K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2016

* Qua phân tích các nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội ở TN ta thấy TN có những thế mạnh chính trong phát triển kinh tế xã
hội như sau:

-Thế mạnh phát triển cây công nghiệp và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản

-thế mạnh phát triển thuỷ điện.

* Thế mạnh phát triển cây công nghiệp (giống như câu 2)
(bổ sung thêm vào ý cuối cùng.)
Các nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp :
chế biến cà phê hiện nay mới ở trình độ sơ chế chủ yếu ở Buôn ma Thuật và ngoài ra còn chế biến ở đà lạt, Plây cu.
- Chế biến cao su cũng sơ chế chủ yếu ở Plâycu, Buôn ma Thuật.
- Chế biến chè búp ở Bầu cạn, biển Hồ ở Gia lai và ở Bảo Lộc Lâm đồng.
Chế biến tơ tằm ở Bảo lộc, Lâm đồng, đã hình thành liên hợp chế biến tơ tằm hiện đại nhất Đông nam á.

*Thế mạnh phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai thác gỗ lâm sản.
- phát triển lâm nghiệp ở TN được coi như là một hướng mũi nhọn trong kinh tế TN. Vì phát triển lâmnghiệp ở TN có lien
quan tới hiệu quả kinh tế của nhiều ngành kinh tế khác trong cơ cấu kinh tế TN.

+ trước hết phát triển lâm nghiệp sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế rừng cao: do rừng của Tây nguyên được coi là có S lớn nhất cả
nước- Khoảng 3,3 tr ha rừng trong tổng số hơn 9 tr ha rừng cả nước.

+Rừng ở TN có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước 60% trong khi đó ở tây bắc chỉ có dưới 10%.

+S rừng ở TN so với các nước chiếm tới 36% trong khi đó Duyên hải miền Trung có nhiều rừng, nhưng chỉ chiếm 30%.

+Trữ lượng gỗ và sản lượng gỗ của TN hiện nay lớn nhất cả nước: trữ lượng gỗ có khoảng 180 tr m3 với sản lượng gỗ,
chiếm 52% sản lượng gỗ cả nước. Những chỉ tiêu đó khẳng định rằng rừng ở TN được coi là có thế mạnh nhất, có ý nghĩa nhất
trong cơ cấu kinh tế của TN và có S quy mô rừng lớn nhất cả nước.

+Rừng ở TN không những có S và trữ lượng lớn mà có nhiều loại gỗ quý đặc sản không vùng nào trong cả nước có cả (đó là
Cẩm lai, Giáng Hương Kiền, Kiền... ) trong đó nổi tiếng nhất là gỗ Cẩm Lai có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước. Trong rừng còn
có nhiều loại thú quý như Voi, Gấu, Bò tót, Tê Giác... mà các loài thú rừng quí hiếm này đang được bảo tồn ở khu vườn quóc gia
Cát Tiên và OK Đon (Đắc Lác). Như vậy, tài nguyên khoáng sản ở tây nguyên không những có giá trị kinh tế lớn mà còn có giá trị
về sinh thái, môi trường và du lịch.

+phát triển lâm nghiệp ở TN trên cơ sở có trữ lượng gỗ lớn như vậy, nên vùng này đã và đang hình thành nhiều liên hiệp
lâm nghiệp, công nghiệp có quy mô vào loại nhất cả nước, điển hình như liên hiệp EA Súp (Đắc Lắc) Kon Hà Nừng, Buôn Gia vằn
(Gia lai). Những liên hiệp lâm công nghiệp này phải gắn kết chặt chẽ giữa trồng rừng, tu bổ rừng, khoanh nuôi rừng và khai thác gỗ
lâm sản có kế hoạch cùng với các nhà máy chế biến. TN hiện nay vẫn là vùng cho sản lượng khai thác lớn nhất cả nước nhưng
nhiều năm qua sản lượng khai thác gỗ của TN có xu thế giảm dần. Nếu như thời kỳ 90- 95 sản lượng gỗ khai thác TB năm 700.000
m3 gỗ nhưng từ năm 95-99 sản lượng khai thác gỗ trung bình năm chỉ đạt 200- 300000 m3 gỗ, đó là kết quả của việc khai thác rừng
ở TN nhiều năm qua vẫn còn bừa bãi lãng phí.

