K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nhận xét về nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng - Nguyễn Huy Thiệp:

- Nhân vật ông Diểu hiện lên qua 2 quá trình:

+ Ban đầu, ông nhìn thiên nhiên dưới lăng kính của một con người (bề trên, thượng đẳng), ông áp đặt suy nghĩ, cảm nhận của mình với tất cả các sinh vật sống khác. Ông không coi thiên nhiên là thiên nhiên mà đó chỉ là nơi để trục lợi, thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Ông trút lên gia đình nhà khỉ những hằn học ông mang từ xã hội vào rừng.

+ Cuối cùng, hành động tha mạng khỉ của ông Diểu đã cho người đọc thấy con người còn có sự lựa chọn khác trong cách đối xử với thiên nhiên. Bằng việc thay đổi góc nhìn, con người sẽ có thái độ khác, công bằng, yêu thương hơn đối với các loài động vật và thiên nhiên hoang dã.

=> Ông Diểu đã hoàn thành 1 hành trình nhận thức trong tác phẩm. Ông bước vào rừng, đi tìm bạo lực với tâm thế của kẻ thống trị muôn loài và trần truồng rời đi như bao sinh vật khác chưa từng biết tới thế giới sự văn minh tạo dựng của con người. Hình ảnh ông Diểu trần truồng đi trong mưa xuân ẩm ướt giữa sắc hoa tử huyền chính là thông điệp sâu sắc nhà văn muốn gửi gắm: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Sự khác nhau giữa người kể chuyện trong truyện ngắn và truyện kí.

- Người kể chuyện trong truyện ngắn thường tập trung vào một câu chuyện cụ thể và phát triển các nhân vật và sự kiện trong câu chuyện đó.

- Trong truyện kí, người kể chuyện thường ghi lại các sự kiện và hiện tượng một cách khách quan hơn, không tập trung vào việc xây dựng nhân vật và câu chuyện.

* Em ấn tượng nhất với truyện “Chiều sương” vì câu chuyện ánh lên ngọn lửa hi vọng về sự sống và hi vọng giản đơn của những người dân chài. Tác giả đã mô tả một cách tinh tế những xúc cảm của nhân vật, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về cuộc sống của những người dân chài và hy vọng của họ trong cuộc sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

