K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2019
Cuộc sống của con người được nuôi dưỡng bởi những ước mơ về tương lai tốt đẹp hơn, con đường trước mặt trải luôn thảm đỏ và hoa hồng. Nhưng liệu có ai có dịp ngoảnh lại chặng đường đã qua, để lục tìm trong kí ức những bài học dẫn đến thành công? Nhiều người tin rằng để thành công và thăng tiến trong cuộc sống cần phải biết lãng quên những sai lầm và thất bại trong quá khứ. Nhưng một số người khác lại coi kí ức như một điều quan trọng trong cuộc sống, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Vậy kí ức gây cản trở hay giúp con người trong nỗ lực học hỏi từ quá khứ để thành công trong hiện tại? Quả thật khi có những ý kiến trái chiều nhau, mỗi bên đều có lý do riêng để bảo vệ quan điểm của mình. Những ai cho rằng “cần phải biết lãng quên những thất bại và sai lầm trong quá khứ” có lẽ e ngại những kí ức về quá khứ thất bại và sai lầm sẽ làm con người trở nên do dự khi tiến hành chinh phục một mục tiêu nào đó. Quá khứ đối với họ như một vết đen, một dấu ấn không tốt luôn ám ảnh, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiền đồ của họ. Còn phía những người cho rằng kí ức là “cầu nối giữa quá khứ và hiện tại” thì tỏ ra lạc quan hơn, họ dám nhìn thẳng vào những sai lầm thất bại trong quá khứ để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết để tránh vấp ngã trong tương lai. Dù muốn lãng quên hay mang theo kí ức trên hành trang tiến vào tương lai, cả hai phía đều không thể phủ nhận sự tồn tại hiển nhiên của kí ức trong mỗi con người. Thực tế trong cuộc sống, ai không có những thất bại và sai lầm, xuất phát từ hoàn cảnh khách quan và yếu tố chủ quan của mỗi người. Nhà cách mạng Phan Bội Châu đã từng đúc kết thành bài học: “Tay ba lần gãy - mới biết thuốc tiên – Đánh trăm trận quen - Mới nên tướng giỏi - Nếu không thất bại – Sao có thành công? – Xưa nay anh hùng - từng thua mới được!”. Nhà thơ cộng sản Tố Hữu cũng từng viết : “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà không dại đôi lần?”. Các ý kiến trên đều chứng tỏ vai trèo quan trọng không thể phủ nhận của những bài học từ quá khứ sẽ quyết định cho sự thành bại của con người trong tương lai. Quá khứ dù có sai lầm hay thất bại thì ta cũng không thể chối bỏ được nó. Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu không biết tôn trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chuốc lấy những thất bại. Thực tế con đường đi tới thành công không bao giờ chỉ trải thảm đỏ và hoa hồng. Con người phải luôn đối mặt khó khăn thử thách thì mới có cơ hội thực sự trưởng thành và thăng tiến trong sự nghiệp. Những người muốn lãng quên quá khứ sai lầm và thất bại thực ra sẽ không thể nào dứt bỏ được kí ức mà ngược lại, kí ức ấy tồn tại một cách vô hình mỗi khi con người gặp những cảnh ngộ, những tình huống ở hiện tại tương tự như họ đã từng gặp trong quá khứ. Muốn thành công, họ không