Việc phát triển lâm nghiệp của TN ngoài ý nghĩa kinh tế to lớn như nêu trên còn có ý nghĩa to lớn là bảo vệ môi trường sinh
thái cho TN và cho DHNTB và ĐNB vì rừng của T N chính là rừng đầu nguồn của các sông Đồng Nai, sông Đà Rằng, sông La
Ngà. Cho nên, việc khai thác và bảo vệ rừng, trồng rừng ở TN có ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở miền
Trung và ĐNB , Sự ảnh hưởng đó biểu hiện có tác dụng giữ cân bằng sinh thái điều tiết mực nước ngầm hạn chế xói mòn đất, hạn
chế lũ lụt ở Duyên hải NTB và TN cho nên phát triển lâm nghiệp ở TN không những có ý nghĩa kinh tế to lớn mà còn có tầm quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái cho cả NTB và ĐNB. Qua những điều phân tích trên chứng tỏ lâm nghiệp ở TN phải
được coi là mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế .

-Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng ở TN cần phải thực hiện những hướng chính sau:

+ Phải ngăn chặn mọi hình thức khai thác rừng bừa bãi. Vận động dịnh canh định cư chống du canh, du cư, chống đốt rừng
làm rẫy. Phải đẩy mạnh trồng rừng kết hợp tu bổ, khoanh nuôi và tập trung đầu tư xây dựng nhiều lâm trường mới nhiều liên hiệp
lâm công nghiệp mới như Easup, Kon Ha Nừng...

+Qui hoạch mở rộng vườn quốc gia là qui hoạch vùng đệm ở các khu bảo tồn quốc gia này (Cát Tiênvà OKđôn)

+đẩy mạnh thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ nông dân, tạo cho đất có chủ.

+đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ, hạn chế xuất khảu gỗ tròn và tận dung các phế liệu của gỗ để sản
xuất hàng tiêu dùng và dồ mỹ nghệ xuất khẩu có giá trị.

-Thế mạnh phát triển thuỷ điện: do TN có độ cao TB 400- 500 m trở lên mà từ TN, bắt nguồn nhiều sông chảy ra biển Đông
và chảy sang CPC như sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Xêxan, sông Xêrêpok... Do các sông này bắt nguồn từ độ cao lớn, nên
tạo ra trữ năng thuỷ điện lớn. Đây là vùng có trữ năng thuỷ điện lớn thứ 2 cả nước sau Tây bắc, chiếm 19% trữ năng cả nước. Vì
vậy, trên địa bàn TN và những vùng phụ cận cho phép xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn và cỡ trung bình:
Thuỷ điện Ialy trên sông Xê san với công suất 700.000 kw;thuỷ điện Đrây H’Linh 12.000 kW trên sông Xêrêpok,thuỷ điện
đa nhim trên sông đa Nhim (Lâm đồng)

- Hiện nay đang chuẩn bị xây dựng 2 nhà mày thuỷ điện là Bonzon và ĐạI Ninh

- Việc đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện ở TN sẽ đem lại nhiều ý nghĩa lớn : trước hết là cung cấp nguồn năng
lượng điện cho sự nghiệp công nghiệp hoá TN trong đó gắn chặt với triển vọng khai thác và chế biến quặng bô xít ở Lâm Đồng.
Đồng thời cũng là để điều tiết các nguồn nước tưới trên sông ngòi TN và tạo điều kiện giữ cân bằng hệ sinh thái và giảm sự khắc
nghiệt về thiếu nước vào mùa khô của TN.
 

29 tháng 1 2016

Trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực tự nhiên kinh tế- xã hội mà Trung du miền núi phía Bắc đã có những thế mạnh
chính trong phát triển kinh tế- xã hội sau đây:
*Thế mạnh phát triển CN khai khoáng và chế biến khoáng sản
-Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển CN khai khoáng và chế biến khoáng sản vì vùng này rất giàu về tài
nguyên thiên nhiên khoáng sản mà biểu hiện như sau:
       

+Trong vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản nhiên liệu, năng lượng trữ lượng lớn phong phú nhất cả nước, đó là:
.Có bể than Đông Bắc với nhiều mỏ than lớn như Hòn Gai, Cẩm phả, đèo Nai, Cọc Sáu, Hà Tu, Hà Lầm trữ lượng thăm dò
trên 3 tỷ tấn.

