K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Lí giải sự khác biệt: Thực chất là sự khác biệt giữa động cơ, ý đồ và bản chất bên trong với những biểu hiện bề ngoài của nhân vật. Nó cho thấy, trong cuộc chiến sinh tử, các nhân vật thuộc về 2 phe đối lập đều phải dùng “mặt nạ” để che giấu động cơ, ý đồ cũng như con người thực của mình.

- Nhận xét:

+ Để khắc họa tính cách, nhân vật kịch, tác giả sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại thành công.

+ Để miêu tả hành động kịch, tác giả đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ kịch để miêu tả các hành động bên ngoài và hành động bên trong của nhân vật, tô đấm ự đối lập giữa 2 loại hành động này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng a. Những hành động giãi bày, khẳng định tình yêu của Luy-dơ trong Hồi I – Cảnh 1

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Luy-dơ

Luy-dơ từ nhà thờ trở về, ông Min-le không hài lòng khi biết Luy-dơ chưa thể quên Phéc-đi-năng.

Hồn nhiên bộc lộ nỗi nhớ và mong mỏi được gặp Phéc-đi-năng.

Ông Min-le dùng tình cha con và lời lẽ thiết tha để thuyết phục Luy-dơ phải quên hẳn Phéc-đi-năng, tránh một kết cuộc không tốt.

Hồn nhiên bảo vệ tình yêu của mình với Phéc-đi-năng và cầu mong cha hiểu cho lòng mình; có lúc nàng đồng nhất tình yêu với những gì tốt đẹp nhất mà Chúa có thể ban tặng.

Luy-dơ dần chìm đắm vào đời sống nội tâm.

Mỗi lúc một chìm sâu vào đời sống nội tâm với hình ảnh tiếng nói tưởng tượng.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bảng b. Những hành động xoay quanh cuộc đấu tranh bảo vệ tình yêu và danh dự của Phéc-đi-năng trong Hồi II – Cảnh 2

Xung đột giữa các nhân vật

Hành động của Phéc-đi-năng

Luy-dơ bị đau đớn, ngã ngất bởi sự nhục mạ của Van-te.

Phéc-đi-năng lao đến che chở cho Luy-dơ và tỏ rõ sự căm giận đối với cha mình.

Luy-dơ và ông bà Min-le bị Tể tướng Van-te uy hiếp, nhục mạ, hô hào nhân viên pháp đình bắt trói, tống giam, treo lên giá  nhục hình,…

Phéc-đi-năng kháng cự lệnh của Tể tướng, đâm bị thương nhân viên pháp đình; tuyên bố kháng cự đến cùng và làm mọi cách bảo vệ Luy-dơ; ba lần nêu câu hỏi vừa cầu xin vừa thách thức: “cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?”.

Van-te vẫn “cương quyết không chuyển”.

Phéc-đi-năng tuyên bố sẽ dùng đến phương kế của loài ma quỷ: tố giác bí mật tội ác của Tể tướng cho cả thành phố biết.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vua lo lắng, nghi ngờ về tình trạng tinh thần của Hăm-lét.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nhân vật chính

Hành động, lời thoại và tính cách

 

 

Vũ Như Tô

Hành động:

- Tin vào sự “quang minh chính đại” trong việc làm của mình, nghi ngờ lời khuyên của Đan Thiềm; vẫn nuôi hi vọng xây đài

- Khi hiểu ra sự thật, thể hiện sự tuyệt vọng, chấp nhận cái chết.

Lời thoại: “Họ tìm tôi, nhưng có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai?”.

- Khát vọng sáng tạo nghệ thuật đến mê muội, ảo tưởng.

- Nhân cách cứng cỏi, sống tình nghĩa với những người tri kỉ như Đan Thiềm.

Hăm-lét

Hành động:

- Đấu tranh nội tâm (đấu tranh với nghịch cảnh)

- Giả điên, chấp nhận sự hiểu lầm của người yêu để tìm cho ra sự thật.

