K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

Đây nha :

undefined

2 tháng 11 2021

Đây nữa :undefined

23 tháng 1

Có năm câu chuyện được kể trong bài "Thái sư Trần Thủ Độ".

 

 

16 tháng 2 2022

Tham khảo: 

  Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt cho nên xung quanh ông có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Đối với nhà Trần, Trần Thủ Độ là người có công đầu. Ông đã đem hết lòng trung thành tận tụy, tài năng và mưu trí của mình để giúp các vua Trần phát triển cơ nghiệp, chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ngày nay, chúng ta cần có thái độ công bằng và sự phân tích kĩ càng để đánh giá, đề cao phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết của Thái sư Trần Thủ Độ.

   Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông.

   Mở đầu bài viết, tác giả tóm tắt vài dòng về cuộc đời và sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ:

Giáp Tí, năm thứ 7.

Mùa xuân, tháng giêng.

Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71) ; truy tặng Thượng phụ Thái Sư Trung Vũ Đại Vương.

   Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua.

   Ở phần sau, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tình tiết (câu chuyện nhỏ) phản ánh bốn khía cạnh về nhân cách cao quý của ông.

   Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa hình tượng nhân vật là ở chỗ nhà viết sử đã xây dựng nên những tình huống giàu kịch tính, biết lựa chọn các chi tiết đắt giá. Mỗi câu chuyện dù ngắn nhưng đều có những xung đột được đẩy dần đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ, gây thú vị cho người đọc. Từ đó; người đọc có thể hình dung rõ nét chân dung nhân vật và tự rút ra những bài học sâu sắc.

   Chuyện người hặc tội (người vạch tội) ấm ức tâu lên vua Trần Thái Tông là Thái sư lấn át quyền hành của vua: Bệ hạ trẻ thơ mà Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc thì sẽ ra sao ? là tình huống thứ nhất sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa Trần Thủ Độ với nhà vua. Tác giả đẩy mâu thuẫn ấy lên cao trào bằng chi tiết nhà vua chủ động đem người hặc đi theo tới gặp Thái Sư để đối chất. Trần Thủ Độ không phân trần, biện bạch và trừng trị mà ngược lại, ông nhận lỗi ngay và còn ban thưởng cho người hặc tội. Câu trả lời của Thái sư gây bất ngờ lớn cho nhà vua: Đúng như lời người ấy nói.

   Trần Thủ Độ có sự khác biệt với mọi người trong cách hành xử. Thông thường, người ta ghét kẻ dám vạch ra tội lỗi hoặc phê phán, chỉ trích sai lầm của mình, còn Trần Thủ Độ không chối mà công nhận ngay hành vi của mình và còn lấy tiền lụa thưởng cho bề dưới. Điều đó thể hiện thái độ thẳng thắn nhận lỗi, nghiêm khắc với bản thân và sự độ lượng của bậc chính nhân quân tử. Lời nói và hành động của ông trong sự việc này có tác dụng khích lệ cấp dưới hãy trung thực, dũng cảm, mạnh dạn tố cáo sai lầm của người khác, kể cả cấp trên nhưng phải với mục đích trong sáng là vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

   Tình huống thứ hai không liên quan đến quyền lợi của sơn hà xã tắc mà chỉ là chuyện riêng trong gia đình. Phu nhân của Thái sư Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Sau khi Lí Huệ Tông bị bức tử, bà bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và ép gả cho Trần Thủ Độ. Một lần, bà ngồi trên kiệu để vào cung, người lính quân hiệu bắt bà phải xuống kiệu trước thềm cấm. Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn giữa phu nhân của Trần Thủ Độ và người lính. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chi tiết phu nhân cho rằng mình bị coi thường nên khóc lóc, kể tội người lính và giận dữ nói với chồng rằng: Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.

   Lúc đầu, Thủ Độ giận, sai đi bắt Người quân hiệu kia chắc mình phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa ? Điều đó cho thấy ông không thiên vị người thân và rất tôn trọng phép nước, tôn trọng người giữ đúng phép nước, dù đó là kẻ dưới quyền.

   Tình huống thứ ba là phu nhân xin ông cho một người trong họ của bà được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân. Tác giả gây chú ý bằng chi tiết: Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lí của Thái sư cũng như thú vị trước cách giải quyết cao trào xung đột của tác giả. Trần Thù Độ yêu cầu hắn muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.

   Như vậy là Trần Thủ Độ luôn có ý thức giữ gìn sự công bằng, không chấp nhận thói chạy chọt, đút lót, dựa dẫm, nhờ vả để tiến thân.

   Tình huống thứ tư là vua muốn phong tướng cho An Quốc, anh trai của Trần Thủ Độ, Tưởng Trần Thủ Độ sẽ mừng rỡ mà tạ ơn vua nhưng tác giả lại khiến người đọc ngạc nhiên đến bất ngờ khi Trần Thủ Độ thẳng thắn trình bày ý kiến: An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?

   Vì có tầm nhìn xa trông rộng nên ông đã lường trước được những phiền toái sẽ xảy ra khi cả hai anh em đều nắm giữ trọng trách. Điều đó sẽ đẩy nhà vua vào tình thế khó xử. Câu trả lời trên cho thấy Thái sư Trần Thủ Độ có tinh thần chí công vô tư, vượt khỏi quan niệm phổ biến trong xã hội là: Một người làm quan, cả họ được nhờ.