Có mỏ than nâu Na Dương lớn thứ nhì cả nước sau ĐBSH là nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển công nghiệp nhiệt điện.
Trong vùng còn có mỏ than mỡ làng Cẩm , Phấn mễ duy nhất cả nước là nguồn nhiên liệu rất tốt để phát triển công nghiệp
luyện kim đen.

       +Trong vùng có khoáng sản kim loại vào loại nhất cả nước, điển hình là mỏ chính sau:

.Có 4 mỏ Fe trong tổng số 5 mỏ sắt của cả nước đó là mỏ sắt Trại Cau, Linh Nham (Thái Nguyên) đã khai thác từ lâu, mỏ
sắt Yên bái đang khai thác qui mô lớn (mỏ Qui Sa) mot fe Bảo Hà (Lao Cai) Tòng Bá (Hà Giang) là nguồn dự trữ cho tương lai)

.Trong vùng có trữ lượng Măng Gan lớn nhất cả nước điển hình là mỏ Trùng Khánh (Cao Bằng)

.trong vùng có nhiều mỏ KL màu trữ lượng nhất nhì cả nước. Có 2 mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) Sơn Dương (Tuyên
Quang) trong tổng số 3 mỏ của cả nước, có trữ lượng Bôxit lớn thứ nhì cả nước đó là Bô xít (lạng Sơn, Cao Bằng) Sau Lâm đồng;
có mỏ Chì , Kẽm ở Chợ Điền - Bắc Cạn duy nhất cả nước; có 2 mỏ đồng đó là đồng vàng Lao Cai , đồng chì Sơn La lớn nhất cả
nước. Các khoáng sản KL đen , KL màu nêu trên là cơ sở cho vùng này hình thành nhiều nhà máy luyện kim đen, luyện kim màu
lớn nhất cả nước, điển hình như khu gang thép Thái Ngyên, luyện Thiếc Cao Bằng.

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất giàu về khoáng sản phi KL điển hình là:

.Có mỏ Apatít lào Cai duy nhất cả nước là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất phân bón.

.ở vùng Tây Bắc rất giàu về đất hiếm, nổi tiếng đất hiếm Lai Châu là nguyên liệu rất quan trọng trong công nghiệp hoá chất,
sản xuất axêtilen.

.TDMNPB cũng là vùng rất phong phú về đá vôi nổi tiếng có đá vôi Đông Bắc, Tây Bắc là nguyên liệu rất tốt làm xi măng
mà chưa được khai thác.

.Trung du miền núi phía Bắc cũng rất giàu về đá quý nổi tiếng là đá quý Yên bái.

.Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng rất giàu về các nguồn nguyên liệu khác như cát đen, cát vàng, sỏi đá là nguyên
liệu làm VLXD rất quan trọng.
Như vậy có thể khẳng định rằng, Trung du miền núi phía Bắc rất giàu về nguyên liệu khoáng sản để phát triển công nghiệp .

-Để phát triển côngnghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc cần theo những hướng sau:

+đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác than, nâng dần sản lượng khai thác than lên 10 tr tấn và hơn 10 tr tấn/ năm
phục vụ cho phát triển công nghiệp nhiệt điện, luyện kim xuất khẩu mà đến năm 1999 ta đã xuất khẩu được trung bình 3 tr tấn
than/năm+

Vì có nguồn nguyên liệu than đá phong phú nên đẩy mạnh phát triển công nghiệp nhiệt điện . Ngoài các nhà máy nhiệt
điện đã có như Uông Bí 150000 KW, Phả lại 400000 KW dự kiến xây thêm 1 nhà máy nhiệt điện mới tại Quảng Ninh 600000KW.

+đẩy mạnh phát triển công nghiệp luyện kim màu, luyện kim đen vì tiềm năng KL màu còn rất lớn mà chưa khai thác được
cụ thể là đẩy mạnh phát triển công nghiệp luyện thiếc đưa công suất luyện Thiếc lên hơn 1000 tấn/năm. đồng thời từng bước đầu tư
phát triển công nghiệp luỵện chì, Kẽm, khai thác Đồng, Au.

+đầu tư phát triển mạnh CN sản xuất phân bón từ nguồn nguyên liệu Apatít- Lào cai đưa công suất nhà máy Supe Phốt phát
Lâm Thao lên 600000 tấn/năm.

