K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

Liên bang Nga là “quốc gia kế tục” Liên Xô, trong đó được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

- Về kinh tế, từ 1990-1995 tăng trưởng GDP là âm. Từ năm 1996, nền kinh tế Nga dần dần phục hồi, đến năm 1997 tốc độ tăng trưởng đạt 0,5 %, năm 2000 là 9%.

- Về chính trị, tuy Hiến pháp được ban hành tháng 12-1993, nhưng tình hình trong nước không ổn định, nhất là do phong trào li khai ở Trécxnia.

- Về đối ngoại, lúc đầu ngả về phương Tây, sau có điều chỉnh, phát triển quan hệ với các nước châu Á

      Từ sau năm 2000, dưới chính quyền của Tổng thống V. Putin tình hình Liên bang Nga có nhiều chuyển biến tích cực về kinh tế, chính trị, vị thế quốc tế được nâng cao 

6 tháng 10 2018

* Về kinh tế: Trong những năm 1990-1995, tốc độ tăng trưởng luôn là con số âm. Tuwg năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có tín hiệu phục hồi, và tăng dần vào các năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng tăng 0,5% (1997), 9% (2000).

* Về chính trị: Ban hành hiến pháp Liên bang Nga (12/1993).

* Về đối ngoại: một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và giúp đỡ về kinh tế. Mặt khác, Nga khôi phục quan hệ với một số nước châu Á.

Từ năm 2000: Kinh tế và chính trị dần được khôi phục, tuy vậy nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức mới.

30 tháng 5 2016

Sau khí Liên Xô tan ra, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995 : -4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.

Về chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia.

Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế, mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN)

Từ năm 2000 V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dân dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á.

 

30 tháng 5 2016

Sau khi Liên Xô tan ra, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995 : -4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.

Về chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia.

Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế, mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN)

Từ năm 2000 V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dân dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á

7 tháng 9 2019

Đáp án A

Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP của Liên bang Nga luôn là con số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%”

24 tháng 1 2019

Đáp án A

Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Điều này quy định bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.

24 tháng 9 2019

Đáp án D

Về mặt đối nội, từ năm 1991 trở đi Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào li khai ở vùng Trécxnia.

Đói nghèo và bệnh dịch hoành hành không phải là nguyên nhân đưa tới những thách thức lớn về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000.

29 tháng 5 2019

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước  ASEAN…)

6 tháng 9 2017

Đáp án A

16 tháng 4 2017

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000 là một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế; mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước  ASEAN…)

30 tháng 3 2016
1. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ cuả chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:  -Một là, mô hình chủ nghĩa xã hội đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu cao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội.  – Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế – xã hội.  – Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xã hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại tiến hành cải tổ mắt nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề.  – Bốn là, hoạt động chống phá cuả các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước liên tục phát triển…có tác động không nhỉ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.  -> Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả chủ nghĩa xã hội thực tế không còn tồn tại nữa.  Thế nhưng, đây chỉ là sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời, chứ không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế – xã hội XHCN. Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước XHCN khác; phong trào cách mạng thế giới mang ảnh hưởng XHCN vẫn ngày càng lớn mạnh.  2. Liên bang Nga (1991 – 2000)  – Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga là nước kế thừa chủ yếu của Liên Xô, từ địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.  – Tình hình Liên bang Nga :  + Kinh tế: thực hiện chính sách tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga với tốc độ nhanh, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên tình hình nước Nga vẫn không được cải thiện, tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút mạnh.  + Chính trị: Tháng 12 – 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang.  + Xã hội : xuất hiện tầng lớp tư sản mới khá đông đảo. Tuy nhiên, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đều rơi vào tình cách khó khăn. Các vấn đề sắc tộc nổi lên gay gắt làm xuất hiện phong trào ly khai và các vụ khủng bố, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécnia.  – Từ năm 2000, Khi Tổng thống V. Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: Kinh tế hồi phục và phát triển tăng trưởng. Chính trị và xã hội tương đối ổn định. Vị thế quốc tế được nâng cao.  Tuy nhiên, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu – Á. 
30 tháng 3 2016

*  Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu:

- Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp….

- Do không bắt kịp sự phát triển của khoa học kĩ thuật.

- Phạm phải nhiều sai lầm khi cải tổ.

- Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

+ Hiện nay: CNXH vẫn được duy trì và thắng lợi ở 1 số nước: Trung Quốc, Việt Nam... Sự sụp đổ của CNXH ở LX và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học nhưng lý tưởng tốt đẹp của nó vẫn tồn tại.

* Hãy trình bày tình hình Liên Bang Nga từ 1991 – 2000:

- Là “quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.

- Trong thập kỉ 90, dưới chính quyền Tổng Thống Enxin, tình hình Liên bang Nga chìm đắm trong khó khăn và khủng hoảng (kinh tế tăng trưởng âm, tranh chấp, xung đột sắc tộc)

- Đối ngoại: tăng cường quan hệ với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với Châu Á

- Từ năm 2000, Putin lên làm tổng thống, Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị, xã hội, vị thế quốc tế được nâng cao.