K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2016

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, con chó con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

 

24 tháng 3 2016

Quê hương..!

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.

Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.

Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, con chó con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.

Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.

Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!

24 tháng 3 2016
ến Sa Pa, mỗi người đều mang trong mình vài điều cảm nhận. Sa Pa mờ sương. Sa Pa một ngày có bốn mùa. Sa Pa vương quốc của các loài hoa… Với tôi, đến Sa Pa, thăm vùng đất đã viết nên câu chuyện anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long. Và chuyến hành trình lần này tôi cũng lặng lẽ và cảm nhận về Sa Pa theo cách của riêng mình. Con đường du lịch lên núi Hàm Rồng bao la là thuốc. Những cây mật gấu, thuốc tắm dân tộc Dao, thuốc bộ 10 vị truyền thống... tất cả được xếp ngay ngắn trên sạp hàng chênh chếch theo độ dốc thoai thoải, chúng tôi được khai vị trà nấm Linh chi buổi sáng, với lời chào mời của chủ hàng, chén trà trên tay nóng hổi, nguyên mùi thơm. Nó man mác ngòn ngọt như cam thảo, thơm thơm đậm đặc một vị thuốc bắc... tất cả lưu giữ trong họng hương vị ngọt ngào mà thanh khiết. 

  Gió, mây theo bước chân khách bộ hành. Mặt đường rộng chừng 1 m là bê tông, là đá ghép đã nâng bước chân du khách. Du lịch trên núi Hàm Rồng chia thành những thứ bậc cao thấp khác nhau. Nó giống như quyển sách cứ đọc hết trang lại mở sang trang khác. Cái bí hiểm, cái say đắm lại hấp dẫn vào hồi kế tiếp. Đây là vườn hoa 12 con giáp…  Đẹp nhất, trải dài khuôn hình, phô diễn cả thân hình là chú rồng. Rồng đang  lượn uốn từng khúc, từng khúc. Chú rồng có cái đầu bốc lửa cách điệu. Những râu mắt vẩy đã hiện rõ bàn tay tài ba của nghệ nhân. Từng khúc đang uốn lượn qua những thảm đá, chui quanh kẽ đá... tất cả hiện lên trước mắt du khách, đánh thức vào bộ não của trẻ trong những câu chuyện cổ tích, hiện thực mà mờ ảo, cả một thế giới xung quanh các em. Thế giới ấy lại có ngay ở núi Hàm Rồng. Nó lột xác, thoát khỏi sự bó hẹp ràng buộc, khuôn mẫu của trang sách.  Vườn hoa trung tâm kia rồi. Rực rỡ màu hoa, đẹp như tấm thảm đủ màu sắc xanh, vàng, tím, đỏ, da cam. Thoai thoải và chênh chếch. Chữ Sa Pa màu huyết dụ hiện trên nền hoa. Tuyến đường lát đá xanh gọn ghẽ uốn lượn. Mặt trời làm bừng sáng lên sắc màu với nhiều gam độ khác nhau. Ở đây, các tay máy ảnh được phát huy tác dụng. Họ bấm máy hết công suất. 

