K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                                    Hôm nay sáng mùng 2 tháng 9

                                                                    Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình

                                                                     Muôn triệu tim chờ chim cũng nín

                                                                     Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

                                                                     Hồ Chí Minh!Hồ Chí MInh!

                                                                     Người đứng trên đài lặng phút giây

                                                                     Trông đán con đó vẫy hai tay

                                                                     Cao cao vầng trán...ngời đôi mắt

                                                                     Độc lập bây giờ mới thấy đây.

   Dựa vào nội dung bài thơ và trí tưởng tượng của mình, em hãy tưởng tượng trong ngày Bác Hồ kính yêu lần đầu tiên xuất hiện trước đông đảo quần chúng, nhân dân đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

                     Các bạn giúp mik với nhé!

1
4 tháng 6 2019

“Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín,
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình.
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín,
Bỗng vang lên câu hát ân tình:
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài lặng phút giây,
Trông đàn con đó vẫy hai tay.
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt,
Độc lập bây giờ mới thấy đây…”

Đó là những câu thơ chứa chan bao cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Sáng mùng hai tháng chín”.

Cùng hồi tưởng lại ngày ngày của 72 năm về trước, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945. Đó là ngày trọng đại, ngày mà cả dân tộc hân hoan trong niềm vui chiến thắng, niềm vui độc lập, niềm vui được làm chủ vận mệnh của dân tộc, vận mệnh của đất nước và vận mệnh của chính mình.

Và đến hôm nay, tuy đã 72 năm trôi qua, nhưng ngày mùng 2 tháng 9 vẫn là ngày lễ vô cùng thiêng liêng, ngày mà chúng ta cùng hồi tưởng về quá khứ hào hùng, ngày mà chúng ta hạnh phúc trong niềm vui chiến thắng. Ngày mà nhìn vào đó ta có động lực cố gắng hơn để xây dựng nước nhà.

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng a. Đoạn 1: MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng

a. Đoạn 1:

MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG

Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý. Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa E - pang màu xanh lục phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng,... Nếu tản bộ doc theo các đường mòn, du khách sẽ thấy trong các lùm cây lau sậy sát bờ nước là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp, chim sin sít lông tím, mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng cam, trắng sặc sỡ luôn chao đảo sát mặt nước kiếm mồi, chim cuốc lông đen hay lốm đồm hoa mơ lúc ẩn lúc hiện trong đám cỏ lau sát bờ nước, chim đ'rao, chim trắc ta bay lượn nhịp nhàng trên mặt hồ. Khi chiều tà, nắng vàng trải dài trên các sườn đồi, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ trên hồ Tơ - nưng. Lúc này không gian như đọng lại trên màu thiên thanh của mặt nước, chỉ có tiếng chim hót rộn ràng và tiếng cánh vỗ lao xao làm lay động bầu không khí tĩnh lặng của vùng hồ. Hồ Tơ - nưng còn là một "vựa cá" của Tây Nguyên. Ở đây có hầu hết các loài cá nước ngọt như trắm, chày, trôi, chép. Khi hoàng hôn buông xuống, sương khói bảng lảng, cá lên đớp mồi, bơi lội tung tăng hàng đàn trong làn nước trong vắt tạo ra một vùng sinh thái, một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp tuyệt vời. Với vẻ đẹp làm say lòng người, hồ Tơ - nưng quả là một hạt ngọc của Plây cu mà bất cứ đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua. Nguồn: Sưu tầm

b. Đoạn 2:

Tả cô giáo

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền” Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em. Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sáng. Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”. Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. (Theo Internet)

Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: “Hãy tả một loài cây mà em yêu thích”. Chọn 1 ý trong dàn bài để triển khai thành một đoạn văn, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.

Bài 3: Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau: “Miêu tả công viên vào buổi sáng”

Bài 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của các câu sau. Xác định kiểu câu theo cấu tạo a. Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. c. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc. d. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. e. Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng. f. Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên. g. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân. h. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí...

i. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. j. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

1
4 tháng 5 2020

Giúp e vs mn ơi

5 tháng 8 2020

Ngày xưa, trong khu rừng nọ, có đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống bên nhau. Đôi bạn rất thân thiết tưởng chừng như không bao giờ xa cách.
 
Thế nhưng, năm ấy trời hạn hán, mọi người đều khốn khổ, cả đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng cũng không thoát khỏi.
 
Ngày tháng cứ thế nối tiếp nhau. Hai bạn trông chờ mưa nhưng chẳng thấy mưa đâu. Cánh rừng trơ trọi không tìm ra một ngụm nước trong hay một chiếc lá non.

