K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2020

tôi là một con cá mập từ xưa tôi toàn nuốt những con cá ngon lành nhưng dòng nước dần bẩn đi vì toàn rác nổi trên mặt nước , dưới nước những con cá dần di cư khỏi đây vì quá ô nhiêm nếu chúng không đi thì chúng sẽ chết vì nước quá bửn hoặc nhiễm chất độc , tôi dần mất hết nguồn thức ăn và dần phải ăn rác , truyện ăn rác dần quyen thuộc đối với tôi và các bạn của tôi những rác thải nhựa dần là món tôi thường uyên phải ăn , nó rất kinh khủng và có hại cho sức khỏe của tôi thành ra tôi có rất nhiều bệnh tật , sức khỏe của tôi dần yếu đi và tôi đã bị đau ruột mà chết ! 

8 tháng 10 2021

                                                                               nbhghghvgcvvbhhbhnbnbhvggcds\xghhffggbvffx

8 tháng 10 2021

con điên

5 tháng 12 2017

Sau khi bắt ông lão đi ra biển bảo cá vàng cho làm Long Vương, để cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mình, tôi ngồi trên ngai vàng thường thức mọi của ngon vật quý mà kẻ hầu hạ mang đến.

Tôi vừa ngồi nhấm nháp vừa nghĩ đến những ước muốn khi được làm Long Vương ngự trị biển cả. Đầu tiên tôi sẽ trở thành người giàu có nhất thế giới, nắm mọi quyền hành trong tay và ngày ngày sẽ ... Bỗng cả một vầng ánh sáng loé lên chói loà bao trùm mọi vật trong cung điện làm tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Đưa tay lên dụi mắt và từ từ mở ra: "ôi chuyện gì vậy? Kẻ hầu người hạ rồi các quan lại, cung điện của ta đâu rồi?". Trước mắt tôi vẫn là túp lều nát xiêu vẹo cũ, dưới đất, cái máng lợn sứt mẻ nằm chỏng chơ. Còn tôi, trên người là bộ quần áo cũ rách ngày nào. Bao nhiêu áo bào, vương miện, vòng ngọc, nhẫn vàng đâu hết rồi? "Phải chăng đã trở lại cuộc sống ngày xưa?" - Tôi tự hỏi chính mình. Rồi sự hốt hoảng ban đầu cũng qua đi, tôi trở nên giận dữ: "Không hiểu cái lão già ngu ngốc kia làm gì mà ra nông nỗi này đây? Lão về phải trị chọ một trận mới được!". Vừa lúc đã thấy ông lão lò dò về ngơ ngác nhìn quanh. Rồi lão quay sang nhìn tôi đang đứng chống nạnh trước cửa lều. Lão hỏi:

-     Mình đấy ư? Sao lại biến thành thế này?

-     Tôi đang muốn hỏi ông câu này đây? - Tôi giận giữ quát lên.

Ông lão từ tốn kể lại câu chuyện biển đã nỗi sóng và cá vàng đã lặn mất như thế nào.

Tôi thẫn thờ ngồi phịch xuống khúc gỗ cũ kĩ khóc hu hu như một đứa trẻ:

-     Ôi! Thế là trời đã hại ta rồi!

Trong đầu hiện lên loang loáng những cảnh tượng khi còn giàu có. Nào của ngon vật lạ, quần áo đẹp ... Nào quyền hành, địa vị ... Bây giờ thì hết, hết thật rồi. Xung quanh tôi chẳng còn một ai cả. Tôi khóc, tiếng khóc của sự tiếc nuối những gì đã qua và khóc cho sự bất hạnh của mình. Sẽ không còn được làm nữ hoàng hay đệ nhất phu nhân nữa.

Bỗng có một bàn tay ấm áp đặt lên vai tôi và một giọng nói vang lên:

-     Thôi bà lão ơi! Đừng khóc nữa. Âu đó cũng là cái số rồi, bà ạ!