“Thương vợ” – một trong những bài thơ chất chứa nồng nàn bao cảm xúc của một người chồng dành cho vợ mình giữa cuộc đời bao vất vả, lo toan. Người chồng ấy không phải ai khác mà chính là tác giả của bài thơ: Trần Tế Xương. Ông đã dành cho vợ mình những tình cảm rất chân thành qua lời thơ giản dị mà sâu sắc.
    Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trẻ với những tác phẩm đã trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.    Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Thơ Trần Tế Xương lại khác. Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối. Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú.      Trong những câu thơ đầu, ông miêu tả rất chân thực về cuộc sống và gánh vác nặng nhọ của vợ mình. Nghề của bà là buôn bán, quanh năm ngày tháng lặn lội ở “mom sông” – nơi có nhiều hiểm nguy rình rập. Ông Tú ngày đêm bận bịu với đèn sách, với thơ ca, vậy mà vẫn để tâm đến công việc của vợ mình, khác hẳn với những người đàn ông khác trong chế độ nam quyền cùng thời. Ông là người có tri thức, lại thấu hiểu sự đời. Vì thế, ông hiểu hơn ai hết những nỗi vất lo toàn mà vợ mình đang gánh.      Ông đã dành cho vợ những lời thơ rất giản dị với hình ảnh và từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc. Ông hiểu rằng, vợ mình vất vả như vậy là vì phải “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Đủ là đủ ăn đủ mặc, đủ ấm, đủ không thiếu thứ gì. Ông tự đặt mình cân xứng với “năm con” để khắc họa thêm trọng trách lớn lao mà bà Tú đang đảm đương. Không phải ông hạ mình trước vợ, càng không phải ông thấp hèn, kém cỏi mà vì cái nghiệp văn chương của ông lúc bấy giờ không phải là thời thịnh nên không thể dựa vào đó mà lo toan cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền được. Trong lời thơ của ông còn thầm có sự biết ơn, trân trọng sâu sắc đến người vợ đảm đang, tảo tần, giàu hi sinh. Bởi thế, ông mới hiểu những ngày bà “lặn lội”, “eo sèo” trong cuộc bán buôn, bon chen đầy vất vả, ganh đua.      Có người đặt ra câu hỏi, tại sao ông hiểu vợ mình vất vả như vậy mà lại không đứng lên làm giúp bà? Những vần thơ của ông có mang lại cơm áo gạo tiền cho bà đỡ vất vả? Ông hiểu biết, ông có tri thức sao lại để vợ mình phải vất vả vậy? Câu hỏi trái ngang thật khó trả lời. Bởi trong thời thế ấy, ông không thể bỏ cây bút mà lao vào làm lụng chân tay cùng bà được. Mình bà gánh vác cả năm con đã là một gánh nặng lắm rồi, lại thêm cả một ông chồng. Liệu rằng người phụ nữ ấy có gục ngã, có kêu than?     Một lần nữa, Tế Xương dành cho vợ mình những lời thơ rất đáng trân trọng, nâng niu. Ông cảm mến và cảm thông với nỗi niềm vất vả của vợ, ông thấu hiểu sự cam chịu của bà. Càng biết ơn vợ bao nhiêu, ông lại càng oán than bản thân mình bấy nhiêu. Ông tự chửi mình “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông không làm được gì giúp bà ngoài tình thương yêu và lòng thương cảm sâu sắc. Có lẽ đối với bà Tú như vậy cũng đã là đủ lắm rồi. Bởi thân phận người phụ nữ xưa ai cũng khổ, cũng chìm nổi long đong, nhưng chẳng mấy ai được chồng thương và thấu hiểu như bà. Chỉ là do thời thế nên ông không giúp được gì cho vợ.      Bên cạnh những tình cảm chân thành dành cho bà Tú, Tế Xương cũng thầm bày tỏ niềm đồng cảm, xót xa với những thân phận đồng cảnh với bà. Bởi thế, ông ví vợ mình với “thân cò” –  một hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam khi nói về số phận vất vả của người nông dân. Dù họ có phải “lặn lội”, phải “eo sèo” hay dù thế nào đi chăng nữa, những “thân cò” vẫn ngày đêm miệt mài kiếm sống.      Vậy, vì mục đích gì mà họ lại cam chịu như vậy? Không phải vì bị ép buộc, mà vì tình yêu thương lớn lao và cao cả họ dành cho gia đình. Sự hi sinh ấy thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao. Nhưng không phải ai cũng có nỗi lòng thấu hiểu như nhà thơ Tế Xương. Sống trong xã hội nam quyền nhưng ông không tự cho mình được quyền thong dong, được hưởng thụ thoải mái mọi thứ và được trà đạp lên người phụ nữ. Ở xã hội ấy, có những người vợ bị coi là nô lệ, là người ở, nhưng Tế Xương thì không. Bà Tú đã đi vào thơ ông với ý nghĩa là một người vợ đích thực, một người vợ đảm đang, giàu đức hi sinh. Ông thương vợ và ngược lại cũng trách mình làm chồng mà “hờ hững cũng như không”.      Đúng như cái tên mà tác giả đã đặt cho bài thơ “Thương vợ”, Tế Xương đã dành những tình cảm chân thành nhất dành cho vợ. Không giúp được vợ nhưng ông mong sao những tình cảm của mình sẽ làm bà vơi đi mệt mỏi sau bao ngày lặn lội vất vả mưu sinh.
30 tháng 1 2020

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.

    Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.

    Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.

    Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.

    Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.

    Những lúc như vậy, Chí Phèo cảm thấy nhục chứ chẳng vui vẻ gì. Lão Bá Kiến thì sinh ghen tuông vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu vạ, cho Chí Phèo tội ăn cắp đẩy anh vào tù chừng bảy, tám năm gì đó tưởng đâu Chí Phèo đã chết mất mạng trong tù rồi chẳng ai còn nhớ tới anh nữa.

