K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2019

Tham khảo:

Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đười lòng mẹ vẫn theo con.”

Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lí trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.

Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khoa khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi. Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hi sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta không lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vất bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗ láo, đánh đạp và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.



Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm òng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.

Bài làm

Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta ko ai là ko khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Chế Lan Viên có câu :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Hay như Nguyễn Duy đã viết :“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Mẹ hi sinh tất cả để giành cho con những gì tốt đẹp nhất, mẹ thức trắng đêm trông nom khi con ốm, mẹ lận đận sớm hôm để lo cho cuộc sống con đc trọn vẹn, mẹ long đong sớm chiều vì công việc để lo cho con đủ miếng cơm, manh áo…sự vất vả, tận tụy ấy ko thể kể hết đc bằng lời. Vậy mà trong xã hội hiện nay, một số người con ko hiểu đc điều ấy, đối xử tệ bạc với cha mẹ, bất hiếu, làm những điều mà ko ai có thể ngờ tới, vấn đề đang được xã hội lên án gay gắt. Những con người đó liệu có còn lương tâm hay ko khi họ đối xử như vậy với chính ruột thịt của mình. Đâu có khác nào tự lấy dao cứa vào da thịt mình ?

Mẹ là thân cò lặn lội qua bao sóng gió, khó khăn để cho kon khôn lớn nên người. Cho dù con có khôn lớn nhường nào, thay đổi ra sao thỳ con vẫn là con của mẹ, con là do mẹ sjnh ra, suốt cuộc đời mẹ sẽ luôn ở bên con, che chở, bảo vệ cho con. Để “Con dù lớn vẫn là con của mẹ” và “Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Con có “đy trọn cả kiếp người” , niếm trải bao cay đắng, ngọt bùi thì “cũng không đi hết đc những lời ru của mẹ”. lời ru của mẹ là những giai điệu êm dịu, trìu mến, đẹp đẽ nhất của đời người. Niềm mong ước, sự yêu thương của mẹ đều được gửi gắn vào những lời ru thiết tha ấy.

Mẹ theo từng bước chân ta từ khi còn bé cho tới lúc trưởng thành. Mẹ nuôi nấng, chăm bẵm ta từ khi ta mới chạp chững những bước đầu tiên cho đến khi ta bước những bước đy vững chắc trên con đường đời. Mẹ yêu con hơn cả bản thân mình, sẵn sàng hy sinh tất cả cho kon đc h.p. Mẹ như biển cả ôm lấy những ngọn sóng bé bỏng là con. Công ơn của mẹ ko gì có thể sánh bằng.

Hãy để ý những đứa trẻ bé bỏng còn phụ thuộc nhiều vào mẹ ta sẽ thấy đy đâu chúng cũng chỉ theo mẹ, sợ hãi hay vui mừng chúng cũng chỉ gọi mẹ, đối với chúng mẹ là tất cả. “Mẹ ơi” hai từ thiết tha ấy luôn đc chúng thốt lên mỗi khj vui hay buồn. Như R.Ta-go đã viết “ Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào long mẹ. Và ko ai biết mẹ con ta ở chốn nào”. Tình mẹ thiêng liêng và bất diệt như vậy đó, mẹ chính là bến bờ vô tận luôn mở rộng lòng để con sà vào đó.

Mẹ và con có một sự liên kết mật thiết, luôn có một sợi dây vô hình nối chặt con với mẹ từ khj con được sinh ra, và sợi dây vô tình ấy chính là tình yêu thương mẹ giành cho con sẽ bên con đến suốt cuộc đời.

Con người chúng ta ai cũng đều có rất nhiều thứ tình cảm đẹp như tình bạn, tình đồng đội, đồng chí… nhưng ko có thứ tình cảm nào có thể vượt qua đc sự thiêng liêng và ấm áp của tình mẫu tử, một thứ tình cảm bất diệt. Bỏi con người ta có thể gạt bỏ những tình cảm kja bởi một lý do nào đó nhưng đối với tình mẫu tử thỳ cho zù có bất cứ lý do j` đy chăng nữa, người con cũng ko thể gạt bỏ đc. Làm sao có thể gạt bỏ một thứ tình cảm gắn chặt với cuộc đời ta kể từ khj ta bắt đầu làm quen với cuộc đời. Hãy cảm ơn vì điều đó, cảm ơn mẹ đã sinh ra ta, cho ta đc niếm trải hương vị của cuộc đời.

