K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

Võ Trứ sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Nhơn Ân, tổng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước tỉnh Bình Định (nay là thôn Nhơn Ân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định); sau dời đến ở thôn Quảng Vân, cùng huyện.

Ông học chữ Nho từ thuở bé, nhưng thi Hương mấy lần không đỗ. Tuy vậy nhờ biết chữ, có một thời ông được làm lý trưởng, rồi làm thủ chỉ thôn tại quê nhà.

Năm 1885, hưởng ứng dụ Cần Vương, Võ Trứ theo giúp thủ lĩnh Mai Xuân Thưởng ở Bình Định đánh nhau với quân Pháp nhiều trận.

Khi cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh họ Mai thất bại, Võ Trứ ẩn mình làm môn đệ của sư cụ chùa Đá Bạc ở cao nguyên Sơn Hòa (Phú Yên). Ở đây, ngoài việc giúp thầy hành nghề y cứu nhân độ thế, ông còn đi đến nhiều nơi sinh sống của người Thượng, người Kinh ở Bình Định, Phú Yên...để tuyên truyền tư tưởng yêu nước. Đến đâu, ông cũng hốt thuốc chữa bệnh cho dân, cung cấp dao rựa cho người đi rừng làm rẫy. Vì vậy, khi ông phát động phong trào kháng Pháp, rất nhiều người dân đã tin theo. Ngoài ra, bằng lý tưởng và nhân cách của mình, ông cũng đã lôi kéo được nhiều tăng sĩ và sĩ phu để cùng khởi sự. Trong số đó, có nhà sư Như Ý (tức danh sĩ Trần Cao Vân) đã nhận lời làm tham mưu.

Biết được, nhà cầm quyền Pháp sai quân đi truy bắt Võ Trứ và Trần Cao Vân, nhưng nhờ đồng bào che chở nên thoát được. Để hạ uy tín Võ Trứ, thực dân Pháp vu cáo ông nhũng lạm công quỹ nên phải trốn làm sư.

Năm Đinh Dậu (1897), nhân ngày rằm tháng Bảy tín đồ đến dự lễ đông đảo, Võ Trứ và Trần Cao Vân đã tổ chức một cuộc họp quan trọng tại chùa Từ Quang tự (chùa Đá Trắng) ở xã An Dân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bàn định cuộc khởi nghĩa.

Năm Mậu Tuất (1898), vùng Phú Yên bị thiên tai mất mùa, nhân dân nhiều nơi thán oán vì đói kém mà vẫn bị sưu thuế cao. Nhận thấy thời cơ đã đến, Võ Trứ và Trần Cao Vân quyết định khởi sự giành lấy chính quyền.

sorry,mk ko biết nhiều

Tóm tắt lại truyền thuyết Nàng HanTRUYỀN THUYẾT NÀNG HANNỮ TƯỚNG ANH HÙNG CỦA NGƯỜI THÁIChuyện truyền thuyết Nàng Han từ thời xưa của dân tộc Thái kể về nữ tướnganh hùng ,trong lúc bản mường bị giặc ngoại xâm cướp phá,có người phụ nữ trẻ mặc giả trai đến kêu gọi thanh niên trai trẻ đi đánh đuổi giặc ra khỏi bản mường.Truyền thuyết như vậy nên nhiều bản mường người Thái có đền thờ...
Đọc tiếp

Tóm tắt lại truyền thuyết Nàng Han

TRUYỀN THUYẾT NÀNG HAN
NỮ TƯỚNG ANH HÙNG CỦA NGƯỜI THÁI

Chuyện truyền thuyết Nàng Han từ thời xưa của dân tộc Thái kể về nữ tướng
anh hùng ,trong lúc bản mường bị giặc ngoại xâm cướp phá,có người phụ nữ trẻ mặc giả trai đến kêu gọi thanh niên trai trẻ đi đánh đuổi giặc ra khỏi bản mường.Truyền thuyết như vậy nên nhiều bản mường người Thái có đền thờ và lễ hội Nàng Han,như địa danh có thật dưới đây.

 

Bờ sông Nậm Na ở đầu bản Chiềng Nưa,xã Chăn Nưa,huyện Sìn Hồ,tỉnh Lai Châu có bãi cát mịn tên gọi là Đon Tướng ( bãi cát tướng quân ) phía đầu nguồn có mỏm đá nhô ra bờ sông,nơi đây ngày xưa có đền thờ Nàng Han.Ngày rằm tháng giêng hằng năm lễ hội cúng tế Nàng Han được tổ chức tại đây .

