K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

Trả lời câu hỏi

1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo

Lưu Bị có chí làm việc lớn nhưng khi thời cơ chưa đến đành phải nương nhờ Tào Tháo. Vốn là kẻ đa mưu túc chí nên Tào Tháo đã phần nào đoán được ý của Lưu Huyền Đức. Lưu Huyền Đức không phải không biết điều này, vì thế trong thời gian nương nhờ Tào Tháo, Lưu Bị hành sự vô cùng cẩn trọng, song có thể nhận thấy tâm trạng của Lưu Bị vẫn rất lo lắng, hoang mang. Khi bị Tào Tháo triệu tập bất ngờ, Huyền Đức "sợ tái mặt". Lúc ngồi uống rượu, Lưu Bị lại càng dè dặt. Cũng may ở tình huống cuối cùng ( khi đánh rơi thìa và đũa), Lưu Bị đã có được một cách ứng phó thông minh, tránh được nghi ngờ của Tào Tháo

Qua những biểu hiện trên đây, có thể nói, Lưu Bị là con người của sự đức độ, bao dung, của lòng kiên nhẫn và sự khôn ngoan.

2. Qua các đối xử với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng (những người mà Lưu Bị đề xuất), có thể đánh giá về tính cách của Tào Tháo như sau :

- Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo đã chứng tỏ rất rõ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình. Không những một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ, Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị. Qua cách ứng xử của Tào Tháo cho ta thấy , Tháo là một kẻ gian hùng ( đa nghi, nham hiểm và tàn bạo). Song cũng phải nhận thấy rằng, Tào Tháo rất thông minh, cơ trí và ngoan cường. Dường như càng thông minh bao nhiêu, Tào Tháo càng đa nghi bấy nhiêu; càng cơ trí bao nhiêu thì càng nham hiểu bấy nhiêu; càng ngoan cường bao nhiêu thì càng tàn bạo bấy nhiêu. Tính cách của Tào Tháo là sự hợp bởi cái uy hùng và cái gian hùng

3. Sự khác nhau giữa tính cách Lưu Bị và Tào Tháo

Trong truyện cũng như trong quan niệm đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được xem là người giàu đức độ. Trong đoạn trích, Lưu Bị giống như một tấm gương soi để soi rõ lòng nham hiểm của Tào Tháo. Trái với sự nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa mà đối đãi với người. Nhờ thế mà Bị mới được lòng dân chúng khắp nơi. Ngược lại, như trên đã nói, Tào Tháo là một kẻ gian hùng, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn. Sự khác nhau cơ bản trong tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo nằm ở chữ Đức. Tào Tháo làm mọi việc, kể cả những việc tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, trong khi đó, Lưu Bị, thậm chí có thể hi sinh lợi ích riêng tư vì niềm vui của thiên hạ.

4. Nhận xét về cách kể chuyện trong đoạn trích

La Quán Trung có cách dẫn chuyện lôi cuốn, hấp dẫn. Lựa chọn  điển hình của người kể chuyện toàn tri (người kể biết trước hết mọi sự việc), tác giả đã tạo ra một trò chơi trốn tìm đầy bất ngờ và giàu kịch tính giữa một ngiwowfi quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Người trốn tinh và khéo, người tìm sắc sảo, cơ trí.

Đoạn trích hấp dẫn còn bởi thái độ của tác giả trong việc khen chê rất rành rọt, các nhân vật được bố trí xếp thành hai phía trắng đen đối lập rất điển hình và mẫu mực

18 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

La Quán Trung ( 1330-1400), tên thật là La Bản, hiệu Hồ Hải  tản nhân, người Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. Bản tính cô độc, lẻ loi, thường thích một mình ngao du đây đó. Khi nhà Minh được thành lập, ông chuyên tâm sưu tầm và biên soạn dã sử. Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho sự hình thành và phát triển của trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh ở Trung Hoa

Tác phẩm chính : Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,..........

2. Tác phẩm

Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi, ra đời vào thời Minh ( 1368-1644), gồm 120 hồi, kể về cục diện " cát cứ phân tranh" trong thời gian gần 100 năm của nước Trung Quốc thời Tam quốc - với ba tập đoàn phong kiến Ngụy, Thục, Ngô ( thế kỷ II và III). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, các sự kiện được trần thuật theo trình tự thời gian, tính cách các nhân vật được khắc họa chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.

