K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2018

Việt Nam là đất nước nhiệt đới tươi đẹp và giàu lòng mến khách. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chính nó đã đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng phong phú. Việt Nam là một trung tâm đặc hữu của thế giới với 87 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó nổi bật có 11 vườn Quốc gia đại diện cho hầu hết các dạng cảnh quan, các hệ sinh thái.
Việc thiết lập các vườn Quốc gia không chỉ thể hiện quyết tâm duy trì bảo vệ sự đa dạng sinh học của Việt Nam mà còn tạo ra những địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với bất cứ du khách nào yêu thích thiên nhiên và muốn có nhưng khoảng thời gian sống hòa đồng, gần gũi với thiên nhiên tươi đẹp.
Đến với các vườn Quốc gia, bạn không chỉ ngắm nhìn cảnh quan bao la hùng vĩ mà còn có được những giây phút lý thú và bổ ích với việc tìm hiểu quần thể động thực vật rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại quý hiếm và độc đáo.
Vườn quốc gia Việt Nam luôn chờ đón bước chân khám phá của du khách.

22 tháng 2 2018

Việt Nam là đất nước nhiệt đới tươi đẹp và giàu lòng mến khách. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chính nó đã đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng phong phú. Việt Nam là một trung tâm đặc hữu của thế giới với 87 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó nổi bật có 11 vườn Quốc gia đại diện cho hầu hết các dạng cảnh quan, các hệ sinh thái.
Việc thiết lập các vườn Quốc gia không chỉ thể hiện quyết tâm duy trì bảo vệ sự đa dạng sinh học của Việt Nam mà còn tạo ra những địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với bất cứ du khách nào yêu thích thiên nhiên và muốn có nhưng khoảng thời gian sống hòa đồng, gần gũi với thiên nhiên tươi đẹp.
Đến với các vườn Quốc gia, bạn không chỉ ngắm nhìn cảnh quan bao la hùng vĩ mà còn có được những giây phút lý thú và bổ ích với việc tìm hiểu quần thể động thực vật rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại quý hiếm và độc đáo.
Vườn quốc gia Việt Nam luôn chờ đón bước chân khám phá của du khách.

3 tháng 7 2019

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:

- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A – la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Thánh A – la. Thánh A – la giao sứ mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô – ha – mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc – ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượu. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A – la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang trí bằng chữ Ả – rập. Riêng đền thờ Méc – ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra – ma – đa,, các tín đồ này phải ăn chay.

- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.

- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem (Pa–le-xtin). Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.

(Có qua #Tham khảo)

 Một số bằng chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

-Nhiều thế kỷ nay,Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục

-Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới hiện còn lưu giữ nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

 -Các châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ 17 – 18) có dấu son của Vua là cơ sơ pháp lý khẳng định việc Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo

-Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thừa nhận tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc về các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia.

3 tháng 10 2016

hình ko có mà cx đi hỏi

25 tháng 10 2016

kệ người ta , đồ vô duyên

 

4 tháng 6 2017

Giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo:

- Hồi giáo: thờ vị thần duy nhất là Thánh A–la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về Tháng A–la. Thánh A–la giao sực mệnh truyền giáo cho sứ giả là Mô–ha–mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ hồi giáo có nghi thức riêng như khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Méc–ca, phủ phục trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó, cấm uống rượi. Đạo Hồi không thờ ảnh tượng vì cho rằng A–la tỏa khắp mọi nơi. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang chí bằng chữ A–rập. Riêng đền thờ Méc–ca thờ một phiến đá đen từ xưa để lại. Tín đồ Hồi Giáo phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh thất làm lễ một lần. Hằng năm, trong tháng Ra–ma–đa, các tín đồ này phải ăn chay.

- Phật giáo: có hai phái. Phải Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích ca. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt, theo họ Phật Thích ca là cao nhất, ngoài ra còn có nhiều Phật khác như Phật Di Đà và ai cũng có thể thành Phật như Quan Âm Bồ Tát.

- Ki–tô–giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa–lê–xtin từ đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, chúa Giê–su, người sáng lập ra đạo Ki–tô là con của Chúa Trời được đầu thai vào đức mẹ Ma–ri–a và sinh ra ở vùng Bét–lê–hem (Pa–le-xtin). Chúa Giê–su khuyên mọi người sống nhẫn nhục, chịu đựng, chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đạo Ki–tô có 7 nghi lễ quan trọng như lễ rửa tội – nghi thức gia nhập đạo, lễ giải tội – xưng tội để được xá tội… Kinh thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước. Những năm đầu công nguyên, từ vùng Tiểu Á các tín đồ của Ki–tô giáo đã tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã và và trụ lại ở La Mã, lập nên Tòa thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki–tô–giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.

4 tháng 6 2017

Phần lớn dân số thế giới theo các niềm tin tôn giáo khởi nguồn từ châu Á.

Các tôn giáo khởi nguồn từ châu Á và với phần lớn những người theo ngày nay đang sống ở châu Á bao gồm:

- Bàna giáo: Hơn một nửa số người theo sống ở châu Á.

- Phật giáo: Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Malaysia, Ấn Độ.

- Ấn giáo (đạo Hindu): Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Nepal.

- Hồi giáo: Trung Á, Nam Á và Tây Nam Á, Malaysia và Indonesia.

- Giai Na giáo: Ân Độ.

- Shinto (Thần giáo Nhật Bản): Nhật Bản.

- Sik giáo: An Độ, Malaysia, Pakistan.

- Lão giáo: Trung Quốc, Việt Nam, Singapore và Malaysia.

- Bái hỏa giáo: Iran và An Độ.

Các tôn giáo có nguồn gốc ở châu Á nhưng có phần lớn số người theo ngày nay ở các khu vực khác bao gồm:

- Tin Lành: Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Philipine, Malaysia,...

- Thiên chúa giáo: Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia, Đông Timor, Philippines và Việt Nam.

- Do Thái giáo: Có ít hơn một nửa số người theo ngày nay sống ở châu Á.

9 tháng 3 2017

Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).

Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông
Vĩ tuyến: 8º 02' - 23º 23' bắc

Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa; Trải dài xuôi về Xích Đạo nhưng Việt Nam lại có những điều kiện tự nhiên khí hậu và gió mùa khác biệt giữa đôi miền Nam Bắc. Một mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi;

Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng.

Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố.

Văn hóa: Với 54 dân tộc anh em, đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú từ miền Bắc đến miền Nam. Sự đa dạng và phong phú thế hiện qua từng con người, từng vùng, từng địa phương. Đất nước Việt Nam tự hào khi có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể về các loại nghệ thuật đặc trưng của từng vùng và từng thời kỳ trong lịch sử.

Việt Nam là đất nước tươi đẹp gồm rất nhiều danh lam thắm cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận, đặc biệt Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận làm 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới vào ngày 11/11/2011.

9 tháng 3 2017

1.Vị trí địa lí
Diện tích: 329.241 km2
Dân số: 78.685.800 người (năm 2002)
Thủ đô: Hà Nội
Kinh tuyến: 102°08' - 109°28' Đông
Vĩ tuyến: 8°02' - 23°23' Bắc
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 3.730km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.

2. Khí hậu
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 27°C. Hàng năm có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Số giờ nắng khoảng 1 500 - 2000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm 100kcal/cm2.
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh, ít mưa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Việt Nam chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nước này thì ở Việt Nam nhiệt độ về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn.
Do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao).

3. Ngôn ngữ
Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và sắc thái văn hoá riêng nhưng lại có chung một nền văn hoá thống nhất. Tính thống nhất của nền văn hoá Việt Nam biểu hiện ở ý thức cộng đồng, gắn bó giữa các dân tộc với nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tiếng Việt được sử dụng là tiếng phổ thông, là công cụ giao tiếp chung của các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay để phục vụ cho giao lưu quốc tế nhiều ngôn ngữ nước ngoài cũng được sử dụng ở Việt Nam như tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Ðức,...

4. Trang phục
Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, ở, mặc). Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá.
Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo.
Tới nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn như ngày nay, mặt khác do yêu cầu của lao động, công việc, không phải lúc nào phụ nữ cũng mặc áo dài mà chỉ những ngày trang trọng, ngày vui... thì mới có dịp để "thể hiện mình".
Ðối với nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, trang phục truyền thống cũng đang dần dần mất đi nét riêng và thay thế bởi những hàng may sẵn, vừa tiện dụng, rẻ lại thêm rất nhiều ưu điểm khác trong cuộc sống hiện tại cho bản thân và gia đình họ

Những vấn đề môi trường
* Thiên tai: bão nhiệt đới không thường xuyên (tháng 5 đến tháng 1) với lũ lụt trên diện rộng.
* Môi trường
- Khai thác gỗ và đốt rừng làm rẫy góp phần vào sự phá rừng và xói mòn đất; ô nhiễm nước và đánh bắt cá quá mức đe doạ cuộc sống sinh vật biển; ô nhiễm nước ngầm làm giảm nguồn cung nước sạch; tăng công nghiệp hoá đô thị và di cư làm suy giảm nhanh chóng môi trường ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- là thành viên của: Đa dạng sinh học, Hiệp ước khung của Liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu, Xa mạc hoá, Các loài có nguy cơ tuyệt chủng, Thay đổi môi trường, Các chất thải độc hại, Luật biển, Bảo vệ tầng Ozon, Ô nhiễm tàu biển (MARPOL 73/78), Đất trũng
- đã ký, nhưng chưa phê chuẩn: Hiệp ước Kyoto về thay đổi khí hậu, Cấm thử vũ khí hạt nhân