Tôi ngẩng lên, ông lão đang ngồi bên cạnh trìu mến nhìn. Tôi nói trong tiếng nấc:

-     Thế mà tôi cứ tường ông sẽ bỏ tôi mà đi, vì tôi đã hết sạch của cải, tôi chẳng còn gì nữa cả, trời đã cướp đi tất cả của tôi rồi ông ạ!

-     Đừng nói thế, chúng ta sống với nhau không phải vì tiền bạc mà vì tình thương yêu nhau. Bà hãy nhớ lại xem, chúng ta đã có những ngày sống hạnh phúc trong ngôi nhà cũ nát này. Chúng ta có cần gì đâu, chúng ta chỉ cần có nhau để an ủi và động viên lẫn nhau thôi.

Đúng vậy, quả thực là chúng tôi đã sống bên nhau rất hạnh phúc. Tôi ở nhà kéo sợi còn ông lão thì đi đánh cá. Tôi bỗng cảm thấy hối hận quá. Chỉ vì lòng tham mù quáng mà tôi đã đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Bây giờ tôi có thể lí giải được vì sao trước đây sống trong nhung lụa tôi vẫn cảm thấy buồn phiền. Tôi quay sang hỏi ông lão:

-     Thế ... ông ... ông có giận tôi không?

-     Giận gì cơ? - Ông lão hỏi lai.

-     À... à... về cái việc tôi đã đối xử không tốt với ông trong thời gian qua ấy mà? Tôi ngượng ngập khi nhắc lại chuyện cũ.

Ông lão mỉm cười nói:

-     Chuyện ấy thì tôi quên rồi. Ai trong đời mà chẳng có lúc sai lầm. Nhưng nếu người đó biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa thì đó mới là điều tốt.

-     Vâng bây giờ thì tôi hối hận lắm rồi. Ông tha lỗi cho tôi nhé! Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại cuộc sống, phải không ông!

Thế là chúng tôi bắt tay ngay vào công việc để xây dựng lại cuộc sống như xưa. Tôi ở nhà kéo sợi còn ông lão đi đánh cá ngoài biển. Chiều chiều chúng tôi lại bên nhau ăn bữa tối trong không khí tràn đầy hạnh phúc.

Và do hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn mà cuộc sống đã khá hơn lên. Chúng tôi không còn bữa nào phải nhịn đói nữa. Nhưng bài học ngày nào vẫn còn in đậm trong tôi. Bây giờ tôi mới cảm nhận được giá trị lớn lao của những kết quả do chính bàn tay lao động của mình làm ra. Và cũng chính sự việc đó giúp tôi hiểu rõ chồng tôi hơn, khiến tôi càng yêu quý và trân trọng ông ấy, một ông lão đánh cá hiền lành, phúc hậu.

5 tháng 12 2017

đợi xíu

26 tháng 11 2016

Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.


Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.

Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.

– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy.

– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?

Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.

Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình

– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".

– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.

Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:


– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…

Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.

– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…

Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:

– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.

Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?

Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".

 

 

25 tháng 3 2019

Bạn pk miêu tả hoàn cảnh nhớ lại 1 đêm Bác ko ngủ  ở mở bài chứ, ví dú : Nhân dịp 27-7 tôi và các anh bộ đội cùng tụ hội với nhau, các anh kể về chuyện chiến khu, còn tôi kể về 1 đêm Bác ko ngủ câu chuyện đó đã khắc sâu vào trái tim tôi, vị lãnh tụ vĩ đãi. Bắt đầu xuống thân bài bạn kể,  bạn phải thuật lại tâm trạng của anh đội viên khi lần thứ 3 thức dậy vẫn thấy Bác ngồi đinh ninh.

25 tháng 3 2019

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

*Tham khảo ,nguồn:mạng*

29 tháng 12 2018

MỞ BÀI NÀY BN

Thắm thoát cũng đã 10 năm kể từ ngày tôi mới học lớp 6. 10 năm vs bao nhiêu là kỉ niêm.10 năm với bao nhiêu thăn trầm trong cuộc sống. Ôi ! Những kỉ niệm đẹp tuổi học trò . Nhưng những kỉ niệm đó đã vụt bay đi bây giờ tôi đang là sinh viên năm 3 cỉa trường đạo học siêu phạm . Đã lâu lắm rồi tôi ko trở về trường cũ nay tôi trở về trường cũ tôi đã từng coi là ngôi nhà thứ 2 của mk

29 tháng 12 2018

KẾT BÀI NÈ BN

Tôi nhìn ngắm lại mái trường một lần nữa tam biệt kỉ niệm thời tuổi thơ tôi ra về trong lòng chứa chan bao nhiêu là kỉ niệm .mái trường thân yêu của tôi sẽ chắp cánh cho bao nhiêu là ước mơ còn gian vở. Tôi hiểu rằng cho dù 10 năm hay bao nhiêu năm nữa tôi vãn nhớ mãi những kỉ niêm thời áo trắng

11 tháng 12 2020
Sau một đêm mưa rào, bầu trời quang đãng hẳn. Bình minh lên ! Một bình minh thật trong trẻo. Đâu đó trong không gian vẫn còn đọng chút hương vị của trận mưa đêm. Mặt trời lên cao dần. Những tia nắng vàng tươi làm cảnh vật thêm bừng sáng. Cây cối trong khu vườn xôn xao. Chúng hớn hở phô ra bộ cánh màu xanh rờn lấp lánh những giọt mưa còn đọng lại.

Có một Giọt Nước Mưa đậu trên cánh đoá hồng nhung non tơ. Nó vừa được tia nắng sớm thức dậy, ngái ngủ vươn mình ngắm nhìn xung quanh. Rồi nó nhìn lại mình, sung sướng nghĩ bụng: “Chà ! Mình đẹp quá. Có lẽ muôn vật trong khu vườn này đều đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiều diễm của mình !”. Quả là Giọt Nước Mưa đẹp thật. Nó khoác bộ cánh trong veo, lóng lánh muôn màu sắc. Đó là bộ cánh được dệt bằng làn nước và những tia nắng mặt trời. Sắc xanh của chiếc lá non càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của nó. Giọt Nước Mưa nhún nhảy khoe mình. Nó nghĩ rằng chắc mọi người đang ngắm nó với những ánh mắt vừa ghen tị, vừa khâm phục.

Chợt Giọt Nước Mưa nhìn xuống. Nó trông thấy một vũng nước đục ngầu ngay dưới gốc cây hoa hồng. Trận mưa đêm qua lớn quá. Nước còn đọng từng vũng, chưa kịp ngấm hết. Giọt Nước Mưa kêu lên : - Eo ôi ! Bác Vũng Nước ơi ! Sao mà bác bẩn thế ! Sao mà bác xấu xí thế ! Quần áo đẹp của bác đâu rồi ? - Giọt Nước Mưa đấy à ! - Vũng Nước ôn tồn đáp lại. - Bác làm gì có quần áo đẹp ! Mà nếu có thì bác cũng chẳng đủ thời giờ để mặc mà ngắm nghía nữa, cô bé ạ! Nhưng trông bác xấu lắm. Bộ quần áo bẩn thỉu, phát khiếp lên được. Bác hãy nhìn tôi đây này ! Tôi mới lộng lẫy làm sao ! - Cô bé ạ, quần áo đẹp hay xấu thì quan trọng gì ! Vấn đề là làm sao để có ích cho đời chứ ! - Vũng Nước vẫn ôn tồn. - Có ích ư ? Bác hãy xem mọi người đang thán phục nhìn tôi kia kìa ! Với bộ váy rực rỡ này, tôi đã góp phần làm đẹp cho khu vườn đấy thôi. Còn bác, bác xấu xí thế thì phỏng có ích gì ?- Cháu đừng vội kiêu căng như vậy, cô bé ạ ! Bác đang phải tiếp nước cho đất mẹ để giữ độ ẩm cho khu vườn này. Nhờ thế mà cây cối xanh tươi quanh năm đấy. Quần áo bác đẹp hay xấu gì thì đâu có quan trọng. Chỉ lát nữa thôi, bác đã phải hoà tan vào lòng đất rồi. Chẳng đợi Vũng Nước nói hết câu, Giọt Nước Mưa đã ngúng nguẩy quay đi. Nó uốn éo, nhảy nhót trên cành lá non tơ. “Mình đẹp quá đi mất” ! Nắng càng rực rỡ thì bộ váy của nó càng lóng lánh. Gió ban mai còn đưa đẩy chiếc lá, khiến cho nó càng thấy mình lộng lẫy hơn. Mặt trời lên cao. Giọt Nước Mưa cảm thấy hình như mình đang bị thu nhỏ lại. Nó không còn đủ sức để nhún nhảy nữa. Nó khô dần. Khô dần, rồi tan biến. Trong khi đó, Vũng Nước đọng vẫn cần mẫn thấm dần, thấm dần vào lòng đất. Vị nước mát lạnh, ngọt ngào tiếp sức cho từng chiếc rễ của cây hoa hồng. Cành lá rung rinh, rung rinh trong gió như muốn nói : “Cảm ơn bác Vũng Nước ! Cảm ơn bác Vũng Nước !”.  

đề 1:

"Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!"

Mới chiều hôm qua đây thôi, trên đường đi học về tôi gặp một cảnh tượng thật đau lòng, một người đàn ông đánh tới tấp vào mặt, lưng một người phụ nữ. Vừa cố chống chọi với cơn khát bạo hành của chồng, chị vừa khóc lóc van xin: "Sao anh lại đánh em thế này... đừng đánh em nữa anh ơi!". Tôi hơi sững người, nhưng cũng không lấy làm lạ vì đã từng chứng kiến cảnh như thế này nhiều lần. Ấy thế mà lâu nay tôi lại nghe người ta nói rằng: "Gia đình là nơi để yêu thương".

Đã trôi qua một khoảng thời gian khá dài tôi đã sống, đã làm, đã ra đi... và tìm tòi những minh chứng cho điều mình nghe thấy. Thế rồi, lại đắng lòng biết mấy, khi tôi chợt nhận ra thời gian càng quay nhanh thì tình người cũng dần tan biến. Cuộc sống vô tâm làm nguội lạnh tình cảm trong trái tim mỗi người. Xã hội đổi thay và lòng người cũng dần thay đổi, mọi tính toán thiệt hơn trong cuộc sống làm mất đi những vẻ đẹp tự nhiên vốn có, hạnh phúc thì ít nhưng đắng cay lại nhiều, bao nhiêu mảnh đời bất hạnh vì cuộc sống gia đình không hòa thuận, thậm chí tan vỡ, và những hiểm nguy luôn rình rập... Tôi cười gượng: “Đấy! Một thảm họa hay nghịch cảnh trần gian?” Quá xót xa, tôi căm ghét và lên án những hành động tàn ác này - bạo lực gia đình.

Ở cõi vô thường này mấy ai còn lạ lẫm với khái niệm “bạo lực gia đình”, nó đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong chính cuộc sống của mỗi người chúng ta. Bạo lực gia đình, một cụm từ ngắn gọn, chỉ cho những hành động độc ác, vô nhân tính, vô đạo đức, không còn nhân phẩm của một số người trong xã hội, hành vi đó xảy ra trong phạm vi gia đình, giữa các thành viên với nhau. Không những ở Việt Nam nói riêng mà nó bao gồm cả toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc Châu Phi. Hằng năm trên thế giới, số người chết và bị thương vì loại tệ nạn này không ngừng tăng lên. Thật đau đớn biết bao cho những điều chúng ta đã thấy. Và tôi nghĩ, có hay không? Ở đâu? Cho tôi xin hai chữ công bằng.

Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây vài ngày, dư luận người Việt không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15 tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”. Tôi như nghẹn ứ lồng ngực khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, tôi tê buốt thân mình, đấy cũng gọi là mẹ sao? - người mang nặng chín tháng mười ngày, tôi tự hỏi. Hình như là tôi đang khóc, nhưng nước mắt tôi không rơi... là vì tôi đang lo cho số phận, cho tương lai mịt mù của đứa trẻ này.

Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu quý, quanh năm ruộng đất tốt tươi, cò bay thẳng cánh, vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang thôn quê nghèo một nỗi bang hoàng như cắn xé tâm can khi được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1, N.V.T bị cha và mẹ kế đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho ăn. Nói đến đây tôi không còn kìm lòng mình được nữa, sự chua chát phủ lên trong từng hơi thở của mình. Tôi tự hỏi tại sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?

Chuyện của những thiên thần nhỏ chỉ là một nốt trầm trong bản nhạc bạo lực bay bổng, còn những nốt cao luôn vút lên với biết bao bi kịch. Hạnh phúc gia đình vỡ tan, con cái gặp nhiều bất hạnh... Sinh ra với thân phận phụ nữ ai không mong gặp được người chồng yêu thương mình. Cảnh cuộc sống hạnh phúc viên mãn luôn là niềm ước ao của bao cô gái trẻ. Khi tình yêu thăng hoa, niềm vui ấy sẽ dần lớn theo năm tháng nhưng có ngờ đâu nó lại trở thành địa ngục. Tình yêu trên đời vốn là ích kỉ, nhưng sự độc đoán, cổ hủ lại khiến con người ta trở nên vô cảm, một khi sự ghen tuông nổi dậy thì tình yêu đẹp đó dù được xây dựng trong bao nhiêu năm cũng trôi vào tro bụi. Đấy là tình cảnh chung của bao chị em phụ nữ đang phải gánh chịu.

Chuyện chị H. ở Nghệ Tĩnh là một minh chứng nóng lên cho hành vi này. Vì quá ghen tuông theo kiểu mù quáng, người chồng hiền từ đức độ bao nhiêu năm chung sống đã không có cảm giác run sợ khi dùng dao xẻo thịt vợ. Một hành động man rợ đến kẻ điên cũng phải khiếp sợ. Tôi thường nghe mấy anh thi nhân vẫn hay ví von rằng “phụ nữ như đóa phù dung”. Nói đến phụ nữ ai cũng nghĩ ngay đến sự hiền lành, đức độ, mỏng manh và xinh đẹp, đòi hỏi ai có được cũng phải nâng niu và bảo trọng. Nhưng cuộc đời thì nào như tác phẩm văn học, còn lắm những đắng cay, tủi hờn mà biết bao “đóa phù dung” phải chịu.

Hôm qua tôi đọc báo, lang thang trên các dòng tin mạng, tôi thấy tái tê cõi lòng khi đọc tin một chị tên H. ở Nam Định bị chồng đánh đập, hành hạ dã man, dùng kim tiêm đâm vào vùng kín. Người đàn ông vũ phu ấy còn bắt vợ mình ăn phân lợn... bây giờ khuôn mặt chị đã biến dạng qua nhiều đòn tra tấn dã man của chồng. Trước cơ quan chức năng chị chỉ ngậm ngùi khóc trong đớn đau và tức tưởi: “Là vì con, nếu tôi ra đi con tôi ba đứa nheo nhóc làm sao qua cảnh cơ hàn...”. Lại thêm một mảnh đời bất hạnh. Cuộc sống nào cho chị hạnh phúc đây? Con đường nào sẽ mang lại tình yêu và tiếng cười cho chị và các con, vẫn là một ẩn số thật dài...

Tạm gác lại những câu chuyện bạo hành gia đình của nước mình, mới đây trên trang mạng xã hội Facebook có một người đàn ông nickname là Phi Nhi. Người đàn ông này đã đánh đập đứa con 2 tuổi rồi khoe trên trang cá nhân của mình. Sự hận thù người vợ lố lăng đã khiến ông trở nên tàn độc với mọi thứ, kể cả đứa con nhỏ bé. Ông đánh con mọi lúc, mọi nơi có thể. Nhìn cậu bé qua những bức hình với thân mình bầm tím, máu me đầy người... nhưng lại được chính bố mình đăng tải trên mạng mà lòng se xót.

