K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Học tập luôn là tài sản quý giá của con người. Học tập giúp chúng ta mở mang trí óc,biết được nhiều điều xung quanh chúng ta.Ta có thể học theo nhiều cách ngoài thầy cô,cha mẹ, ta còn nên học tập bạn bè,những người hiểu biết rộng hơn chúng ta để thu nhập được một số lượng lớn kiến thức mà mình chưa có hay chưa từng biết đến. Cuộc đời con người chỉ có một con đường dẫn đến thành công là học tập. Nếu như không học học chúng ta sẽ có hiểu biết hạn hẹp, đầu óc sẽ trở nên lú lẫn và từ đó mà ta chẳng thể làm được điều gì cả.Thử nghĩ xem nếu bạn không học mà tình cờ muốn mua một loại thuốc trong khi bản thân lại không biết chữ thì làm sao bạn có thể mua được nó ;bạn không biết tính toán thì sao mua được đồ ăn? Khi không học chúng ta sẽ khó xử như thế đấy vậy nên chúng ta phải học. Học có chất lượng để hiểu biết,để tận hưởng được hết những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời.
 

Bài làm

Với mình, để học tốt hay làm tốt bất cứ điều gì không có bí quyết gì cao xa, mà đơn giản là phải có phương pháp học đúng mà thôi.

Thứ nhất, và là điều quan trọng nhất, theo mình nghĩ, đó là phải xác định được phướng hướng học tập và làm việc của chính bản thân mình. Ai cũng có ước mơ, ai cũng có hoài bão tuổi trẻ, và mình cũng vậy. Mình thích được làm việc với các con số, chính vì thế mà mình luôn muốn trở thành một kế toán trưởng giỏi. Thế nên, ngay từ khi bước chân vào trường, mình đã đặt ra những mục tiêu, mục đích, hay nói cách khác là đặt ra “kế hoạch” cho bản thân mình. Mình phải học thế nào? Giai đoạn này, thời gian này mình phải làm những gì? Phải đạt được kết quả như thế nào?... Và mình luôn soi vào những mục tiêu, mục đích đó để tạo động lực cũng như nhắc nhở chính bản thân mình phải thực hiện. Hơn nữa, mình cũng thấy rằng, nếu chúng ta có kế hoạch cho việc học tập và làm việc, chúng ta sẽ đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao hơn, phải không các bạn?

Thứ hai, chúng mình đã mất thời gian, công sức tới lớp học, vậy tại sao chúng mình lại không nhiệt tình học trên lớp? Chỉ cần trên lớp chịu khó một chút, chú ý lắng nghe thầy cô và nhiệt tình đóng góp ý kiến xây dựng bài giảng là chúng ta đã nắm được kiến thức, khi về nhà chỉ cần dành ít thời gian ôn lại cũng sẽ nhớ rất lâu, mình đảm bảo đấy! Không những thế, mà chính điều đó đã giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với thầy cô và nâng cao kiến thức cho bản thân.

Thêm nữa, mình nghĩ việc học nhóm cũng là cách học rất hay. Khi học cùng nhau, chúng ta có thể chia sẻ và bổ sung kiến thức cho nhau, cũng như khẳng định lại cách hiểu bài của chính mình. Học nhóm cũng giúp ta rèn rũa kỹ năng làm việc đồng đội, xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt hơn để cùng nhau tiến bộ trong học tập và cuộc sống.

Bên cạnh việc học tích cực trên lớp, mình còn rất chú trọng khoảng thời gian 1 tháng trước khi thi học kỳ. Vì đó là thời gian thầy cô tổng hợp lại kiến thức và giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi khó. Đó cũng là thời gian quyết định kết quả học tập của bản thân thông qua kỳ thi. Vì thế mà chúng ta nên tập trung kỹ lưỡng cũng như dồn hết sức vào thời gian này.   

# Chúc bạn học tốt #

20 tháng 2 2018

đây là giải toán chứ đâu phải giải văn đâu mà đưa lên đây ^^'

20 tháng 2 2018

Nhắc đến văn xuôi của Võ Quảng, nhà nghiên cứu Phong Lê từng đánh giá “Quê nội” và “Tảng sáng” của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng văn học thiếu nhi Việt Nam.

Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, “Quê nội” của nhà văn Võ Quảng là câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, với hai nhân vật chính tham gia vào tất cả các sự kiện là chú bé Cục và Cù Lao. Ở đó còn có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người.

Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành bận bịu với việc nước, việc nhà mà trong lòng vẫn vui phơi phới; là ông Bảy Hóa một thời tha phương không kiếm nổi miếng ăn, bây giờ “đất nước độc lập” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin nhiều khi rất ngây thơ. Qua câu chuyên của thằng Cục với chị Ba, ta có thể thấy rõ niềm tin trong trẻo ấy: “Cũng chỉ ngày mai ngày kia thôi, ruộng đất sẽ về tay nông dân, nhà  máy, hầm mỏ về tay công nhân. Nhà ta khỏi ăn cơm gạo bắp, chị Ba ăn cái gì chị Ba thích, cần xài bao nhiêu cũng được, ăn tiêu tùy cần, làm việc tùy sức”. Hay như việc Cục và Cù Lao luôn tin rằng một ngày tàu bay của Liên Xô chở xi măng, sắt thép qua thì làng Hòa Phước cũng sẽ có nhiều nhà cao tầng như… thành phố.

Dường như trong hình ảnh của Cục và Cù Lao, người đọc như tìm được tất cả những gì sống động, hồn nhiên nhất của tuổi thơ. Mỗi người có một tuổi thơ khác nhau, nhưng chắc hẳn ai cũng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh, cái tinh nghịch, cái khôn ranh vụng dại một thời ấy nhưng đều có chung một mong muốn là làm được nhiều việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn nhanh chóng trở thành người lớn, được giao những việc quan trọng... Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một cái gì thật nghiêm trang nhưng cũng thật điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng ngộ nghĩnh không lặp lại.

Không hề nhào nặn lại lịch sử, nhưng dưới ngòi bút của Võ Quảng mọi thể hiện đều có mức độ. Có một tí gì mỉa mai, vừa nhẹ nhàng vừa thân ái gửi gắm vào bài diễn thuyết của một cán bộ cơ sở-Năm Mùi. Năm Mùi đấu tranh cho cách mạng và hiểu rõ bà con trong làng xóm của mình. Những lời nói của Năm Mùi không phải những châm ngôn từ sách vở, cũng không hề tỏ ra khoe khoang mà ngược lại, trong nhiều trường hợp Năm Mùi còn thể hiện kinh nghiệm, sự hiểu biết về cuộc sống và con người. Do đó, đây là câu chuyện viết về một địa phương nhưng cũng là chuyện của cả nước, của lịch sử dân tộc.

Theo nhà nhơ Thanh Quế, “Để viết “Quê nội” và “Tảng sáng”, Võ Quảng đã phải chuẩn bị trên 10 năm. Ông đã huy động tất cả tuổi thơ của mình, một tuổi thơ đầy sống động và gần như được lưu giữ nguyên vẹn trong ký ức. Ông đã dày công làm đề cương, ghi chép các sự kiện, phong cảnh, nhân vật với tính cách và lời ăn tiếng nói cùng những câu ca dao, những phong tục địa phương…”. Có lẽ vì vậy mà ngay sau khi ra đời, “Quê nội” đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam cũng như bạn đọc thế giới, đặc biệt là người Pháp qua bản dịch của Alice Kahn.

Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. (Bìa tập thơ Anh Đôm đóm)
Những vần thơ của Võ Quảng bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày (bìa tập thơ Anh Đom đóm).

Nhà văn của tuổi thơ - nhà thơ của tuổi hoa

Nổi tiếng với “Quê nội” và “Tảng sáng” nên ít người biết Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những vần thơ đã in đậm trong tâm hồn thiếu nhi nhiều thế hệ như “-Cốc, cốc, cốc/ - Ai gọi đó?/ - Tôi là Thỏ/ - Nếu là Thỏ/ Cho xem tai…” (Mời vào); “Mặt trời gác núi/ Bóng tối lan dần/ Anh đóm chuyên cần/ Lên đèn đi gác/ Theo làn gió mát/ Anh đi suốt đêm/ Lo cho người ngủ/ Bờ tre rèm rủ/ Yên giấc cò con/ Một đàn chim non/ Trong cây nổi ngáy/ Ao không động đậy/ Lau lách ngủ yên… (Anh Đom đóm). Những bài thơ bình dị nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống thường ngày. Trước những quang cảnh quen thuộc xung quanh cuộc sống của trẻ em nông thôn, Võ Quảng đã dạy cho các em thiếu nhi có được sự quan sát, khám phá rất riêng của tuổi thơ, truyền cho các em thiếu nhi lòng yêu thương thế giới cỏ cây, loài vật, từ đó hướng tới yêu cái thiện, các đẹp trong cuộc sống thường ngày.

