K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2016

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kỳ Đổi mới là chuyển biến tích cực.

Thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lý.

- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng. Đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước.

Lãnh thổ kinh tế

- Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 56% cả nước (năm 2005). Trong khi đó Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm; giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản chiếm 40,7% cả nước.

- Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.           

-Trên phạm vi cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

26 tháng 1 2016

Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những yêu cầu mới của đất nước, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành theo các hướng chủ yếu sau đây :

            + Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

            + Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng di trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

            + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

26 tháng 1 2016

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta. 

- Khu vực sản xuất phi vật chất (dịch vụ) chiếm tỉ trọng thấp hơn khu vực vật chất, nhưng đang có xu hướng tăng liên tục từ 21,8 % (2000) lên 24,5 % (2005).

  - Khu vực sản xuất vật chất (nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng) chiếm tỉ trọng cao hơn khu vực phi vật chất, nhưng đang có xu hướng giảm liên tục từ 78,2 % (2000) lên 76,5 % (2005). Trong đó, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng đang có xu hướng giảm mạnh từ 65,1 % (2000) xuống còn 57,3 % (2005); khu vực công nghiệp – xây dựng tuy chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng đang tăng mạnh từ 23,1 % (2000) lên 18,2 % (2005).

- Ở nước ta có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và III. Sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.

 

26 tháng 1 2016

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tỉ lệ lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần từ 65,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 7,8%), nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng có tỉ lệ lao động thấp nhất và đang có xu hướng tăng dần từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005 (tăng 5,1%).

- Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (năm 2000) lên 24,5% (năm 2005), tăng 2,7%.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-neu-mot-so-chuyen-bien-ve-co-c95a9347.html#ixzz3yLPxtRK0

26 tháng 1 2016

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố:

- Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu sản phẩm.

- Chịu sự tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội.

- Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng chung của thế giới, đặc biệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

26 tháng 1 2016

- Đô thị hóa diễn ra cùng với quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ, dân số tăng nhanh làm môi trường bị ô nhiễm.

 - Dân số đô thị đông, vấn đề an ninh, trật tự xã hội nảy sinh phức tạp, việc quản lý khó khăn (chỗ ở, chỗ sinh hoạt, vui chơi …).

thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sư dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sưc hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

 - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

26 tháng 1 2016

Ở nhiều thành phố nước ta, quá trình đô thị hóa đã dẫn đến nhiều hậu quả như: nạn thiếu việc làm, nghèo đói ngày càng tăng, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, gia tăng các tệ nạn xã hội.

26 tháng 1 2016

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, và 84% GDP công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhầ nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sư dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sưc hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

            Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

26 tháng 1 2016

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Các đô thị có ảnh hưỏng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng nảy sinh những hậu quả như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...

26 tháng 1 2016

Ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng là do:

- Quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ tỉ gia tăng dân số giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng.

- Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

Ví dụ:

Năm

Tổng dân số (triệu người)

Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

2000

77635,4

1,36

2005

83106,3

1,31

2007

85195,0

1,23

 

 

 

 

5 tháng 1 2017

Tỉ lệ gia tăng dân sớ có xu hướng giảm do :

nước ta thực hiện tốt công tác dân số về kế hoạch hóa gia đình mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con

Quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng do:

-Tháp dân sớ trẻ, quy mô dân số đông , đứng thứ 14 trên thế giới (2002)

- Tỉ lệ sinh và sớ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao

-tư tưởng cũ lạc hậu trọng nam khinh nữ

-Một số bộ phận chưa nhận thức đúng về công tác dân số ,kế hoạnh hóa gia đình đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa

26 tháng 1 2016

Nền nông nghiệp cổ truyền.

Nền nông nghiệp hàng hóa.

- Quy mô sản xuất nhỏ

- Mức độ tập trung thấp

- Chủ yếu sử dụng sức người và động vật

 

- Kĩ thuật thổ sơ, lạc hậu

- Năng suất lao động thấp

- Hiệu quả thấp trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

- Không quan tâm đến thị trường

- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

 

- Phân bố ở nhiều nơi ở nước ta

- Tập trung vào các vùng còn gặp nhiều khó khăn.