  Từng đoàn người, già có, trẻ có, người tây có, cứ nối tiếp xếp hàng chụp ảnh để ghi lại những giây phút này, màu sắc này. Ngoảnh về phía trái, bảy, tám cây móc xếp hàng, ôm ấp về phía sườn núi. Tán lá xanh ngắt, thăng bằng tàu lá đu đưa như bàn tay người lực sĩ đang tập thể hình. Dòng người lại đi, lại nghỉ, lại chụp ảnh, lại thưởng ngoạn.  Nhà nhiếp ảnh năm nay chọn đề tài có khác. Ông đang tìm một sinh khí mới tại nơi này, như ong tìm nhụy. Ông xoay xoay ống kính vào từng cánh hoa. Những nhụy, chồi, búp nõn, cho dù là xanh, vàng, tím, đỏ, tất cả hoà vào ánh nắng vàng lung linh. Si mê vòng quanh cây hoa. Ngày mai, những bức ảnh sẽ ra đời, rất có thể cả thế giới biết đến về hoa Sa Pa. Biết đâu sự thăng hoa trong khoảnh khắc sẽ bừng sáng lên những điều kỳ diệu mà ít ai có thể ngờ được. Cứ thế trôi theo dòng chảy của du lịch, tắm mình trong mây, gió, đất, trời, của núi. Đứng từ đây, nơi vườn hoa trung tâm, ngước mắt nhìn lên với độ cao lý tưởng là sân mây. Gió thổi, mây bay, sương  bay. Màn sương phả vào da thịt của du khách. Sương mù đã xua tan, lấy đi giọt mồ hôi trên trán, phả vào mặt, mi mắt cái se lạnh man mác.  Gió lạnh lùa trong từng tà áo ấy như là ta vừa lấy chiếc khăn lạnh xoa nhẹ lên má, lên đầu. Đứng trên độ cao này, bồng bềnh giữa sương bay, màu sắc căng tròn con mắt, tai ta nghe thấy tiếng trống, tiếng hát văng vẳng ở trên cao.  Tiếng hát cứ vờn lên trong ánh nắng ban mai. Tôi tạm nghỉ tại chòi gỗ bên đường, nơi dành riêng cho công nhân nghỉ ăn trưa. Anh lãnh đạo phụ trách công viên ngồi bên cho tôi biết đó là đội văn nghệ đang dạo nhạc, sửa soạn để ra mắt khán giả. Lạc giữa tầng cao là một làng văn hoá. Ở đây, những vuông thổ cẩm, những sáo, nhị và đàn môi cứ bày ra, sắp sẵn để mời chào, níu kéo du khách. Tạm biệt Hàm Rồng, trong tôi lưu giữ bao điều kỷ niệm. Thấp thoáng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, hiện đại trong tầm nhìn của quy hoạch. Tôi nhớ tối hôm trước, đoàn chúng tôi được thưởng thức món lẩu cá hồi tại quán lẩu ngon. Vị ngọt của cá, vị bùi của quả, vị hăng nồng của gia vị kích thích khứu giác. Lên Sa Pa mà không được tận hưởng hương vị này thì coi như bạn chưa thấy cái lõi của đất trời Sa Pa. Đêm Sa Pa, cả đoàn dạo bộ trên vỉa hè. Mơ hồ và trong trẻo như khi ta lạc giữa phố đông mà vẫn dễ chịu. Cảm giác này dễ thấy ở Đà Lạt. Những con đường cắt ngang, cắt dọc theo bản quy hoạch về một thị xã trong tương lai gần. Những viền hoa bên bờ hồ, trang điểm cho hồ thêm rực rỡ, sáng láng. Kỳ ảo nhẹ nhàng mà thanh khiết.  Vườn hoa cách điệu, điểm xuyết góc cạnh của mặt hồ Sa Pa. Từ trên vỉa hè, nhìn sang bờ bên kia mới thấy sự toả sáng vẻ đẹp của quy hoạch. Màu tím xen kẽ màu vàng, màu hồng xen kẽ màu diệp lục… tất cả đem lại hương vị thanh sạch cho những ai bách bộ quanh  hồ.  Phố huyện về đêm lặng lẽ như lời thì thầm của gió. Những nhà hàng cửa hiệu, đèn điện sáng như sao. Những chàng trai, cô gái Mông, Dao lại thao thức thâu đêm, trăn trở câu chuyện tình còn dang dở. Họ lặng thầm bên nhau, trao cho nhau ánh mắt, nụ cười, những câu hát dân ca, lặng thầm trong tiếng đàn môi dìu dặt.
25 tháng 3 2016