Bê Vàng và Dê Trắng cùng nhau đi tìm cỏ nhưng rồi cũng đành thất vọng. Những ngọn cỏ úa còn sót lại trong cánh rừng không đủ nuôi đôi bạn. Những ngụm nước còn đọng lại trong hốc đá rồi cũng không còn nữa. Đôi bạn thấy thương nhau quá!

Rồi một buổi sáng mùa hạ, tiết trời oi ả, Bê Vàng thức dậy sớm hơn mọi ngày, chuẩn bị cho chuyến đi xa. Bê Vàng quyết định tạm biệt Dê Trắng để đi tìm cỏ.
 
Vừa đi vừa mong tìm được cỏ để nuôi mình và nuôi bạn. Bê Vàng đi mãi, đi mãi trong khu rừng xa thẳm. Thế rồi Bê Vàng quên đường trở về. Hoảng sợ trước cảnh rừng hoang vắng, sợ không được gặp lại bạn Dê Trắng nữa, những giọt nước mắt đã lăn dai trên má Bê Vàng.
 
Ngày lại, ngày qua... Dê Trắng không thấy bạn trở về nên bôn ba đi tìm bạn. Tìm kiếm khắp rừng, mặc cho đói khát, mặc cho đôi chân đã rã rời, mặc cho thú dữ đe dọa... Dê Trắng vẫn đi tìm bạn, mãi gọi Bê! Bê! Tiếng gọi xưa Dê Trắng vọng vào vách núi, vang lảnh lót trong khu rừng nhưng Bê Vàng nào nghe thấy.
 
Tiếng khóc của Bê Vàng thật là đáng thương. Tiếng kêu của Dê trắng nghe thật cảm động. Tiếng gọi ấy tuy Bê Vàng không nghe được để trở về nhưng ẩn chứa một tình bạn sâu sắc, nó là lời nhắn gội chúng ta: hãy biết yêu thương bè bạn, hãy có tình bạn cao đẹp. 

^^ học tốt

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúnga. Đoạn 1 MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG      Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý.     Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ....
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc hai bài văn sau và xác định dàn ý của chúng

a. Đoạn 1

 

MIÊU TẢ VẺ ĐẸP CỦA HỒ TƠ NƯNG

 

     Hồ Tơ Nưng là một trong những hồ đẹp nhất trên vùng đất Gia Lai- Kon Tum huyền thoại. Nơi đây làm say đắm lòng người không chỉ ở mặt nước mênh mông, mây trời lồng lộng mà còn là mơi hội tụ của nhiều loài hoa đẹp, nhiều loài chim, cá quý.

     Xung quanh hồ là vườn hoa khổng lồ. Cứ mỗi độ xuân về, hoa cúc quỳ trải thảm quỳ trải thảm vàng trên các bìa rừng, bãi cỏ; hoa E - pang màu xanh lục phủ kín từ mép hồ lên triền đồi thoai thoải rồi chạy lên tít tận đỉnh núi tiếp giáp với trời mây, hoa gạo màu đỏ rực rỡ trên nền xanh biếc của nước, của trời; lác đác đây đó còn có những thảm hoa màu tím, hoa ngải vàng rơm, hoa đơn đỏ hồng,...

    Nếu tản bộ doc theo các đường mòn, du khách sẽ thấy trong các lùm cây lau sậy sát bờ nước là nơi trú ngụ của nhiều loài chim đẹp, chim sin sít lông tím, mỏ hồng, giọng hót lanh lảnh như tiếng kèn đồng. Chim bói cá với bộ lông màu lam pha vàng cam, trắng sặc sỡ luôn chao đảo sát mặt nước kiếm mồi, chim cuốc lông đen hay lốm đồm hoa mơ lúc ẩn lúc hiện trong đám cỏ lau sát bờ nước, chim đ’rao, chim trắc ta bay lượn nhịp nhàng trên mặt hồ. Khi chiều tà, nắng vàng trải dài trên các sườn đồi, từng đàn chim lũ lượt bay về tổ trên hồ Tơ - nưng. Lúc này không gian như đọng lại trên màu thiên thanh của mặt nước, chỉ có tiếng chim hót rộn ràng và tiếng cánh vỗ lao xao làm lay động bầu không khí tĩnh lặng của vùng hồ.

