K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2016

Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ trong văn học Việt Nam Từ cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1975. Không phải ngẫu nhiên mà văn học hiện đại Việt Nam có một khối lượng tác phẩm lớn dành riêng cho đề tài người lính và chiến tranh. Bởi lẽ hình ảnh người lính và chiến tranh đã trở thành đề tài lớn, hình tượng trung tâm trong thơ ca Cách mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. 

Quân đội ta - Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được Đảng và Bác Hồ kính yêu dìu dắt, giáo dục mà ngày càng lớn mạnh theo chiều dài của lịch sử dân tộc và đã thực sự trở thành một quân đội anh hùng, tiên phong, trung với nước, hiếu với dân.
Anh bộ đội - người chiến sĩ - anh giải phóng quân..., nhiều tên gọi khác nhau, song tất cả chỉ là một: “Anh bộ đội Cụ Hồ”.  Anh bộ đội Cụ Hồ - Cái tên bình dị thân thương mà rất đỗi tự hào, là sự kết tinh tất cả những tinh hoa của thời đại và được hun đúc trong suốt bốn ngàn năm lịch sử cuả dân tộc. Anh bộ đội cụ Hồ, từ nhân dân mà ra và lớn lên dưới ánh sáng của Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại . Trải qua cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta cùng với nhân dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đã ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Đống Đa và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của chủ nghĩa đế quốc. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ không chỉ niềm tự hào của dân tộc mà đã trở thành biểu tượng vô cùng thiêng liêng và cao cả của mỗi tâm hồn Việt Nam.

.........................tự nghĩ thêm nhé

 

                                                  Hành quân                                                                Văn CôngHành quân suốt 5 ngày không nghỉVượt sông Ba,leo dốc Mỏ,dốc ChanhDốc Chuối Mũi lỗ tai ù sóng biểnThở phì phào nhắm hướng mặt trời lên Dốc nhỏ,dốc to,dốc chồng ,dốc vợDốc mẹ bồng con dang đôi cánh tay mờiVọng phu ơi,bàn chân người rớm máuNgẩn đầu lên,mây xám đã tan...
Đọc tiếp

                                                  Hành quân 

                                                               Văn Công

Hành quân suốt 5 ngày không nghỉ

Vượt sông Ba,leo dốc Mỏ,dốc Chanh

Dốc Chuối Mũi lỗ tai ù sóng biển

Thở phì phào nhắm hướng mặt trời lên

 

Dốc nhỏ,dốc to,dốc chồng ,dốc vợ

Dốc mẹ bồng con dang đôi cánh tay mời

Vọng phu ơi,bàn chân người rớm máu

Ngẩn đầu lên,mây xám đã tan rồi

 

Hạt sương lạnh rung rinh đầu ngọn cỏ

Trăng long lanh đùa nắng sớm đu đưa

Hoa Phong Lan mỉm cười duyên nở rộ

Ngát hương rừng ,dòng suối ngọt ngâm thơ

 

Thân lưu động ngày đây mai đó

Chiếc ba lô nặng trĩu trên lưng

Đừng nhắc nữa hay quên dần gian khổ

Mới trận đầu  cần phải luyện đôi chân

 

Chia củ sắn ,cắn đôi hạt muối

Ăn lót lòng truyền hơi ấm cho nhau

Vinh dự nào được làm anh bộ đội

Dưới trời xanh sao sáng rọi ngang đầu

1.Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ được khắc họa như thế nào

Gợi ý: -Tinh thần vượt khó khăn gian khổ

           -Tình yêu quê hương đất nước gắn bó với thiên nhiên

           -Tư tưởng vững vàng

2.Tìm trong bài thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

 Giải giúp mình với

0
20 tháng 12 2021

I. Thể loại

 

– Tuỳ bút “là một thể loại kí. Lối viết tương đối phóng khoáng ; nhà văn tuỳ theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể giàu chát trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người nhắc đến trong tuỳ bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả ; và cũng phải xác thực. Giá trị của tuỳ bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng” (Nguyễn Xuân Nam – Từ điển văn học, tập hai, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

– Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình ảnh, sự vật cụ thể như thể kí nhưng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.

 

II. Bố cục

Bố cục có 3 phần:

– Phần 1 (2 đoạn đầu: từ đầu đến ...thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội.): hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành cốm.

– Phần 2 (đoạn thứ 3: tiếp đến ... những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn): phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm.

– Phần 3 (đoạn cuối): bàn về cách thưởng thức cốm.