+việc phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc không những phải được hoàn thiện về mặt phân bố hợp lý mà
phải gắn chặt với các phương án bảo vệ sự trong sạch của môi trường cùng với hạn chế tối đa sự suy thoái của môi trường.
 

*Thế mạnh phát triển công nghiệp thuỷ điện:
-Do Trung du miền núi phía Bắc có mật độ sông ngòi dày đặ với nhiều sông lớn, với 2 hệ thống sông lớn vào loại nhất cả
nước, đó là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình trong đó riêng hệ thống sông Hồng có trữ năng thuỷ điện 11 tr KW
chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện trong đó riêng sông Đà 6 tr kw; Hệ thống sông thái Bình tuy trữ năng thuỷ điện nhỏ hơn nhưng vẫn có
khả năng khai thác xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ . Vì thế Trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng có thế mạnh nhát
cả nước trongphát triển CN thuỷ điện.

+Đã xd 2 nhà máy thuỷ điện lớn vào loại lớn nhất cả nước đó là thuỷ diẹn Hoà Bình 1,9 tr kw trên sông Đà, thuỷ điện Thác
bà 110000 kw trên sông chảy

+Đầu tư xd trên sông đà thuỷ điện Tạ Bú- Sơn La 3,6 tr KW .

+ ở vùng ĐB đầu tư xây dựng thuỷ điện Đại Thi trên S Gâm công suất 250000 kw và xây nhiều thuỷ điẹn nhỏ khác như Tà
Sa, Nà Ngần (CaoBằng) và đẩy mạnh phát triển thuỷ điện nhỏ. (mini)

-để phát triển công nghiệp thuỷ điện có hiệu quả thì cần phải quan tâm tơí nhiều vấn đề kinhtế- xh có liên quan đó là di dân
để giải phóng lòng hồ nhà máy thuỷ điện, vấn đề định canh, định cư cho những vùng mới khai hoang và vấn đề bảo vệ môi trường ở
vùng lòng hồ, vấn đề khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng hồ như du lịch, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản thuỷ lợi tưới tiêu...

*Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu
Trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về kt- xh với phát triển các cây công nghiệp .

-Về đk tự nhiên:

+đất đai ở Trung du miền núi phía Bắc rộnglớn mà chủ yếu là đất Feralit điển hình là đất feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi rất tốt
vói trồng các cây công nghiệp dàI ngày và ngắn ngày.

+ Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cao nguyên, đồngbằng giữa núi như cao nguyên Mộc Châu, cánh đồng Than
Nguyên, Nghĩa lộ, nhiều đồngbằng như đồng bằng Quang Huy, Lộc Bình, Thất Khê là những địa bàn rất thuận lợi để hình thành
những vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày như Chè Búp thuốc lá...

- Khí hậu của Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có mùa Đông kéo dài từ tháng 11- tháng 5. đây là vùng có khí hậu mùa Đông lạnh nhất cả nước, đồng thời lại phân hoá theo độ cao. Vì vậy, khí hậu vùng này rất phù hợp với trồng cây công nghiệp chịu lạnh như chè búp , sơn, hồi và các loại dược liệu quí...

Khí hậu không những phân hoá theo độ cao dẫn đến khí hậu ở các vùng cao như Sapa rất thích hợp trồng các loại rau quả ôn
đới, những giống rau như Su hào, cải bắp . Đồng thời khí hậu phana hoá rất rõ từ Đông sang Tây (vì có dãy Hoàng Liên Sơn ngăn
cách giữa Đông Bắc và TâyBắc) cho nên vùng Đông Bắc rất rét, phù hợp trồng các cây ưa lạnh nhưng Tây Bắc có khí hậu nóng hơn
Đông Bắc do ít bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu thể hiện rõ tính chất lục địa. Vì thế lạiphù hợp với một số cây ưa nóng
như Bông, cà phê và cả Xoài (nổi tiếng Xoài Mộc Châu)

- Nguồn nước tưới ở Trung du miền núi phía Bắc khá dồi dào vì cólượng mưa trung bình từ 1400- 1600 mm nhưng lại phân
hoá khá rõ theo 2 mùa khô và mưa. Trong đó mùa khô vẫn thiếu nước để tưới cho cây công nghiệp đặc biệt ở các tỉnh vùng cao
biên giới.

