K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

Cậu tham khảo:

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, lòng vị tha.

Ở câu thứ nhất tác giả nhấn mạnh: cuộc sống vốn dĩ thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống theo đúng quy luật tự nhiên của nó. Văn chương thậm chí góp phần sáng tạo ra cuộc sống, làm cho đời sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Ở câu thứ hai, ông khẳng định : Văn chương sáng tạo nên những hình ảnh, những ý tưởng mới lạ, tiến bộ mà trong cuộc sống hiện tại chưa có, để mọi người phấn đấu, biến ý tưởng đó thành hiện thực.

Thực tế cho thấy sự sáng tạo văn chương bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương chân thành của nhà văn, nhà thơ. Thông qua văn chương, các tác giả giúp người đọc nhận thức được nhiều điều bổ ích về cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ hay thần thoại, cổ tích, chúng ta hình dung được tổ tiên xưa kia sinh sống ra sao trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên ; những bài học về đạo lí và kinh nghiệm sống ở đời được gần gũi qua các loại hình văn học cư thấm dần vào máu thịt, tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho mỗi con người.

3 tháng 4 2022

Cảm ơn bạn nhìuuuu lắm

9 tháng 3 2021

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq

9 tháng 3 2021

jiljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj

2 tháng 9 2020

dtrsrrdtyyfyug gyuyuihhyt7uhjkjk;kllppoygbjjjhbbnbmjjjhhgfrrreetyy gỳyvcyuvgkuhuiyuuydthhj6u798tuiighcgstrdghvghmcgfdjyugfhdruwsteqahzdhdtyjfyukgkjhliyliufilyrkuhrf7ky [Còn sắp xếp thế nào thì tùy cậu nhé]

17 tháng 2 2019

Ngay từ nhỏ, chúng, ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru những bài ca dao – dân ca. Lớn lên, chúng ta được đọc, được học những bài thơ, những truyện ngắn và một vài cuốn tiểu thuyết,… cổ tích, ca dao, những bài thơ, các tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn thơ, học văn thơ, chúng ta thu lượm được những gì ? Muốn giải đáp nhũng câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy đọc bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh – một nhà phê bình văn học có uy tín lớn. Văn bản được viết năm 1936 (in trong sách Văn chương và hành động). Đây là tác phẩm thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về những vấn đề thuộc văn chương, khác bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là văn chính luận bàn về vấn đề chính trị xã hội… Vì là đoạn trích trong một bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta được học không gồm ba phần hoàn chỉnh : đặt, giải quyết và kết thúc vấn đề. Nổi bật trong văn bản là ba nội dung quan trọng mà tác giả Hoài Thanh gọi chung là Ý nghĩa văn chương: nguồn gốc, nhiệm vụ của văn chương nói chung, của các tác phẩm thơ, văn, kịch nói riêng.

Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương. Theo Hoài Thanh, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy đúng không ? Rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.

Từ một câu văn ngắn gọn giải thích nguồn gốc văn chương, nhà văn giải thích tiếp : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Hai câu văn cô đọng nêu ra nhiệm vụ, chức năng cơ bản của văn chương, tập trung trong hai cụm từ “hình dung của sự sống”, “sáng tạo ra sự sống”. Điều đó nghĩa là gì ? Phải chăng tác giả muốn nói : Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống ? ở đây, hình dung là danh từ, nó có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Hai câu thơ của Bác Hồ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa – Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” (Cảnh khuya) đã hình dung, phản ánh, tái hiện bức tranh phong cảnh đêm rừng Việt Bắc tuyệt đẹp. Hay qua bài Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương cũng đã hình dung cảnh và người, sự sống rất đáng yếu của mảnh đất Sài Gòn ngọc ngà xưa và nay. Cách hình dung, cách tái hiện, phản ánh cuộc sống của văn chương vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng đúng như Hoài Thanh nói. Mỗi nhà văn, nhà thơ có cách phản ánh, cách hình dung lại sự sống riêng tuỳ thuộc vốn sống, tài năng và tâm hồn của mình. Tâm hồn của con người thì bao la, vô tận. Do đó, Hoài Thanh viết : “Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác”. Đó cũng là nhiệm vụ của văn chương : nhiệm vụ sáng tạo. Điều ấy nghĩa là gì ? Nghĩa là : qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống vượt trên thực tế, đẹp hơn cuộc đời thực tại. Nguyễn Trãi chẳng hạn. Sau khi đất nước thanh bình, đời ông gặp nhiều ẩn ức. ông đã cáo quan, về Côn Sơn. Rừng núi nơi đây vẫn như xưa, có suối chảy, có đá rêu phong, có thông, có trúc… lặng im, vô cảm. Vậy mà, trong Bài ca Côn Sơn, tất cả đã sống dậy, có đàn cầm tấu nhạc, có chiếu êm, giường phẳng, mái nhà râm mát và… ngân nga tiếng thơ nhàn tản, thảnh thơi của con người. Nguyễn Trãi đã sáng tạo ra sự sống khác hẳn cuộc sống mà ông vừa đối mặt. Không chỉ sáng tạo ra sự sống cho riêng mình để giải toả những ẩn ức, bế tắc, nhà văn còn gửi gắm những thông điệp, những mong muốn, khát vọng tới bạn đọc để nhắc nhở chúng ta hãy yêu, ghét đúng đắn, hãy chia sẻ, cộng hưởng niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ, khát vọng với nhà văn để quyết tâm làm những điều thiện, điều có ích, để cuộc sống mà nhà văn hình dung được ngày càng tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn, thậm chí khác hẳn sự sống trong áng văn chương. Miêu tả cảnh đêm rừng Việt Bắc trong bài Cảnh khuya, nhà thơ Hồ Chí Minh mong muốn cuộc kháng chiến lúc bấy giờ sớm thành công để núi rừng Việt Bắc, Tổ quốc Việt Nam sẽ đẹp hơn, cuộc sống của nhân dân sẽ hạnh phúc hơn. Ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong bài Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn “mọi người đều yêu Sài Gòn như tôi”. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp. Yêu Sài Gòn, “mọi người” – trong đó có nhà văn – và bạn đọc sẽ góp phần tích cực tạo ra một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Sau những áng văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc… Phải chăng đấy chính là nhiệm vụ “sáng tạo sự sống” của văn chương như Hoài Thanh quan niệm.