     Hồ Tơ - nưng còn là một “vựa cá”; của Tây Nguyên. Ở đây có hầu hết các loài cá nước ngọt như trắm, chày, trôi, chép. Khi hoàng hôn buông xuống, sương khói bảng lảng, cá lên đớp mồi, bơi lội tung tăng hàng đàn trong làn nước trong vắt tạo ra một vùng sinh thái, một thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp tuyệt vời.

     Với vẻ đẹp làm say lòng người, hồ Tơ - nưng quả là một hạt ngọc của Plây cu mà bất cứ đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên cũng không thể bỏ qua.

 

Nguồn: Sưu tầm

 

b. Đoạn 2: Tả cô giáo

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”

Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi, Nhưng để

lđã có nhiều thầy cô giáo dạy em. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em.

Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ây, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, hiền từ. Đôi mắt hìên hậu ấy đã luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm rang đều đặn trắng sáng.

    Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào dường như để chúng ta say mê vào bài học hơn. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em.

    Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có them động lực để cố gắng. Những bài giảng Văn của cô khiến em thêm yêu gia đình, quê hương và đất nước hơn. Cô giống như người mẹ thứ hai của em giống như câu hát “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”.

    Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô. Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô.

 

(Theo Internet)

Bài 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: “Hãy tả một loài cây mà em yêu thích”. Chọn 1 ý trong dàn bài để triển khai thành một đoạn văn, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh.

Bài 3: Lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài sau: “Miêu tả công viên vào buổi sáng”.

2
2 tháng 5 2020

Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi
Thân bài
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông

4 tháng 5 2020

Sao chép hả @văn dũng?

Hãy chọn một bài văn mà bạn thấy hay hơn :                                          Bài văn 1Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không...
Đọc tiếp

Hãy chọn một bài văn mà bạn thấy hay hơn :

                                          Bài văn 1

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai. 

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. 

Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. 

Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. 

Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được dát vàng. 

Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang. Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

                                             Bài văn 2

Sáng nay em đến trường sớm hơn mọi ngày để trực nhật. Đây là dịp để em chứng kiến khung cảnh tĩnh lặng của khu trường. Đúng là nó khác hẳn với quang cảnh của một trường học giữa buổi mà chỉ cần đến trước nửa giờ thôi là có thể cảm nhận được sự khác nhau ấy. Em có cảm giác như lạc vào một chốn nào đó lạ lẫm, mặc dù nơi đây đã quá đỗi thân quen.

Khi em đến, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng trường. Đứng bên ngoài, em ngắm nhìn và lắng nghe. Tất cả đều im lìm, cảnh vật như còn đang mơ màng, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây im phăng phắc. Nhưng em có biết đâu rằng tất cả đều đang cựa mình chuyển động. Và lúc này chính là khoảnh khắc giao thời của ngày và đêm.

Bắt đầu là mặt trời, là ánh sáng. Tuy chưa le lói rõ, nhưng hừng đông đã nhanh chóng chiếm lĩnh mặt đất, tỏa sáng cảnh vật. Rồi là gió, chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải nhưng đã xua tan dần những đám sương cuối cùng còn chập chờn trong các lùm cây và khẽ làm xao động lá cành. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc sôi nổi cất tiếng hót líu lo, chào đón một ngày mới bắt đầu. 

Toàn bộ khu trường hiện ra rõ mồn một với tất cả dáng vẻ thường ngày của nó. Và cũng chỉ một lát nữa thôi, không khí náo nhiệt của buổi học như mọi ngày lại sắp diễn ra. Đã có thêm mấy bạn lớp khác cũng làm trực nhật như em. Bác bảo vệ cũng đã mở cổng và tắt điện bảo vệ. Chúng em chào bác rồi đi vào sân trường. Khu trường hình chữ U này, em đã đến đây từ hơn bốn năm trước nhưng vào cái buổi sớm tinh sương như thế này, em mới lại thấy được một quang cảnh khác và cái cảm giác lâng lâng, ngỡ ngàng thật khó tả. 

Có lẽ, do ngày nào cũng đến trường vào cái lúc ồn ã nhất, náo nhiệt nhất, cứ lặp đi lặp lại cái cảnh nườm nượp những xe đạp, xe máy, những bước chân, những câu chuyện... nên không có được những cảm giác mới lạ ấy. Ngay cả cái biển đề ngoài cổng tên của trường mà hôm nay cũng gợi lên cảm giác lung linh, sâu lắng lạ thường. 