Đến với văn học thiếu nhi khá muộn, nói như ông Nguyễn Huy Thắng, Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng: “Võ Quảng đến với văn học thiếu nhi khi đã 37 tuổi, tuy có hơi muộn, nhưng đã đến là ở lại mãi mãi, và cho đến hết đời, chỉ chuyên tâm làm một việc: Viết cho các em”. Thế nên, trong các tác phẩm của mình, cả thơ và văn xuôi, ở thể loại nào, Võ Quảng cũng dành hết tâm hồn và tài năng trong đó.

Với độ tuổi nhi đồng, ngoài những vần thơ ngộ nghĩnh, ông còn có những câu chuyện đồng thoại hồn nhiên, lý giải các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như: “Cái mai”, “Bài học tốt”, “Những chiếc áo ấm”… Câu truyện nào, vần thơ nào cũng tràn ngập một tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, chim muông xung quanh cuộc sống thường ngày. Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ. Những câu chuyện của ông rất bình thường, nhưng với giọng văn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh lại rất giàu tính giáo dục. Đây là điều mà ít nhà văn, nhà thơ nào làm được.

Gần 50 năm gắn bó với đề tài văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị. Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa rợp rờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình yêu Tổ quốc”. Có lẽ vì thế mà những vần thơ, những trang viết của ông đến giờ vẫn không thấy cũ.

Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng
Chân dung nhà văn, nhà thơ Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007), sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế; năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. 

Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa. Năm 1971, về Hội nhà văn Việt Nam, được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy năm 1959.

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

đây là tất cả những j mk bt về nhà văn võ quảng.

22 tháng 3 2018

Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.

Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu.

Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn.

Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: "Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!". Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.

Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: "Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn". Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.

Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn.

Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hống hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.

Em rất tự hào vì có một người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

4 tháng 8 2018

Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta rất nhiều niềm vui. Thú vui đầu tiên là được đi đây đó ngắm nhìn thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống ở những nơi xa xôi. Cùng sống trên một đất nước, một hành tinh nhưng điều kiện tự nhiên nơi ta đang sống và nhiều nơi rất khác nhau. Được đến những vùng biển mênh mông nắng vàng, nước xanh, cát trắng mà nô giỡn với bao con sóng bạc đầu thì thật thú vị. Hay được đến những đỉnh núi cao chót vót, giữa mây trời trắng xoá mà hét lên một tiếng để đồi núi vọng về âm thanh tha thiết ấy thì cảm động biết bao! Không chỉ vậy, đến những vùng đất xa xôi ta còn được biết đến bao phong tục, tập quán lạ lùng. Đó là tục cướp vợ của người Mông, là họp chợ tình của Sa Pa, là chợ Viềng bán rủi cầu may,... Đó còn là Tết con trai của đất nước Nhật Bản, hội thi đấu bò tót Tây Ban Nha, cuộc thi uống bia của người Đức….. Thật là mỗi vùng đất một màu vẻ. Qua những điều mắt thấy tai nghe, điều thú vị lớn nhất là chúng ta học hỏi được nhiều điểu bổ ích. Nói như cha ông ta, đó là "Đi một ngày đàng học một sàng khôn".Ta có thể học hỏi, giao lưu với các vùng đất khác những cái hay, cái đẹp. Đó là sự giao lưu về văn hoá, kinh tế. Ta có thể học được cách đan thổ cẩm của người Mông, cách nấu cơm nếp của người Thái,... Ta cũng có thể học được ở người Nhật sự chịu khó cần cù và sức sáng tạo không ngừng nghỉ; học ở người Mĩ sự tự do, phóng khoáng,... Chính bởi những chuyến tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui, nhiều điều bổ ích vậy nên mỗi chúng ta cần có ý thức đúng đắn đối với việc tham quan học hỏi ở những vùng đất khác lạ.