Đoạn trích  Hồi trổng Cổ thành thuốc hồi 28, kể lại sự kiện anh em Quan Công, Trương Phu hội ngộ. La Quán Trung thể hiện nổi bật tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, đồng thời ca ngợi tình nghĩa "Vườn đào" cao đẹp của anh em Lưu Bị, Văn Trường, Trương Phi

II. Trả lời câu hỏi

1. Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan công?

 Trương Phi là người cương trực, tính tình nóng nảy ( Dân gian có câu: “Nóng như Trương Phi”). Đang lúc giận, câu nói của Quan Vũ: "Hiền đệ cớ sao như thế, há quên nghĩa vườn đào ru?" khiến Trương Phi bừng bừng nổi giận. Quan Vũ muốn nhắc lại việc kết nghĩa vườn đào để Trương Phi bớt giận, không ngờ điều đó như đổ thêm dầu vào lửa, càng làm Trương Phi phẫn nộ bởi vì trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, đã phản bội còn rêu rao "nghĩa vườn đào" là hoàn toàn không xứng, là đáng phỉ nhổ, đáng giết.

Trương Phi, với tính cách một võ tướng dũng mãnh, một đấng trượng phu, luôn là người cương trực, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng. Nhưng quan trọng hơn cả, Trương là người trọng nghĩa khí, quí tình anh em. Cho nên, hành động tấn công người anh em kết nghĩa vườn đào chẳng phải chỉ do hiểu nhầm đơn thuần, cũng không chỉ biểu hiện cá tính nóng nảy, mà còn bộc lộ một phẩm chất rất đáng quí của Trương Phi: đó là phẩm chất của đấng trượng phu, quân tử, hào hiệp, coi tình nghĩa là trên hết, căm ghét tận xương tuỷ thứ hạng người bất nghĩa, bất trung...

2. Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là "Hồi trống Cổ thành”?

 Trong nguyên tác, hồi 28 có tiêu đề:

                            “Chém Sái Dương, anh em hoà giải                                                                                                                                      Hồi Cổ thành, tôi chúa đoàn viên”.

Chữ "hồi” trong nhan đề đoạn trích (do người biên soạn đặt) có nghĩa là hồi trống (danh từ). Đây là hồi trống do Trương Phi gióng lên như một chi tiết có ý nghĩa nghệ thuật độc đáo. Đây trước hết cũng là hồi trống trận như tất cả những hồi trống trận thông thường khác, nhưng có điều là người đánh trống không phải thuộc quân bên này hay quân bên kia, và hơn nữa, mục đích của hồi trống cũng không phải chỉ có thúc giục kẻ giao chiến. Có thể thấy, hồi trống như trút hết tất cả tâm trạng đang đầy mâu thuẫn, sự xúc động, căng thẳng đến tột cùng của Trương võ tướng, từ sau ngày anh em thất trận, bặt vô âm tín, cho đến nỗi oán hận vì nghe tin thất thiệt về Quan Công, những hi vọng được gặp lại nhau, và những thất vọng vì hiểu nhầm về nhau..., tất cả những tâm trạng ấy như đã được dồn nén để bây giờ vang lên, bùng nổ ra trong hồi trống Cổ Thành. Cho nên, ta như nghe thấy trong hồi trống ấy có cả tiếng khóc, tiếng cười, tiếng gầm thét vì giận dữ của Trương Phi. Nó như một khúc ca, ca ngợi tấm lòng thượng nghĩa, tình huynh đệ bất diệt giữa những người anh em kết nghĩa vườn đào. Chính vì vậy, đặt tên cho đoạn trích là Hồi trống Cổ thành là rất phù hợp với nội dung đoạn trích.

3. Có ý kiến cho rằng "nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?

Trương Phi có tính cách nóng nảy. Sự nóng nảy ấy, ngoài ý nghĩa cá tính riêng, còn có nhiều ý nghĩa khái quát khác:

- Mạnh mẽ, quyết liệt... (Tính cách một võ tướng).

- Cương trực, đường hoàng, hồn nhiên, trung thực... (Tính cách của một đấng trượng phu).

- Giàu tình cảm, trọng nghĩa khí...(Trượng phu)...

Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.

Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).

4. Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?

 Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, rơi vào cuộc đoàn viên tầm thường, trong đó tính cách của các bậc anh hùng không được bộc lộ, tình nghĩa huynh đệ thuỷ chung, cao đẹp không được ngợi ca..

