọc văn bản Prô – mê – tê và loài người em đoán được nội dung mà văn bản này đè cập tới là sự ra đời của con người trên trái đất.

22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

7 tháng 3 2023

Nguyễn Trãi là một anh hùng khi dám đứng lên thẳng thắn trình bày suy nghĩ của bản thân, lấy những suy nghĩ đó ra làm tiền đề cho việc giúp nước. Đất nước ta chịu ách đô hộ của Trung Quốc suốt nhiều thời kì nhưng vẫn có những nét đẹp, văn hóa rất riêng-chính Nguyễn Trãi đã dũng cảm nói lên sự thật, một lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước. Ông là một anh hùng khi rửa nỗi ô nhục cho đất vừa chỉ là một con người thường tình nhưng chính sự liêm khiết, chính trực đã khẳng định vị thế của ông. Nguyễn Trãi chỉ là một trong số hàng ngàn người dân Đại Việt nhưng chính những hành động của ông  đã làm ông nổi bật hơn cả. Đối với nhân dân ông chính là người thường với ánh hào quang của anh hùng, dám đứng lên nói ra nỗi lòng mà nhân dân nước Việt chưa dám nói.

7 tháng 3 2023

Tớ cảm ơn cậu về phần góp ý nhé! 

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Với tư cách người anh hùng, suốt đời Nguyễn Trãi kiên trì với lí tưởng “trừ bạo” để “yên dân”. Trong thời kì kháng chiến chống Minh, ngoài việc tham gia nghĩa quân Lam Sơn, Soạn thảo sách lược chống giặc (Bình Ngô sách), Nguyễn Trãi còn "đánh giặc” bằng ngòi bút nghị luận sắc bén, góp phần đắc lực cho chiến thắng, đuổi sạch giặc Minh ra khỏi đất nước. Trong thời kì xây dựng đất nước sau chiến thắng, ngòi bút nghị luận của ông cũng giúp vua trong việc dạy bảo thái tử, văn cấm các quan không được tham ô, lười biếng Với tư cách là người nghệ sĩ, Nguyễn Trãi đã để lại cho đời một hồn thơ đa cảm, tinh tế, giàu rung động trước thiên nhiên, con người, cuộc sống qua những vần thơ trữ tình thắm đượm tình yêu đất nước, nhân dân.

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự...
Đọc tiếp

Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.

1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?

A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.

B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.

C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.

D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.

2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?

A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.

B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.

C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.

D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.

3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”

A. 431-452

B. 421- 442

C. 411- 432

D. 441- 462

1
26 tháng 6 2018
Câu 1 2 3
Đáp án B D A
31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại những văn bản của tác giả Nguyễn Trãi.

Lời giải chi tiết:

-  Với tư cách người anh hùng:

+ Đấu tranh để giải phóng dân tộc.

+ Lúc trẻ đưa tài năng phục vụ triều đại nhà Hồ. Nhưng sau khi nhà Hồ thất bại, ông toàn tâm toàn ý gắn bó với triều đại của vua Lê Lợi.

+ Để lại các tác phẩm chính luận như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập; các tác phẩm lịch sử: Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng; tác phẩm địa lí: Dư địa chí.

- Với tư cách người nghệ sĩ:  Để lại di sản to lớn về mặt văn học gồm Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập.

8 tháng 3 2021

Em tham khảo bài chị đã viết và được cô Ly chấm nhé:

Không có mô tả.

6. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng. 7. Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, tiến triển bẳng một nụ hôn, kết thúc với một giọt nước mắt hay với vòng tay ôm xiết bất tận. 8. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác. 9. Khó khăn rồi...
Đọc tiếp