4 tháng 8 2018

   Em đã có rất nhiều chuyến đi xa cùng gia đình và mỗi chuyến đi là một kỉ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ trong tuổi thơ. Nhưng chuyến đi trải nghiệm thực tế đến Đền Hùng - Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lăng Bác (Hà Nội) do trường THCS Lê Quý Đôn thân yêu của em tổ chức đã để lại cho em ấn tượng hơn cả.  Đó thực sự là một chuyến trải nghiệm bổ ích, lí thú và đáng nhớ đối với mỗi học sinh đã được tham gia.
             Đúng 5h30' ngày 11/11/2015, học sinh khối 7 đều tập trung đông đủ tại trường để chuẩn bị lên xe bắt đầu chuyến đi. Ai trông cũng vui vẻ, háo hức trước chuyến đi trải nghiệm đầu tiên. Trước ngày đi, chúng em đã được cô giáo chủ nhiệm dặn dò kĩ càng về quy định của nhà trường trong suốt chuyến đi cũng như các đồ dùng cần chuẩn bị nên các bạn đều đã có những hành trang cần thiết.
 


 

              Đến 6h00 chiếc xe bắt đầu lăn bánh chở chúng em đến Đền Hùng (Phú Thọ) - mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Sau gần 4 giờ đi đường, chúng em đã đến nơi. Một số bạn bị mệt sau chặng đường dài trên ô tô nhưng điều đó không làm giảm đi sự háo hức về với cội nguồn của các bạn. Đầu tiên, chúng em được tham quan Đền Hạ, chùa Thiên Quang. Qua sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, chúng em biết Đền Hạ là nơi được dân gian tương truyền rằng mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con là nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Chùa Thiên Quang tọa lạc gần Đền Hạ, được xây dựng vào thời Trần. Trước cửa chùa còn có cây vạn tuế đã gần 800 năm tuổi. Sau đó, chúng em được tham quan Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo làm ra bánh chưng, bánh dầy. Trên cao hơn nữa là Đền Thượng nơi thờ 18 vị vua Hùng. Cuối cùng, chúng em đến tham quan Đền Giếng Ngọc. Đây là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Mọi thứ tạo nên một bức tranh phong cảnh thật hoang sơ, rộng lớn nhưng không kém phần linh thiêng, trang trọng. Trước những quang cảnh hùng vĩ đó và những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, chúng em càng thêm yêu quý và tự hào về dân tộc ta, đất nước ta.
 


 

             Sự yêu quý và niềm tự hào đó dường như được nhân lên rất nhiều khi  đến khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đã cho chúng em thấy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Với thông tin truyền thông trên báo, đài và sự hướng dẫn cụ thể của chị hướng dẫn viên, chúng em đã có rất nhiều thông tin cần thiết, bổ ích về nơi đây. Chúng em biết vào năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ Khống Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám - nơi được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Hiện trong khu di tích còn 82 tấm bia đá, khắc tên của 1306 vị tiến sĩ đỗ đạt trong 82 kì thi. Qua chuyến tham quan, chúng em còn thấy được nước ta là một đất nước coi trọng giáo dục và có nền giáo dục rất lâu đời.
 


 

              Ngày hôm sau, chúng em được đi thăm lăng Bác. Để tham dự lễ chào cờ diễn ra vào mỗi buổi sáng tại quảng trường Ba Đình, chúng em phải dậy sớm hơn thường ngày. Buổi chào cờ theo nghi thức quốc gia diễn ra thật trang trọng, đầy tự hào. Sau đó, chúng em đi tham quan chùa Một Cột như hình bông hoa sen nở rộ giữa mặt hồ phẳng lặng. Tiếp đến, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ báo công dâng Bác với sự kính trọng và niềm tự hào về những kết quả mà nhà trường đã đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Rồi đoàn chúng em vào lăng viếng Bác. Không khí trang nghiêm trong lăng dường như làm thời gian ngừng trôi, không gian như dừng lại để chúng em được ngắm nhìn Bác lâu hơn. Chúng em còn được đi tham quan Phủ Chủ Tịch, ao cá, nhà sàn và khu nhà 58 nơi Bác từng sống và làm việc. Cuối cùng, khi được xem tư liệu về những giây phút cuối đời Bác, rất nhiều bạn đã không cầm được nước mắt mà bật khóc vì nhân cách, lẽ sống chan hòa, giản dị của Bác. Hành trình tham quan lăng Bác kết thúc với những cảm xúc khó quên.