Phật tổ có câu: “ Nếu ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để vương buồn lên mắt mẹ nghe không !”
Những ai còn mẹ, còn đc ở bên mẹ, còn đc mẹ yêu thương che trở thỳ hãy hiếu thảo với mẹ, đừng để mẹ phải buồn long, hãy làm sao cho xứng với những j` mẹ đã làm cho ta.
Các nhà văn giành hết tình cảm của mình vào các tác phẩm để tặng mẹ , còn với mỗi chúng ta thỳ long hiếu thảo luôn là những tác phẩm đẹp đẽ, quý giá và sâu sắc nhất mà chúng ta có thể tạo ra để tặng cho mẹ của mình.
Tình mẫu tử ấp áp, đẹp đẽ, thiêng liêng và bất diệt sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Hãy luôn gìn giữ nó bởi nó chính là nguồn động lực lớn nhất giúp ta vượt qua những khó khăn, sóng gió của cuộc đời.
Bay từ cửa phủ, bay về đồng đăng.
Câu ca dao khá quen thuộc với người Việt Nam. hình ảnh con cò cũng được mươn để ví cho hình ảnh những người phụ nữ. Đặc biệt là hình ảnh người mẹ, tình mẹ. cũng có lẽ vì thế mà năm 1962, nhà thơ trữ tình Chế Lan Viênđã sử dụng hình ảnh cánh có trong những câu ca dao để ca ngợi tình mẹ thiêng liêng, cao cả qua bài thơ "Con cò"- một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông.
con còn bế trên tay
........
sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân.
những dòng thơ thật nhẹ nhàng, êm ái, thấm đẫm tình thương của mẹ. khi con còn nằm trong vòng tay của mẹ, con nào biết đến "con cò", "con vạc", con nào biết đến "những cành mềm mẹ hát" nhưng mẹ đã mang cánh cò đến với con trong những lời ru ấm êm của mẹ. ở các câu bốn và câu tám chữ, điệp ngữ "con cò" được nhắc đi nhắc lại như là lời ru ngân nga, dịu dàng, như là lời mẹ muốn kể cho con nghe về hình ảnh con cò bằng chất giọng mượt mà, êm ái.hình ảnh con cò đã được chế lan viên sử dụng làm hình tượng bao trùm lên toàn bài thơ mà đâu đó thấp thoáng có hình ảnh của mẹ, có hình ảnh của một người một đời tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. hình ảnh con cò "ăn đêm", cò "xa tổ", cò "sợ gặp cành mềm", cò "sợ xáo măng" gợi lên cho ta biết bao hình ảnh. hình ảnh cò lẻ loi một mình kiếm ăn trong đêm tối nhưng phải chăng đó cũng lả hình ảnh của mẹ, của người phụ nữ một đời vất vả với cuộc sống miêu sinh đầy khó khăn, gian khổ. thế nhưng mẹ vẫn luôn muốn hát cho con nghe về tình yêu quê hương, đất nước và rồi con sẽ hiểu được tình yêu mà mẹ dành cho con bao la, vô tận đến nhường nào. mẹ luôn muốn con yên tâm chìm vào giấc ngủ, mẹ muốn con hãy ngủ ngon để luôn nhìn thấy cánh cò bay lượn không biết mỏi vì đã có mẹ mãi ở bên vỗ về, che chở: "Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân".
mẹ luôn mong con được hưởng trọn tình yêu thương của tuổi ấu thơ. trong lời ru của mẹ không chỉ mang đến cho con những cánh cò mà nó còn mang đến cho con hơi xuân ấm áp, dòng sữa trắng trong ngọt ngào của mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng. Và mẹ lại vỗ về và chắp cánh cho những ước mơ của con trong câu hát ru ấy và trong cả những suy nghĩ của con.
ngủ yên! ngủ yên! ngủ yên
cho cò trắng đến làm quen
…….
cánh của cò hai đứa đắp chung đôi.
mẹ nâng niu con trong từng câu hát và cũng là ấp iu nâng giấc con thơ. Một sự nhân hoá ở cánh cò để diễn tả cho sự chăm chút, ân cần của mẹ đối với con. Con và cò là bạn và cũng là con của mẹ, sẽ cùng nhau sánh bước trên đường đời tương lai.
Mai khôn lớn con theo cò đi học…
Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.
mẹ là người cho con sự sống, nuôi con lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ” - và cánh cò ở đây lại là khát vọng sáng tạo, ý chí vươn lên. Cánh cò trong những lời ru lại mang những suy nghĩ triết lý sâu sắc. con sẽ lớn lên và đi trên con đường của chính mình. Con sẽ không ở bên mẹ nữa nhưng con biết có 1 chân lý cuộc đời không bao giờ thay đổi:
dù ở gần con
dù ở xa con
…….
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

