K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2016

Sự sống của con người gắn bó rất chặt chẽ với thiên nhiên và phụ thuộc rất nhiều vào môi trường.Nếu môi trường sống được bảo vệ,giữ gìn thì sự sống của con người được bảo đảm.Còn ngược lại,nếu môi trường sống bị tàn phá thì đới sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn.Bảo vệ môi trường,nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết,được toàn nhân loại hết sức quan tâm.

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 

Kết luận chung:•- Môi trường giúp cân bằng sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người.•- Môi trường – tài nguyên thiên nhiên giúp con người, đất nước phát triển bền vững.•- Từ đó khẳng định vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội.•Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp ,đảm bảo cân bằng sinh thái; ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. Bảo vệ tốt môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp con người tạo ra cuộc sống tốt đẹp, phát triển bền vững lâu dài.•Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của con người, của mỗi Quốc gia, của toàn nhân loại. Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái. Trong sinh hoạt đời sốngvà phát triển kinh tế - xã hội không được làm ô nhiễm môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt. Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; chăm sóc, bảo vệ các loài động vật quý hiếm cần bảo tồn. Có các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xâu do con người và thiên nhiên gây ra.

 

16 tháng 12 2016

bạn tham khảo

Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Người ta là hoa của đất. 
Rừng vàng biển bạc. 

Phá rừng như thể phá nhà - Đốt rừng như thể đốt da thịt mình

 - Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm! 
- Ai lên nhắn với bạn nguồn/ Mít non gửi xuống, cá chuồn gởi lên. 
Ai về nhắn với miệt trên/ Rừng cây chặt trụi lụt lên tới nguồn... 
- Rác thì chôn lấp gốc cây/ Còn đem vức bậy bệnh lây... cả làng(!) 
- Khủng bố đại ngàn là hủy diệt hạ lưu! 
- Cổ thụ đội nón ra đi thì thiên tai, đại họa tràn về! 
- Vì thương con ốc bươu vàng/ "Bông hồng độc" nở tang hoang ruộng đồng! 

3 tháng 4 2020

việc bảo vệ môi trường của con người  giờ đang có tiến triển khá tốt đi đôi  với điều đó cx là những con người xả rác bừa bãi gây ôi nhiêm môi trường . có những nhà máy gạch nhả khói độc ra không khí gây ôi nhiễm không khí trầm trọng . có những nhà máy thải nước thải độc hại ra ngoài khiến nhiều người bị ung thư , ..... cx có những người biết giữ vệ sinh môi trường để trái đất không nóng lên nữa . họ chăm chỉ dọn dẹp như những bác lao công cần mẫn quét đường để môi trường sạch đẹp hơn . ở hà nội cx là nơi có nhiều khách du lịch nhưng cx là nơi bị ôi nhiễm môi trường nặng nề . hãy chung tay bảo vệ môi trường để trái đất mãi mãi là hành tinh xanh .

11 tháng 5 2020

Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch rất cần thiết cho một cuộc sống yên bình và khỏe mạnh. Môi trường là khu vực tự nhiên xung quanh giúp con người, động vật và những sinh vật sống khác lớn lên và phát triển một cách tự nhiên. Nhưng hiện nay, môi trường của chúng ta đang bị rối loạn bằng nhiều cách khác nhau. Bất cứ hình thức làm rối loạn sự cân bằng tự nhiên nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn bộ môi trường. Điều này không chỉ phá hủy cuộc sống của con người mà còn ảnh hường đến tất cả mọi sinh vật sống. Chúng ta có thể bảo vệ môi trường của chúng ta bằng các hành động nhỏ của mọi người trên Trái Đất. Bảo vệ môi trường cho sự sinh tồn của nhân loại là điều rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta đang bảo vệ chính bản thân mình và cả tương lai của chúng ta nữa.Hãy chung tay vì một môi trường xanh-sạch- đẹp.

11 tháng 5 2020

Thanks bạn

21 tháng 2 2018

Trong đời sống xã hội nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường sống được nhắc đến như là “điểm nóng” của tình hình thế giới. Các hội thảo khoa học, các hội nghị quốc tế, những cuộc thi, những cuộc vận động… xoay quanh vấn đề môi trướng sống đang từng ngày từng giờ được diễn ra, tất cả đều phát đi bức thông điệp khẩn thiết: Hãy cứu lấy môi trường!

Vì sao vậy? Vì đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Môi trường sống bao gồm những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Môi trường sống lại được chia nhỏ thành các loại: đất, nước, cây cối, không khí, bầu trời. Môi trường sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, sự xâm hại đến môi trường sống gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. Đất đai là tài nguyên vô giá không có khả năng sản sinh thêm, đó là điều kiện vật chất cơ bản cho mọi hoạt động sống của con người: trên mặt đất con người sinh sống, dựng nhà cửa, trường học, nhà máy… Và đặc biệt là trên mặt đất, chúng ta trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm: trồng ngũ cốc, rau màu, nuôi gia súc, gia cầm… Nhưng ngày nay, đất đai đang bị phá hoại nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp…; do bị cát xâm thực, bị nước mặn ăn dần… Đất cũng đang bị hư hại do các chất thải mà chủ yếu từ bao bì ni lông khó phân hủy. Mặt khác, còn do con người sử dụng quá nhiều phân bón hóa học khiến đất bị chua. Cùng với mặt đất là nguồn nước sạch của Trái Đất. Đó là hệ thống nước ngầm, nước sông, nước ao hồ. Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống: nước dùng để uống, dùng cho sinh hoạt, cho tưới tiêu nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp… Nhưng nguồn nước sạch cũng đang dần cạn kiệt. Nước đang bị đe dọa bởi chất thải công nghiệp, bởi rác thải sinh hoạt, bởi nước mặn xâm hại (do hiện tượng mực nước biển dâng lên)… Trong năm 2008, nhiều vụ án môi trường bị phát giác khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho nguồn nước sạch của đất nước: vấn đề nước thải sông Thị Vải, sông Đồng Nai, sông Tô Lịch… Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Đã có nhiều kết luận khoa học chính thức về nguyên nhân gây ra các hiện tượng mắc bệnh ung thư hàng loạt ở một số làng là do nguồn nước (ở Thái Bình, Quảng Trị…) Cây cối trên mặt đất cũng không tránh được thảm hoại bị phá hoại. Cũng như đất, nước, cây cối có vai trò quan trọng đối với con người. Cây thanh lọc không khí, tạo ra cân bằng sinh thái, cây cho giá trị kinh tế (gỗ, thuốc, hoa quả…). Nhưng cây hiện cũng đang bị đe dọa rất nhiều. Cây rừng đang bị chặt phá bừa bãi, nhiều trận cháy rừng diễn ra ở phạm vi rộng (cháy rừng ở Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, ở Việt Nam có thể kể đến vụ cháy rừng U Minh năm 2003…). Rừng bị tàn phá, tai họa trước mắt ta có thể nhìn thấy được là những trận lũ lụt ở rừng đầu nguồn gây sạt lở đất đá làm thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chưa hết, lũ lụt còn đi liền với những trận đại hạn kéo dài làm cây cối chết khô tạo điều kiện cho cháy rừng lan nhanh hơn nữa! Hạn hán rồi lũ lụt, đó tiếp tục là nguyên nhân làm xói mòn, rửa trôi đất màu, đất mùn của nông nghiệp. Mặt đất đã như vậy, không khí và bầu trời cũng không được bình yên! Không khí là yếu tố sống còn của nhân loại: không khí trước hết cho con người khí oxi để thở và để sống. Nhưng không khí đang bị khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt tấn công. Đó là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô…) là các loại vi trùng vi khuẩn bị lây nhiễm từ rác thải. Không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra sự bùng phát của nhiều loại bệnh lây qua đường hô hấp như quai bị, ho lao, cúm… và đặc biệt gần đây là bệnh cúm H5N1. Không khí ô nhiễm nặng nề kéo theo sự suy sụp của cả trời xanh. Khí các-bô-níc quá nhiều tạo ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên gây băng tan ở hai cực. Khí thải công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp sản xuất tủ lạnh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Mặt Trời là những tia tử ngoại, tia cực tím vô cũng nguy hại. Môi trường sống quanh ta, những người bạn thân thiết nhất đối với sự sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Bởi vậy, chúng ta hãy hành động vì môi trường bằng cách hạn chế những nguyên nhân hủy hoại môi trường. “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát có sạch đẹp mãi được không? Điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn thôi!”