Truyện kể rằng : Ngày xửa ngày xưa bản mường phía Bắc đang sống yên vui thanh bình thì bị giặc ngoại sâm tràn xuống cướp bóc. Bọn giặc hunh ác, đi đến đâu là khói lửa ngút trời,chúng đốt phá nhà cửa,chém giết dân lành,người già trẻ nhỏ cũng không tha,tiếng kêu khóc oán hận thấu tận trời xanh .Các tù trưởng tổ chức quân lính chống cự nhưng thế giặc mạnh không thắng được bọn chúng,các bản mường lần lượt thất thủ rơi vào tay giặc. Trong tình cảnh bản mường ngàn cân treo sợi tóc.

Một hôm bỗng xuất hiện một chàng trai trẻ,khôi ngô tuấn tú mặt hồng hào tươi như bông hoa,mặc áo giáp.Không ai biết người từ phương nào đến,cũng không biết họ tên là gì. Chàng trai kêu gọi những thanh niên trai trẻ chưa lập gia đình vào quân lính để chống giặc cứu bản mường.Chàng huấn luyện cho họ biết sử dụng cung nỏ,gươm giáo cũng như cách sung pha trận mạc giáp mặt với quân thù.Tất cả đều bầu chàng trai làm tướng và gọi chàng là anh tướng.
Khi quân lính đã được huấn luyện thành thạo,anh tướng chọn được ngày lành đã tập trung quân lính tại Đon Tướng , anh tướng lệnh cho mổ trâu trắng tế thần trời thần đất,thần núi thần sông và khao quân sĩ cơm thịt no say trước khi ra trận. Rồi anh tướng cưỡi ngựa dẫn đầu đưa quân ra trận đánh giặc,có câu thơ làm chứng :
“ Tắm nước Nàng Han lội chỗ sâu
Đánh giặc Nàng Han dẫn đầu”.(1)
Anh tướng xông vào chém giết bọn giặc như vào chỗ không người,không mũi tên,gươm giáo nào đụng được đến người vị tướng trẻ.Anh tướng cùng quân lính dũng mãnh kéo đến bản nào là bọn giặc thua chạy tan tác.Bọn chúng run rẩy,kêu khóc giẫm đạp lên nhau bỏ chạy về mường chúng ở phương Bắc.
Đánh đuổi bọn giặc ác ra khỏi bản mường,quân lính kéo về trước sự vui mừng chào đón của dân các bản mường.Anh tướng dẫn quân về tập trung ở bãi cát tướng quân,rồi lệnh cho mọi người xuống sông Nậm Na tắm rửa sạch sẽ để chuẩn bị dự liên hoan mừng chiến thắng.Khi đó anh tướng cũng lấm lem bụi đất lẫn máu quân địch,nên đã trèo qua mỏm đá chắn phía đầu nguồn Đon Tướng sang tắm ở vũng có tên gọi là Nghe Van Hung ,nơi này khuất ở Đon Tướng nhìn sang không thấy.Anh tướng tắm rửa sạch sẽ,bỏ lại quần áo,giáp trụ bên bờ sông rồi biến mất cũng đột ngột như lúc anh đến vậy.


Dân chúng và quân lính chờ lâu quá không thấy anh tướng quay về nên đã kéo nhau đi tìm.Người đâu không thấy ,chỉ thấy quần áo,đồ đạc bỏ lại ở bờ sông, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy quần áo lót của tướng quân là đồ của con gái! Xem xét kỹ mọi người mới vỡ lẽ,thì ra anh tướng trẻ tuổi dũng mãnh của họ là người con gái xinh đẹp,mặc giả trai để chiêu mộ binh sĩ và cầm quân đánh giặc(2),họ mới đặt tên cho anh tướng là: Nàng Han.
(Nàng là chỉ người con gái danh giá xinh đẹp. Han là từ chỉ những người gan dạ dũng cảm)

 

 

 

Một số hình ảnh trong Lễ hội gội đầu để tưởng nhớ Nàng Han và Lê hội đua thuyền truyền thống Quỳnh Nhai