ôi! tình mẹ bao la biết mấy. cho dù khi con còn tấm bé cho đến lúc trưởng thành, mẹ vẫn luôn dõi theo những bước đi của con trên đường đời. mỗi lần con vấp ngã, mẹ sẽ luôn ở bên con, sẽ là động lực để con đứng dậy và tiếp tục bước đi trên chính đôi chân của mình.
nhưng dù con có khôn lớn, con có đi hết trăm núi, ngàn khe nhưng có bao giờ con hiểu hết lòng của mẹ:
con đi trăm núi ngàn khe
chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
trước tình mẹ bao la vô tận đến thế, ta đã cảm động biết bao. nhưng bất chợt lại cảm thấy hối hận biết bao. hối hận vì những lần đã hiểu lầm mẹ. thật ra, trong mỗi chúng ta cũng đã không ít lần hiểu lầm mẹ. vậy mà mẹ luôn vì con. vì con mà mẹ phải chịu đựng tất cả. vì con mà đã nhiều đêm mẹ khóc thầm không ngủ. nhưng chúng ta ai nào có biết tâm trạng mẹ lúc ấy, ai nào có biết mẹ đã khóc nhiều như thế. lại một lần nữa ta đã hiểu được sự chịu đựng của mẹ như thế nào.
rồi có những ngày con đau ốm, mẹ luôn túc trực suốt đêm không chợp mắt. mẹ lại khóc, mẹ khóc vì thương cho đứa con bé bỏng, tội nghiệp. mẹ luôn mong người bị ốm hôm nay không phải là con mà chính là mẹ. mẹ luôn muốn nhận những gì đau khổ và vất vả nhất về mình vì con. thế nhưng, ai đã biết, ai đã hiểu cho tình thương của mẹ.
không chỉ có thế, mẹ luôn là người có tấm lòng bao dung và độ lượng nhất. mẹ luôn tha thứ cho những lỗi lầm của con để mong con có thể vững bước trên đường đời. tất cả, tất cả những gì mẹ mang đến cho con đều là những tình thương sâu thẳm tận đấy lòng của mẹ.
Cho dù con đã trưởng thành, đã từng nếm trải nhiều lẽ của cuộc đời thì bao giờ con cũng là con của mẹ và mẹ luôn mong muốn che chở, bao dung con như khi con còn thơ bé. một triết lý của cuộc sống nhưng sao vẫn rất nhẹ nhàng.
À ơi!
một con cò thôi
…….
đến hát
quanh nôi.
Hai tiếng “à ơi” quen thuộc trong những lời ru được cất lên thật mượt mà. chỉ là một con cò trong lời mẹ hát thôi thế nhưng có biết bao điều vừa gần gũi vừa sâu xa. Khi cất lên những lời hát ru, là lúc mẹ gửi gắm trong cánh cò cả cuộc đời mẹ, có những cay đắng lẫn ngọt bùi. mặc dù CLV không nhắc đến những nếm trải của cuộc đời mẹ song những câu thơ của ông cho ta hiểu thêm rằng trong cánh cò kia chất chứa những nỗi nông sâu của cuộc đời mẹ.
lời ru là một khúc hát yêu thương mà mẹ dành cho con. m ẹ đã hoá thân thành cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ sự hi sinh, gian khổ để những lời yêu thương càng thêm sâu sắc. và hình ảnh cò đã dần đi vào tầm thức của tuổi thơ con, nó sẽ theo con suốt cuộc đời bởi vì đâu đó trong hình ảnh cánh cò kia đó là hình ảnh của người mẹ con kính yêu

thế đấy, tình mẹ thật thiêng liêng, cao đẹp. hình ảnh mẹ luôn đẹp nhất và rực rỡ trong lòng chúng con.
hình ảnh những con cò thật giản dị nhưng nhờ sự khéo léo của mình, chế lan viên đã mượn hình ảnh ấy ví cho hình tượng của người mẹ, người phụ nữ việt nam - một hình tượng bất tử.

25 tháng 8 2021

Tham khảo:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc. Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm (khởi ngữ) "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung - vị anh hùng của dân tộc! (câu cảm thán)

Bài 2 :

 

Bạn tham khảo 

MB : Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá".

- Giới thiệu nội đoạn thơ thứ ba, thứ 4 

TB : - Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Khái quát các đoạn thơ trước và dẫn dắt tới nội dung của đoạn thơ thứ ba, thứ tư.

* Cảm nhận nọi dung của đoạn thơ thứ 3 : 

-Tác giả cho bạn đọc thấy con tàu đánh cá như tàu chiến, những ngư dân như những người anh hùng trên biển khơi:

- Hình ảnh mạnh mẽ, hùng tráng: con thuyền đi nhanh như “lái gió”, cánh buồm trắng ôm trọn mặt trăng, thuyền đi “giữa mây cao với biển bằng”

- Động từ “lướt”: cảm giác đi như bay, mạnh mẽ

⇒ hình ảnh đẹp, con thuyền đi trên biển như thuyền có phép lạ bay trên mây.