Giây phút ở bên anh là tuyệt vời, khó quên nhất của cuộc đời em, yên bình và hạnh phúc. Cuối cùng thì chuyến đi Sapa cũng được anh và em thực hiện dù có hơi vội vàng và nhanh chóng. Tối hôm trước còn chưa chắc đã đi, hôm sau đã ra ga mua vé và lên tàu. Dù nhanh, dù vội vàng nhưng chuyến đi đã để lại trong anh và em biết bao kỷ niệm đẹp. Không còn cảm giác háo hức đến cả đêm không ngủ được của chuyến đi đầu tiên, cảm giác của chuyến đi này là hồi hộp, là thấy vui vô cùng, đêm vẫn ngủ ngon lành đấy, sáng vẫn đi học bình thường và chưa có cảm giác gì nhưng từ khi bước chân vào ga mua vé thì mọi cảm giác bình thường bị xáo tung. Một hành trình mới sắp bắt đầu và ở hành trình đấy có cả anh và em, đó là điều em thấy hạnh phúc nhất. Em nhớ cảm giác hồi hộp lúc chờ anh ở bến xe buýt, lúc cả hai vội vàng chạy lên xe hay lúc anh nắm tay em bước vào ga. Đoàn tàu xình xịch lăn bánh cũng là lúc bao nhiêu suy nghĩ, bộn bề của công việc, học tập được gác lại một bên. Em thầm nhắc nhở mình hãy tạm quên đi đã, hạnh phúc trôi qua nhanh lắm và kỷ niệm sẽ lại được đặt tên. Vì quyết định nhanh nên em không mua được vé tốt, điều đó có lẽ lúc đầu đã làm chuyến đi không được vui. Em chỉ trực khóc khi anh nhét hai tấm vé vào tay em rồi bảo: "Em quyết định đấy, cầm lấy".

Em chỉ biết ngồi im, may mà cuối cùng cũng được nằm một tiếng, may mà thời tiết đẹp, Sapa dịu dàng và lúc về, chỗ ngồi đã tốt hơn. Dù có hơi giận nhưng em thực sự thấy thương anh, cả đêm trên tàu em cũng không thể chợp mắt khi anh không ngủ được vì mỏi chân, mỏi tay, thỉnh thoảng anh còn phải đứng dậy nữa. Lúc vào toa giường nằm, ngay khi anh thở đều đều, em mới thực sự yên tâm (Em biết thừa lúc nào anh ngủ và lúc nào anh chỉ nhắm mắt đấy nhé). Giấc ngủ trên tàu cứ chập chờn đến rồi lại chập chờn đi và em chỉ thấy lòng mình ấm khi mở mắt ra, anh đang ngủ.

Mình đặt chân đến Sapa lúc trời còn chưa rạng, trời mù mịt sương và cảm giác lạnh đến tê người. Sau một hành trình ngồi trên tàu, cùng hơn một tiếng đi ô tô với bao đoạn cua hay dốc thẳng đứng. Càng lên cao, sương mù càng nhiều và lạnh, anh và em đã mệt rã rời, em say và anh cũng chẳng khác em là mấy. Thuê được nhà nghỉ là vui lắm rồi dù ngay khi vừa đặt chân vào, anh đã gọi tên cho nó là "tủ lạnh". Không khí trong lành làm mình thấy khỏe hay niềm vui, sự háo hức đã cho mình sức mạnh, mình khỏe ngay sau khi chợp mắt một lát.


Sapa đúng là thành phố của sương mù. Sương mù nhiều đến nỗi chỉ đứng cách một đoạn là anh và em đã chẳng còn nhìn rõ mặt nhau, sương bao quanh mình bồng bềnh, dày đặc, có lẽ sương đã làm cho Sapa thêm lãng mạn, kỳ thú và cuốn hút. Trong suốt những nơi mình đã đi, có lẽ Hàm Rồng là nơi đẹp nhất, thích thú nhất. Hàm Rồng trong một lúc mà có tới 4 mùa, lạnh như mùa đông, lại bất chợt nóng như mùa hè, bao nhiêu là hoa khoe sắc, tô điểm cho mùa xuân và mùa thu khi tự nhiên trời mát dịu. Gió, mây, sương kết hợp cùng nhau tạo cho Hàm Rồng thành bức tranh về khung cảnh.

Từ trên nhìn xuống, toàn bộ Sapa được thu vào tầm mắt, cả đình Phanxiphang cao vời vợi, cả mây, trời trong xanh và những đỉnh núi xa tít tắp nữa. Đó là một thứ cảnh quan chẳng thể diễn tả hết bằng lời, nụ cười của ai cũng thường trực trên môi, nơi đây làm cho mọi người quên đi tất cả những mệt nhọc, lo âu của cuộc sống hàng ngày để hòa mình vào cảnh sắc của thiên nhiên tuyệt vời. Mình cũng đã chinh phục được cổng trời, đã khắc tên mình lên một tảng đá to, đã thưởng thức những món nướng đặc sản của nơi đây để thấy lòng mình thêm thoải mái.