10 tháng 6 2019

Chọn đáp án: C

26 tháng 3 2021

tham khảo

Lúc bấy giờ, ba anh em, Lưu, Quan, Trương đang nương náu trên đất Tào. Lưu Bị sợ Tào Tháo nghi mình mưu đồ nên đã bày ra chuyện làm vườn cho Tào Tháo khỏi ngờ. Một hôm Quan Trường, Trương Phi đi chơi vắng, Lưu Bị đang lom khom tưới rau, bỗng thấy Hứa Chử và Trương Liêu dẫn vài chục người đến mời sứ quân đến ngay phủ. Lưu Bị giật mình hỏi là chuyện gì khẩn cấp thế rồi đi ngay.

Tào Tháo cười, hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị sợ tái mặt. Tào Tháo cầm tay dắt Lưu Bị vào vườn sau nhà, rồi nói chuyện "rừng mơ" ngày đi đánh Lưu Tú, dẫn đến chuyện mời Huyền Đức đến thưởng mơ xanh mới hái và uống rượu nấu vừa chín.

  

Hai người ngồi đối diện ăn uống vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà say, chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến. Tào Tháo và Huyền Đức dựa vào bao lơn ngắm xem vòi rồng lấy nước. Chợt Tào Tháo hỏi quân sư về chuyện rồng, rồi nói về sự biến hóa của rồng bay, rồng nấp, ví rồng như anh hùng. Tào Tháo hỏi Lưu Bị có bao anh hùng đời nay, xin thử nói cho nghe. Lưu Bị nói mình là người trần mắt thịt biết đâu được anh hùng, nhưng Tào Tháo nói: "Đã đành không biết mặt nhưng cũng có nghe tiếng chứ?".

Lưu Bị lần lượt nêu ra 5 tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương và hỏi Tháo: "Có thể cho là anh hùng được chăng?". Tào Tháo vừa nghe, vừa cười nói: "Không thể gọi là anh hùng được!". Khi nghe Lưu Bị nói ngoài những người ấy ra, không biết ai nữa, thì Tháo nói: "Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm vào vụ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia".

Nghe Lưu Bị hỏi: "Ai có thể xứng đáng được như thế?" thì Tào Thái lấy tay ra trỏ vào Huyền Đức rồi lại trỏ vào mình nói rằng:

- Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo này mà thôi.

Nghe nói thế, Huyền Đức giật nảy mình, cái thìa, đôi đũa cầm ở tay rơi cả xuống đất. Một tiếng sét cơn mưa đổ xuống Lưu Bị cúi xuống nhặt thìa và đũa nói tảng rằng: "Gớm thế! Tiếng sét dữ quá!" Tào Tháo cười hỏi sứ quan cũng sợ sấm à thì Lưu Bị nói các bậc đức thánh ngày xưa lúc gặp sấm dữ gió to cũng đổi sắc mặt, huống chi tôi đây lại không sợ!

Tào Tháo thấy thế không nghi nghờ gì Huyền Đức nữa.

26 tháng 3 2021
Bố cục: Phần 1 (từ đầu đến tiểu đình uống rượu): Việc Lưu Bị lấy việc làm vườn để che mắt Tào Tháo và giới thiệu hoàn cảnh của tiệc rượu. Phần 2 (phần còn lại): Cuộc luận bàn về anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong tiệc rượu Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tâm trạng và tính cách Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo :     - Hành xử cẩn trọng, sợ Tào Tháo sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.    - Trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù. Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tính cách nhân vật Tào Tháo :    - Tham vọng, có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ : có chí lớn, mưu cao, có tài.    - Bản tính gian hùng : có tài thao lược nhưng nhiều mưu mô xảo quyệt, bằng mọi thủ đoạn để đạt mục đích, đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan bị Lưu Bị qua mặt.Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Điểm khác giữa tính cách Lưu Bị và Tào Tháo : Tào Tháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng)- Đang có quyền thế, có quân, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu. - Tự tin, bản lĩnh, thông minh, hiểu biết - Chủ quan, đắc chí, coi thường người nên bị Lưu Bị qua mặt nhẹ nhàng. - Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ nơi kẻ thù nguy hiểm. - Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm. - Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động của mình. Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):    Cách kể chuyện hấp dẫn vì tình huống gay cấn, tự nhiên, kết thúc đơn giản, ngắn gọn và ý nghĩa. Thái độ tác giả trong việc khen chê khá rành rọt, hai phía điển hình và mẫu mực.
10 tháng 1 2018

Chọn đáp án: C

- Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm...
Đọc tiếp

- Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm (184-280) của nước Trung Hoa thời cổ.