- Việc đánh cá tài tình và đầy chiến thuật như đánh giặc: thuyền ra “dặm xa dò bụng biển”, “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Những công việc được thực hiện một cách hào hứng, vui vẻ: ngư dân gõ mạn thuyền cho cá bơi vào lưới, giống như “hát bài ca gọi cá vào”.

- Cảm nhận về vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài cá quý trong khổ thơ thứ 4 :

 + Tác giả liệt kê tên các loại cá ở biển như cá nhụ, cá chim, cá đé... những loại cá mang giá trị kinh tế

 + Biển không chỉ giàu mà còn đẹp thơ mộng: màu sắc lấp lánh của muôn loài cá (lấp lánh, đen hồng, vàng chóe) tất cả tạo nên tổng thể bức tranh sơn mài tuyệt đẹp của tạo hóa

 + Đêm ở biển được miêu tả sống động, mang hơi thở của cuộc sống (tiếng sóng nước hòa với nhịp gõ thuyền, hòa với sự khoáng đạt của trời cao biển rộng)

→ Như vậy tầm vóc của người và đoàn thuyền được nâng lên, hòa nhập vào kích thước của thiên nhiên, vũ trụ. Không còn cảm giác cô đơn, nhỏ bé của con người khi đối diện với trời rộng, sông dài trong thơ Huy Cận

KB : - Khẳng định giá trị của hai khổ thơ.

- Bày tỏ cảm nhận về nội dung bài thơ và niềm vui hăng say của con người lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

** Bài viết tham khảo.

Huy Cận là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận ảo lão nỗi buồn nhân thế. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận tràn đầy một khí thế mới . Đó là niềm vui chiến thắng, là sự hòa nhập và trải nghiệm của tác giả vào cuộc sống của nhân dân. Tác giả hòa cùng nhịp độ lao động của con người trong thời kì xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. " Đoàn thuyền đánh cá " chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận thể hiện rõ niềm hứng khởi, hăng say lao động của con nguoiwf trong thời đại mới. Đặc biệt đoạn thơ thứ ba, thứ tư của tác phẩm đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về bức tranh hoành tráng của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên.

Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường:Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng.Ra đậu dặm xa dò bụng biểnDàn đan thế trận lưới vây giăng”.Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:Cá nhụ cá chim cùng cá đéCá song lấp lánh đuốc đen hồng.Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóeThủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm:"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long"Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình

Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la. Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

Câu 1 :

a) - Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: 

+ Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được

+ Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà

+ Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

- Nội dung: Văn bản đấu tranh cho một thế giới hòa bình chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn và sâu sắc. Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

- Nghệ thuật:

+ Trình bày rõ ràng hợp lí.

+ Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.

+ Sử dụng phương pháp pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “ nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này được thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy,...
Đọc tiếp
Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “ nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này được thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới , Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục, 2018) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản trên? 2. Chỉ ra trình tự lập luận của đoạn văn trên . Trình tự đó thể hiện cách tư duy , thái độ, tình cảm gì của tác giả? 3. Ghi lại một thành ngữ có trong đoạn văn trên và nêu ý nghĩa của thành ngữ đó. 4. Từ đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tính cộng đồng trên mạng xã hội.
0
29 tháng 12 2022

Từ khi biết tin làng chợ Dầu theo giặc tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Thật đáng thương làm sao! "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông lại giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội.Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

*phần in đậm là câu cảm thán + cụm đt

A)  Các từ chỉ mức độ: bao nhiêu, vơi dần, bớt

+ Tác dụng: thể hiện được sắc thái của quang cảnh thiên nhiên khi mùa thu đến một cách rõ nét và sinh động

B) Hai câu thơ "Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi" có 2 lớp nghĩa:

+ Lớp nghĩa gốc: Khi màu thu đến, những cơn mưa bớt dữ dội và sấm cũng trở nên ôn hòa hơn nên tác giả viết là "bớt bất ngờ", ven đường là khung cảnh của những hàng cây cổ thụ đã già nên được gọi là "đứng tuổi"

+ Lớp nghĩa chuyển: "Sấm" là từ ngữ ẩn dụ chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời của mỗi người. Hình ảnh "hàng cây đứng tuổi" là câu ẩn dụ chỉ những con người từng trải và trưởng thành, có khả năng đối mặt với những cơn giông bão trong cuộc đời nên nếu có một chút khó khăn thì cũng trở thành "bớt bất ngờ" hơn.