Buổi trưa mình vào nhà hàng, vì là khu du lịch nên đồ ăn ở đây thực sự không hề rẻ nhưng bù lại, đó là cảm giác, là kỷ niệm mà mình sẽ không thể quên. Bản Cát Cát của người H'Mông ẩn hiện trong làn sương mù mịt, ấn tượng để lại cho anh và em là những nhà sàn mấp mô theo sườn dốc, là con người địu bao nhiêu là thứ trên lưng mà vẫn chạy băng băng, là trẻ con với cách xin tiền buồn cười... Buổi tối, chúng mình đi chợ tình nhưng chợ không còn như trước đây, không ấn tượng nhiều lắm. Mình còn đi bộ vòng quanh hồ, khám phá xem cây hoa anh đào như thế nào. Vẫn chỉ toàn sương là sương, trời lạnh nhưng em lại thấy thật ấm trong cái nắm tay thật chặt của anh, hạnh phúc lắm khi cùng anh bước trong một không gian như thế.

Ngày thứ hai, mình thuê xe đi thác Bạc, đi thác tình yêu, lạc đường nhưng lại có những khám phá mới, mình được ngắm một khoảng không gian như bồng lai tiên cảnh, y hệt cảnh tiên trong phim Tây du ký và cảnh sắc ấy rất khó để gặp lại ở một nơi khác, một thời gian khác. Chân lê không nổi khi vào thác tình yêu nhưng hình như chính ở nơi ấy, tình cảm mình dành cho nhau lại nhiều hơn. Em yêu cái cách anh kéo tay em đi để em đỡ mệt hay lúc anh kể chuyện cười để em thấy vui, yêu lắm sự ân cần của anh khi cầm khăn, cầm áo, chiều em khi em nũng nịu... sẵn sàng cõng em dù anh cũng đã rất mệt rồi.

Thời gian trôi qua thật nhanh, vèo cái đã hết hai ngày, sau mỗi chuyến đi, tình cảm của mình dành cho nhau lại thêm gắn bó và em thấy càng thêm yêu anh. Mỗi người một cảm nhận, một suy nghĩ nhưng tất cả sẽ tựu chung lại ở những ấn tượng không bao giờ phai về Sapa. Em sẽ không bao giờ quên cảm giác ấm áp trong vòng tay anh, lúc anh cõng em giữa trời đầy sương hay nụ hôn mình trao nhau vội vàng giữa rừng cây ngập tràn ánh nắng.

Tạm biệt Sapa, không biết có bao giờ được gặp lại, cảm giác lưu luyến cứ nhoi nhói ở trong lòng, sẽ không còn những cử chỉ ân cần, lúc anh cầm tay và ôm em khi em bị say, phút giây hai đứa bên nhau tình cảm và gắn bó giữa một khung cảnh nên thơ. Chúng ta trở về với cuộc sống thường ngày. Không biết có bao giờ gặp lại các bạn sinh viên hài hước với cái duyên đã có ở SaPa và những con người mình đã lướt qua trong hành trình ấy.

Chuyến tàu chuyển bánh, đưa hai đứa mình trở về, để mọi thứ lùi lại sau lưng, cả những kỷ niệm đẹp đã cùng mình quấn quýt trong hai ngày qua. Tựa vào vai anh để kiếm tìm giấc ngủ, giây phút ở bên anh vẫn là những giây phút tuyệt vời, khó quên nhất của cuộc đời em, yên bình và hạnh phúc.

15 tháng 4 2016

Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. Các bạn luân phiên người vào người ra, tóc bay lòa xòa.
 

19 tháng 2 2016

 Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người. Tôi chợt nhớ mây câu thơ Chế Lan Viên:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay...