Nói tới nhiệm vụ hình dung lại, sáng tạo ra sự sống, cũng là đề cập tới một ý nghĩa quan trọng nữa của văn chương. “Và vì thế – Hoài Thanh viết – Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Phần hai của văn bản Ý nghĩa văn chương tập trung giảng giải, bình luận về công dụng của văn chương. Chúng ta hiểu nghĩa từ công dụng là : tác dụng, là hiệu quả, là sự bồi đắp trí tuệ, sự truyền cảm… của văn chương đối với bạn đọc nói riêng, con người nói chung. Vậy, qua ý kiến của Hoài Thanh, chúng ta hiểu công dụng của văn chương như thế nào ? Hoài Thanh viết : “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu,…”. Nghĩa là văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc… với mọi người, dắt chúng ta sống gần với nhau hơn trong tình nhân ái, tình thương yêu, đoàn kết giữa con người với con người… “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho người đọc, làm giàu thêm thế giới tâm hồn của chúng ta. Không những thế, văn chương còn góp phần tô điểm biết bao sắc màu, âm thanh làm cho thế giới, con người, cuộc sống được tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn. Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cổ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay…Hoài Thanh Viết như thế, đã nhấn mạnh thêm công dụng của văn chương. Hiểu và suy ngẫm những ý kiến ấy, rồi liên tưởng tới các áng văn chương đã được đọc, được học, ta thấy quả đúng như vậy. Đọc những bài ca dao tình nghĩa con người, ta càng thêm yêu ông bà, cha mẹ ta hơn.

Qua những bài ca, những câu hát than thân, ta càng hiểu rõ và càng thương cha ông ta, nhất là những người chị, người mẹ Việt Nam ngày xưa. Tương tự như thế, đọc chùm thơ Đường của Lí Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ, tình yêu quê hương của chúng ta được bồi đắp bởi những cung bậc rung động thật tinh tế. Qua hai bài kí : Một thứ quà của lúa non : Cốm, Mùa xuân của tôi, ta thấm thìa thêm biết bao vẻ đẹp của cây lúa Việt Nam, của mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Tổ quốc ta,… Kể sao cho hết, dẫn sao cho cùng những tác dụng, những công dụng kì diệu của văn chương ! Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. Văn chương góp phần tôn vinh cuộc sống của con người. Có nhà lí luận nói chức năng của văn chương là đem lại cho con người, hướng con người tới những điều “Chân, Thiện, Mĩ”. Hoài Thanh, tuy không dùng những từ mang tính khái quát như thế, nhưng qua những lí lẽ giản dị, kết hợp những cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, tác dụng của văn chương. Nói khác đi, bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi văn chương, tôn vinh tài hoa và công lao của các văn nghệ sĩ.

“Nếu pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào… !”. Câu cuối văn bản thật thú vị. Tác giả vừa như muốn khẳng định vai trò kì diệu của văn nghệ sĩ vừa nhấn mạnh ý nghĩa của văn chương. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta hãy biết ơn các nhà văn, hãy quý trọng các áng thơ văn nói riêng và văn chương nói chung. Đó là một câu văn hàm nhiều nghĩa, buộc chúng ta phải tiếp tục suy ngẫm…

Tóm lại, với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh đã cho rằng : nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình câm, là lòng vi tha. Văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạo ra sự sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho chúng ta. Nếu lịch sử nhân loại xoá bỏ văn chương thì sự sống sẽ nghèo nàn vô cùng. Quan niệm như thế cố thể là chưa đầy đủ, nhưng đã có những điều cơ bản và đúng đắn, giúp cho chúng ta hiểu rõ : nguồn gốc, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Nhờ đó, chúng ta đọc văn, học văn, hiểu và suy ngẫm về văn chương được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

12 tháng 4 2017
Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy. Văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đòi. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ... của nhân vật, văn chương gây ra cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mồi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc nhũng bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”... Nhò' đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với nhừng biếu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chang những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hon, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhò' vậy, chúng ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hon những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc nhũng bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vòi đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người. Đây mới chỉ là 1 đoạn văn chưa hoàn chỉnh , bạn hãy dựa vào đây để viết tiếp nhé! CHúc bạn học tốt!
12 tháng 4 2017

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

20 tháng 4 2020

Hình dung sự sống: tái hiện hiện thực

Sáng tạo sự sống: Nâng đỡ con người

20 tháng 2 2019

Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.

20 tháng 2 2019
a) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” ﴾“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh﴿. Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,... được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban‐dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,... Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.