 

                Địa điểm cuối cùng chúng em được tham quan trong chuyến đi là Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn và vườn hoa Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm rộng lớn với tháp Rùa ở giữa từ lâu đã là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Phía trên hồ là cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Còn vườn hoa Lý Thái Tổ thì thật lung linh với rất nhiều loài hoa khác nhau đang khoe sắc. Đứng trước những khung cảnh đẹp đẽ đó, không ít bạn đã phải thốt lên rằng: "Ôi! Hà Nội thật đẹp quá!"
                Chuyến trải nghiệm kết thúc để lại cho chúng em rất nhiều sự lưu luyến và tiếc nuối. Qua chuyến đi, chúng em đã biết thêm được nhiều điều bổ ích và có những kỉ niệm thật khó quên.

25 tháng 11 2021

Nói về khu dân cư (tham khảo nghen)

My neighborhood is beautiful. It has a park, a lake, and is very active and beautiful. There are many shops, restaurants, cafes, markets. The food here is very delicious. The people here are very friendly. The weather here is very nice. Those are the things that I like about my neighborhood. But there are also many things I don't like : it's very noisy here .

7 tháng 1 2022

em chưa học 

7 tháng 8 2023

Câu châm ngôn của Bion "Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch không chết đùa mà chết thật" là một câu nói sâu sắc và mang ý nghĩa rất quan trọng. Đối với em, câu nói này nhấn mạnh đến sự tác động của hành động và lời nói của chúng ta đối với người khác.

Câu chuyện về việc trẻ em ném đá vào lũ ếch để đùa vui có thể được hiểu như một hình ảnh của sự bắt nạt và hành động tàn ác. Trẻ em có thể không nhận ra tác động tiêu cực của hành động của mình, nhưng những hậu quả có thể là rất nghiêm trọng. Lũ ếch không chết đùa mà chết thật là một cách để nhấn mạnh rằng những hành động và lời nói của chúng ta có thể gây ra hậu quả không mong muốn và thậm chí có thể làm tổn thương người khác.

Đối với em, câu nói này cũng nhắc nhở về trách nhiệm của chúng ta trong việc đối xử và giao tiếp với người khác. Chúng ta cần nhận thức rằng những lời nói và hành động của mình có thể ảnh hưởng đến tâm lý và tình cảm của người khác. Đôi khi, một lời đùa vô tình hay một hành động nhẹ nhàng có thể gây ra những tổn thương không thể khôi phục được.

Vì vậy, câu châm ngôn này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc đối xử và giao tiếp với tình yêu thương, sự tôn trọng và sự nhân ái. Chúng ta cần nhớ rằng mỗi lời nói và hành động của chúng ta có thể có tác động lớn đến người khác, và chúng ta nên luôn cẩn trọng và tỉnh táo trong việc xây dựng một môi trường tốt đẹp và đáng sống cho tất cả mọi người.

Câu châm ngôn của Bion "Mặc dù bọn trẻ ném đá vào lũ ếch để đùa vui, nhưng lũ ếch chết không đùa mà là chết thật", một lần nữa khiến tôi phải suy nghĩ đến những hành động "vô ý" xuất phát điểm chỉ là để thỏa mãn niềm vui bản thân nhưng cuối cùng lại khiến người khác gánh chịu hậu quả từ trò đùa quái ác ấy. Tôi nghĩ ngay đến vấn nạn bắt nạt học đường đang diễn ra ngày càng phổ biến trong cuộc sống ngày hôm nay. Một bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng gần đây "The Glory" cũng đã phơi bày phần nào bộ mặt thối rữa của những kẻ bắt nạt luôn lấy lí do đùa cho vui để tổn thương cả thể xác và tinh thần của bạn học khác. Nhân vật chính của chúng ta cũng là một trong số rất nhiều nạn nhân của "trò đùa" học đường từ những kẻ bắt nạt nhưng không phải ai cũng có thể vượt qua. Hoặc tồi tệ hơn họ sống với những tổn thương và mặc cảm day dứt với bản thân đến cuối đời. Ngoài ra còn vô số những trường hợp khác trên mạng xã hội ban đầu là mục đích mua vui nhưng hậu quả lại tạo một làn sóng dư luận chèn ép người khác vào bước đường cùng. Lời nói có thể chỉ là những câu bông đùa, hành động cũng chỉ mang tính chất trêu chọc nhưng tổn thương là thật. Có những hậu quả vượt ngoài dự liệu có thể khiến chúng ta ân hận cả đời vì hành động của chính mình. VÌ vậy, trước khi bắt đầu hành động dù là mục đích nào đi chăng nữa cũng phải cân nhắc và suy nghĩ thật kĩ càng. Một khi bắt tay làm thực hiện phải lường trước mọi hậu quả kể cả tình huống xấu nhất. Đặc biệt là không thể lấy lí do "vui đùa" để biện hộ cho hành động độc ác của mình đối với người khác. Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí của đối phương, một lần thấu hiểu đó là cảm giác như thế nào khi ta là nạn nhân của hành động vui đùa ấy. Nỗi đau chính bản thân mình không chịu được thì cũng đừng bắt người khác phải gánh chịu. Hi vọng mỗi chúng ta đều có riêng cho mình một tư duy sáng suốt và ngừng đi theo số đông, đùa vui luôn phải biết điểm dừng không nên để mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát đến mức không thể vãn hồi. 

CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
30 tháng 12 2022

Em tham khảo đoạn văn sau nhé!

   Vậy là từ nay tôi và người bạn thân thiết nhất của mình sẽ ít có cơ hội được gặp nhau vì chúng tôi chuẩn bị xa nhau cả nửa vòng trái đất. Trong giờ phút chia tay, từng kỉ niệm cứ như một thước phim chạy dọc trong tâm trí tôi khiến tôi không khỏi bồi hồi, xúc động và buồn. Bồi hồi, xúc động vì chúng tôi đã có một quãng thời gian thật sự đáng nhớ; buồn vì tất cả chỉ còn là dĩ vãng.

26 tháng 12 2023

mẹ mày béo

ok :)))))

23 tháng 9 2021

           

* Mik ko chép MẠNG*

                               Bài làm:                                      

Có những cuộc gặp gỡ dù tình cờ ngắn ngủi nhưng đã giúp em quen đc người bạn mới và nhận đc những tình cảm thật ý nghĩa. Cuộc gặp gỡ đã để lại cho em ấn tượng khó quên.

    Chuyến đi tam đảo là phần thưởng em hết kì I năm lớp 5. Cả nhà em háo hức mong chờ chuyến đi. Mẹ em tranh thủ sau khi làm đi mua sắm rất nhiều thức ăn, đêm trc ngày lên đường em hồi hộp, nhưng rồi cũng chìm vào giấc ngủ. Sáng mái thức dậy cho kịp giờ. Sáng hôm sau, em thức dậy sớm hơn bình thường để chuẩn bị. Sau ki chuẩn bị, cả nhà lên chiếc xe ô tô. Chiếc ô tô chậy bon bon trên đường. Niềm vui vào háo hức khiến em quên đi dường xa. Qua Hà Nội, Vĩnh Phúc là đến tam đảo. Và gia đình em đã đến nơi.

    Buổi chiều, em xin phép bố mẹ cho đi thâm quan vùng đất,cảnh vật nơi đây. Quang cảnh đẹp đẽ và hấp dẫn hiện ra. Em mải ngắm cảnh nên quên mất đường về. Lúc đó, em pháp hiện ra là mik đã lạc đường. Bỗng, em nhìn thấy một cô bé trạc tuổi em . Em tiến hỏi về khu mik cần. Bạn đã dẫn em  đến đó. Trên đường đi, chúng em nói cười vui vẻ. Bạn ấy chỉ cho em những phong cảnh nơi đây. Giọng bạn  rất hay về ấm áp. Bạn nói rằng bạn có ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch. Đến nơi, em cảm ơn bạn vì đã giúp em tìm đường về, Và em tặng cho bạn cái bờm màu hồng có hình trái tim. Và đeo lên cho bạn, bạn rất hợp với cái bờm mà em tặng.Chúng em hẹn  ngày ko xa sẽ gặp lại. Rồi bóng bạn mờ dần trong làn sương.

   Sau nhưng khoảng thời giai vui vẻ ở Tam đảo. Em và gia đình đã về nhà. Về đến nhà, em vẫn bồi hồi, xao xuyến kkhi nghĩ về cuocj gặp gỡ đó, Em mog sẽ sớm đc gặp lại bạn trong một ngày ko xa.

HT!~!

HUYHUY!~!