- Địa hình Trung du miền núi phía Bắc khá phức tạp ngoài những vùng đồng bằng giữa núi, những cao nguyên, bình
nguyên... còn lại là địa hình đồi núi thấp trung bình ở Đông bắc , núi cao đồ sộ ở Tây bắc nên gây nhiều khó khăn cho việc hình
thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. và các vùng chuyên canh cây công nghiệp được hình thành lên do điều
kiện địa hình như vậy nên phân bố rất phân tán và manh mún.

Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên với phát triển cây công nghiệp ở Trung du miền núi phía Bắc là khí hậu diễn biến thất
thường hay nhiễu động , nhiều sương muối, sương giá, rét đậm, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô và lũ lụt vàomùa mưa.
về điều kiện kinh tế- xã hội có nhiều điều kiện để phát triển cây công nghiệp vì: nguồn lao động trong vùng đã tích luỹ được
nhiều kinhnghiệm thâm canh cây công nghiệp điển hình thâm canh cây chè búp. Đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật
tiên tiến như chế biến chè búp (Thái nguyên, Phú Thọ, Hà Giang) Chế biến hoa quả hộp ở Vĩnh yên, Chế biến đường mía ở Việt
Trì... những nhà máy, xí nghiệp này vừa là thị trường tiêu thụ nguyên liệu cây công nghiệp vừa là nguồn lực thúc đẩy cây công
nghiệp phát triển . Nhiều năm qua do Nhà nước vạch ra những chính sách khá phù hợp như chính sách ổn định lương thực cho
người trồng cây công nghiệp , chính sách giao đất, giao rừng thu mua sản phẩm cây công nghiệp với giá khuyến nông và mở rộng
thị trường XNK.... đã thúc đẩy ngành trồng cây công nghiệp ở vùng này phát triển nhanh. Tuyvậy, các điều kiện kinhtế- xã hội vẫn
còn nhiều hạn chế với phát triển cây công nghiệp điển hình là:

+Trình độ thâm canh cây công nghiệp nói chung chưa cao mà thể hiện rõ bởi trình độ KHKT của người lao động đồng bào
ít người còn thấp.

+ Các cơ sở chế biến với phương tiện kỹ thuật đã già cỗi, cũ kỹ, cần được thay thế nhưng chưa có điều kiện dẫn đến sản
phẩm chế biến chất lượng chưa cao, chưa hợp với thị hiếu tiêu dùng và XK.

Do ảnh hưởng nặng của cơ chế bao cấp, do nhiều năm thiếu lương thực triền miên, do chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa
người trồng cây công nghiệp với các nhà máy chế biến.... dẫn đến diện tích trồng cây công nghiệp bấp bênh và những năm qua có
xu thế giảm do sản phẩm cây công nghiệp làm ra khó tiêu thụ.

Trên cơ sở phát huy tổng hợp các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế- xã hội nên Trung du miền núi phía Bắc đã hình thành cơ
cấu cây công nghiệp đa dạng.

+Hình thành nhiều vùng chuyên canh chè búp nổi tiếng cả nước với S trồng chè búp chiếm 1/2 S chè cả nước với nhiều
vùng chè tập trung nổi tiếng như Thái Nguyên, Yên Bái, hà Giang Tuyên Quang, Mộc Châu... Trong đó nổi tiếng là chè Thái
Nguyên.

+Hình thành nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp cận nhiệt đới đặc sản như chuyên canh Sơn Phú Thọ, chuyên canh
Hồi ở Lạng Sơn...

+Hình thành nhiều vùng chuyên canh thuốc lá nổi tiếng như Lạng Sơn, Cao Bằng.
ở vùng Tây Bắc nhờ có KH nóng khô nên đã hình thành vùng chuyên canh trồngbông như Nà Sản, Sơn la, chuyên canh Cà
phê trong các hộ kinh tế vườn rừng.

+Nhờ có khí hậu phân hoá theo chiều cao nên ở những vùng núi cao dọc biên giới rất thuận lợi lợi trồng các loại hoa quả
cận nhiệt đới, ôn đới như đào, mận Lê nổi tiếng là mận hậu ở Bắc Hà, đào Sa Pa, quýt bắc Sơn, Bưởi Đoan Hùng, Xoài Mộc
Châu....

+Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều lợi thế trồng các loại dược liệu quí trên các vùng núi cao như Tam Thất, Sầm Quy,
Đỗ Trọng, Hà thủ ô...

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có nhiều thuận lợi với trồngvà gieo giống , nhiều loại giống rau ôn đới như Su
hào, cải Bắp, Súp Lơ...

*Thế mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm

-Trung du miền núi phía Bắc còn nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về kinh tế như về kinhtế với phát triển CN:

-về tự nhiên:

+ Trước hết trung du miền núi phía Bắc có S tự nhiên rộng và tren đó có nhiều dồng cỏ tự nhiên lớn cùng với nhiều thung
lũng sườn đồi... là địa bàn rất tốt để chăn thả trâu bò.

+về khí hậu: do khí hậu phân hoá rõ từ Đông sang Tây trong đó vùng Đông Bắc khí hậu lạnh vào mùa Đông lại kéo dài,ẩm
ướt, nên thích hợp với chăn nuôi Trâu (vì Trâu chịu rét giỏi) còn Tây Bắc không những có nhiều Cao Nguyên, nhiều đồng cỏ lại có
khí hậu khô hơn,nóng hơn nên thích hợp với nuoi bò.

+Trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là đông Bắc có nhiều vùng trũng ngập nước lại có lượng mưa lớn có nhiều trung tâm
mưa lớn ở khu vực phía Bắc nổi tiếng như khu vực Bắc Giang, Hà Giang chân núi Tây Côn Lĩnh càng phù hợp với sinh thái nuôi
trâu

+Trung du miền núi phía Bắc với địa hình đá vôi là phổ nên rất phù hợp phát triển dàn Dê quy mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc cũng là vùng có diện tích rừng lớn với nhiều loại thực vật phong phú, nhiều loài hoa quả đa
dạng, nhiều loại dược liệu quí (điển hình như Vải, Nhãn, đào...) chính là cơ sở để đẩy mạnh ngành chăn nuôi ong mật quy mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh trồng nhiều loại hoa màu, lương thực như Ngô, khoai, sắn, đặc biệt nhiều năm
gần đây do ổn định được vấn đề lượng thực cho con người, nhờ chính sách đối lưu nông sản giữa miền núi và đồng bằng nên có sản
lượng hoa màu, lương thực dồi dào (ngô, khoai sắn chính là nguồn thức ăn phát triển dàn lợn qui mô lớn)

+Nguồn năng lượng để phát triển chăn nuôi ở Trung du miền núi phía Bắc rất dồi dào, đặc biệt có truyền thống nuôi trâu,bò,
lợn thả rông vừa chi phí ít về nhân lực, vừa có khả năng mở rộng quy mô đàn gia súc.

+Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng với nhiều giống gia súc địa phương với chất lượng tốt như lợn Mường Khương, lợn
Móng Cái, Trâu Tuyên Quang, Yên bái...

+Trung du miền núi phía Bắc lại có thị trường tiêu thụ nguồn thực phẩm gia súc rất lớn là ĐBSH.
Trên cơ sở các thế mạnh trên mà Trung du miền núi phía Bắc đã phát triển ngành chăn nuôI gia súc, gia cầm quy mô lớn
biểu hiện là các chỉ tiêu sau:

.đàn trâu có quy mô lớn nhất cả nước khoảng 1,7 triệu con chiếm 3/5 đàn trâu cả nước. Mà vùng nuôi nhiều là cá tỉnh Yên
Bái, Cao bằng, Lạng Sơn.

Đàn bò đứng thứ 2 cả nước với quy mô khoảng 800 ngàn conchiếm khoảng 20% đàn bò cả nước. Vùng nuôi Bò nhiều nhất
ở Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh Sơn la, lai Châu. tại đây có đàn bò sữa Mộc Châu có quy mô lớn nhất cả nước.

- Trung du miền núi phía Bắc có qui mô đàn Dê lớn nhất cả nước chiếm trên 50% dàn Dê cả nước và ngành chăn nuôi Dê
được phát triển rộng khắp ở các tỉnh trong vùng nhưng nuôI nhiều Dê nhất là các tỉnh Hoà Bình, Sơn la vì vùng này ngoài có địa
hình núi đá vôi còn có khí hậu khô thích hơp với nuôi Dê.

