K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2019

- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là một hệ thống lý luận khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử:

- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Phong trào công nhân phát triển, cùng với học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do C.Mác và Ph. Ăngghen thành lập, được Lê-nin phát triển.

- Nội dung

- Kế thừa, phát triển có chọn lọc những thành tựu của khoa học xã hội và tự nhiên mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ thế kỉ XIX (định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào, thuyết tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế Anh và lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp).

- Học thuyết gồm bà bộ phận chính: triết học, kinh tế - chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ với nhau).

- Điểm khác: Xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới,hình thành hệ thống lý luận vừa mới khoa học vừa cách mạng

- Vai trò

- Là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản.

- Và mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (tự nhiên và xã hội, nhân văn).

31 tháng 5 2019

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1 bài 37….Trang…188…..SGK Lịch sử 10 cơ bản

 

5 tháng 5 2018

Đáp án: D

Giải thích: Mục…bài 37….Trang…188…..SGK Lịch sử 10 cơ bản

 

16 tháng 2 2019

“Phong trào Khai sáng – Phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ”. Phong trào thúc giục, kêu gọi các nhà tư tưởng – chính trị xây dựng lại quan hệ xã hội trên cơ sở bình đẳng, công lý và các nguyên tắc bắt nguồn từ quyền lợi con người.

Tư tưởng khai sáng là tư tưởng tiến bộ về ý thức hệ thời kỳ đầu của Chủ nghĩa Tư bản và đến nay vẫn tiếp tục lan toả nhằm đánh đổ thần quyền và chủ nghĩa phong kiến mông muội. Nó diễn ra ở Anh thế kỷ XVII, ở Pháp thế kỷ XVIII, đóng vai trò quan trọng suốt cuộc cách mạng Mỹ (1775-1883), ở Nhật thế kỷ XVIII và vẫn tiếp tục ảnh hưởng to lớn đến CNTB ngày nay. Ở Nga phong trào bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX.

Phong trào Khai Sáng cũng từng được người Việt tiếp cận qua trào lưu ở Nhật và trở thành phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XIX của Phan Chu Trinh với tên gọi Tân Việt Nam. Phương châm của phong trào này là “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, tức là thay đổi phải dựa trên sự học hỏi kiến thức, kỹ thuật mới của thế giới; với tinh thần tự chủ, ngang nhiên và cao vọng tự cường; để đạt đến dân giàu và nước mạnh.

Đáp án cần chọn là: A

4 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội:

+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.

- Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991).

- Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu đó đã góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.