K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm

Ngành trồng trọt

Ngành chăn nuôi

Đối tượng sản xuất

Cây trồng.

Vật nuôi.

Tư liệu sản xuất

Đất trồng.

Nguồn thức ăn.

Yếu tố ngành phụ thuộc

Đất trồng và điều kiện tự nhiên.

Cơ sở nguồn thức ăn.

Hình thức sản xuất

Thay đổi nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biển đổi khí hậu.

Đa dạng (chăn nuôi chăn thả, nửa chuồng trại, chuồng trại và công nghiệp).

3 tháng 2 2023

Ví dụ:

Trong trồng lúa gạo, để đạt hiệu quả cao con người sử dụng các dịch vụ trong nông nghiệp:

- Máy móc cải tạo đất (máy cày), chăm sóc lúa trong thời kì sinh trưởng (máy phun thuốc sâu, bón phân) làm tăng năng suất lao động.

- Sử dụng phân bón để tăng năng suất, chất lượng cây lúa từ đó tạo hướng chuyên môn hóa trong sản xuất.

- Sau khi thu hoạch lúa để bảo quản tốt cần được sử dụng máy móc để phơi sấy giữ lúa luôn được khô, ráo tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

31 tháng 10 2017

Đáp án D

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2 tháng 6 2018

a) Vai trò

- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.

- Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.

b) Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.

Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc (các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao; thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp).

- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn thả sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi từ chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, len, trứng,..).

3 tháng 2 2023

- Vai trò của chăn nuôi:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Thúc đẩy trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.

- Đặc điểm:

+ Đối tượng của ngành là các vật nuôi.

+ Phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.

+ Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hóa.

+ Áp dụng rộng rãi khoa học – công nghệ vào sản xuất.

2 tháng 4 2017

- Vai trò
+ Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao (thịt, sữa, trứng).
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu.
+ Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt.
- Đặc điểm
+ Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học — kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
+ Trong nén nông nghiệp hiện đại. ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, lèn. trứng,...).

2 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ:

b) Nhận xét:

Giai đoạn 1980-2002:
Số lượng bò và lợn ngày càng tăng. Cụ thể:
+ Số lượng bò tăng từ 1218,1 triệu con (1980) lên 1360,5 triệu con (2002), tăng gấp 1,1 lần.
+ Số lượng lợn tăng từ 778.8 triệu con (1980) lên 939,3 triệu con (2002), tăng gấp 1.2 lần.
Số lượng bò nhiều hơn lợn ở tất cả các năm.

3 tháng 2 2023

- Ngành chăn nuôi phát triển thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt, do ngành trồng trọt đảm bảo cơ sở thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời ngành chăn nuôi còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.

- Ngành chăn nuôi phát triển cũng thúc đẩy mở rộng quy mô, sản lượng của các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; do chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

19 tháng 1 2017

Đáp án C