(Con cò)

Có con cò rập rờn bay trong câu ca của mẹ, có quê hương xanh biếc trong từng lời ru hời thuở bé, mẹ đưa nôi và bé ngủ rất sâu, trong giấc mơ bé lại gặp quê hương của mình... Một ngày kia, bé lớn lên trong vòng tay chở che của và của quê hương ngọt ngào. Không chỉ những yếu tố vật chất, mà cả những yếu tố tinh thần dìu dắt con người trưởng thành. Trong những tình cảm ấy, giống như gia đình cho ta nơi trở về sau hành trình dài, cho ta một nơi luôn là ấm áp, chở che, nếu như bạn bè cùng ta bước đi trong cuộc sống với những : thấu hiểu, sẻ chia, cùng ta san bớt gánh nặng mỗi khi cuộc đời trút xuống hay mỗi khi bạn mình cười thì tình quê hương, tuy khó khăn hơn để cảm nhận nhưng lại là một tình cảm hết sức thiêng liêng và khó thể thay thế.

 Có người từng nói về một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới: "Nêu như Anh Thơ thạo về cảnh quê, Đoàn Văn Cừ giỏi vế nếp quê, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê thì Nguyễn Bính lại đậm hồn quê". Thì ra, quê hương vừa bao hàm những yếu tố cụ thể là cây đa, bến nước, mái đình, là con đò, làng xóm, bờ tre, gốc rạ... Tức là quê hương vừa có cảnh quê, vừa có hồn quê. Mỗi đều được sinh ra, lớn lên từ những điều kiện vật chất, tinh thần ấy.

 Vậy "Quê hương là gì hở mẹ - Mà cô giáo dạy phải yêu"? Mỗi con người được sinh ra từ một vùng quê cụ thể đều có một quê hương. Mỗi người muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị vật chất, tình thần của quê mình. Nói dù muốn hay không là bởi lẽ, có những con người vì thiển cận chối bỏ điều không thể chối bỏ - quê hương. Những nét đẹp văn hoá, những thuần phong mĩ tục của quê hương góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Chính vì thế mỗi người đều ít nhiều mang dấu ấn của vùng quê nơi mình sinh ra. Nhắc đến Chủ tịch Hổ Chí Minh, không thể không nói đến quê hương xứ Nghệ nơi hội tụ những truyền thống bất khuất đã hun nên phẩm chất người con ưu tú của dân tộc. Với các nhà văn, quê hương và ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tạo của họ, làm nên những dâu ấn rõ trong tác phẩm của mỗi người. Đó là một Xuân Diệu với hồn thơ dạt dào, nồng nàn như sóng biển Quy Nhơn; đó là một Hoàng Cẩm đa tài, đa tình với lá diêu bông mơ ảo của quê hương Kinh Bắc; đó là một Thạch Lam trầm tĩnh, tâm với hoàng lan Hà Nội và đó là một Nam Cao luôn day dứt, ăn năn bên những mành đời đang bị tha hoá, bần cùng hoá vùng chiêm trũng Hà Nam Cách mạng tháng Tám...

 Chắc hẳn chừng nào Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm còn được yêu thích thì chừng đó hoàn cảnh ra đời cùa bài thơ còn được nhắc đến. Ấy là khi giả cùa nó đối mặt với một bối cảnh đặc biệt cho phép bộc lộ rõ ràng tình với quê hương. Sự liên tưởng ấy cũng cho phép người đọc nghĩ đến một điều : Ngày nay, chúng ta làm gì để thê hiện tình cảm với quê hương? Ớ đây, muốn nói đêh những hành động cụ thê’ đế góp phần xây dựng, làm giàu quê hương. Bạn có thể làm giàu cho quê hương trên chính mảnh đất mình ra, bạn cũng có thể đang sinh sống, học tập và lao động ở một vùng trời a nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, nếu bạn luôn phấn đấu để làm rạng danh cho quê hương, luôn hướng về quê hương bằng nhũng hành động cụ thể khi ấy bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng, bạn chính là một phần máu thịt quê hương rồi đây!

 

 "Anh đi anh nhó quê nhà - Nhớ canh rau muông, nhớ cà dầm tương…” Quê hương trong nỗi nhớ của những kẻ xa quê thật sâu sắc, thấm thìa, ngọt ngào. Đó có thể là một câu hò, mùi hương lúa chín, một áng mây, một vạt nắng, khi chi là một cảm giác vu vơ mơ hồ nhưng đủ sức gợi và đưa ta đi miền trong kí ức, xuôi ngược giữa quá khứ với hiện tại trong êm đềm. Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Quê hương cùng là điểm tựa tinh thần khi ta gặp những khó khăn, trở ngại trên đường đời. Hạnh phúc biết mấy sau bao tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người được nghe một giọng nói quê hương. Thi vị biết mấy khi chợt bắt gặp một tà áo dài Việt bay giữa kinh đô Pa-ri hoa lệ. Cảm nhận được những giá trị to lớn của quê hương, sống xứng đáng với quê hương, khi đó, mỗi người sự trưởng thành, trở thành những nhân cách cao đẹp.

 Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, quê hưong là một khái niệm rộng. Đó còn là một ngôi làng cụ thể, cũng có thể là một vùng miền rộng lớn hơn, và khi quê hương chính là đất nước, là Tổ quốc. Tình yêu quê hương cũng vì thế mà gắn liền với tình yêu gia đình, yêu giang sơn, yêu đất nuớc: "Lòng nước ban đầu là lòng yêu nhũng vật tầm thường nhất [...]. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc" (I-lia Ê-ren-bua).

 Hai tiếng Tổ quốc rung lên trong tim chúng ta thật thiêng liêng và rất tự hào. Tổ quốc chính là đất nước mình được gọi lên một cách trân trọng, thân thương. Những tiếng "Tổ quốc tôi" vang lên trìu mến và gần gũi như "mẹ của tôi" hay "cha của tôi", "quê hương của tôi"... Quê hương vang vọng trong thơ của Đỗ Trung Quân, quê hương nằm trong trái tim mỗi con người.

16 tháng 4 2016

Từ xưa, rừng đã được coi là tài sản qu‎í báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị to lớn của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (nên được gọi là tứ thiết) là nguyên liệu xây dựng đình chùa, lăng tẩm, có độ bền hàng ngàn năm đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và các loại gỗ thông thường để làm nhà cửa. từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than … tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế ra nhiều nguyên liệu tổng hợp từ các sảnh phẩm hóa học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ trong đời sống. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, … cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp cho ta những sản vật quí hiếm. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khỏe và sự sống cho con người. Không sao kể hết những nguồn lợi mà rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hòa khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú quí giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học. Rừng ngập mặn là bức tường thành ngăn chặn bão gió, sóng thần, lũ lụt, …

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ...

23 tháng 4 2017

A. Thực vậthihi

15 tháng 4 2016

Mình tự làm đó nha:

Vạn vật đang chìm trong giấc ngủ, bỗng từ đằng đông, một quả cầu lửa khổng lồ từ từ nhô lên. Rồi chẳng biết từ đâu, tiếng gà gáy te te vang khắp làng trên xóm dưới. Một ngày mới bắt đầu trên quê em.

Ông mặt trời bị tiếng gà đánh thức bất ngờ nên chưa tỉnh hẳn. Ông vén tấm màn đêm, nhìn xuống trần gian bằng đôi mắt ngái ngủ, khuôn mặt tròn trĩnh, hồng hào trông thật ngộ. Cùng với sự thức tỉnh của mặt trời, vạn vật cũng bừng tỉnh giấc theo. Cây cối hả hê vươn tay đón chào ngày mới. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ long lanh như những hạt ngọc. Dưới ánh ban mai, chúng sáng bừng lên như những ngôi sao bé nhỏ, xinh xắn dưới trần gian. Cảnh vật dần thay đổi. Bóng tối đã bị ánh sáng đẩy lùi, phô ra vẻ đẹp của ban mai.


Khi những tia nắng đầu tiên vừa đến mặt đất, cả một không gian trong trẻo, sáng sủa đã mở ra trước mắt ta . Mặt trời lúc này đã tươi cười rạng rỡ chứ không còn uể oải, ngái ngủ nữa. Những tia nắng sớm tinh nghịch chạy đuổi nhau trên bãi cỏ còn đẫm sương đêm. Làng quê lúc này đẹp như một bức tranh nhiều màu. Trên trời, những đám mây trắng, hồng trôi lững lờ. Dưới cánh đồng, lúa đã bắt đầu ngả vàng. Những bông lúa nặng hạt, uốn cong như chiếc cần câu, ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Gió thổi vi vu, sóng lúa rập rờn. Hương lúa thoang thoảng lan toả khắp không gian đánh thức khứu giác của những người khó tính nhất. Thỉnh thoảng có cánh cò trắng bay lượn trên không càng làm tô điểm thêm cho cảnh đẹp quê hương.