III. Đọc hiểu văn bản

 

Câu 1: Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính cua mồi đoạn là gì?Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người. + Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm. + Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm. Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết:– Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?– Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?   Để mở đầu bài tùy bút viết về cốm, Thạch Lam dùng hình ảnh Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,nhuần thấm cúi hương thơm của lá. Hương thơm ấy gợi nhớ đến hương vị của cốm, một thứ quà đặc biệt của lúa non. Cách đưa vào bài của tác giả thật tự nhiên và gợi cảm. Trong đoạn này, Thạch Lam đã miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác bằng những từ ngữ đặc biệt là những tính từ chọn lọc. Nhà văn còn huy động nhiều cảm giác để cảm nhận đối tượng nhất là khứu giác.”Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa uề của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.Từng câu văn thật đẹp có nhịp điệu gần như một đoạn thơ văn xuôi. Câu 3: Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?    Trong phần chính của đoạn 2, Thạch Lam đã diễn tả và bình luận về một phương điện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ Sêu tết.  Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ.  Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. “Hồng cốm tốt đôi”. Cốm với hồng lại càng hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Nhà văn phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện màu sắc và hương vị: “và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu kền.” Câu  4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?  Trong  đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm. + Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. + Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh. + Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.Đoạn sau của bài văn bàn về sự thưởng thức cốm, một thứ quà bình dị, mộc mạc chẳng chút cầu kì. Nhà văn đã có cách nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa đáng trân trọng khi nói về sự thưởng thức một món ăn ý vị sâu xa như cốm: “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy cái mùi thơm phức của lúa nước, của hoa cỏ dại ven bờ. Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non và trong cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc “ Câu 5: Đoạn văn sau của bài văn (từ “cốm không phải thức quà cua người vội” đến hết) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?   Cốm là thứ quả riêng biệt của đất nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hượng vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Chỉ với câu văn đặc sắc này Thạch Lam đã khái quát được những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt côm bình dị khiêm nhường. Câu 6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số VD cụ thế trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.   Bài văn này thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Có thể thấy điều này ngay ở đoạn dẫn nhập mở bài: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngủi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.Thạch Lam có cách sống thật tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ và kĩ lưỡng trong từng cảm xúc quan sát và nhận xét của mình. Trong đoạn văn này đã huy động nhiều cảm giác đặc biệt là khứu giác để cảm nhận cho hết hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa của lá sen và lúa non.
21 tháng 12 2021

I. Thể loại

 

– Tuỳ bút “là một thể loại kí. Lối viết tương đối phóng khoáng ; nhà văn tuỳ theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể giàu chát trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người nhắc đến trong tuỳ bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả ; và cũng phải xác thực. Giá trị của tuỳ bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng” (Nguyễn Xuân Nam – Từ điển văn học, tập hai, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

– Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình ảnh, sự vật cụ thể như thể kí nhưng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.

 

II. Bố cục

Bố cục có 3 phần:

– Phần 1 (2 đoạn đầu: từ đầu đến ...thơm và ngon được bằng ở làng Vòng, gần Hà Nội.): hương thơm lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành cốm.

– Phần 2 (đoạn thứ 3: tiếp đến ... những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn): phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm.

– Phần 3 (đoạn cuối): bàn về cách thưởng thức cốm.

III. Đọc hiểu văn bản

 

