K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2023

1.

Từ đồ thị ta thấy, trong 25s đầu người đó chuyển động thẳng từ O – A và không đổi chiều, độ dịch chuyển trong 25 s đầu là 50 m.

Suy ra: Mỗi giây người đó bơi được: \(\frac{{50}}{{25}} = 2\left( m \right)\)

Vận tốc của người đó là: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{50}}{{25}} = 2\left( {m/s} \right)\)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

Từ A – B: người đó không bơi => Người đó không bơi từ giây 25 đến giây 35.

28 tháng 8 2019
https://i.imgur.com/eoPZJ8x.jpg
28 tháng 8 2019
https://i.imgur.com/nfzVTGr.jpg
14 tháng 11 2023

Từ giây 45 đến giây 60, ta có t = 60 - 45 = 15 (s)

Người đó không đổi chiều chuyển động từ giây 45 đến 60 nên ta có: 

s = d = 40 - 25 = 15 (m).

=> Vận tốc (tốc độ) của người bơi là: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{15}}{{15}} = 1(m/s)\).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

1.

a) Mô tả chuyển động:

- Trong 2 giây đầu tiên: chuyển động thẳng đều với vận tốc 1 m/s.

- Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: chuyển động nhanh dần đều

- Từ giây 4 đến giây 7: chuyển động chậm dần

- Từ giây 4 đến giây 8: dừng lại

- Từ giây 8 đến giây 9: chuyển động nhanh dần theo chiều âm

- Từ giây 9 đến giây 10 chuyển động thẳng đều với vận tốc -1 m/s.

b) Quãng đường đi được và độ dịch chuyển:

- Sau 2 giây:

\({s_1} = {d_1} = {v_1}{t_1} = 1.2 = 2\left( {m/s} \right)\)

- Sau 4 giây:

\({s_2} = {d_2} = {s_1} + \frac{1}{2}(1 + 3).2 = 2 + 4 = 6\left( m \right)\)

- Sau 7 giây:

+ Quãng đường:

\({s_3} = {s_2} + \frac{1}{2}.3.\left( {7 - 4} \right) = 6 + 4,5 = 10,5\left( m \right)\)

+ Độ dịch chuyển:

\({d_3} = {d_2} + \frac{1}{2}.(3).\left( {7 - 4} \right) = 6 + 4,5 = 10,5\left( m \right)\)

- Sau 10 giây:

+ Quãng đường:

\({s_4} = {s_3} + s' = 10,5 + 0,5 + 1 = 12\left( m \right)\)

+ Độ dịch chuyển:

\({d_4} = {d_3} + d' = 10,5 - 0,5 - 1 = 9\left( m \right)\)

* Kiểm tra bằng công thức:

- Sau 2 giây:

\({s_1} = {d_1} = {v_1}{t_1} = 1.2 = 2\left( {m/s} \right)\)

- Sau 4 giây:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{3 - 1}}{{4 - 2}} = \frac{2}{2} = 1\left( {m/{s^2}} \right)\)

\({s_2} = {d_2} = {d_1} + {v_1}{t_1} + \frac{1}{2}at_1^2 = 2 + 1.2 + \frac{1}{2}{.1.2^2} = 6\left( m \right)\)

- Sau 7 giây:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 3}}{{7 - 4}} = \frac{2}{2} =  - 1\left( {m/{s^2}} \right)\)

+ Quãng đường và độ dịch chuyển từ giây 4 đến giây 7 là:

\(d' = s' = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} = 3.3 + \frac{1}{2}( - 1).{(7 - 4)^2} = 4,5\left( m \right)\)

=> Quãng đường và độ dịch chuyển đi được sau 7 giây là:

\({d_3} = {s_3} = {d_2} + d' = 6 + 4,5 = 10,5\left( m \right)\)

- Sau 10 giây:

+ Từ giây 7 – 8: đứng yên

+ Từ giây 8 – 9:

\(a = \frac{{ - 1 - 0}}{{9 - 8}} =  - 1\left( {m/{s^2}} \right)\)

\(d = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} = 0.1 + \frac{1}{2}\left( { - 1} \right){.1^2} =  - 0,5\left( m \right)\)

s = 0,5 m

+ Từ giây 9 – 10:

\(d = vt =  - 1.1 =  - 1\left( m \right)\)

s = 1 m

Suy ra: độ dịch chuyển và quãng đường đi được sau 10 giây lần lượt là:

\({d_4} = {d_3} - 0,5 - 1 = 10,5 - 0,5 - 1 = 9\left( m \right)\)

\({s_4} = {s_3} - 0,5 - 1 = 10,5 + 0,5 + 1 = 12\left( m \right)\)

=> Kiểm tra thấy các kết quả trùng nhau.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

a)

Gia tốc của vận động viên trong đoạn đường sau khi qua vạch đích là:

\({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{ad}} \Leftrightarrow a = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2{\rm{d}}}} = \frac{{{0^2} - {{10}^2}}}{{2.20}} =  - 2,5\left( {m/{s^2}} \right)\)

b)

Thời gian vận động viên đó cần để dừng lại kể từ khi cán đích là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} \Leftrightarrow \Delta t = \frac{{\Delta v}}{a} = \frac{{0 - 10}}{{ - 2,5}} = 4\left( s \right)\)

c)

Vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường dừng xe là:

\(v = \frac{d}{t} = \frac{{20}}{4} = 5\left( {m/s} \right)\)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

1.

Đổi: 36 km/h = 10 m/s

Gọi:

\({\overrightarrow v _{1,2}}\) là vận tốc của hành khách so với tàu

\({\overrightarrow v _{2,3}}\) là vận tốc của tàu so với mặt đường

\({\overrightarrow v _{1,3}}\) là vận tốc của hành khách so với mặt đường

Suy ra, ta có: \({\overrightarrow v _{1,3}} = {\overrightarrow v _{1,2}} + {\overrightarrow v _{2,3}}\)

Do hành khách chuyển động về cuối đoàn tàu, tức là ngược chiều chuyển động của đoàn tàu nên ta có:

\({v_{1,3}} =  - {v_{1,2}} + {v_{2,3}} =  - 1 + 10 = 9\left( {m/s} \right)\)

Vậy vận tốc của hành khách đối với mặt đường trong trường hợp này là 9 m/s.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

Gọi:

\({\overrightarrow v _{1,2}}\) là vận tốc của người so với nước

\({\overrightarrow v _{2,3}}\) là vận tốc của nước so với bờ

\({\overrightarrow v _{1,3}}\) là vận tốc của người so với bờ

Ta có: \({\overrightarrow v _{1,3}} = {\overrightarrow v _{1,2}} + {\overrightarrow v _{2,3}}\)

- Khi người bơi trong bể nước yên lặng, tức \({v_{2,3}} = 0\), ta có:

\({v_{1,2}} = {v_{1,3}} = 1\left( {m/s} \right)\)

- Khi người này bơi xuôi dòng chảy với vận tốc \({v_{2,3}} = 1\left( {m/s} \right)\), ta có:

\({v_{1,3}} = {v_{1,2}} + {v_{2,3}} = 1 + 1 = 2\left( {m/s} \right)\)

Vậy nếu người này bơi xuôi dòng sông có dòng chảy với vận tốc 1 m/s thì có thể đạt vận tốc tối đa là 2 m/s.

giúp mình với !!! mình gấp lắm luôn T.T !!! 1) Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình chuyển động là: \(x=50+3,8t-0,2t^2\). Trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây. a. Hãy cho biết các đặc điểm của chuyển động này (thẳng đều hay nhanh dần đều, chậm dần đều? theo chiều nào? tọa độ ban đầu, vận tốc ban đầu, gia tốc là bao nhiêu?) b. Xác định quãng đường vật đi được...
Đọc tiếp

giúp mình với !!! mình gấp lắm luôn T.T !!!

1) Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình chuyển động là: \(x=50+3,8t-0,2t^2\). Trong đó x tính bằng mét, t tính bằng giây.

a. Hãy cho biết các đặc điểm của chuyển động này (thẳng đều hay nhanh dần đều, chậm dần đều? theo chiều nào? tọa độ ban đầu, vận tốc ban đầu, gia tốc là bao nhiêu?)

b. Xác định quãng đường vật đi được trong giây thứ 10. Cho rằng trong suốt quá trình chuyển động, vật chỉ chuyển động theo một chiều (không chuyển động quay lại)

2) Hai địa điểm A, B trên một đường thẳng cách nhau 120m. Một ô tô đang đi qua A với vận tốc 2m/s, chuyển động nhanh dần đều về phía B. Sau 10 giây kể từ khi qua A xe đạt vận tốc 6m/s.

a. Xác định gia tốc của ô tô, từ đó tính vận tốc và quãng đường ô tô đi được sau 20 giây kể từ lúc qua A?
b. Cùng lúc ô tô đang đi qua A, có một xe đạp đang chuyển động thẳng đều, cùng chiều, qua B với vận tốc 14,4 km/h. Viết phương trình chuyển động của hai xe trong cùng một hệ qui chiếu, từ đó xác đinh thời điểm và vị trí xe ô tô đuổi kịp xe đạp.

1
10 tháng 11 2017

Nếu ai muốn làm quen v/s mình thì comment ở dưới nhé

banhhahahahehehihahihi

14 tháng 11 2023

 

1.

a) Đổi 5 km/h = \(\frac{{25}}{{18}}\)m/s; 29 km/h = \(\frac{{145}}{{18}}\)m/s; 49 km/h = \(\frac{{245}}{{18}}\); 30 km/h = \(\frac{{25}}{3}\)m/s

+ Gia tốc trong đoạn đường 1: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{25}}{{18.1}} = \frac{{25}}{{18}} \approx 1,39(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 2: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{145}}{{18}} - \frac{{25}}{{18}}}}{{4 - 1}} \approx 2,22(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 3: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{245}}{{18}} - \frac{{145}}{{18}}}}{{6 - 4}} \approx 2,78(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 4: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{25}}{3} - \frac{{245}}{{18}}}}{{7 - 6}} \approx  - 5,28(m/{s^2})\)

b) Trong 4 đoạn đường trên, vận tốc tăng dần, còn gia tốc từ đoạn đường 1 đến đoạn đường 3 tăng dần, nhưng từ đoạn đường 3 đến đoạn đường 4 thì gia tốc giảm dần.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

Gia tốc của con báo là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{9 - 30}}{3} =  - 7(m/{s^2})\)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

1.

Quãng đường đi được của ô tô là: 6 + 4 + 3 = 13 (km)

Độ dịch chuyển: AD

Ta có: BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km; AH = AB - BH = 6 - 3 = 3 km

=> \(AD = \sqrt {A{H^2} + H{D^2}}  = \sqrt {{3^2} + {4^2}}  = 5(km)\) (theo hướng Tây - Nam)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

Người bơi ngang từ bờ bên này sang bên kia theo dự định là OA = 50 m.

Thực tế, do nước sông chảy mạnh nên vị trí của người đó ở vị trí B, ta có AB = 50 m

=> Độ dịch chuyển:  \(OB = \sqrt {O{A^2} + A{B^2}}  = \sqrt {{50^2} + {50^2}}  = 70,7(m)\). 

(45Đông – Nam)

1. Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi trong bảng bên:Độ dịch chuyển (m)135777Thời gian (s)012345Dựa vào bảng này để:a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động.b) Mô tả chuyển động của xe.c) Tính vận tốc của xe trong 3 s đầu.2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của...
Đọc tiếp

1. Số liệu về độ dịch chuyển và thời gian của chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi chạy bằng pin được ghi trong bảng bên:

Độ dịch chuyển (m)

1

3

5

7

7

7

Thời gian (s)

0

1

2

3

4

5

Dựa vào bảng này để:

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động.

b) Mô tả chuyển động của xe.

c) Tính vận tốc của xe trong 3 s đầu.

2. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng của một xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa được vẽ ở hình 7.4.

a) Mô tả chuyển động của xe.

b) Xác định vị trí của xe so với điểm xuất phát của xe ở giây thứ 2, giây thứ 4, giây thứ 8 và giây thứ 10.

c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 2 giây đầu, từ giây 2 đến giây 4 và từ giây 4 đến giây 8.

d) Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của xe sau 10 giây chuyển động. Tại sao giá trị của chúng không giống nhau?

2
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

1.

a) Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian:

b) Mô tả chuyển động của xe:

- Từ 0 – 3 giây: xe chuyển động thẳng.

- Từ giây thứ 3 đến giây thứ 5: xe đứng yên (dừng lại)

c) Độ dịch chuyển của xe trong 3 giây đầu là:

\(d = 7 - 1 = 6m\)

Vận tốc của xe trong 3 giây đầu là:

\(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{6}{3} = 2\left( {m/s} \right)\)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

a) Mô tả chuyển động của xe:

- Trong 2 giây đầu: xe chuyển động thẳng

- Từ giây thứ 2 đến giây thứ 4: xe đứng yên

- Từ giây thứ 4 đến giây thứ 10: xe chuyển động thẳng theo chiều ngược lại.

- Từ giây thứ 9 đến giây thứ 10: xe dừng lại.

b)

- Ở giây thứ 2: xe ở vị trí cách điểm xuất phát 4 m.

- Ở giây thứ 4: xe ở vị trí cách điểm xuất phát 4 m

- Ở giây thứ 8: xe trở về vị trí xuất phát

- Ở giây thứ 10: xe ở vị trí cách điểm xuất phát 1 m theo chiều âm

c) Xác định tốc độ và vận tốc của xe:

- Trong 2 giây đầu, xe chuyển động thẳng, không đổi chiều nên tốc độ bằng vận tốc:

\(v = \frac{d}{t} = \frac{4}{2} = 2\left( {m/s} \right)\)

- Từ giây 2 đến giây 4: xe đứng yên nên vận tốc và tốc độ của xe đều bằng 0.

- Từ giây 4 đến giây 8:

+ Tốc độ: \(v = \frac{s}{t} = \frac{4}{4} = 1\left( {m/s} \right)\)

+ Vận tốc: \(v = \frac{{\Delta d}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 4}}{{8 - 4}} =  - 1\left( {m/s} \right)\)

d)

- Từ đồ thị, ta thấy quãng đường đi được của xe sau 10 giây chuyển động là:

\(s = 4 + 4 + 1 = 9\left( m \right)\)

- Độ dịch chuyển của xe sau 10 giây là:

\(d =  - 1 - 4 + 4 =  - 1\left( m \right)\)

=> Quãng đường và độ dịch chuyển của xe sau 10 giây không giống nhau vì xe chuyển động theo 2 chiều.