 

   Những tình huống đầy kịch tính nêu trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh cứng cỏi và nhân cách cao quý của Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên hết, không mảy may tư lợi cho bản ,thân và gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trần Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều và gánh nặng trách nhiệm hầu như đè lên vai ông, vì vua còn nhỏ tuổi. Có thể nói Trần Thủ Độ là một vị quan đầu triều gương mẫu, xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân.

   Sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết về Thái sư Trần Thủ Độ dù cố tỏ ra rất khách quan nhưng bằng những câu văn đầy cảm xúc, tác giả đã thể hiện lòng khâm phục và ca ngợi Trần Thủ Độ. Ông là tấm gương sáng để lại nhiều bài học bổ ích, thiết thực cho hậu thế. Tên tuổi và tài năng của ông được lưu danh muôn thuở.

Trong bài Thái sư Trần Thủ Độ,chuyên quyền có nghĩa là gì?Dưới đây là bài đọc:Thái sư Trần Thủ ĐộTrần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.Có lần, Linh Từ Quốc  Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.Người...
Đọc tiếp

Trong bài Thái sư Trần Thủ Độ,chuyên quyền có nghĩa là gì?

Dưới đây là bài đọc:

Thái sư Trần Thủ Độ

Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua phép nước.

Có lần, Linh Từ Quốc  Mẫu, vợ ông, muốn xin chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.

Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:

- Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.

Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:

-Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.

Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

- Kẻ nào dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

0
Dựa theo nội dung của đoạn trích trên,  hãy  viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợi ý sau:Xin Thái sư tha cho!Nhân vật: Trần Thủ Độ ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương ; mấy anh lính hầu.Cảnh trí : Công đường có đặt một án thu lớn. Trên án thu có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đúmg cung...
Đọc tiếp

Dựa theo nội dung của đoạn trích trên,  hãy  viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợi ý sau:

Xin Thái sư tha cho!

Nhân vật: Trần Thủ Độ ; một phú nông muốn xin làm chức câu đương ; mấy anh lính hầu.

Cảnh trí : Công đường có đặt một án thu lớn. Trên án thu có hộp bút, vài cuốn sách, một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi viết bên án thư. Hai bên có mấy người lính đúmg cung kính.

Thời gian : Buổi sáng. 

Phương pháp giải:

Gợi ý lời đối thoại: - Trần Thủ Độ lệnh cho lính hầu mời phú nông vào.

- Trần Thủ Độ hỏi tên tuổi, nguyện vọng của phú nông.

- Trần Thủ Độ hỏi phú nông về chức phận của câu đương.

- Phú nông trả lời, chứng tỏ rất ít hiểu biết về chức phận của câu đương.

- Trần Thủ Độ bảo phải chặt một ngón chân của phú nông để đánh dấu.

- Phú nông sợ hãi kêu van xin tha.

- Trần Thủ Độ tha cho anh ta.

Lính :      - (Bước vào) Bẩm Thái sư ! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.

Trần Thủ Độ : - Cho anh ta vào !

(Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch.)

Phú nông : - Lạy Đức Ông !

Trần Thủ Độ : - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không ?

Phú nông:...

3

Phú nông: - Bẩm, vâng

Trần Thủ Độ: - Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn xin chức câu đương đúng vậy không?

Phú nông: -   (vui vẻ mừng) Dạ, đội ơn Đức Ông. Xin Đức Ông giúp con được thoả nguyện ước.

Trần Thủ Độ: -  Ngươi có biết chức câu đương phải làm những việc gì không?

Phú nông: -  Dạ bẩm... bẩm... (gãi đầu, lúng túng) con phải... phải, đi bắt tội phạm ạ.

Trần Thủ Độ: -  Làm sao ngươi biết kẻ nào là tội phạm?

Phú nông: -  Dạ bẩm... bẩm... con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.

chúc bạn học tốt

19 tháng 3 2021

Lời giải đáp (Từ đầu đến cuối):

Lính :      - (Bước vào) Bẩm Thái sư ! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.

Trần Thủ Độ : - Cho anh ta vào !

(Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch.)

Phú nông : - Lạy Đức Ông !

Trần Thủ Độ : - Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu không ?

Phú nông: - Bẩm, vâng

Trần Thủ Độ: - Ta nghe phu nhân nói ngươi muốn xin chức câu đương đúng vậy không?

Phú nông: -   (vui vẻ mừng) Dạ, đội ơn Đức Ông. Xin Đức Ông giúp con được thoả nguyện ước.

Trần Thủ Độ: -  Ngươi có biết chức câu đương phải làm những việc gì không?

Phú nông: -  Dạ bẩm... bẩm... (gãi đầu, lúng túng) con phải... phải, đi bắt tội phạm ạ.

Trần Thủ Độ: -  Làm sao ngươi biết kẻ nào là tội phạm?

Phú nông: -  Dạ bẩm... bẩm... con cứ thấy nghi nghi là bắt ạ.