K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2018

Như trên đã nói, bài thơ “Nam quốc sơn hà” ngoài nội dung biểu ý còn có nội dung biếu cảm. Để xác định được điều đó chúng ta cần căn cứ vào giọng điệu của bài thơ. Đó là một giọng điệu hùng hồn đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

22 tháng 10 2021

Sông Núi Nước Nam  là bài thơ khẳng định về chủ quyền của đất nước, bài thơ muốn dùng điều đó để nói lên rằng sự yêu nước của dân tộc là vô hạn và dân tộc ta phải mãi bảo vệ tâm nguyện yêu nước ấy, mãi dữ cho chủ quyền ấy toàn vẹn. Đây là ngôn giọng rõ ràng, nói lên một lòng yêu nước chân thật.

-Phò Giá Về Kinh là bài thơ thể hiện hai địa danh nổi tiếng là nơi quân ta thể hiện lòng yêu nước lớn lao để bảo vệ dân tộc. 

Sau chiến tranh, nhiệm vụ hàng đầu của một quốc gia là khỏi phục lại kinh tế, ổn định lại chính trị, chấn hưng lại văn hóa. Lời thơ chính là lời tự nhủ, tự động viên “Thái bình nên gắng sức”. Làm được như vậy thì đất nước sẽ được trường tồn phát triển: “Non nước ấy ngàn thu”.

⇒ hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm.

5 tháng 10 2018

sông núi nước nam:

-là lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của VN

-khẳng định nền hoà bình dân tộc kéo dài

phò giá về kinh

-nói về hào khí chiến đấu của quân dân ta

-khát vọng hoà bình,thịnh trị

- Về nội dung: Cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Về nghệ thuật: Cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện trong ý tưởng.

16 tháng 8 2021

Tham khảo:

Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”  lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.
16 tháng 8 2021

tham khảo :

Hai câu đầu: khẳng định chủ quyền dân tộc.“Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khẳng định rất rõ ràng về việc chủ quyền, đất nào thì vua ấy. Một sự độc lập và có chủ quyền riêng về chính trị, quân sự. Đó là sự thật hiển thiên không ai, không một thế lực nào được xâm phạm vào lãnh thổ chủ quyền của dân tộc ấy. Đó thể hiện một chân lí của cuộc đờiTrong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời.Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”  lời hỏi tội lũ giặc cớ sao sang xâm phạm, làm những điều xấu xa, phi nghĩa và sao lại dám trái với đạo trời, đã làm trái với những gì trời định.“Chúng mày nhất định phải tan vỡ” đó là lời cảnh báo trước những việc mà lũ giặc đã làm – gieo gió thì gặp bão. Điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu xa, lũ làm việc bất nhân, tàn bạo mà phải gánh chịu. Không chỉ vậy câu thơ còn khẳng định ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ chủ quyền của đất nước đến cuối cùng mà còn tạo nên được niềm tin tất thắng mai sau.Nhận xét bố cục bài thơ: Bố cục chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu đã nêu ra chân lí khách quan về chủ quyền dân tộc và hai câu sau nếu ra vấn đề có tính hệ quả cho chân lí đã nêu.
1 tháng 11 2017

 

- Giọng điệu bài thơ như lời giãi bày, thanh minh của tác giả với người bạn về hoàn cảnh của mình. Giọng điệu pha chút hóm hỉnh, vui vẻ - chỉ có những người bạn thân thiết mới có thể bộc bạch mọi tâm sự của mình như vậy.

- Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng cái tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

9 tháng 11 2019

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

- Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở

+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

- Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

 

+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

15 tháng 11 2021

Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là "Sông núi nước Nam". Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài thơ "Sông núi nước Nam" ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống, mở đầu bài thơ tác giả đã đặt bút:

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

a. Trình tự miêu tả cái bánh trôi: theo trình tự từ ngoài vào trong. Từ hình dáng, cách làm bánh đến phẩm chất của bánh.

Thông qua việc lựa chọn cách miêu tả này đã gián tiếp nói lên vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ truyền thống: xinh đẹp, duyên dáng và cũng rất thủy chung, son sắc.

b. Thành ngữ: bảy nổi ba chìm => Ý nói cuộc đời long đong, lận đận, vất vả, chìm nổi

c. Cách sử dụng thành ngữ: Thành ngữ gốc trong dân gian vốn là "ba chìm bảy nổi" nhưng tác giả lại đảo ngược thành "bảy nổi ba chìm" => chỉ qua cách đảo từ ngữ cũng cho thấy sự nghịch ngược và những sóng gió cuộc đời đang bủa vậy lấy người phụ nữ => sự vất vả, bất hạnh mà người phụ nữ trong xã hội cũ phải trải qua.

d. Giọng điệu trong bài thơ:

- 3 câu đầu: giọng có vẻ ngậm ngùi, thương xót. => sự đồng cảm với thân phận người phụ nữ

- câu thơ cuối: giọng có vẻ lạc quan, vui tươi hơn => thể hiện sự tự hào của tác giả về phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mà người phụ nữ gìn giữ.