Lời thoại: “Sống hay không sống - đó là vấn đề”

- Can đảm đối mặt với bản thân và nghịch cảnh

- Coi trọng lương tri và sự thật.

Phéc-đi-năng

Hành động:

- Bảo vệ Luy-dơ đến cùng.

- Dùng lời nói và hành động quyết liệt chống trả những lời nói, hành động ngang trái của Tể tướng Phôn Van-te dù người đó là cha mình.

Lời thoại: “- Cha vẫn cương quyết không chuyển chăng?” hoặc: “Xin Chúa cao cả chứng giám cho tôi. Tôi đã dùng hết mọi phương tiện của con người, bây giờ tôi chỉ còn cách dùng đến một thủ đoạn của loài ma quỷ.”

- Trân trọng, tin tưởng ở tình yêu, người yêu.

- Trọng danh dự, công bằng.

- Can đảm, mạnh mẽ chống trả cường quyền bạo ngược.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhận thức của Hăm-lét: Sự đấu tranh về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Chàng băn khoăn không biết bản thân nên tiếp tục nhẫn nhục, đổi lại mọi người sẽ vẫn hạnh phúc, hoành hành hay vùng lên đấu tranh, tạo nên một cuộc mưa máu khiến nhiều người phải lầm than. Nên nghe con tim hay lý trí, lựa chọn trách nhiệm của bản thân và tiếp tục gánh vác hay buông xuôi, bỏ mặc tất cả?

- Sau khi nhận thức được vấn đề Hăm-lét dặn bạn mình kể cho người đời biết rõ ngọn ngành câu chuyện và trăng trối việc bàn giao ngai vàng cho Pho-tin-brat.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: lý tưởng anh hùng, cứu Kiều, giúp Kiều đoàn tụ với gia đình.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thức, tự coi minh là “quốc sĩ”, nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là “anh hùng”.

+ Hành động: Tiến quân như vũ bão “trúc chẻ ngói tan”. Binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ: “Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”. Từ Hải xuất quân đánh đâu thắng đấy: “Đòi phen gió quét mưa sa, Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi nam”

+ Kì tích: Từ đã có một giang sơn riêng, một cõi biên thuỳ riêng ngang nhiên thách thức: “Trước cờ ai dám tranh cường Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. 

=> Tính cách: Chúng ta đã có thể thấy nhân cách anh hùng của Từ Hải là một sự hài hoà tuyệt vời giữa khiêm nhường và xuất chúng, giữa cốt cách hào hoa quốc sĩ và phẩm cách anh hùng, giữa lòng trung hậu nhân từ và sự ngang tàng đấy uy vũ...

27 tháng 8 2023

Hành động và kì tích của Từ Hải: “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”,” sấm ran trong ngoài,..góp phần hoàn thiện chân dung anh hùng Từ Hải.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tình huống kịch: mâu thuẫn giữa dân, những người thợ xây đài và tầng lớp vua chúa phong kiến ngày càng gay gắt. Lợi dụng tình hình đó, phe phản nghịch, đứng đầu là Quận công Trịnh Duy Sản đã nổi loạn giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm…Còn lôi kéo cả binh lính, dân chứng và chính người thợ xây đài nổi dậy đốt Đài Cửu Trùng đang xây dở.

- Phản ứng, hành động của các nhân vật:

+ Đan Thiềm: vội vàng, khẩn trương giục Vũ Như Tô bỏ chạy vì nàng lo lắng cho tính mạng của người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì sai để phải bỏ chạy.

⇒ Qua đó có thể thấy Đan Thiềm là người có bản chất tốt đẹp, sẵn sàng hi sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người tài. Còn Vũ Như Tô là một người chính trực, không chịu khuất phục, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nghệ thuật.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Các sự kiện chính

- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.

- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.

- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.

- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.

- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.

- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.

a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.

b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác.

- Khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lí tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lí tưởng của bản thân.

- Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình.