K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2018

- Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt những thành tựu to lớn, toàn diện.

  + Nước ta đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

  + Từ chỗ thiếu ăn, phải phập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì). Mỗi năm xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo.

  + Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. Nhiều khu công nhiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao… được xây dựng và đi vào sản xuất.

  + Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước.

- Liên hệ thực tế địa phương: về đới sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch…), các ngành nghề sản xuất…

4 tháng 3 2017

- Các thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội (1986 đến nay):

+ Tăng trưởng kinh tế tuơng đối vững chắc.

+ Cơ cấu ktế chuyển dịch theo hướng CN hoá. Trong CN, đã hình thành một số ngành CN trọng điểm: dầu khí, điện, chế biến luơng thực thực phẩm, sx hàng tiêu dùng...

+ Đã hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ, các vùng ktế năng động.

+ Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

+ Nước ta chủ động hội nhập vào nền ktế các nước trong khu vực và trên thế giới: nước ta là thành viên của các tổ chức ktế APEC, WTO, ASEAN

22 tháng 2 2017

Mình tự trả lời theo cách hiểu của mình nên không biết đúng không nữa hihi :)

- Những thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta từ khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế xã hội (1986 đến nay):

+ Có sự ổn định về chính trị- xã hội.

+ Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Thực hiện chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo.

+ Có sự đoàn kết của toàn dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

+....

Bạn học tốt nha :)

13 tháng 3 2019

II. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thê hiện ở ba mặt chủ yếu:

- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lành thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

2. Nhũng thành tựu và thách thức

Nển kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Kinh tế tăng trưởng tương đối vừng chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng nghiệp hoá: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nước ta cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Ở nhiều tinh, huyện, nhất là ở miền núi vần còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam A), Hiệp định thương mại Việt - Mì. gia nhập WTO,... đòi hỏi nhân dân ta phải nô lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách.

Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tê' của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


13 tháng 3 2019
- Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức mua tương đương, đứng thứ 127 xét theo GDP danh nghĩa bình quân đầu người hoặc đứng thứ 117 nếu tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương. Tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2016 là 202 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương. - Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch ngày càng rõ nét, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ.
4 tháng 6 2018

Đáp án: A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.

Giải thích: (trang 79 SGK Địa lí 8).

2 tháng 9 2016

Bảng số liệu về dân số của các châu lục thời kì 1950-1996 cho thay :

​- Châu lục có  tỉ lệ tăng dân số cao nhất Châu Á với 55.6 %

Châu lục có tỉ lệ tăng dân số thấp nhất Châu Đại Dương với 0.5%

-Sự thay đổi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở các châu lục đó làm thay đổi dân số thế giới , cụ thể là:

+ Chau Phi truoc day chiem 12.8%,nay 12.8 %

+Châu Âu trước đây chiếm 12.6 %nay 12.6 %

28 tháng 12 2017

Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích: (trang 45 SGK Địa lí 8).

11 tháng 3 2018

Đặc điểm địa hình Việt Nam

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.