Ở phần đầu bộ tiểu thuyết, ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường (Quan Công) và Trương Phi, những người lập nên nhà Lưu Thục sau này, gặp nhau, kết nghĩa anh em ở vườn đào, thề cùng nhau sống chết để khôi phục nhà Hán. Ở thời kì đầu loạn lạc, ba anh em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi người một ngả. Lưu bị phải theo Viên Thiệu, Quan Công bất đắc dĩ theo Tào Tháo, còn Phương Phi lưu lạc ở Cổ Thành. Đoạn trích sau đây kể lại chuyện quan công sau khi biết Lưu Bị đang ở bên phía Viên Thiệu đã đem hai chị dâu chạy khỏi doanh trại của Tào Tháo, trên đường đi biết tin Trương Phi đã lấy được Cổ Thành nên tìm về đoàn tụ.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Tác giả La Quán Trung

1. Tiểu sử

- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.

- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Tác phẩm chính

- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh. 

4 tháng 3 2023

Dàn ý

1. Mở bài

- Lời chào và giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành của La Quán Trung.

2. Thân bài

- Sử dụng ngôn ngữ liên kết để chuyển sang phần thân bài trong bài nói.

- Tóm tắt nội dung đoạn trích.

- Giới thiệu lần lượt về tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công. Chú ý đặt các nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể để làm nổi bật cách xây dựng nhân vật của tác giả.

- Đưa ra sự so sánh giữa hai nhân vật

3. Kết bài

- Nêu lên suy nghĩ của bản thân về nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi và Quan Công của tác giả.

- Gửi lời cảm ơn tới người nghe.

Bài làm

     Trương Phi và Quan Công là hai trong số các nhân vật chính trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng, về đức độ của hai nhân vật này, ở bài thơ Tức cảnh, Hồ Chí Minh đã ngợi ca: Thụ sao xảo họa Trương Phi tượng - Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm (Cành lá khéo in hỉnh Dực Đức - vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công). Nhưng tính cách của họ thế nào? Đoạn trích Hồi trống cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai nhân vật này.

     Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu: “Chém Sái Dương anh em hoà giải; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên”. Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.

 

     Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…”. Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.

     Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”. Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội. Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng.

 

     Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và “rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường” khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.

     Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo.

     Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hoá tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông. Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh.

 

     Chỉ với một đoạn trích Hồi trống cổ thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Bài làm tham khảo

Xin chào các bạn, chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 4. Ngay sau khi nhận được đề bài từ cô giáo nhóm mình đã cũng nhau trao đổi, thảo luận. Và hôm nay chúng mình xin phép trình bày bài thuyết trình: Giới thiệu, đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.

Như các bạn đã biết chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.

Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San.  Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.

Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn 

Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.

Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.

         Trên đây là bài trình bày của nhóm mình cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ mọi người.

18 tháng 2 2016

I. Tác phẩm

Chí khí anh hùng là đoạn trích nói về Từ Hải - một “anh hùng cái thế”, nhân vật thể hiện giấc mơ công lý của Nguyễn Du. Đoạn trích khắc hoạ hình ảnh Từ Hải với tính cách anh hùng, chí khí phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt.

Từ Hải là một anh hùng lí tưởng. Từ ngoại hình lời nói, đến hành động, tính cách và ngay cả cách tỏ tình của Từ Hải đều toát lên phẩm chất người anh hùng. Tâm thế Từ Hải luôn thuộc về "bốn phương", chàng là người của "trời bể mênh mang" và sẵn sàng vào tư thế "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong". Mọi việc đến nhanh, dồn dập và dứt khoát. Khẩu khí lời nói của Từ Hải khi từ biệt Kiều rõ là của bậc trượng phu chí lớn: đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí.