Thẳng cổng vào đi qua sân là phòng Ban giám hiệu, nằm giữa hai dãy lớp học, cửa vẫn khép. Cái trống bên hè chưa được đánh thức nên còn chưa biết đến trời đã sáng, vẫn nằm vo tròn trên giá gỗ. Em lướt nhìn dãy lớp Một, Hai, Ba ở tầng một. Tất cả mọi cửa sổ, cửa ra vào đều sơn xanh giống nhau và đều còn đóng kín. Có vài chú dơi đang chấp chới những vòng lượn cuối cùng trước khi chui vào tổ để tránh ánh sáng mặt trời. 

Vài cánh cửa đã mở và đã có tiếng người. Trên lan can của phòng cuối dãy có chú chim chích đang hót líu ríu. Chợt thấy bóng người, nó vụt bay ra lùm cây ngoài sân trường mà vẫn không ngừng hót. Thế rồi toàn bộ khu trường như rực sáng khi ánh nắng ban mai phản chiếu vào những bức tường vôi trắng toát. Thêm vào đó, một hồi trống gióng giả vang lên báo hiệu một ngày học mới bắt đầu. 

Cái không khí tấp nập ồn ào náo nhiệt cứ dần dần rộ lên bao trùm khu trường. Gió như cũng thổi mạnh lên trên những đám lá bàng, những cây xà cừ, phượng vĩ. Những khóm hoa tươi tốt dường như cũng phấn khởi chào đón các bạn nhỏ mà đung đưa khe khẽ, làm những giọt sương mai còn đọng lại dưới ánh nắng mặt trời trở nên lung linh huyền ảo. Lá quốc kì cũng đã cảm thấy đủ gió bắt đầu phấp phới. 

Rồi mọi người đến cũng đã đông đủ. Lớp nào đã vào lớp đấy. Cũng nhờ buổi trực nhật này em mới có dịp quan sát kĩ được quang cảnh trường em. Em rất yêu trường em vì “tới lớp tới trường nơi ấy có tình thương, bạn bè, thầy cô giáo, nơi ấy sao mà vui thế... ” và chắc hẳn không ai là không cảm thấy yêu thương mái trường của mình.

4
23 tháng 5 2018

theo mình bài 2 hay hơn tại nó dài, nhiều chi tiết và miêu tả cụ thể, rõ ràng hơn

CHÚC BẠN HỌC GIỎI NHÉ^.^

22 tháng 7 2018

2 nha bn

Chiếc đồng hồ là người bạn không thể thiếu được của mỗi con người. Đồng hồ báo cho ta biết thời gian để ta làm việc, nhắc nhở ta biết đã đến giờ phải làm việc mà ta đã định làm. Chiếc đồng hồ càng có ý nghĩa hơn khi sinh nhật lần thứ 10 của em được mẹ tặng, nó là món quà vô giá mà mẹ đã dành cho em.Ngày sinh nhật em, mẹ đặt chiếc đồng hồ trong một cái hộp hình trái...
Đọc tiếp

Chiếc đồng hồ là người bạn không thể thiếu được của mỗi con người. Đồng hồ báo cho ta biết thời gian để ta làm việc, nhắc nhở ta biết đã đến giờ phải làm việc mà ta đã định làm. Chiếc đồng hồ càng có ý nghĩa hơn khi sinh nhật lần thứ 10 của em được mẹ tặng, nó là món quà vô giá mà mẹ đã dành cho em.

Ngày sinh nhật em, mẹ đặt chiếc đồng hồ trong một cái hộp hình trái tim rất đẹp. Chiếc đồng hồ không quá lớn, nó chỉ to hơn bàn tay một chút, mặt đồng hồ sáng bóng không một vết xước. Đồng hồ có 4 kim, là kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức. Các kim đều có màu đen, nhưng kim báo thức là màu đỏ. Cạnh 4 cái kim là hai chú chó trông rất ngộ nghĩnh, xung quanh là những con số từ. Bốn kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Kim giây chạy nhiều nhất và phát ra những tiếng kêu tích tắc không mệt mỏi. Khi chị kim giây quay được một vòng thì kim phút mới nhích đi một chút. Kim giờ thấp nhất và cũng là người đi chậm nhất, phải chăm chú nhìn một lúc lâu ta mới phát hiện được sự di chuyển của chú. Kim báo thức thì không di chuyển, chỉ khi nào ta muốn hẹn đến giờ nào thì đặt kim báo thức chỉ vào giờ đó. Khi đồng hồ chạy đến giờ đó, chuông báo thức sẽ kêu để báo thức cho ta.

