K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

Đáp án B

Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954:

- Kháng chiến: chống thực dân Pháp xâm lược, từ năm 1950 là chống sự can thiệp của Mĩ. Ta lần lượt giành những thắng lợi quan trọng: Chiến dịch Việt Bắc (1947), Chiến dịch Biên giới (1950), Cuộc tiến công đông – xuân 1953 – 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đưa đến việc kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954), kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Kiến quốc: nhằm xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, nhằm tạo điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi chiến tranh kết thúc

30 tháng 3 2022

A :v

30 tháng 3 2022

B

25 tháng 6 2018

Đáp án A
Việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã khẳng định một trong những quy luật của lịch sử Việt Nam là kháng chiến và kiến quốc

19 tháng 3 2017

Đáp án: D

2 tháng 12 2018

Đáp án B

- Đáp án A loại vì cách mạng tháng Tám không có đấu tranh ngoại giao.

- Đáp án B lựa chọn vì trong cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đều có lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang.

- Đáp án C loại vì chiến trường chính và vùng sau lưng địch chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có nội dung này.

- Đáp án D loại vì lực lượng vũ trang ba thứ quân chỉ có trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ còn cách mạng tháng Tám không có lực lượng vũ trang 3 thứ quân.

3 tháng 2 2016

* Tóm tắt : 

- Ngày 23/8/1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. Ngày 12/10, chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

- Tháng 3/1946, thực dân Pháp trở lại tái chiếm Lào. Nhân dân Lào một lần nữa phải cầm súng kháng chiến bảo vệ nền độc lập của mình.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Lào ngày càng phát triển.

- Hiệp đinh Giơnevơ ( 1954) , Pháp phải công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.

* Mối quan hệ :

- Ngày 11/3/1951, liên minh Việt - Miên - Lào thành lập, biểu hiện tinh thần đoàn kết của ba nước đông dương trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp.

- Từ ngày 8/4/1953 đến ngày 18/5/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phongxalif.

- Trong chiến dịch Đông - Xuân 1953 -1954, liên quân Việt - Lào mở nhiều chiến dịch tấn công địch để làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava. Cụ thể : 

  +  Đầu tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, bao vây, uy hiếp Xênô.

  + Cuối tháng 1/1954,  liên quân Việt - Lào mở chiến dịch tấn công địch ở Thượng Lào giải phóng Phongxali, uy hiếp Luông Phabawng.

- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do bị án ngữ con đường Tây Bắc và một số vùng đất ở Lào đã được giải phóng nen khi bị tấn công, địch không thể mở đường rút quân sang Lào, làm cho địch rơi vào thế bị động.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ Việt Nam , buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ ( 1954) công nhận chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, trong đó có Lào

 

23 tháng 12 2017

Chọn đáp án A

Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, năm 1922 Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời. Từ đây, Liên Xô trở thành người anh cả trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, ra sức ủng hộ giúp đỡ cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Như vậy, trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất từ Liên Xô.

17 tháng 11 2018

Đáp án C

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam đã sử dụng hai hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị. Cụ thể:

- Trong khi đẩy mạnh tấn công định bằng đấu tranh vũ trang, ta không quên tấn công đối phương mạnh mẽ bằng đấu tranh chính trị. Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh chính trị nhằm đạt được những mục đích nhất định trên mọi phương diện

=> Đấu tranh chính trị là con đường tất yếu đưa quần chúng nhân dân từng bước tiến lên trên mặt trận cách mạng, từ hình thức thấp đến hình thức cao.

- Lực lượng chính trị của quần chúng tham gia xây dựng hậu phương, chi viện cho tuyền tuyến và trực tiếp tiến công đối phương bằng nhiều hình thức phong phú như:

+ Đấu tranh chính trị trực diện với đối phương.

+ Nổi dậy giành chính quyền với mức độ làm chủ khác nhau.

+ Tham gia chiến tranh du kích, vận động binh lính đối phương…

- Hoạt động quân sự không phải là việc riêng của quân đội mà được nhân dân cả nước thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh vũ trang được toàn dân tự giác cùng chiến đấu, hỗ trợ đắc lực cho quân đội chiến đấu và chiến thắng.

- Ta tiến công đối phương bằng cả lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng, tiến công đối phương cả trước mặt và sau lưng, bằng cách đánh chính quy và đánh du kích, đánh đối phương trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị.

14 tháng 6 2021

D nha bạn hihi

6 tháng 2 2017

Đáp án A

(3) Hồ Chủ Tịch kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (8-9-1945)

(1) Cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội (6-1-1946)

(4) Quốc hội thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (9-11-1946)

(2) Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước (23-11-1946)