6. Khi con sóng cuộc đời ập đến và dòng chảy làm thuyền bạn lật. Đừng tốn nước mắt cho điều đã qua, cứ an nhiên thả mình trôi theo sóng. 7. Tình yêu bắt đầu bằng một nụ cười, tiến triển bẳng một nụ hôn, kết thúc với một giọt nước mắt hay với vòng tay ôm xiết bất tận. 8. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lại sẽ bắn vào anh bằng đại bác. 9. Khó khăn rồi sẽ qua đi.Giống như cơn mưa rào ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cũng sẽ trời quang mây tạnh. 10. Cuống sống và lòng tin chỉ mất có một lần 11. Nếu không phải của mình, đừng cưỡng cầu làm gì, cưỡng cầu chỉ biết mất những thứ vốn dĩ có thể đạt được. 12. Không phải tất cả vết thương sẽ chảy máu. Cũng không phải chỉ có chảy máu mới đau. 13. Hãy đối xử tốt với chính mình vì đời người chớp mắt đã trôi qua, phải thương yêu người yêu mình vì kiếp sau chưa chắc đã gặp lại. 14. Một người bạn thật sự là người bước vào cuộc sống của bạn khi cả thế giới đã bước ra. 15. Đường đời rất rộng nhưng tất cả chúng ta không thể đi trên cùng một hàng, phải có người bước trước và người đi sau. Những người đi trước chưa chắc là người giỏi, những người đi sau cũng chưa chắc đã là ngững người kém, quan trọng là chúng ta có thể đi được đến cái đích mà chúng ta muốn. 16. Không tin vào chính mình - tức là bạn đã thất bại một nữa trước khi bắt đầu. 17. Hãy chậm rãi trong việc chọn bạn và càng chậm rãi hơn trong việc thay bạn 18. Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu. 19. Hãy luôn đặt ta vào vị trí của người để biết rằng nếu ta đau chắc chắn người cũng đau như ta vậy. 20. Đôi lúc, cuộc đời để ta ngập cìm trong rắc rối nhưng không phải để chúng ta chết chim mà là để chúng ta học cách bơi. 21. Khi cuộc đời đẩy bạn ngã, hãy cố hạ cánh bằng lưng. Bởi vì nếu bạn có thể nhìn lên, bạn có thể đứng dậy. Hãy để lí trí kéo bạn dậy. 22. Hãy sống là chính mình, bình thường chứ không tầm thường. 23. Một nụ cười có thể thay cách nhìn một con người, một cái ôm có thể thay một lời cảm thông, một lời nói có thể cứu vãn cả một người. 24. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự thiếu hiểu biết mà chính là ở ý chí. 25. Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc. 26. Một số phụ nữa chọn theo đuổi người đàn ông của mình và một số chọn theo đuổi ước mơ. Nếu ạn còn phân vân chọn cách nào, hãy nhớ rằng, sẽ không bao giờ có chuyện một ngày nọ sự nghiệp thức dậy và nói không còn yêu bạn nữa. 27. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. 28. Một cuốn sách hay có thể thay đổi số phận biết bao người. 29. Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưn ta được chọn cách mình sẽ sống. 30. Chúng ta đừng đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình rồi sau đó lại dành cả cuộc đời để sống theo tiêu chuẩn của người khác. 31. Mỗi người có thể có những lý do khác nhau để sống cuộc sống của chính họ. Bạn không thể quỵ chụp tất cả những lý do đó đều giống như nhau. 32. Trong trò chơi cuộc sống, trước khi bạn nhận được bất cứ cái gì, bạn phải cho đi một thứ gì đó! 33. Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá. Hãy về tìm nó ở trong ta. 34. Đừng sống để làm hài lòng người khác, hãy sống sao cho đúng với bản thân mình, đừng hại đến ai là được. Vì cuộc sống này, “thánh” còn có người ghét huống chi là người bình thường. Tốt đến mấy cũng sẽ có người ghét bạn nên hãy chỉ là chính mình thôi bạn nhé!. 35. Sự thay đổi của cuộc sống là điều không tránh khỏi - việc của chúng ta đơn giản là lựa chọn cách để vượt qua mà thôi. 36. Giá trị của đồng tiền nằm ở cách tiêu. Giá trị của con người nằm ở cách yêu và cách sống. 37. Cái tôi chính là thứ duy nhất hủy hoại mối quan hệ. Hãy là người trưởng thành, buông bỏ cái tôi của chính mình. 38. Cuộc sống cũng tương tự như một trò đấm bốc. Thất bại không được tuyên bó khi bạn ngã xuống mà là khi bạn từ chối đứng dậy. 39. Hãy là những việc bình thường bằng lòng say mê phi thường 40. Con người sinh ra không phải để tan đi như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong trái tim người khác. 41. Đừng nói mà hãy làm, đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh. 42. Thái độ tốt nhất chính là: “Lưng của tôi không phải là một hộp thư thoại. Vui lòng nói bất cứ điều gì bạn muốn nói trước mặt tôi” 43. Hãy hướng về mặt trời và bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bóng tối 44. Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất. Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Rơi giống nhau nhưng ở cùng ai mới là điều quan trọng. 45. Đừng chiến thắng người khác bằng sự tranh cãi. Hãy đánh bại họ bằng nụ vười của bạn. Bởi vì những người luôn muốn tranh cãi với bạn không thể chịu đựng được sự im lặng của bạn. 46. Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó. 47. Điều quan trọng không phải là vị trí đứng mà là hướng đi như thế nào. 48. Im lặng và mỉm cười là hai thứ vũ khí lợi hại.Mỉm cười là để giải quyết nhiều vấn đề, im lặng là cách để tránh những vấn đề rắc rối xẩy ra. 49. Một cuốn sách hay có thể làm thay đổi số phận biết bao người. 50. Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người. 51. Cuộc sống không bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin. 52. Cái đầu quá nóng và trái tim quá lạnh không bao giờ giải quyết được việc gì 53. Một người thông minh giống như một dòng sâu, càng sâu thì càng ít gây ồn ào. 54. chờ đợi là chờ ở phía trước chứ đừng chờ ở phía sau. 55. Mỗi khi đối mặt với thử thách, hãy tìm kiếm cho mình một lối đi chức không phải là một lối thoát. 56. Đừng đề ra mục tiêu cho mình vì người khác cho đó là quan trọng vì chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình. 57. Đừng hủy hoại ngày hôm nay bằng một suy nghĩ tiêu cực của ngày hôm qua mà vì ngày hôm qua đã qua rồi 58. Bạn có khả năng tự tạo hạnh phúc cho mình. Nếu bạn trông chờ điều này từ một người khác, rất có thể bạn sẽ thất vọng. 59. Đừng làm mòn giá trị bản thân bởi việc so sánh với người khác, bởi mỗi người trong chúng ta đều là những người đặc biệt. 60. Chỉ cần mỉm cười các bạn sẽ phát hiện ra một điều rằng: cuộc sống vẫn rất thú vị. 61. Cuộc đời này là của mình vì sao lại phải sống vì người khác. 62. Bạn không bao giờ là kẻ thua cuộc cho đến khi bạn bỏ cuộc. 63. Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi, những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với những ai ra ngoài kia và nổ lực giành lấy nó. 64. Xin đừng có làm thinh trước những điều mà một người nói với bạn bằng cả con tim. 65. Sống đừng quan tâm người khác nói gì, bởi chỉ có bạn mới biết mình là ai 66. Không vấp ngả trước cuộc sống điều đó là rất tốt. Nhưng vấp ngả rồi đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn. 67. Có trải qua đau khổ, cay đắng con người ta mới hiểu ra được nhiều điều, mới nhìn nhận ra được những sự thật mà nếu như ta sống một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc ta không thể nhận ra. 68. Chiếc túi rỗng dạy bạn một triệu điều trong cuộc sống nhưng chiếc túi đầy lại làm hỏng bạn trong một triệu cách. 69. Tất cả mọi thứ chỉ quý giá ở hai thời điểm: trước khi có được và sau khi mất đi. 70. Cuộc đời chỉ có một, vì thế hãy là những gì khiến bạn hạnh phúc và ở bên người khiến bạn luôn mỉm cười 71. Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc tốt đẹp của mình. 72. Mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong vài giây, hãy luôn sẵn sàng chuẩn bị tinh thần đón nhận cái mới. 73. Mọi nỗi đau rồi sẽ qua đi, thời gian sẽ xóa nhòa mọi thứ. Cái chúng ta cần làm là phải yêu quý hiện tại hơn, quên đi quá khứ thì chúng ta mới được cứu rỗi, nắm bắt hiện tại thì chúng ta mới được yên lành. 74. Hạnh phúc của mình phải do mình nắm bắt, phải do chính mình bảo vệ. 75. Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt đượ một cái gì đó còn tốt hơn. 76. Trong cuộc sống mấy ai không có lỗi? Biết lỗi sai, biết sửa sai mới thành người. Trong cuộc đời mấy ai không vấp ngã, vấp ngã rồi biết dậy mới là hay. 77. Những thứ bẩn thỉu thực sự không phải ở bên ngoài mà ở trên trong, nằm trong những trái tim của chúng ta. Chúng ta có thể gột sạch vết nhơ với nước nhưng chỉ có duy nhất một thứ chúng ta không thể xóa bỏ là hận thù và mục đích xấu đang gắn chặt trong tim chúng ta. 78. Niềm tin vào chính mình có sức mạnh xua tan bất kỳ sự hoài nghi nào của người khác. 79. Cuộc sống chỉ mang lại cho chúng ta 10% cơ hội, 90% còn lại là do chúng ta trải nghiệm thế nào với nó. 80. Những người ai luôn dạy bạn những bài học đúng trong đời. Đó gọi là kinh nghiệm sống. 81. Muốn làm một việc cho thật tốt, cần phải có niềm đam mê và sự hăng say trong công việc. chính niềm đam mê, sự hăng say sẽ giúp nâng đỡ ta vượt qua những khó khăn và trở ngại trong công việc.

 82. Bạn sinh ra đã là một nguyên bản, đừng chết đi như một bản sao.

những câu này có nghĩa j giúp với đề lớp 10 nha

1
29 tháng 1 2020

đề dài v á 

xin lỗi mình học lớp 5