Đoạn trích so với Kim Vân Kiều truyện là hoàn toàn sáng tạo, ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh gợi tả, gợi cảm lớn, giọng điệu đầy hào sảng,... tất cả bộc lộ khuynh hướng lý tưởng hoá trong việc xây dựng nhân vật Từ Hải

II. Trả lời câu hỏi

1- Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa của các cụm từ " lòng bốn phương" và "mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

 - "Lòng bốn phương" là cụm từ có sức gợi tả và gợi cảm lớn. Từ Hải nghe tiếng gọi của bốn phương dậy lên trong lòng trượng phu chí lớn. Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới. "Lòng bốn phương" chỉ chí nguyện lập công danh, sự nghiệp (trong trường hợp này "lòng bốn phương" đồng nghĩa với "chí tang bồng", "chí làm trai",...). Hai câu ba và bốn mở ra không gian "bốn phương" rộng lớn: "Trời bể mênh mang", "lên đường thẳng giong", không gian có sức biểu đạt "chí khí anh hùng". So với hiện thực xã hội thời phong kiến, Từ Hải là một con người “quá kích cỡ”, vì thế hình ảnh Từ Hải phải được đặt trong không gian vũ trụ, trời đất.

"Mặt phi thường" là cụm từ chỉ phẩm chất xuất chúng, hơn người. Điều đó không chỉ đơn giải thể hiện một cách cụ thể ở dung mạo bên ngoài (Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao) mà quan trọng hơn là toàn bộ phẩm chất, tính cách cũng như cuộc đời, sự nghiệp của con người xuất chúng (trong trường hợp này "mặt phi thường" đồng nghĩa với "người phi thường", "đời phi thường", "sự nghiệp phi thường",...)

Hai cụm từ: "lòng bốn phương" và "mặt phi thường" là hai cụm từ vừa có ý nghĩa chỉ khái niệm đồng thời cũng chính là hình tượng văn học. Chúng có quan hệ tương hỗ: những người anh hùng là những người xuất chúng, phi thường, phi phàm, đồng thời lại là con người vũ trụ chứ không phải người thường. Một trong các yếu tố của thi pháp tả người anh hùng là gắn với các hình tượng thiên nhiên, không gian vũ trụ.

- Trong đoạn trích, Nguyễn Du sử dụng rất nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

          + Đó là những từ ngữ có sắc thái tôn xưng như: "trượng phu", "lòng bốn phương", "mặt phi thường”,...

          + Đó là những từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: "mười vạn tinh binh”, "bóng tinh rợp đường", "gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”,...

          + Đó là những từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: "thoắt đã động", "lên đường thẳng dong”, "quyết lời dứt áo ra đi”,... Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ. Ông đã dồn tất cả vẻ đẹp của người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào trong hình tượng Từ Hải.

  2. Từ hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thuý Kiều như thế nào?

- Khác với cảnh tiễn biệt giữa Kiều với Kim Trọng và Kiều với Thúc Sinh, đây là cảnh tiễn biệt của Kiều với một trượng phu chí lớn. Chí khí, lòng quyết tâm của Từ là không gì lay chuyển. Việc ra đi của Từ là công việc tất yếu, quan trọng hàng đầu cho nên phải miêu tả trước và miêu tả một cách ước lệ. Còn việc xin theo của Kiều, tuy rất quan trọng với cuộc đời Kiều, nhưng so với người anh hùng, thì đó chỉ là công việc “nữ nhi thường tình”. Cho nên, để Từ Hải lên ngựa và “lên đường thẳng dong” rồi Nguyễn Du mới nói đến lời tiễn biệt của Kiều vì mục đích miêu tả của Nguyễn Du trong đoạn này là muốn tôn vinh Từ Hải như một nhân vật anh hùng nổi bật.

- Từ Hải nói gì với Kiều và lời của Từ bộc lộ lí tưởng, tính cách anh hùng như thế nào?

+ Giải thích các từ cổ: “Tâm phúc tương tri”, “nữ nhi thường tình”, “tinh binh”, “bóng tinh”, “nghi gia” 

+ Khái quát lời Từ Hải nói với Kiều: Giải thích lí do không thể đem nàng theo và hứa hẹn ngày trở về.

+ Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn: đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: "mười vạn tinh binh", "tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường", "bốn bể không nhà"...

Lời của Từ nói với Kiều không giống lời của người yêu với người yêu, không hẳn của người chồng với người vợ mà đó là lời của một trang anh hùng với người "tâm phúc tương tri". Qua lời Từ ta thấy hiện lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một trang anh hùng hảo hán.

3. Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của văn học trung đại không?

 Từ Hải là nhân vật lý tưởng. Nguyễn Du đã dựng chân dung Từ Hải với cảm hứng ngợi ca bởi Từ chính là giấc mơ công lý của Nguyễn Du. Vì vậy miêu tả theo bút pháp hiện thực sẽ không làm nổi bật được điều đó mà phải miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá.

- Nhà thơ đã khắc hoạ những hình ảnh phóng túng, oai hùng: con người "thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây ("Gió mây bằng đã đếm kì dặm khơi”).

- Nhà thơ sử dụng hệ thống từ ngữ chỉ bậc "trượng phu”: thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng giong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...

- Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính thậm xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. Hình ảnh Từ Hải được hiện lên với vẻ đẹp của sự phi thường. Anh hùng, tráng sĩ là mẫu nhân vật lí tưởng truyền thống của văn học trung đại. Các nhà văn, nhà thơ đã khái quát thành những khuôn mẫu miêu tả người anh hùng trên hai phương diện: ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau. Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du vừa nằm trong hệ thống thi pháp tả người anh hùng của văn học trung đại đồng thời có những nét riêng biệt, độc đáo, đặc biệt là Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất người khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không quá cách biệt với đời thường

17 tháng 2 2016

 

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Xem mục Tìm hiểu về tác giả ở bài Đọc Tiểu Thanh kí và bài Nguyễn Du.

2. Xem mục Thể loại trong bài Truyện Kiều.

3. Với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải và khẳng định lại một lần nữa tình cảm của Thuý Kiều và Từ Hải là tình tri kỉ, tri âm chứ không chỉ đơn thuần là tình nghĩa vợ chồng.

II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm hiểu xuất xứ

Gợi ý:

Kiều bị lừa vào lầu xanh lần thứ hai, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã coi Kiều như một tri kỉ và cứu nàng ra khỏi lầu xanh. Hai người đều thuộc hạng người bị xã hội đương thời coi thường (một gái giang hồ và một là giặc) đã đến với nhau tâm đầu ý hợp trong một tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo và nhạy cảm của Kiều. Kiều nhận ra Từ là đường anh hùng hiếm có trong thiên hạ, là người duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù yêu quý, trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự nghiệp anh hùng.

2. Chứng minh rằng đoạn trích Chí khí anh hùng thể hiện nổi bật khuynh hướng lí tưởng hoá khi xây dựng nhân vật anh hùng Từ Hải.

Gợi ý:

Nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hoá. Mọi ngôn từ, hình ảnh và cách miêu tả, Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

- Về từ ngữ:

+ Tác giả dùng từ “tr­ượng phu”, đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và chỉ dùng cho nhân vật Từ Hải. “Tr­ượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.

+ Thứ hai là từ "thoắt" trong cặp câu:

Nửa năm hương lửa đương nồng

    Tr­ượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Nếu là người không có chí khí, không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng ấm, người ta dễ quên những việc khác. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc, chàng "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình. Tất nhiên chí khí đó phù hợp bản chất của Từ, thêm nữa, Từ nghĩ thực hiện được chí lớn thì xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thuý Kiều dành cho mình.

+ Cụm từ "động lòng bốn phương"  theo Tản Đà là "động bụng nghĩ đến bốn phương" cho thấy Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh).

+ Hai chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng tr­ượng phu trong lúc chia biệt.

- Về hình ảnh:

+ Hình ảnh: "Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi" là một hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng c­ỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn. Không chỉ thế, trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thoả chí tung hoành "diễn tả một cách khoái trá giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt". Nói thế, không có nghĩa là Từ Hải không buồn khi xa Thuý Kiều mà chỉ khẳng định rõ hơn chí khí của nhân vật.

+ Hình ảnh "Thanh g­ươm yên ngựa, lên đường thẳng rong" cho thấy chàng lên ngựa rồi mới nói lời tiễn biệt, điều đó diễn tả được cái cốt cách phi thường của chàng, của một đấng tr­ượng phu trong xã hội phong kiến.

