K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tú Uyên đang đi du ngoạn, bỗng gặp một cô gái như từ trong tranh bước ra. Nhưng khi đến đình Quảng Vân, người con gái đẹp ấy biến mất, làm cho Tú Uyên ôm mộng nhớ nhung.

Trong một lần tình cờ, Tú Uyên đã mua được bức tranh đẹp, người trong bức tranh đó y như người mà chàng ngày đêm mong ngóng. Chàng ngày đêm tương tư, đối xử với bức tranh như người thật.

Một hôm, Tú Uyên đi học về thì thấy giường chiếu đã sắp xếp gọn gàng, cơm nước đủ đầy. Sự việc kì lạ ấy đã diễn ra khoảng nửa tháng làm cho chàng dấy lên sự nghi ngờ. Để làm rõ chuyện này, chàng đã giả vờ đi học rồi nửa đường quay lại, nấp ngoài cửa sổ để xem ai đã làm những việc đó. Lúc đó, chàng đã thấy người đẹp từ trong tranh bước ra, dọn dẹp nhà cửa và làm mâm cơm đó. Không thể chờ đợi nổi, chàng đã xô cửa bước vào, giữ tay nàng và không cho nàng trở lại vào tranh.

Nàng tự giới thiệu mình là Giáng Kiều, có duyên nợ từ kiếp trước nên đã xuống trần gian đi theo tiếng gọi của con tim. Từ đó, Tú Uyên và Giáng Kiều sống hạnh phúc bên nhau. Thế nhưng, ba năm sau, Tú Uyên dần quên lãng chuyện đèn sách, chìm đắm rượu chè, dù vợ đã hết lời khuyên can. Lực bất tòng tâm, Tú Uyên không nghe lời, nhân lúc chàng ngủ, Giáng Kiều đã bay về trời.

Khi thức dậy, Tú Uyên hối hận đến không ăn không ngủ, rồi suy nghĩ tự tử hiện lên trong đầu chàng. Chàng vừa vắt khăn lên xà thì Giáng Kiều hiện lên, tha thứ cho chàng sau lời thề không bao giờ tái phạm lỗi lầm này. Thế là hai người lại trở lại bên nhau, có một đứa con trai thông minh. Không lâu sau đó, có hai con hạc đậu ngoài sân, hai vợ chồng liền dặn con ở lại rồi cùng cưỡi hạc bay về trời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Nhận xét sự khác biệt

- Đoạn trích: Được thể hiện bằng thơ lục bát, thể hiện tình cảm của Tú Uyên và Giáng Kiều một cách sâu sắc, ngôn ngữ giản dị.

- Đoạn diễn xuôi: Tuy đầy đủ nội dung nhưng không thể hiện được hết cảm xúc của nhân vật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

17 tháng 2 2017

So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

    + Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

    + Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

    + Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

- Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

    + Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

    + Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

    + Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Các sự kiện chính trong đoạn trích:

- Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn, vì mọi người cho rằng ông chính là thủ phạm khiến mọi người oán giận, còn ông cảm thấy bản thân không làm gì nên tội.

- Trịnh Duy Sản mưu với lũ Lê Quảng Đô, Trịnh Tri Sâm lập vua khác.

- Hoàng Thượng qua đời, Nguyễn Vũ cũng tự tử.

- Được tin vua chết, Nguyễn Hoằng Dụ kéo quân đốt phá kinh thành, thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.

- Đan Thiềm tiếp tục khuyên Vũ Như Tô chạy trốn, Vũ Như Tô tin bản thân mình trong sạch.

- Quân khởi loạn bắt đám cung nữ, Đan Thiềm cầu xin cho Vũ Như Tô. Vũ Như Tô không chịu khuất phục, không sợ chết trước quân khởi loạn.

- Vũ Như Tô vĩnh biệt Đan Thiềm và Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô đau đớn, xót xa khi nhìn Cửu Trùng Đài cháy.

⇒ Các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, xoay quanh cuộc đời Vũ Như Tô.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Thể hiện nội dung đoạn hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết:

Người nhà bệnh nhân hỏi bác sĩ:

- Bố đứa trẻ thế nào rồi thưa bác sĩ, bác sĩ hãy cứu lấy anh ấy.

Bác sĩ trả lời:

- Ca phẫu thuật của anh ấy rất thành công, anh ấy ổn.

Người nhà bệnh nhân rưng rưng nước mắt:

- Khi nào anh ấy có thể tỉnh lại?

Bác sĩ vỗ vai người nhà và nói:

- Phẫu thuật tim, anh ấy cần khoảng vài ngày để hồi phục. Không sao đâu!

* Nhận xét:

- Phương tiện ngôn ngữ nói: âm thanh. Phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, nét mặt ánh mắt, cử chỉ điệu bộ.

- Phương tiện ngôn ngữ viết: chữ viết.

- Phương tiện hỗ trợ dấu câu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lời kể trong đoạn trích là của người con trai.

- So với các tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ nó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Lời kể của nhân vật là lăng kính chủ quan thể hiện cảm xúc của chàng trai một cách chân thực, rõ nét nhất.

31 tháng 8 2023

- Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện rất rõ nét:

+ Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông.

+ Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài.

→ Có sự khác biệt này là do quan điểm , tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi đc xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế.

- Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” được thể hiện ở chỗ:

+ Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.

+ Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Nếu Nam Cao thường đi vào phân tích những quá trình tâm lý phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. 

+ Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình.

→ Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn này, Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ không ai ngờ tới”. Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn, cái đẹp mà chỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm nhận hết được. 

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chất thơ là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi đc xem là có chất thơ khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế.

- Chất thơ được thể hiện trong “Hai đứa trẻ” được thể hiện ở chỗ:

+ Kết cấu truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” dường như không có cốt truyện. Tuy chỉ tập trung vào những diễn biến nội tâm của nhân vật, những mảnh ghép của bức tranh phố huyện nhạt nhòa, mòn mỏi, song Thạch Lam đã để lại ấn tượng đầy ám ảnh cho tác phẩm.

+ Khung cảnh thiên nhiên: Đó là một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát với vòm trời huyền bí lấp lánh những vì sao, những con đom đóm lập lòe. Những chi tiết thơ mộng đã làm giảm bớt màu sắc ảm đạm u tối của bức tranh đời.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Nếu Nam Cao thường đi vào phân tích những quá trình tâm lý phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm hồn mà tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. 

+ Nghệ thuật ngôn từ: Giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Ngôn ngữ vừa giàu nhạc điệu vừa giàu tính tạo hình.

→ Chất thơ trong “Hai đứa trẻ” đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn này, Thạch Lam đã phát hiện ra được “cái đẹp chứa ở chỗ không ai ngờ tới”. Đó là cái đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn, cái đẹp mà chỉ tâm hồn tinh tế hồn hậu mới có thể cảm nhận hết được. 

30 tháng 10 2018

Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác:

- Đó là một thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệm và đức độ.

- Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.

Đáp án cần chọn là: D