.Nhờ có sản lượng hoa màu, lương thực Ngô, KHoai, Sắn lớn nên có quy mô đàn Lợn lớn, năm 1999 đạt 5 tr con lợn chiếm
26% đàn lợn cả nước.

Ngoài đàn gia súc, gia cầm lớn nêu trên Trung du miền núi phía Bắc còn mạnh thứ 2 cả nước về nuôi ong mật trong các hộ
kinh tế gia đình (sau ĐBSCL).

Để tiếp tục thực hiện phát triển ngành chăn nuôi và phát huy hết tiềm năng tụ nhiên kinhtế của vùng thì Trung du miền núi
phía Bắc cần phải đầu tư nghiên cứu phát triển mạng lưới giao thông thuận lợi để vận chuyển nhanh chóng sản phẩm thịt, sữa về
tiêu thụ ở Hà Nội và ĐBSh (tạo ra thị trường kích thích CN phát triển)

Để phát triển mạnh ngành CN gia súc lớn Trâu Bò cần phải dầu tư nghiencứu cải tạo đồng cỏ bằng cách quy hoạch phát
triển đồng cỏ tự nhiên, nhập các giống cỏ từ nước ngoài có chất lượng cao để nuôi bò sữa như cỏ Goatêmala.

Cần phải nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại chỗ để tạo ra thị trường tiêu thụ và đào tạo một đội ngũ
cán bộ thú y có tay nghề cao.

*Thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch
- Trung du miền núi phía Bắc có thế mạnh phát triển kinh tế biển và du lịch là do những cơ sở sau:

+Trung du miền núi phía Bắc có bờ biển tỉnh Quảng Ninh dài trên 200 km, chính đó là cửa thông ra biển rất quan trọng của
vùng. CHo nên Trung du miền núi phía Bắc không những thuận lợi với mở rộng giao thông bằng đường biển với cac vùng trong cả
nước mà cả với các nước trong khu vực và châu á.

+Nhờ có bờ biển dài, vùng biển rộng nên Trung du miền núi phía Bắc có nguồn tài nguyên hải sản rất phong phú điển hình
là ngư trường Hải Phòng- Quảng Ninh lớn nhất khu vưc phía Bắc với trữ lượng hải sản chiếm khoảng 20% cả nước. Chính đó là
cơ sở để phát triển chăn nuôi đánh bắt, chế biến hải sản qui mô lớn.

+Trung du miền núi phía Bắc có nhiều cửa sông thông ra biển lớn như cửa sông Bạch đằng, nhiều vũng vịnh kín gió như
vịnh Bái Tử Long, Vịnh Hạ Long là cơ sở xây dựng nhiều cảng biển cảng sông biển quy mô lớn như cảng sài gòn, Cẩm Phả, Cái lân
trong đó cảng Cái lân là cảng lớn và là cảng nước sâu nhất cả nước.

+Vùng biển Trung du miền núi phía Bắc nổi tiếng có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới với nhiều hang động, nhiều
bãi tắm đẹp nổi tiếng như Bãi Cháy, Trà Cổ, chính là nguồn tài nguyên vô giá để phát triển ngành du lịch trong nước, quốc tế quy
mô lớn.

+để phát huy được thế mạnh kinh tế biển và du lịch thì cần thiết phải:

.Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá CSVcHT mà điển hình là xây các khách sạn hiẹn đại; phát triển GTVT - TTLL để làm thoả
mãn cho nhu cầu của du khách quốc tế.

.nghiên cứu, quy hoạch lại phát triển kinh tế biển và du lịch trong đó đầu tư nâng cấp hiện đại các cảng biển lớn mũi nhọn là
cảng Cái Lân, xây dựng nhiều khu du lịch mới như khu du lịch Hùng Thắng- Quảng Ninh.

.Trên cơ sở phát triển CN điện, công nghiệp khai thác than, đánh bắt hải sản cần phải được xâydựng thành 1 cụm công
nghiệp tổng hợp lấy cảng Cái Lân lâm tung tâm. để khai thác triệt để các tàI nguyên ở vùng này và cũng tạo cơ sở để thu hút vốn
nước ngoài.
 