Câu 1: Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính cua mồi đoạn là gì?Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người. + Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm. + Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm. Câu 2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết:– Tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?– Những cảm giác, ấn tượng nào của tác giả đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn?   Để mở đầu bài tùy bút viết về cốm, Thạch Lam dùng hình ảnh Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,nhuần thấm cúi hương thơm của lá. Hương thơm ấy gợi nhớ đến hương vị của cốm, một thứ quà đặc biệt của lúa non. Cách đưa vào bài của tác giả thật tự nhiên và gợi cảm. Trong đoạn này, Thạch Lam đã miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác bằng những từ ngữ đặc biệt là những tính từ chọn lọc. Nhà văn còn huy động nhiều cảm giác để cảm nhận đối tượng nhất là khứu giác.”Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa uề của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.Từng câu văn thật đẹp có nhịp điệu gần như một đoạn thơ văn xuôi. Câu 3: Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?    Trong phần chính của đoạn 2, Thạch Lam đã diễn tả và bình luận về một phương điện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ Sêu tết.  Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ.  Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. “Hồng cốm tốt đôi”. Cốm với hồng lại càng hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Nhà văn phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện màu sắc và hương vị: “và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu kền.” Câu  4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?  Trong  đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm. + Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. + Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh. + Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.Đoạn sau của bài văn bàn về sự thưởng thức cốm, một thứ quà bình dị, mộc mạc chẳng chút cầu kì. Nhà văn đã có cách nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa đáng trân trọng khi nói về sự thưởng thức một món ăn ý vị sâu xa như cốm: “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy cái mùi thơm phức của lúa nước, của hoa cỏ dại ven bờ. Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non và trong cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc “ Câu 5: Đoạn văn sau của bài văn (từ “cốm không phải thức quà cua người vội” đến hết) bàn về sự thưởng thức cốm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?   Cốm là thứ quả riêng biệt của đất nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hượng vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Chỉ với câu văn đặc sắc này Thạch Lam đã khái quát được những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt côm bình dị khiêm nhường. Câu 6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số VD cụ thế trong bài văn để chứng minh nhận xét đó.   Bài văn này thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Có thể thấy điều này ngay ở đoạn dẫn nhập mở bài: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngủi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.Thạch Lam có cách sống thật tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ và kĩ lưỡng trong từng cảm xúc quan sát và nhận xét của mình. Trong đoạn văn này đã huy động nhiều cảm giác đặc biệt là khứu giác để cảm nhận cho hết hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa của lá sen và lúa non.

7 tháng 10 2016

* Dàn ý: 
. Mở bài 
- Giới thiệu tác giả: Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. 
- Giới thiệu tác phẩm, ấn tượng cảm xúc chung về bài thơ: Bánh trôi nước là một trong những bài thơ vịnh vật xuất sắc của Hồ Xuân Hương, mượn hình ảnh bánh trôi tác giả kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 
b. Thân bài: 
- Bài thơ miêu tả quá trình làm bánh trôi nước, bánh hình tròn, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín 
- Mượn đặc điểm trên bài thơ miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam 
+ Vẻ đẹp hình thể: Đẹp trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị “Thân em...tròn”. 
+ Số phận long đong chìm nổi của người phụ nư VN, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình “Bảy nổi ...non”. 
+ Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, Thuỷ chung, son sát “Rắn nát mặc ...son” 
- Ngôn ngữ thơ bình dị, bài thơ mang nhiều lớp nghĩa, sử dụng thành ngữ, biện pháp tu từ như lời khẳng định phẩm chất trong sach, cao quí của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhâ phẩm của người phụ nữ. 
c. Kết bài 
Bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp phẩm chất cao quí, sự cảm thương sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ VN ngày xưa.

6 tháng 10 2016

1)Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

2)

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

3)Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

2 tháng 10 2016

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

2 tháng 10 2016
       

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

1 tháng 11 2021

- Thuộc thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Bánh trôi nước đc miêu tả cụ thể: trắng, tròn, chìm, nổi

- Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” gợi ra một cuộc đời vất vả, gặp nhiều gian truân. Câu thơ “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã nói lên số phận phải phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định.

- Trong hai nghĩa, nghĩa quyết định giá trị bài thơ là nghĩa thứ hai. Vì nghĩa thứ hai mới bộc lộ được tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hình ảnh bánh trôi nước chỉ là hình ảnh ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

1 tháng 11 2021

rút ngăn lại được ko bạn.

6 tháng 10 2016

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

 

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

 

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 

6 tháng 10 2016

1)Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

2)

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

3)

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 

 
Tìm câu đặc biệt trong đoạn van sau:Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v......
Đọc tiếp

Tìm câu đặc biệt trong đoạn van sau:

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.

2
27 tháng 4 2019

Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực

#Hk_tốt

#kEn'Z

27 tháng 4 2019

Chỉ có câu rút gọn thôi nhé

Nhưng đó là ở thời chiến tranh

Câu này chỉ còn trạng ngữ

Hok tốt

3 tháng 10 2016

a) Có mở đầu bằng từ " Thân em" và dùng để nói lên thân phận  người con gái ở xã hội cũ

b) Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả như trong đời thật. Ngoài ra bài thơ còn miêu tả thân phận phụ thuộc của người con gái xã hội cũ nhưng trong đó bài thơ còn tả về vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ.

c) Ý hai: vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ ( hai câu thơ cuối)

d) Nói về sự phụ thuộc của người con gái: Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn mà em vẫn giữ tấm lòng son

nhớ tick nha

3 tháng 10 2016

cung la bai ca than than trach phan cua nguoi con gai thoi xua