Không tìm thấy người,quần áo thì bỏ lại ở bờ sông nên có người cho là Nàng Han đã lâm nạn ở dưới sông rồi.Có người cho rằng Nàng Han là nàng thuồng luồng(3) lên giúp dẹp giặc,giặc tan nàng trở về thủy cung ở dưới sông rồi. Có người lại nói,Nàng Han là nàng tiên trên mường trời xuống giúp dân Thái đánh giặc, đánh đuổi hết giặc, bản mường bình yên nàng bay lên mường trời rồi. Không biết ai đúng ai sai,nhưng chiến công của Nàng Han giúp dân đánh đuổi giặc ác là có thật nên các tù trưởng đã thông báo cho các bản, mường người Thái ở gần bờ sông lập đền thờ cúng Nàng Han,cầu khấn Nàng phù hộ:
“Bản, mường bình yên
Muôn dân mạnh khỏe
Trẻ nhỏ sinh sôi
Người già thượng thọ
Mùa màng tốt tươi
Thóc lúa ngập đồng
Cá đầy sông suối”.(4)
Chính vì thế nhiều bản,mường người Thái mới có đền thờ Nàng Han.Còn tại địa điểm trên,nơi mỏm đá chắn Đon Tướng với vũng nước Nàng Han tắm người ta dựng đền thờ để cúng tế lễ hội Nàng Han hàng năm.Trước đây vào chiều mười lăm tết đều có tổ chức lễ cúng tế long trọng và độc đáo.Nhưng về sau đã bị bãi bỏ,hiện nay đã thất truyền.
Địa danh này hiện nay cũng không còn nữa vì đã chìm sâu dưới đáy lòng hồ thủy điện Sơn La rồi.

Chú thích:

1+4) Trích trong lời cúng tế Nàng Han.
2) Mặc giả trai: Ngày xưa việc nhà binh trận mạc là đều tối kỵ đối với đàn bà con gái.Vì thế Nàng Han mới phải mặc giả con trai,nếu người ta biết là con gái thì sẽ không có ai đi theo.
3) Nàng thuồng luồng: Những con vật linh thiêng đối với người Thái không có trong tứ linh ( Long,li,quy,phượng ) Mà là con thuồng luồng ngự dưới lòng sông.Có truyện thơ “Nàng É Khạy” chữ Thái cổ tả chi tiết về thuồng luồng.

 

0
11 tháng 4 2023

Mẹ bọ ngựa phải đi kiếm ăn cho mùa đông sắp đến, gửi cậu ở lại khóm cây hồng. Chú bọ ngựa không nghe lời mẹ, đi chọc phá xóm làng, ra oai với Gián và Châu chấu. Tính hống hách và kiêu căng đã dạy chú một bài học. Vì dám chòng ghẹo Bọ Muỗm, cậu bọ ngựa bị cho một bài học nhớ đời, khi mẹ cậu về, cậu chỉ nói về việc mình đã ra oai như thế nào. Không ngờ, mẹ bọ ngựa lại biết tất cả mọi chuyện và khuyên cậu không nên hống hách và kiêu căng về bản thân mình như vậy.

15 tháng 2 2018

Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

6 tháng 3 2020

Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách.

Trong bài thơ “Bài học đầu cho con”, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:

                                  “Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

                                   Quê hương là gì hở mẹ

  Ai đi xa cũng nhớ nhiều?”

Vâng, chẳng biết từ khi nào mà hai tiếng “Quê hương” đã đi sâu vào tiềm thức và trái tim của mỗi chúng ta như một lẽ tự nhiên vốn có. Phải chăng sự đánh thức tâm hồn ấy bắt nguồn từ câu hát ru nhẹ nhàng của bà, của mẹ hay từ chính những trang sách mang bóng dáng tuổi thơ. “Quê nội” là một cuốn sách như thế, sinh động mà cũng thật gần gũi, tha thiết. Võ Quảng – nhà văn nổi tiếng cùng những sáng tác cho thiếu nhi đã gửi vào tác phẩm những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị.

Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng. Đây là một trong số ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Võ Quảng viết Quê nội từ năm 1961 đến 1974, phải mất 13 năm mới hoàn thành gần 400 trang sách. 

Quê nội nằm trong số ba tác phẩm của Võ Quảng giúp nhà văn nhận được Giải thưởng Nhà nước năm 2007. Gần đây, VnExpress xếp Quê nội là một trong mười tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển của Việt Nam. Tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp, tiếng Nga. Alice Kahn, người dịch tác phẩm này sang tiếng Pháp, so sánh Quê nội với Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer của Mark Twain và cho biết bà thích tác phẩm này hơn.Cuốn sách được NXB Văn học tái bản năm 2015, dày 334 trang, khổ 13,5 cm x 20,5 cm.

Nội dung của truyện được chia làm 2 phần chính: Phần 1 gồm 12 chương và phần 2 gồm 9 chương.

Tác phẩm ra đời năm 1974, không lâu sau đó, nó đã có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bạn đọc Việt Nam và bạn đọc thế giới. Lấy bối cảnh của những năm kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng đã đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam – một tỉnh miền Trung nước ta. Đồng hành cùng truyện là hai nhân vật chính với cái tên giản dị, mộc mạc đó là hai chú bé Cục và Cù Lao cùng với một số nhân vật khác như chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, chú Hai Quân. Câu chuyện bắt đầu sau Cách mạng tháng Tám, sau ngày Tuyên ngôn độc lập đất nước năm 1945.

Võ Quảng đã vẽ nên một bức tranh đặc sắc về bước thay đổi của làng quê Quảng Nam sau đêm dài nô lệ. Ở đó có những phận người “đang rỉ ra, đang mục đi” như bà Hiến cả đời ở đợ, ông Bốn Rị chuyên bán thịt chó đã được cách mạng trả lại vị thế làm người. Trên nền của làng quê ấy, Võ Quảng cũng khắc họa một lớp người đang hăm hở theo cách mạng. Đó là anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, chị Ba, anh Bảy Hoành, một vai việc nhà, một vai việc nước. Thầy Lê Hảo tất bật với việc dựng trường dạy học. Ông Bảy Hóa một thời tha phương mà không kiếm nổi miếng ăn bây giờ “đất nước độc lập rồi” về quê sung vào tự vệ quyết một phen sống mái với bọn thực dân nếu chúng dám quay lại bờ sông Thu Bồn này.

  

 Tác phẩm dựng lại một lát cắt lịch sử làng Hòa Phước từ sau cách mạng tháng Tám, cho đến những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến. Cái làng Hòa Phước bao nhiêu năm bị đè nén trong tăm tối giờ vỡ òa trong niềm vui đổi đời. Sự khác nhau lớn nhất, bao trùm lên toàn bộ người và cảnh trong truyện là sự đổi thay từ Cách mạng tháng Tám. Chòm đa Lý, trước là hang ổ của lũ ma Cụt Đầu, quỷ Năm Nanh nay là bãi tập của dân quân. Còn chị Ba cắt tóc ngắn cạo răng đen, bỏ yếm thao khăn điều… vào tự vệ, cũng như ông Bảy Hóa cạo râu, dọn ban thờ xứ, tranh thập điện, từ bỏ nghề thầy cúng để làm Việt Minh. Thay đổi nhiều nhất là bà Kiến. Trước nghèo nhất thôn, sống trong túp lều ghép bằng hai mảnh tranh, bà đói khát vật vờ chẳng ai để ý, nay bỗng trở nên người được ủy ban xã và cả làng quan tâm, giúp tranh tre làm nhà, cử thầy đến dạy vần quốc ngữ…

Ngòi bút của Võ Quảng còn cho người đọc hình dung những hoạt động lao động quen thuộc của dân làng Hoà Phước như cảnh chống ghe, lèo lái bè gỗ trên những quãng sông đầy ghềnh thác ở thượng nguồn Thu Bồn, hay như cảnh đào dâu, kéo tre ép mía, nấu đường.… Họ tất bật với công việc trồng dâu nuôi tằm, bủa kén nhưng cũng hăng say luyện tập tự vệ, xây trường học, dạy bình dân học vụ. Tất cả họ hòa vào cách mạng với lòng nhiệt tình và cả bằng niềm tin.

Quê nội là tác phẩm viết cho thiếu nhi. Nó không hướng đến kết cấu phức tạp của một tiểu thuyết. Chung qui lại đó chỉ là câu chuyện về cậu bé Cục và Cù Lao đang “đang lớn lên trong mùa cách mạng”, đang hăm hở, sốt ruột muốn trở thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng trong khi chưa kịp từ giã hết tuổi thơ tinh nghịch và trong trẻo. Với một ngôn ngữ sống động, cuốn sách đã tái hiện một giai đoạn lịch sử quan trọng trên quê hương Quảng Nam- Giai đoạn những người chân đất dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên xoá bỏ ách đô hộ của thực dân, phong kiến, làm chủ đời mình, ghé vai gánh vác công việc quốc gia và đi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 với niềm tin tất thắng.

Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ.

Đọc “Quê nội” để cùng lắng đọng những cảm xúc, những dư vị ngọt ngào. Vì thế, có thể khẳng định Quê nội là một trong số rất ít tác phẩm thành công về đề tài Cách mạng Tháng Tám. Nhà văn Võ Quảng đã đi xa, nhưng với tình yêu quê hương thắm thiết, tình yêu và ơn tri ngộ cách mạng, ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam, một tác phẩm để đời.

Còn rất nhiều điều tôi muốn nói về cuốn sách này, nhưng có lẽ sẽ ý nghĩa hơn khi các bạn tự mình đọc Quê nội suy nhẫm những ý nghĩa tuyệt vời về cuộc sống cách mạng mà nhà văn Võ Quảng gửi gắm trong từng trang sách.

8 tháng 10 2017

                                                                                          Bài làm:

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường là Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.

8 tháng 10 2017

đây toán mak bn 

13 tháng 3 2020

Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

#Học tốt#

21 tháng 12 2023

    Hùng Linh Công sinh ra và hóa ở vùng đất Hiệp Hòa, Bắc Giang, hiện ông được thờ phụng ở Đền IA (Yên Sơn linh tích) đến nay khoảng 3700 năm. Đời Hùng Vương thứ VI, quan xứ Kinh Bắc là Hùng Nhạc hơn 60 tuổi, vợ ngoài 40 tuổi, vẫn chưa có con trai. Ngày đầu xuân, ông bà đi vãn cảnh trên dòng sông Như Nguyệt (sông Cầu), qua vùng núi thì trời tối. Họ vào đền Y Sơn nghỉ, lễ phật cầu phúc. Đêm ấy xảy ra thần mộng, từ đó, phu nhân có thai. 12 tháng sau, nhằm vào ngày 12/10 năm Đinh Hợi, bà sinh ra con trai "tay chân mập mạp, hình dong tựa lân hổ, cốt cách tựa bách tùng". Ông bà đặt tên là Hùng Linh Công. Hùng Linh Công khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn, 15 tuổi cao 9 thước, hàm én, mắt phượng, mày ngài. Đôi vai có thể đỡ trăm cân đá rắn, lại tỏ ra là thiên tư hiểu biết, đức độ hơn người. Một hôm, muốn trực tiếp xem sự thật của tin đồn, vua Hùng truyền chỉ gọi Linh Công vào triều để thử tài. Linh Công đối đáp trôi chảy về quản quân, trị nước, an dân, được vua xuống chỉ giao làm Bồ Thống. Tương truyền, lúc bấy giờ, nhiều nơi thường có hổ dữ hại dân. Vua bèn sai Linh Công đem 500 binh mã vào nơi núi cao, rừng sâu để trừ diệt. Chỉ sau 5 tháng, tất cả hổ dữ đều bị bắt sống. Từ đó, nhà nhà được yên ổn. Vua phong cho Hùng Linh Công làm Thống quốc quân giám tả phụ, trông coi xứ Kinh Bắc. Lúc bấy giờ, giặc Ân từ phương Bắc kéo sang xâm lược nước ta. Trước tình thế nguy nan, vua cho triệu Hùng Linh Công về triều. Linh Công tâu rằng "vua sai tới đó không dám từ nan. Đất này đánh thì khó, giữ thì dễ do dựa vào mép sông, có thế ỷ dốc". Vua liền ban cho Hùng Linh Công một thanh kim đao và 3 vạn binh mã đi tiên phong cự chiến. Hùng Linh Công vâng mệnh, bái tạ trước thềm rồng, lĩnh chỉ điều quân đánh giặc. Khi đến đất Hiệp Hòa, danh tướng còn chiêu mộ thêm hàng trăm dân khỏe mạnh. Linh Công trú quân tại đây, kiên trì giữ vững để bồi dưỡng binh sĩ trước khi xuất quân đánh giặc. Sau khi Linh Công xuất binh, vua cho lập đàn tế trời đất. Ba ngày sau, gió mưa bỗng nổi đùng đùng, trời đất tối tăm, một ông già cao 9 thước xuất hiện. Vua cẩn mời vào nội điện hỏi việc dẹp giặc ngoại xâm, ông lão nói "nếu cầu được bậc hiền tài thì giặc Ân sẽ bình được".