9 tháng 1 2018

Lớp học của em nằm ở tầng hai dãy nhà ba tầng đối diện với nhà văn hóa. Trước cửa lớp em có một cây phượng lớn quanh năm xòe bóng mát. Vào dịp sát hè chúng em thường ra đấy ngắm hoa phượng, những chùm hoa đỏ rực vô cùng lộng lẫy. Bước vào phòng học sẽ thấy nó rất ngăn nắp và sạch sẽ. Tường được sơn màu trắng nên cô giáo dặn chúng em phải hết sức giữ gìn, tránh làm bẩn. Cửa sổ và cửa chính thì được sơn màu nâu để tránh bám bẩn..  Phía trên là ảnh bác Hồ được đặt chính giữa. Bên trái và bên phải là thư Bác gửi học sinh và 5 điều Bác dạy còn phía dưới là tấm bảng đen lớn. Trên bục giảng có đặt bàn ghế của giáo viên, trên bàn có lọ hoa nhỏ, phấn trắng và rẻ lau bảng được để gọn gàng. Lớp của chúng em có tất cả 24 bộ bản ghế học sinh được chia làm ba dãy. Bàn được thiết kế liền với ghế,có ngăn để cặp sách. Phía cuối lớp có tủ đựng dụng cụ học tập như bảng đen, vở, bút và một tủ nhỏ đựng giày. Xung quanh phòng học trang trí bởi các bức tranh của các bạn trong lớp vẽ, được đóng khung nhìn rất ngộ nghĩnh. Có bốn chiếc quạt trần và 8 chiếc quạt treo tường, cả 12 bóng điện nữa. Điều kiện cơ sở vật chất rất tốt, trường còn mới lắp thêm máy chiếu để cho thầy cô giảng bài dễ hơn và thi thoảng chúng em được coi phim tư liệu. Em rất yêu lớp học của mình vì đây là nơi em đã gắn bó cùng các bạn và nghe các bài giảng thật hay của cô giáo.

9 tháng 1 2018

Khi xây nhà, ba dành cho em một căn phòng nhỏ xinh trên tầng hai. Phòng chỉ rộng khoảng 15m2 nhưng cũng đủ để trở thành thế giới riêng của em.

Bước qua cánh cửa gỗ được đánh véc ni nâu bóng là một căn phòng được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ. Phía bên trái là một chiếc gường đơn trải ga màu hồng rất dễ thương. Nằm trên đó em thấy rất thoải mái và thích thú vì có thể nhìn ngắm bức tranh thiên nhiên được vẽ trên tường. Bên cạnh giường là một cái giá gỗ to có rất nhiều ngăn nhỏ. Ở những ngăn trên cùng em đặt nào sách, nào vở, cả hộp màu nước và bộ bút chì bố mới mua cho nhân dịp sinh nhật. Còn ngăn dưới là ngôi nhà của những anh chàng truyện tranh. Trong cùng là truyện Đô-rê-mon, ở giữa là truyện nhóc Ma-rư-cô phía ngoài là truyện cổ tích An-đéc-xen. Tất cả đều được sắp xếp ngăn nắp. Phía bên phải của gian phòng, ba kê cho em một chiếc tủ ngang sơn màu xanh nhạt vơi các đường viền màu vàng trông rất bắt mắt. Hai bên tủ là các ngăn rộng đủ cho em đựng những bộ quần áo mặc đi học và mặc ở nhà. Ngăn giữa có một lớp cửa kính trong suốt. Trong đó là bộ sưu tập gấu nhồi bông, búp bê và rất nhiều chiếc tẩy xinh xắn đủ mọi hình dáng, kích cỡ. Chúng là niềm tự hào của em với bạn bè đến thăm. Gần cửa sổ, ba kê cho em một bộ bàn ghế bằng nhựa tổng hợp màu xanh lục. Bên trên mặt bàn là một cây đèn nê - ông nhỏ, bệ đèn có chiếc giá cắm bút bằng nhựa màu hồng nhạt. Còn chiếc ghế thì có lưng rựa nên em ngồi thật thoải mái. Buổi sáng, nắng sớm luồn qua khe cửa, rọi lên bàn những vệt sáng lung linh. Cùng với những chị gió tinh nghịch, chúng như nhảy múa theo nhịp bút viết lên những trang vở còn thơm mùi giấy mới.

Căn phòng là thế giới đầy thú vị của em.