Trong làn gió nhẹ sớm mai, mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những con sóng tinh nghịch nối đuôi nhau đùa giỡn xô vào bờ. Mấy cậu bé đồng quê đeo cái giỏ bé xinh bên mình lững thững đi dọc bờ sông tìm bắt cua còng. Khuôn mặt ánh lên niềm vui con trẻ.


Con đường làng quanh co, uốn lượn như một dải lụa khổng lồ. Hai bên đường, hàng cây nghiêm trang đứng chào ngày mới. Tiếng chim hót líu lo hoà với tiếng ve râm ran trong vòm lá tạo thành bản nhạc du dương nghe thật vui nhộn. Trên đường làng, tiếng cười nói ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Mấy bác nông dân đã vác cuốc ra đồng. Theo sau chân họ là mấy chú trâu chăm chỉ vừa đi vừa kêu khe khẽ “ọ ọ”. Cái mặt hớn hớn, cái đuôi phe phẩy vẻ khoái chí vì sắp được làm công việc quen thuộc hàng ngày giúp nhà nông.


Đám học trò tung tăng cắp sách tới trường. Trên vai, khăn quàng đỏ thắm tung bay. Chúng nói nói, cười cười làm rộn rã cả một đoạn đường. Mấy cô bác công nhân cũng vội vã đạp xe tới nơi làm việc. Màu áo xanh hoà với màu nắng sớm đang chan hoà khắp nơi. Tất cả đã sẵn sàng cho một ngày mới.
Yêu quê hương, em yêu những nét đẹp của quê mình. Vào thời điểm nào trong ngày, dù bình minh hay hoàng hôn cũng đều để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Sau này, dù đi đâu, về đâu, em cũng không bao giờ quên được miền quê yêu dấu ấy.

15 tháng 4 2016

 Mùa xuân thật là ấm áp, không còn cái lạnh và cái rét buốt của mùa đông. Sau một đêm dài ngủ say, làng xóm quê em đã tỉnh giấc. Tiếng gà gáy từ xa vọng lại báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.

   Vạn vật còn chìm trong sương mù. Một lát sau, hàng cây phi lao, mái nhà, bãi ngô... đang thấp thoáng hiện dần trong màn sương trắng bồng bềnh.

   Tiếng gà gáy hòa cùng tiếng là cây xào xạc trong gió như đang chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới. Các ngôi nhà đã lên đèn, ánh điện sáng tỏ ngoài sân. Làn khói tràn từ bếp nhà ai lan ra bầu trời. Mẹ em đã dậy nấu cơm, bố em đang ngồi xem báo trong phòng khách. Chú gà trống nhà em trèo lên cây mai sau hè, cất tiêng gáy “ te te”. Mặt trời bắt đầu mọc, sân nhà em sáng lên bởi những tia nắng chói chang của ánh mặt trời.

   Ngoài đồng, những bông lúa vàng óng đang ngã dần vào nhau như thì thầm trò chuyện. Khi mặt trời lên cao, cả làng em nhộn nhịp hẳn lên. Trên các ngả đường học sinh nô nức đến trường, các cô các chú nông dân hớn hở ra đồng làm việc. Những cán bộ công nhân viên khẩn trương đến cơ quan đúng giờ … Mỗi người một việc, ai cũng khẩn trương nhưng không kém phần hào hứng vui vẻ. Khác với cảnh mùa đông thật buồn

   Buổi sáng mùa xuân trên quê em cảnh vật thật nồng nàn. Một ngày mới trên quê em là như thế đó, dào dạt sức sống và tràn đầy hi vọng. Em yêu quê hương em lắm. Nơi ấy đối với em chứa chất rất nhiều kỉ niệm. Em rất tự hào về quê hương mình.

 

21 tháng 1 2016

Chưa phân loại

25 tháng 1 2016
Quê em là một làng nhỏ ven sông Cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em. Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập trong hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Sáng sớm, làn sương mỏng như khói vẫn còn vương vấn trên mặt đất. Phía trời đông anh ánh sắc hồng phơn phớt. Mặt trời đã mọc. Bầu trời sáng dần và không khí ấm hẳn lên, báo hiệu mùa xuân đã bắt đầu. 

Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Chích chòe, sáo sậu, chào mào… đua nhau chuyền cành. Cả những chú chim sâu bé bỏng cũng vui vẻ nhảy nhót tìm sâu trong vườn rau, luôn miệng kêu tờ rích… tờ rích… Đàn chim én vun vút chao liệng trên cánh đồng rồi bay là là ngang ngọn tre.

Tiếng chim đã đánh thức mọi người. Đường làng nhộn nhịp bước chân. Một tốp thanh niên diện quần áo mới rủ nhau đi chơi xuân, tiếng cười nói râm ran. Hôm nay, bà nội em cùng các cụ trong xóm đi lễ chùa bên kia sông. Các bà mặc áo tứ thân thắt vạt, tay xách làn đựng hương hoa, miệng nhai trầu bỏm bẻm, nối nhau đi trên con đường mới đắp, cỏ xanh lún phún như mạ non. Dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao.

 Cảnh vật quê em rạo rực sức sống và lòng người cũng náo nức, xao xuyến lúc xuân sang. 
31 tháng 3 2016

 co be Kieu Phuong vi :

Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học vẽ. Cái tên Mèo (lem nhem, xấu xí) do người anh đặt không hề làm cho Phương mếch lòng. Khi được phát hiện có tài năng hội họa, Phương vẫn đối xử bình thường với mọi người. Người anh dù xét nét gắt um lên, nhưng Phương vẫn yêu quý anh, vẫn chọn anh làm đối tượng vẽ tranh vì anh là "thân thuộc nhất". Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.

31 tháng 3 2016

Trong các truyện đã học,em yếu quý nhân vật Phạm Bân nhất.Ông là 1 vị lương y chân chính,hết lòng vì người bệnh.Ông không những cứu mọi người khỏi vòng tay tử thần không công.Mà còn tặng quà,động viên những bệnh nhân.Với thái y,việc cứu cho bệnh nhân nặng phải đc đặt lên hàng đầu,còn sự nguy hiểm của mình thì bản thân mình tự chịu trách nhiệm.Đây chính là một tấm gương sáng để các thầy thuốc ở VN noi theeo.Đồng thồi,những người cùng nghành có thể rút ra bài học bổ ích cho mình.

Tick nha.

17 tháng 4 2016

Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dầy. Không biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã chạy về nhà để trú mưa.

Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút . Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa. 

Chao ôi, cơn mưa đến mới nhanh chóng làm sao! Vừa mới đây thôi ông mặt trời vẫn còn tươi cười ban phát những tia nắng cho trần gian thế mà giờ đã chốn biệt trong làn mây dầy. Không biết từ đâu, những đám mây đen kéo về đây nhanh đến thế. Làm cho bầu trời bỗng thấp hẳn xuống. Gió bắt đầu thổi, cây cối ngả nghiêng, cành khô răng rắc. Ngoài đường mọi người vội vã chạy về nhà để trú mưa.
Bỗng lộp độp, lộp độp! Mưa bắt đầu rơi, những hạt mưa to và nặng như ai ném đá. Lúc đầu thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Tiếng mưa lách tách trên mái nhà. Nước mưa bắt đầu chảy xuống như ai chút . Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước. Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Trong vườn, cây cối hả hê vì được tắm dưới mưa. 
Một lúc sau, bầu trời thấp thoáng xanh hiện ra. Ông mặt trời lại tươi cười đùa với gió. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Mấy chú chim không biết chú mưa ở đâu giờ bay ra hót râm gian. Chà, không gian thật thoáng đãng không khí trong lành đến tuyệt vời. Sau cơn mưa có lẽ cây cối hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Vườn cây trước nhà không một tý bụi, tràn trề sức sống. Mấy khóm hoa mười giờ như trang điểm lại dung nhan của mình để phô hương khoe sắc. Dưới đất, nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lách ra từ các ngõ. Mọi người ai nấy đều bắt tay ngay vào công việc của mình. 
Sau trận mưa mùa hè, cảnh làng quê tôi như bừng tỉnh. Cảnh vật thêm sức sống mới.

17 tháng 4 2016

Ngắn gọn thôi bố ơi.

8 tháng 3 2016

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

8 tháng 3 2016

mk cũng bí câu đó