    Chính những thời gian bị ngồi tù oan đã biến Chí Phèo từ con người hiền lành lương thiện trở một kẻ bị lưu manh hóa, đánh mất tính lương thiện trong mình. Khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến thành một người hoàn toàn khác với trước kia, một tên giang hồ thật sự, răng cạo trắng ởn, đầu trọc lốc, ai nhìn thấy hắn cũng lảng tránh. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những việc đánh đấm đòi nợ thuê. Cuộc đời Chí Phèo từ khi ra tù về hắn triền miên trong những cơn say rượu, hết rượu, hết tiền hắn cướp để có tiền tiếp tục mua rượu uống. Hắn thật sự đã biến chất trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân hiền lành lương thiện.

    Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo có lẽ Nam Cao đã phản ánh vô cùng sống động, chân thực cuộc sống của xã hội cũ, những người nông dân bị bần cùng, hủy hoại về tâm hồn vì sự nghèo khổ áp bức, tới cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo bị sa lầy trong vũng bùn của sự xuống cấp đạo đức, tha hóa lòng nhân hậu sự lương thiện. Nhưng chính Bá Kiến và xã hội lúc đó là nguyên nhân xô đẩy Chí Phèo tới bước đường đó. Sự tha hóa của Chí Phèo đã tố cáo tội ác dã man của xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân cách số phận của người nông dân, khiến cho người nông dân đánh mất nhân cách, tính thiện lương trong con người mình.

    Càng đi sâu vào những bi kịch của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra Nam Cao càng nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài xù xì gai góc của họ. Mỗi người nông dân đều có nội tâm phong phú sâu sắc. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền lành nhưng chính xã hội đó đã tước đi quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.

    Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, chính bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đã cứu vớt linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh mong ước mơ hồ nhớ về nguyện vọng ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng làm việc chồng cùng nhau sum vầy sớm tối bên nhau.

    Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo tỉnh rượu hắn mơ hồ nhận thấy sự cô đơn của cuộc đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa trở về làm người lương thiện đang mở ra bỗng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô ruột của Thị Nở không cho Thị Nở qua lại với anh, chê anh là thằng không cha không mẹ, thằng chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ…

    Chí Phèo hận lắm, anh cảm thấy mình chẳng còn gì để mất cả anh muốn trả thù. Anh sẽ tìm tới bà cô Thị Nở cho bà ta một bài học, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đưa anh tới nhà lão Bá Kiến bởi trong tiềm thức Chí Phèo hiểu rằng mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi tới bước đường này đều do lão Bá Kiến gây ra. Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người đọc vô cùng xúc động "Ai cho tao lương thiện?" đó là câu hỏi thấm thía sâu sắc thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.

    Câu chuyện khép lại để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh day dứt trong lòng người đọc về cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương hơn đáng giận, một số phận bị bần cùng lưu manh hóa nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến chà đạp lên mà thôi.

    Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.



Yeahhhh, viết xong rồi , học tốt nhé !!

30 tháng 1 2020

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.

    Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.

    Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.

    Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.

    Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.

    Những lúc như vậy, Chí Phèo cảm thấy nhục chứ chẳng vui vẻ gì. Lão Bá Kiến thì sinh ghen tuông vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu vạ, cho Chí Phèo tội ăn cắp đẩy anh vào tù chừng bảy, tám năm gì đó tưởng đâu Chí Phèo đã chết mất mạng trong tù rồi chẳng ai còn nhớ tới anh nữa.

    Chính những thời gian bị ngồi tù oan đã biến Chí Phèo từ con người hiền lành lương thiện trở một kẻ bị lưu manh hóa, đánh mất tính lương thiện trong mình. Khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến thành một người hoàn toàn khác với trước kia, một tên giang hồ thật sự, răng cạo trắng ởn, đầu trọc lốc, ai nhìn thấy hắn cũng lảng tránh. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những việc đánh đấm đòi nợ thuê. Cuộc đời Chí Phèo từ khi ra tù về hắn triền miên trong những cơn say rượu, hết rượu, hết tiền hắn cướp để có tiền tiếp tục mua rượu uống. Hắn thật sự đã biến chất trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân hiền lành lương thiện.

    Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo có lẽ Nam Cao đã phản ánh vô cùng sống động, chân thực cuộc sống của xã hội cũ, những người nông dân bị bần cùng, hủy hoại về tâm hồn vì sự nghèo khổ áp bức, tới cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo bị sa lầy trong vũng bùn của sự xuống cấp đạo đức, tha hóa lòng nhân hậu sự lương thiện. Nhưng chính Bá Kiến và xã hội lúc đó là nguyên nhân xô đẩy Chí Phèo tới bước đường đó. Sự tha hóa của Chí Phèo đã tố cáo tội ác dã man của xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân cách số phận của người nông dân, khiến cho người nông dân đánh mất nhân cách, tính thiện lương trong con người mình.

    Càng đi sâu vào những bi kịch của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra Nam Cao càng nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài xù xì gai góc của họ. Mỗi người nông dân đều có nội tâm phong phú sâu sắc. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền lành nhưng chính xã hội đó đã tước đi quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.

    Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, chính bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đã cứu vớt linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh mong ước mơ hồ nhớ về nguyện vọng ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng làm việc chồng cùng nhau sum vầy sớm tối bên nhau.

    Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo tỉnh rượu hắn mơ hồ nhận thấy sự cô đơn của cuộc đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa trở về làm người lương thiện đang mở ra bỗng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô ruột của Thị Nở không cho Thị Nở qua lại với anh, chê anh là thằng không cha không mẹ, thằng chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ…

    Chí Phèo hận lắm, anh cảm thấy mình chẳng còn gì để mất cả anh muốn trả thù. Anh sẽ tìm tới bà cô Thị Nở cho bà ta một bài học, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đưa anh tới nhà lão Bá Kiến bởi trong tiềm thức Chí Phèo hiểu rằng mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi tới bước đường này đều do lão Bá Kiến gây ra. Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người đọc vô cùng xúc động "Ai cho tao lương thiện?" đó là câu hỏi thấm thía sâu sắc thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.

    Câu chuyện khép lại để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh day dứt trong lòng người đọc về cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương hơn đáng giận, một số phận bị bần cùng lưu manh hóa nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến chà đạp lên mà thôi.

    Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.


nguồn : https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-nhan-vat-chi-pheo

* Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.

- Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”

→ Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

- Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. 

31 tháng 8 2016

I: MỞ BÀI

Cách 1: Giới thiệu tác giả – dẫn dắt vào tác phẩm

(VD: Có thể nói Hồ Xuân Hương là một trong hai nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của nền thơ trung đại Việt Nam. Bà không chỉ chiếm giữ vị trí bà chúa thơ Nôm mà còn là một đỉnh cao của của trào lưu nhân đạo thời kì này. Hầu hết sáng tác của bà tập trung tái hiện số phận nhiều cay đắng đâu khổ của người phụ nữ trong XHPK. Bà đã cất lên tiếng nói đồng cảm trân trọng họ với tư cách một người trong cuộc. Tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo ấy là bài thơ Tự tình II.)

 

Cách 2 : Giới thiệu đề tài người phụ nữ _ liệt kê những tác giả tác phẩm tiêu biểu ( vd như Nguyễn Dữ, Nguyễn Du..) _ nhấn mạnh đóng góp riêng của Hồ Xuân Hương với chùm thơ Tự tình _ trong đó bài Tự tình II để lại nhiều sâu sắc….

Tham khảo: Soạn bài Tự tình // Đọc hiểu bài thơ Tự Tình

II: THÂN BÀI

Giải thích nhan đề Tự tình:

1, Câu 1 : Câu thơ mở ra với khoảng thời gian không gian đặc biệt;

– Đêm khuya: lúc nửa đêm về sáng, khi vạn vật chìm trong bóng tối
– Trên nền không gian ấy nổi bật âm thanh tiếng trống điểm canh
+ “văng vẳng” từ láy tượng thanh _ những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến _ càng gợi cái im vắng của không gian ( lấy động tả tĩnh)
+ “dồn” đối lập tương phản _ âm thanh dồn dập gấp gáp như hối thúc, dội vào lòng người.