Quay sang mặt sau của đồng hồ, ta thấy có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức. Từ ngày có chiếc đồng hồ mới, em không lo đi học muộn vì ngủ quên, bố mẹ không lo đi làm muộn, ông ba muốn biết giờ chỉ cần vào ngó đồng hồ là biết ngay. Nhờ có đồng hồ, ông ba đã biết giờ giấc để chuẩn bị cơm nước trước khi em đi học về, em không phải chịu đói bụng vì phải chờ bà nấu cơm nữa

Chiếc đồng hồ đã giúp em biết giờ giấc và giúp em chăm chỉ hơn trong học tập. Nhìn chiếc đồng hồ chạy, em thấy thời gian trôi đi thật nhanh và tự nhắc nhở mình không nên lãng phí thời gian nữa. Em sẽ giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận để nó luôn đi bên em, nhắc nhở em cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống.

3
11 tháng 2 2018

bn đang giới thiệu bài văn tả đồng hồ à

11 tháng 2 2018
Bạn giới thiệu nó lên đề lm gì z
có ai thi kẻ chuyện với mk komk kể đầu tiên :          sự tích hồ gườmVào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết...
Đọc tiếp

có ai thi kẻ chuyện với mk ko

mk kể đầu tiên :

          sự tích hồ gườm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

2

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.

Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.

Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:

– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!

Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.

Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.

Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Hồ Thứa quê emHôm nay , em đi học sớm hơn mọi ngày . Em có dịp quan sát cảnh đẹp của hồ nước nằm ở trung tâm huyện em mà mọi người gọi là hồ Thứa.Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . Nước hồ trong xanh . Đến gần , nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Hồ Thứa quê em
Hôm nay , em đi học sớm hơn mọi ngày . Em có dịp quan sát cảnh đẹp của hồ nước nằm ở trung tâm huyện em mà mọi người gọi là hồ Thứa.
Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . Nước hồ trong xanh . Đến gần , nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng . Thỉnh thoảng , vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ , trông như những con thuyền nhỏ . Vài chú vịt đang ngẩng cao đầu nhìn bầu trời tươi sáng .
Ven hồ có những khóm hoa nhiều màu sắc rực rỡ . Dưới những cây xà cừ cổ thụ , có những chiếc ghế đá màu xám . Có một chiếc cầu nhỏ nối hai bờ hồ . Ông mặt trời ló ra khỏi những cụm mây toả ánh nắng khắp nơi . Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh .
Cảnh hồ Thứa quê em thật đẹp . Mai sau em lớn lên , có dịp được đi thăm nhiều cảnh đẹp thì em vẫn sẽ nhớ mãi về hồ nước quê em .
a) Bài văn trên gồm mấy phần ? Nội dung mỗi phần là gì ?
b) Phần Thân bài được miêu tả theo trình tự nào ?
c) Những sự vật nào được miêu tả trong phần Thân bài ? Tác giả đã quan sát những sự vật ấy bằng những giác quan nào ?
d) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong phần Thân bài ?
e) Tham khảo bài văn tả cảnh nêu trên , em hãy viết một bài văn ngắn tả cảnh ao hoặc đầm nước , hồ nước , ... nơi em ở

( Nhanh lên nha , thứ hai mk nộp rồi ) Cảm ơn mấy bạn ! Nhớ làm cho đầy đủ nhé ! 

2
18 tháng 10 2019

a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước.                                                                                                                                                                                                              b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian                                                                                                                                    c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác ,                                                                                                                                                                  d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa                                                                                                                                                                        e, bạn tự làm nha 

15 tháng 10 2023

a) 

 Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài) 

 Nội dung từng phần: 

+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa 

+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ) 

+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ

b) 

 Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian: 

+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)

c) 

 Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)

 Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.

d)

 Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là: 

 So sánh: 

+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . 

+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.

+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.

++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.

 Nhân hoá: 

+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.

#ngocquyen

Chúc bạn học tốt ạ

Tick cho mình nhé

  
29 tháng 6 2018

1.Bác Hồ nói: ''Tôi nói đồng bào nghe rõ không?''

2.- Kết thúc bản “Tuyên ngôn Độc lập", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

- Một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của "Tuyên ngôn Độc lập".

3.Tuyên ngôn độc lập đã ra đời vào ngày 02/09/1945, một bước tiến mới cho đất nước Việt Nam, mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam đó là kết quả của cả một quá trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác, là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi của Bác. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân như Bác đã từng nói "…nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì".

4. Sáng mồng hai tháng chín

Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim vẫn nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh

Người đứng trên đài lặng phút giây
Trông đàn con đó vẫy hai tay
Cao cao vầng trán ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây.