K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2023

Tham Khảo 1:

Đâu phải tự nhiên mà nhà giáo dục nhân văn Sukhomlynsky đã từng tâm niệm: " Con người không phải để tan biết như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại những dấu ấn trên mặt đất và trong tâm trí người khác". Có lẽ chăng để sống một cuộc đời có ý nghĩa thay vì đơn thuần chỉ tồn tại, con người ta cần có những phút giây tự nhìn lại chính mình. Nhìn lại chính mình là một hành động quan trọng trong cuộc sống. Đôi khi, chúng ta quá bận rộn  với cuộc sống hàng ngày và những áp lực xung quanh, khiến cho chúng ta dễ dàng lạc mất phương hướng và quên đi giá trị thực sự của bản thân. Những phút nhìn lại mình giúp ta tìm lại sự cân bằng và định hướng cuộc sống. Chúng ta có thể tự đặt câu hỏi về những gì đã làm được và chưa làm được, những mục tiêu đã đạt được và chưa đạt được. Nhìn lại mình giúp ta nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó chúng ta có thể phát triển và hoàn thiện mình hơn.
Ngoài ra, nhìn lại mình cũng giúp ta nhận ra những thành tựu nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Đôi khi, chúng ta quá tập trung vào những mục tiêu lớn và quên đi những thành công nhỏ bé. Nhìn lại mình giúp ta đánh giá lại những tiến bộ mà chúng ta đã đạt được và biết ơn vì những điều tích cực trong cuộc sống.
Có thể nói, nhìn lại mình giúp ta tạo ra sự tự nhận thức và trách nhiệm. Chúng ta có thể nhìn thấy những hành động và quyết định của mình, từ đó rút ra bài học và hướng dẫn cho tương lai. Nhìn lại mình giúp ta trở thành người tự tin hơn, biết rõ giá trị của bản thân và có khả năng thay đổi để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Là một học sinh, đang cố gẵng nỗ lực học tập mỗi ngày, chúng ta hãy dành ít thời gian hàng ngày để nhìn lại mình. Đó là cách để chúng ta không lạc mất phương hướng, đánh giá đúng giá trị của bản thân và tiến bộ trong học tập, cuộc sống. 

Tham Khảo 2:

loading...

13 tháng 10 2023

loading...

CHÚC EM HỌC TỐT NHÁhehe

14 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

3 tháng 5 2023

sao ko ai trả lời :((

 

 

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của người nông dân gặp nhiều đau khổ bất hạnh Hình ảnh chị Dậu và lão Hạc là(Trợ từ) hai số phận cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về sự bóc lột tàn nhẫn. Với lão Hạc, nhà thì nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ quẫn trí bỏ nhà đi đồn điền cao su. Lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão. Một trận ốm đã lấy đi hết tiền mà lão dành dụm được suốt bao nhiêu năm qua. Rồi không còn gì, ăn chẳng đủ ăn, không ai mướn lão làm việc, cuối cùng lão đành bán cậu Vàng. Nhưng vì cái nghèo rồi sợ tiêu lạm vào tiền để lại cho con trai, khiến lão chọn cái chết. Và cũng vì sự ân hận với cậu Vàng, lão kết liễu cuộc đời mình bằng cách ăn bả chó. Còn chị Dậu số phận của chị điêu đứng, nghèo khổ bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thiếu sưu của chồng và cả người em chồng đã chết nên chị phải bán đi đứa con của mình. Thấy việc gì thì làm việc đấy, nắng thì cố mà làm mưa thì cũng phải cố. Họ đã làm gì mà để rơi vào hoàn cảnh khốn khổ đến vậy? Tất cả là do xã hội cũ hành hạ. Thật đáng thương cho những con người số phận ấy. 

9 tháng 12 2021

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

9 tháng 12 2021

Tham Khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.