thể lặp lại vết xe đổ trước đó, còn nếu lãng quên thật sự thì chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại mà thôi! Sự thăng tiến ở những con người ấy nếu có, cũng chỉ là từ sự khôn ranh, cơ hội, che đậy suy nghĩ vụ lợi đầy tính toán ích kỉ, biểu hiện của lối sống bị cả xã hội lên án. Quan sát trong đời sống, mỗi một sự phát triển đi lên bao giờ cũng gắn với những con người biết khắc phục sai lầm quá khứ, biết vươn lên từ thất bại. Nhà phát minh người Mỹ Thomas Edison khi được vinh danh như con người vĩ đại của nước Mỹ vì công lao thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại vẫn không quên những lời phỉ báng của cô giáo chủ nhiệm năm lớp Bốn. Chính sự miệt thị thiếu công bằng, sự xúc phạm từ tuổi thơ đã thôi thúc ông chứng minh mình không phải là đứa học trò “dốt, lười, hư và hỗn láo” qua hàng ngàn phát minh sáng chế, để tên tuổi của ông được đặt một cách trang trọng cho ngôi trường mà ông đã bị đuổi học. Những ai từng đọc giai thoại về Cao Bá Quát chắc chắn còn nhớ câu chuyện rèn chữ của ông. Dù văn hay nhưng chữ xấu, Cao Bá Quát đã khiến quan huyện nổi giận phạt người được ông viết giúp đơn. Nỗi nhục chữ xấu ám ảnh khiến Cao Bá Quát ngày đêm luyện chữ, trở thành người chữ đẹp nổi tiếng hàng đầu thời nhà Nguyễn. Giả sử không tự sửa mình, Cao Bá Quát sẽ không thể nào được người đời sau ca tụng không chỉ “văn hay” mà còn “chữ tốt”. Kí ức không chỉ có vai trò quan trọng đối với cá nhân mà còn có vai trò vô cùng cần thiết với xã hội, với cộng đồng. Dân tộc ta nhờ phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm mà lần lượt đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng từ sự sai lầm chủ quan duy ý chí bất chấp thực tế khách quan mà chúng ta vấp phải hàng loạt những sai lầm trong xây dựng kinh tế. Việc chỉ hướng về tương lai tốt đẹp mà không tự vạch ra con đường riêng của mình, rập khuôn những mô hình lạc hậu về kinh tế đã khiến chúng ta phải trả một giá đắt. Đại hội VI của Đảng năm 1986đã nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm từ những sai lầm để quyết tâm đổi mới, làm đá6t nước ta có bước phát triển vượt bậc, vững vàng hơn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, có thể thấy kí ức sẽ đem lại cho ta những bài học kinh nghiệm, những thực tiễn quí báu để làm hành trang đi tới tương lai vững chắc. Tuy nhiên, cũng cần phải có thái độ đúng đắn khi nhìn lại, nghĩ về quá khứ. Có những người quá nặng nề với quá khứ sẽ trở nên bi quan, thiếu tin tưởng vào bản thân, do dự trong suy nghĩ, thiếu quyết tâm hành động. Còn những người biết vượt qua quá khứ thất bại và sai lầm, có bản lĩnh, có ý chí vươn lên thì sẽ luôn tự tin, dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận thử thách hiện tại để thành công trong tương lai. Những người như vậy đã “lãng quên quá khứ” một cách đúng đắn, gạt bỏ tảng đá nặng nề của kí ức trên đường để đến đích tương lai rộng mở!