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

- Quy mô sản xuất tương đối lớn

- Mức độ tập trung cao

- Tăng cường sử dụng các loại máy móc, vật tư nông nghiệp

- Kĩ thuật tương đối tiên tiến

- Năng suất lao động cao

- Hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp

- Gắn liền với thị trường tiêu thụ hàng hóa

- Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết nông – công nghiệp

- Phân bố ở một số vùng

- Tập trung vào các vùng có nhiều điều kiện thuận lợi.

 

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận

26 tháng 1 2016

Một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá:

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

-Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

- Sản xuât quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc

- Năng suất lao động thấp

- Năng suất lao động cao

- Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

- Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết nông - công nghiệp

- Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

- Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-phan-biet-mot-so-net-khac-nhau-c95a9516.html#ixzz3yLR3asOP

26 tháng 1 2016

1. Vai trò của cây công nghiệp trong nền kinh tế nước ta

- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nước ta (khí hậu, đất trồng)

- Khai thác thế mạnh của vùng trung du và miền núi, phá thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng,  có giá trị như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu,…

-  Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước.

- Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu ăn, mặc, hàng tiêu dùng cho người lao động.

 2. Điều kiện để phát triển cây công nghiệp

a. Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình:

¾ diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp. Vì vậy, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp.

- Đất trồng:

+ Chủ yếu là đất feralit trong đó:

Đất đỏ badan có trên 2 triệu ha, phân bố chủ yếu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Vì vậy, thích hợp cho việc trồng cà phê, cao su,…

Đất feralit phát triển trên đá phiến và đá mẹ khác, rất thích hợp việc trồng chè và các cây đặc sản.

Đất đỏ đá vôi phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, thích hợp việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, thuốc lá,…

+ Đất phù sa, phân bố tập trung ở các đồng bằng và ven biển, thuận lợi cho việc tròng cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đất mặn ven biển có thể trồng cói, dừa, đước, sú, vẹt,….

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp với các loại cây công nghiệp nhiệt đới.

+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo mùa, vĩ độ và độ cao. Các tỉnh phía Nam tính nhiệt đới tương đối ổn định nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới. Vùng núi cao cả nước và ở miền Bắc có mùa đông lạnh nên thuận lợi phát triển các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

- Nguồn nước:

            + Nguồn nước dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.

            + Hệ thống sông ngòi dày đặc.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Nguồn lao động nước ta dồi dào do dân số đông và tăng nhanh.

+ Mức sống tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn với sản phẩm cây công nghiệp.

+ Truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật.

+ Nhà nước đã xây dựng và quy hoạch các vùng chuyên canh cây nghiệp.

+ Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với các vùng chuyên canh cây nghiệp.

- Chính sách

+ Chính sách ưu tiên phát triển cây công nghiệp cùa Nhà nước.

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu.

c. Khó khăn

- Mùa khô kéo dài ở các vùng chuyên canh cây nghiệp, gây ra tình trạng thiều nước ảnh hưởng đến năng suất cây công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông còn lạc hậu, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cây công nghiệp.

- Công nghiệp chế biến nhỏ bé, chậm đổi mới công nghệ nên hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Thị trường xuất khẩu cây công nghiệp không ổn định.

3. Tình hình sản xuất cây công nghiệp.

            Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là 2.500 nghìn ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1.600 nghìn ha (chiếm gần 65%).

- Cây công nghiệp lâu năm: chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

+ Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở  Đông Nam Bộ, và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

+ Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.

+ Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. + Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.

+ Dừa được trồng nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chè được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, ở Tây Nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).

- Cây công nghiệp hằng năm

+ Chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

+ Mía được phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

+ Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh – Nghệ - Tỉnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và ở Đắk Lắk.

+ Đậu tương được trồng nhiều ở trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đắk Lắk, Hà Tây và Đồng Tháp.

+ Đay ở đồng bằng sông Hồng

+ Cói nhiều nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

4 tháng 11 2020

hình như đây là CN mà

15 tháng 4 2016

Tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân 
ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc 
sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.