2, Câu 2

– Cấu trúc đảo ngữ đc nhà thơ sử dụng để nhấn mạnh:
+ cảm giác lẻ loi trơ chọi
+ nỗi bẽ bàng trơ chẽn
– ” Cái hồng nhan” cụm từ ngữ mang sắc thái trai ngược
+”cái” suồng sã
+”hồng nhan” trang trọng
– ” Với nước non” gợi cốt cách cứng cỏi, tư thế kiêu hãnh của người phụ nữ cô đơn buồn tủi..
3, Hai câu 3, 4
Người phụ nữ lẻ loi cô độc ấy muốn kiếm tìm cho tâm hồn mình một điểm tựa nhưng ko thể
– Chén rượu: nỗi cô đơn buồn tủi chồng chất – phải tìm đến chén rượu – mong có sự khuây khoả…nhưng kết cục ” say lại tỉnh” – lúc tỉnh ra thì nỗi cô đơn buồn tủi lại càng trĩu nặng
– Hướng đến vầng trăng mong tìm thấy một người bạn tri ân giữa đất trời nhưng:

+ mảnh trăng khuyết mỏng manh
+ lại còn bóng xế – đang tà đang lặn – càng thêm mờ nhạt xa vời
==>Con người chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng _ bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình.

4, Hai câu 5, 6

Nhưng người phụ nữ đó không hề đắm chìm trong tuyệt vọng mà cất lên tiếng nói bi phẫn – tràn đầy tinh thần phản kháng
– Tác giả đã sử dụng các yếu tố tương phản để gợi lên thân phận người phụ nữ xưa
+ “rêu từng đám; đá mấy hòn” – ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất
+ Ẩn dụ cho thân phận lẻ loi cô đơn của chủ thể trữ tình
– Nhưng người phụ nữ này đã ko chịu khuất phục – trái lại dũng cảm đấu tranh – tinh thần phản kháng mạnh mẽ quyết liệt
+ tinh thần ấy đc diễn tả bằng cấu trúc đảo ngữ với những động từ mang sắc thái mạnh “xiên ngang; đâm toạc”…
+ khát vọng “nổi loạn” : phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình…

5, Hai câu cuối

Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao đc hạnh phúc
– Câu 1:
+ “ngán” – tâm sự chán trường, bất mãn
+ xuân đi: tuổi trẻ của con người cứ trôi qua – thời gian không chờ đợi
+xuân lại lại: vòng tuần hoàn của thời gian vô tận _ sự trớ trêu: cứ mỗi mùa xuân đến cũng là lúc tổi xuân của con người mất đi, quy luật khắc nhiệt của tạo hoá.
=>Bộc lộ ý thức của con người về bản thân mình với tư cách cá nhân – có ý thức về giá trị của tuổi thanh xuân và sự sống.
– Câu 2: Đời người hữu hạn, tuổi xuân ngắn ngủi mà cơ hội có hạnh phúc lại quá mong manh
+ ” mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi – lại còn phải san sẻ – cuối cùng chỉ còn là ” tí con con” – chút nhỏ nhoi không đáng kể
+ câu thơ in đậm dấu ấn tâm trạng nhà thơ – Hồ Xuân Hương là người phụ nữ xinh đẹp tài hoa – nhưng lỡ làng duyên phận – từng chịu cảnh làm lẽ – thấm thía hơn ai hết nỗi cay đắng bẽ bàng hờn tủi của cảnh ngộ mảnh tình san sẻ…
==> Ẩn sâu trong những dòng thơ này là niềm khát khao hạnh phúc tình yêu – một tình yêu nồng thắm một hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy.

III: KẾT BÀI

– Bày tỏ một cách chân thành sâu sắc những tâm tư tình cảm,, tác giả đã cất lên tiếng nói đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ…đống thời nhà thơ thể hiện tinh thân phản kháng mạnh mẽ và khát vọng hạnh phúc tha thiết -> tràn đầy giá trị nhân đạo.
– Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Nôm của HXH
+ngôn từ hình ảnh bình dị dân dã mà giàu sức gợi
+ thể thơ Đường luật đc Việt hoá ……

31 tháng 8 2016

Làm đoạn văn mình có cần phân tích thơ ra k ạ!!!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

19 tháng 12 2021

tham khao:

 

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

 

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

 

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

19 tháng 12 2021

TK:

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.