xonh rồi nha ,nhớ K cho mk

21 tháng 2 2018

Môi trường có vai trò vô cùng to lớn đối với cả con người lần các loài động, thực vật xung quang nó. Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: Bầu không khí mà chúng ta thở hàng ngày là do đâu? Các loại thức ăn mà ta ăn hàng ngày do đâu mà ra hay cả những nguyên vật liệu ta dùng để học tập bắt nguồn từ đâu?. Câu trả lời của tất cả VD trên là: MÔI TRƯỜNG. Môi trường đem lại cho chúng ta nhiều thứ như vậy nhưng thử nhìn lại xem chúng ta đối xử ra sao với môi trường? Con người xả rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại không nhỏ như làm thủng tầng ô zôn, lũ lụt, thiên tai,.....Tuy gây ra nhiều tác hại như thế nhưng vẫn có thể cứu lấy môi trường bằng chính những hành động nhỏ nhất. Hãy bảo vệ MT bạn nhé!

3 tháng 3 2020

Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

3 tháng 3 2020

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm ngay trên các phương tiện truyền thông. Điều này khiến ta phải suy nghĩ...

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động.

Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng của nền văn hoá dân tộc.

Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?

Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Hoặc cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Một số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Vậy nhưng không phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Điều này đã để lại hậu quả gì?

Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như "làng ung thư" Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều...

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?

Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã... Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển...

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.


HOK TỐT nèk

4 tháng 3 2021

điên hả má

12 tháng 4 2022

tham khảo

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất cấp thiết đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Ô nhiễm xảy ra ở mọi nơi: nguồn nước, không khí, đất đai, thực phẩm...Đặc biệt, ô nhiễm đang diễn ra ngay bên cạnh khu sinh sống của con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm vẫn là do ý thức của con người. Con người khi sinh sống xả rác mọi lúc mọi nơi, họ không xử lý rác một cách hợp lý và cũng chưa được biết cách xử lý. Chủ các doanh nghiệp chưa có tâm làm nghề. Để giảm thiểu chi phí, họ không xử lý chất thải sau khi sản xuất một cách triệt để, họ đã xả thẳng trực tiếp ra môi trường, sau đó " lo lót " cơ quan chức năng để có thể ngang nhiên xả thải. Nhiều vụ việc xả thải đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường: Vụ nhà máy fomosa xả thải làm chết cá miền trung, Vụ nhà máy Vedan xả thải ra sông Thị Vải...Những vụ việc này, làm cho dư luận hết sức bất bình, buộc những con người chưa hoàn thành đúng tránh nhiệm phải tiến hành xử lý, chịu tội trước pháp luật. Phải làm gì đề bảo vệ môi trường bây giờ đây?

12 tháng 4 2022

Tham Khảo

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất cấp thiết đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Ô nhiễm xảy ra ở mọi nơi: nguồn nước, không khí, đất đai, thực phẩm...Đặc biệt, ô nhiễm đang diễn ra ngay bên cạnh khu sinh sống của con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm vẫn là do ý thức của con người. Con người khi sinh sống xả rác mọi lúc mọi nơi, họ không xử lý rác một cách hợp lý và cũng chưa được biết cách xử lý. Chủ các doanh nghiệp chưa có tâm làm nghề. Để giảm thiểu chi phí, họ không xử lý chất thải sau khi sản xuất một cách triệt để, họ đã xả thẳng trực tiếp ra môi trường, sau đó " lo lót " cơ quan chức năng để có thể ngang nhiên xả thải. Nhiều vụ việc xả thải đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường: Vụ nhà máy fomosa xả thải làm chết cá miền trung, Vụ nhà máy Vedan xả thải ra sông Thị Vải...Những vụ việc này, làm cho dư luận hết sức bất bình, buộc những con người chưa hoàn thành đúng tránh nhiệm phải tiến hành xử lý, chịu tội trước pháp luật. Phải làm gì đề bảo vệ môi trường bây giờ đây?