Mỗi học sinh chúng ta cũng luôn cần tạo cho mình thái độ đúng đắn với quá khứ, tự rèn luyện bản thân, không chủ quan tự mãn hay tự ti trước quá khứ, có như vậy chúng ta mới thật sự trở thành những con người có ích cho xã hội mai sau.
9 tháng 4 2019

giúp mình với :( chiều nay mình làm rồi

7 tháng 1 2021

Tham khảo:

Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị bản thânMỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy. Thân bài: 1. Giải thíchGiá tri bản thân là gì?Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người, được thể hiện qua bản chất năng lực, trí tuệ, hành động… để đem đến thành công trong công việc, học tập, tạo lập vị thế, vai trò trong xã hội.2. Phân tích giá trị của bản thân- Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người, không trộn lẫn, tạo dấu ấn riêng giữa đám đông.  Ví dụ: Bạn có năng khiếu bẩm sinh, thích vẽ, hát, múa,… điều đó đã làm bạn trở nên khác biệt giữa những người khác. Hay, hiện tại của bạn đang là một học sinh, sinh viên chăm chỉ, phấn đấu nỗ lực trên giảng đường, tương lai của bạn sẽ có một công việc tốt gặt hái được nhiều thành công…- Là con người, ai cũng có những ưu điểm lẫn khuyết điểm riêng, cũng không có ai có thể hoàn hảo. Bạn có thể có điểm mạnh về mạt này, nhưng cũng có thể có yếu điểm về mặt kia. Giá trị bản thân là của riêng bạn có, không thể sao chép hay vay mượn được từ người khác. Nó cũng không được dùng để so sánh giữa người này và người kia.Giá trị của bản thân không dựa trên công việc, ngành nghề mà bạn đang làm. Bạn là một công nhân, làm việc trong xưởng chế biến thực phẩm, giá trị con người bạn chính là nhân lực cung cấp thực phẩm cho thị trưởng.Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận.Giá trị bản thân là lòng tốt, sự hi sinh và sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn (Bạn lấy ví dụ cụ thể để chứng minh)- Tạo nên giá trị bản thân là chính là sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân bạn. Có ai đó đã từng nói: “Khi tôi là chính bản thân mình, tôi hạnh phúc và có kết quả tốt”. Có rằng, thành công, quả ngọt và dấu ấn của bản thân bạn chỉ có thể do chính bạn quyết định trong hiện tượng và tương lai. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại của bản thân, góp phần tạo nên giá trị của bạn còn có sự đóng góp của bố mẹ, những người xung quanh. Bạn không cần phải là đứa trẻ xuất sắc về mọi mặt, nhưng bạn vẫn là niềm tự hào, là nguồn động lực của bố mẹ. Đây chính là một phần giá trị con người bạn. - Giá trị mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó, trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là cách bạn nhìn nhận cuộc sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và kính trọng. - Ý nghĩa của giá trị bản thân+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận điểm yếu để biết cách khắc phục, hạn chế. Có như vậy mới giúp bạn đạt nhiều thành công trong cuộc sống.+ Mỗi con người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo nên giá trị của cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển. 3. Bình luận và phản đề- Giá trị đó dù có lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng.- Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho bản thân mình thì cuộc sống này không có ý nghĩa, tẻ nhạt.- Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm nên đánh mất nhiều cơ hội.- Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc mà học có trong tay mà nó phụ thuộc vào sự nỗ lực của con người trong cuộc sống. 4. Bài học nhận thức- Mỗi con người cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình, nhưng không nên tự tin thái quá về năng lực bản thân để dẫn đến thất bại.- Phát huy năng lực của bản thân đi kèm với sự học hỏi từ những người xung quanh.- Người trẻ cần nỗ lực học tập, rèn luyện để làm tăng giá trị của ben thân, trở thành người có ích cho xã hội.- Không nên “định giá” người khác qua vẻ bề ngoài, công việc hay tiền bạc. Kết bài:Mỗi người hãy sống là chính mình, dám khẳng định mình và sống yêu thương giữa cuộc đời.Trên đây là gợi ý về cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về giá trị bản thân. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các em trong việc vận dụng để làm các dạng văn nghị luận xã hội. Chúc các em thành công!
21 tháng 4 2022

 

ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ
ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ
ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ
ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ
4 tháng 12 2021

bạn tham khảo

Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).

 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
3 tháng 1 2023

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức đối với sự thành công.

2. Thân đoạn:

- Ý thức là gì?

- Ý thức đối với sự thành công được thể hiện qua những khía cạnh nào? 

- Ý thức của mỗi người có tác động thế nào với sự thành công của người đó?

- Nếu không có ý thức đối với  sự thành công thì sẽ ra sao?

- Minh chứng.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức đối với sự thành công; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

10 tháng 1 2022

Tham khảo:
 

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: trích dẫn câu nói "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người đối xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó"

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa của câu nói:

- “Cuộc đời rất ngắn ngủi với những hối tiếc và khó chịu”: cuộc đời mỗi con người là có giới hạn, lựa chọn cách sống, thái độ sống là do mỗi người tự quyết định, nếu cứ sống với những hối tiếc, thù hận thì cuộc sống sẽ không có ý nghĩa.

- “Hãy yêu quý những người đã cư xử tốt với con và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”: mỗi người cần có thái độ khoan dung với những người xung quanh.

2. Bình luận, chứng minh tính đúng đắn của câu nói

- Cuộc sống con người rất ngắn ngủi, nếu chọn hối tiếc và khó chịu, cuộc sống con người sẽ trôi đi vô nghĩa

- Yêu quý và tha thứ cho người khác, kể cả những người không có thiện cảm với mình là lối sống tích cực

 

- Khi con người có thái độ sống tích cực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.

III. Kết bài:

- Nêu bài học nhận thức và hành động:

+ Học cách bao dung và vui vẻ chấp nhận cuộc sống, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác để họ có cơ hội sửa chữa.