- Về lời miêu tả và ngôn ngữ đối thoại:

Kiều biết Từ Hải ra đi trong tình cảnh "bốn bể không nhà" nhưng vẫn nguyện đi theo. Chữ "tòng" không chỉ giản đơn như trong sách vở của Nho giáo rằng phận nữ nhi phải "xuất giá tòng phu" mà còn bao hàm ý thức sẻ chia nhiệm vụ, đồng lòng tiếp sức cho Từ khi Từ gặp khó khăn trong cuộc sống. Từ Hải nói rằng sao Kiều ch­ưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình không có ý chê Kiều nặng nề mà chỉ là mong mỏi Kiều cứng rắn hơn để làm vợ một người anh hùng. Từ nói ngày về sẽ có mười vạn tinh binh, Kiều tin tưởng Từ Hải. Điều đó càng chứng tỏ hai người quả là tâm đầu ý hợp, tri kỉ, tri âm.

3. Từ các đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, hãy phát biểu nhận xét khái quát những đặc điểm trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du.

Gợi ý:  

Nghệ thuật miêu tả tâm lí là một trong những phương diện nghệ thuật đặc sắc bậc nhất củaTruyệnKiều. Chính những thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí đã chứng tỏ sự sáng tạo độc đáo, tấm lòng thấu hiểu con người của Nguyễn Du. Có thể nhận định:

- Tâm lí nhân vật được thể hiện sinh động, trực tiếp trong tình huống cụ thể.

- Diễn biến tâm lí nhân vật được miêu tả chân thực, theo đúng quy luật và quá trình diễn biến trong thời gian của đời sống bên trong con người.

- Trạng thái tâm lí mang tính cá thể rất rõ; đó là tâm lí của những con người cụ thể, với đặc điểm riêng về tính cách, hoàn cảnh,…

- Các hình thức đối thoại, độc thoại và lời trần thuật nửa trực tiếp được sử dụng rất có hiệu quả để miêu tả tâm lí nhân vật.

v.v…

4. Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải thể hiện trong bốn câu đầu của đoạn trích

Gợi ý:

Từ Hải xuất hiện trong tác phẩm, tr­ước hết là một anh hùng cái thế, đầu đội trời chân đạp đất. Khi cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng Kiều như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ thực sự là một người đa tình. Song dẫu đa tình, Từ không quên mình là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa đất trời cao rộng. Từ Hải quả là một bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt được mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, trong khi đang sống với Kiều những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng Từ không quên chí hướng của bản thân. Đư­ơng nồng nàn hạnh phúc, chợt "động lòng bốn phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mang", với "thanh g­ươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

 Không gian trong hai câu 3, 4 (trời bể mênh mang, con đường thẳng) đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hải.

5. Chỉ ra tính chất riêng biệt của cuộc tiễn biệt giữa Từ Hải và Thuý Kiều so với hai cuộc chia tay tr­ước đó với Kim Trọng và với Thúc Sinh.

Gợi ý:

Tác giả dựng lên hình ảnh Từ Hải "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong" rồi mới để cho Từ Hải và Thuý Kiều nói lời tiễn biệt. Liệu có gì phi lôgíc không? Không, vì hai chữ "thẳng rong" có người giải thích là "vội lời", chứ lên đường đi thẳng rồi mới nói thì vô lí. Vậy có thể hình dung, Từ Hải trên yên ngựa rồi nói những lời chia biệt với Thuý Kiều. Và, có thể khẳng định cuộc chia biệt này khác hẳn hai lần tr­ước khi Kiều từ biệt Kim Trọng và Thúc Sinh. Kiều tiễn biệt Kim Trọng là tiễn biệt người yêu về quê hộ tang chú, có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm mà phải xa cách. Khi chia tay Thúc Sinh là để chàng về quê xin phép Hoạn thư cho Kiều được làm vợ lẽ, hi vọng gặp lại rất mong manh vì cả hai đều biết Hoạn Th­ư chẳng phải tay vừa, do đó gặp lại được như hiện tại là rất khó khăn. Chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thoả chí vẫy vùng bốn biển. Do vậy, tính chất ba cuộc chia biệt là khác hẳn nhau.

6. Tính cách nhân vật Từ Hải được bộc lộ qua lời nói với Kiều như thế nào?

Gợi ý:

- Từ Hải là người có chí khí phi thường:

Khi chia tay, thấy Kiều nói:

Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng

Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi"

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao ch­ưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong vinh dự, vẻ vang:

Bao giờ mười vạn tinh binh,

     Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường

                                Bấy giờ ta sẽ r­ước nàng nghi gia

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như khi Kiều chia tay Thúc Sinh. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.

- Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống:

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.

3 tháng 8 2017

Chọn đáp án: C