28 tháng 5 2017

a) Vùng kinh tế trọng điếm phía Nam: Thành ph Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang

b) Thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

-Thế mạnh

+Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

+Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có cht lượng

+Cơ sở hạ tầng, cơ s vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so vi các vùng khác trong cả nước

-Thực trạng phát triển (năm 2007):

+GDP bình quân đầu người: 25,9 triệu đồng/người

+Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

+Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ

Công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất: 49,1%

Dịch vụ: 41,4%

Nông - lâm - ngư nghiệp: 9,5 %

c) Phương hướng phát triển

-Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng vi các ngành công nghiệp cơ bn, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

-Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch...

23 tháng 12 2017

a) Thế mạnh thực trng phút trin kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta

* Thế mạnh

- Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

- Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Thực trng phát triển (năm 2007)

- GDP bình quân đầu người: 10,1 triệu đồng/người.

- Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%.

- Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ:

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất: 40,2%.

+ Công nghiệp - xây dựng: 37,5% .

+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 22,3%.

b) Hướng phát triển

- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

- Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

5 tháng 7 2017

a) Vị trí địa lí

   - Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia, có vùng biển rộng.

   - Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị tri địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

   - Đất: Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích đất của vùng nối tiếp với miền đất badan của Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt.

   - Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá...) trên quy mô lớn.

   - Nằm gần các ngư trường lớn là ngư nường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá. Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.

   - Tài nguyên rừng: Cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho TP. Hổ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Có Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng còn bảo tồn được nhiều loài thú quý, VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

   - Tài nguyên khoáng sản nối bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ.

   - Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn.

   - Khó khăn: mùa khô kéo dài, có khi tới 4 tháng.

c) Điều kiện kinh tế- xã hội

   - Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. TP. Hổ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đổng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

   - Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

   - Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

31 tháng 3 2017

a) Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

- Điểm khác nhau nổi bật:

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

* Vùng kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

- Điểm khác nhau:

* Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.



31 tháng 3 2017

Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.

a) Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

- Điểm khác nhau nổi bật:

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

* Vùng kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

- Điểm khác nhau:

* Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

* Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

31 tháng 3 2017

a) Vị trí địa lí

- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia và Biển Đông.

- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng. Đất xám bạc màu (trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đấ badan, nhưng thoát nước tốt.

- Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

- Nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Tài nguyên rừng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy. Ở đây có một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

- Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, có sét và cao lanh.

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

Điều kiện kinh tế- xã hội

- Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.



13 tháng 2 2016

a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

- Thế mạnh : 

   + Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm Hài Phòng - Cái Lân.

   + Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

   + Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

   + Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

   + Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 17,2 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 20,9%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 43.5%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 45.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 11.1%

- Hướng phát triển

    + Công nghiệp : đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, không gay ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.

    + Dịch vụ : chú trọng đến thương mại và các hoạt đọng khác, nhất là du lịch.

    + Nông nghiệp: Cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao

b) Vùng kinh tế trong điểm miền Trung

- Thế mạnh :

   + Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng phía Bức và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc _ Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

   + Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm- thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hương công nghiệp hóa hiện đại hóa.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 10,1 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,6%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 40.2%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 37.5%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 22.3%

- Hướng phát triển

    + Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường

    + Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch

c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Thế mạnh :

    + Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí

    +  Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng

    + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ

    + Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

- Thực trạng phát triển (năm 2007)

   + GDP bình quân đầu người : 25.9 triệu đồng/người

   + Mức đóng góp cho GDP cả nước là 35,4%

    + Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ :  

          @ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất : 49.1%

          @  Công nghiệp - xây dựng : 41.4%

          @ Nông - Lâm - Ngư nghiệp : 9.5%

- Hướng phát triển :

   + Công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

   + Tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hang, du lịch... cho xứng đáng với thế mạnh của vùng

21 tháng 6 2018

Thế mạnh về kinh tế biển của Trung du và miền núi Bắc Bộ được biểu hiện qua việc có thể phát triển các ngành Du lịch biển đảo, đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản,giao thông vận tải biển (có cảng nước sâu Cái Lân).

=> Chọn đáp án D

18 tháng 2 2018

a) Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Vùng biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa.

- Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

b) Du lịch biển

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

c) Giao thông vận tải biển

- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

- Hiện tại, đã có các cảng tổng hợp lớn do Trung ương quản lí như Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang và đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất. Đặc biệt, vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyn quốc tế lớn nhất nước ta.

d) Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuât muối

- Vùng thềm lục địa Duyên hải Nam Trung Bộ đã được khẳng định là có dầu khí. Hiện nay, đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận).

- Việc sản xuất muối cũng rất thuận lợi. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh,...