+ Giúp đỡ để người khác có thể thấy sai lầm của mình và sửa chữa

+ Suy nghĩ tích cực và làm nhiều việc có ích

Có thể bạn quan tâm: Tuyển tập văn nghị luận hay bàn về thái độ sống tích cực

    Sau khi tìm hiểu xong nội dung phần hướng dẫn dàn ý chi tiết nghị luận về câu nói "Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu ...", các bạn có thể đọc đoạn văn mẫu bên dưới đây để tham khảo cách triển khai nội dung cho bài phân tích, chứng minh của mình

18 tháng 11 2021

đoạn trích nào?

21 tháng 4 2022

 

ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ chịu

 

21 tháng 4 2021

Triết gia người Pháp René Descartes đã từng có câu: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”. Đúng thế, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên có một bộ phận không ít các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng và thiếu tích cực trong việc đọc sách.

Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, thẻ tre, vải, cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Còn đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng. 

Vì thế, có thể khẳng định tầm quan trọng lợi ích của sách và việc đọc sách là vô cùng to lớn đặc biệt là với thế hệ học sinh. Nhà mĩ học, lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã nói: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”. Sách là nguồn tri thức bất tận. Mỗi cuốn sách với những chủ đề lĩnh vực khác nhau nhưng đều cùng mục đích hướng tới cho bạn đọc những giá trị mới. Sách không chỉ lưu giữ nguồn tri thức khổng lồ mà còn truyền tải những thông điệp nhân văn, hướng con người đến chân thiện mỹ. Mỗi người đọc sách là một người văn minh, cả xã hội đọc sách để nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.

Thế nhưng, hiện nay, đọc sách gần như là một khái niệm xa xỉ với giới trẻ. Không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm, nhưng người Việt Nam lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách,không bằng số lẻ. Đặc biệt là ở học sinh. Một số bạn thì chưa có thói quen đọc sách, số khác lại đọc theo phong trào, không thực chất. Hay có nhiều bạn thường xuyên đọc các loại truyện tranh có nội dung vô bổ trong khi lại ít tìm đến các loại sách khoa học. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách.

Có không ít ví dụ về việc học sinh đang ngày càng quay lưng lại với sách. Ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có câu hỏi: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? Thì các học sinh dự thi cũng không trả lời được. Hay khi ta lướt qua con phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) có thể thấy hàng loạt các tác giả như Tào Đình, Tiên Chanh, Cỏ Mạn, Trang Trang… được các bạn trẻ săn đón khi sách của họ được xuất bản. Trong khi đó, rất hiếm người để tâm tới: “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ.

Điều đó đã dẫn tới những hậu quả đáng buồn. Đó là khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách, thì ta trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới. Hơn thế nữa, không đọc sách còn làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. 

Vậy nguyên do là đâu? Trước tiên đó là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Thứ hai nữa đó là gia đình, nhà trường, xã hội còn chưa chú trọng khuyến khích học sinh đọc sách. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Còn với xã hội, nước ta hiện nay có rất nhiều cao ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng, phòng gym... nhưng hiếm thấy các thư viện công cộng. Ngoài ra, việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc. Cuối cùng, đó là các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc. 

Từ những thực tế đáng buồn ấy, chúng ta cần có những biện pháp hành động thiết thực. Với mỗi học sinh thì nên tạo lập thói quen tích cực đọc sách, tìm hiểu về sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Để tạo văn hóa đọc, cha mẹ biết định hướng cho con cái mình ngoài việc học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cần hướng dẫn con đọc gì, xem gì, nghe gì. Còn nhà trường cần có các hoạt động thuyết trình về sách, tổ chức ngày hội đọc sách, câu lạc bộ về sách hay khuyến khích tặng thưởng những em có thành tích tốt là các cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó nhà nước nên khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.

 Nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau đã nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”. Đúng vậy, sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho con người mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới kì diệu muôn màu đầy hấp dẫn của cuộc sống. Vì lẽ đó, mọi người, đặc biệt là học sinh hiện nay hãy đọc sách tích cực hơn bởi đó chính là khoản đầu tư có lãi nhất của cuộc đời người.