Những vụ việc trên là minh chứng hết sức rõ ràng cho vấn nạn này, nó đem lại quá nhiều tác hại cho cuộc sống. Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của con người, gây hoang mang và sợ hãi, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến cái chết hoặc gây nhiều thương tích.

Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại về mặt kinh tế. Nhiều người vẫn thắc mắc, đặt ra câu hỏi tại sao lại xảy ra điều đó, tôi cũng chưa hiểu hết được những lí do đó, vì nó có quá nhiều và mỗi bản thân chúng ta phải tự rút ra cho mình một nhận xét. Nhưng dù có bao rộng thế nào thì rồi nó cũng xoay trong vòng xoáy của tình yêu, lòng hận thù, sự khốn khó của cuộc sống. Bởi vậy xin những ai đang sống và đang mắc trong vũng bùn lầy tội lỗi thì hãy bước ra khỏi, hãy quay trở lại, hãy xóa hết những lỗi lầm. gạt bỏ hết những đớn đau, hãy sống vị tha bằng tình yêu thương cao cả để xây dựng một cuộc sống mới đầy niềm vui và tiếng cười hạnh phúc.

Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.

Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.

Khép lại nỗi đau còn hằn trên thân xác của những nạn nhân bạo lực gia đình, gạt đi những dĩ vãng ngập những màu buồn của sự sợ hãi. Xin hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi người, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày hoan hỉ trong niềm vui, hạnh phúc, và vấn nạn bạo lực gia đình mãi chỉ còn đọng lại với thời gian, để niềm vui trở về bên bàn cơm nhỏ, để tương lai rực sáng trong đôi mắt trẻ thơ và để đạo lí mà cha ông ta đã dạy mãi được lưu truyền".

25 tháng 11 2017

Đã bao giờ bạn thấy mình biến thành một con vật do mắc phải lỗi lầm nào đó chưa? Vậy mà, có một lần vì nói dối mẹ mà tôi bị biến thành một con mèo trong ba ngày đêm liền. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày này. Một hôm, tôi […] phan h an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan h doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên Đã bao giờ bạn thấy mình biến thành một con vật do mắc phải lỗi lầm nào đó chưa? Vậy mà, có một lần vì nói dối mẹ mà tôi bị biến thành một con mèo trong ba ngày đêm liền. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày này.Một hôm, tôi đang mải vui chơi trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đó kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con làm gì thế này?”Một cái cốc đã bể và nó rất quan trọng đối với mẹ và ba tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm bể cái cốc đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy.” Rồi mẹ quay lại và mắng em tôi một trận. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng đâu đây:- Này cháu, cháu thật không phải là đúa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi của cháu!Giọng nói dần tắt hẳn. Đột nhiên cả người tôi nóng ran, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểch lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra trước gương và hét toáng lên: “Mẹ ơi!”Nhưng nó không còn là tiếng là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meomeo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thuỷ Tiên đâu rồi? Rồi mẹ xách hai tai tôi lên ném ra ngoài đường. Tôi vừa hét la lối vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi và đau nhức vì bị mẹ ném ra đường. Vừa lạnh,vừa đau tôi lết thết đến một bụi cây góc phố. Sáng sớm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “mẹ ơi!” Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo…meo” vô nghĩa. Ngay lúc đó, mẹ lại gắt gỏng mắng: “Con mèo bẩn thỉu đâu đến đây, có phải mày là con mèo lúc tối không? Rồi mẹ cầm ngay cái gậy bên tường đánh tôi. Trên đường là các xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang(hai người bạn thân của tôi)đang dắc xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường đến trường. Tôi lại gần và nói: “Các cậu ăn sáng chưa?” Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày. Nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy sẵn sàng mấy cục đá dưới chân hai ấy lại ném tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo. Đến tối ngày thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau tôi khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu…hu…hu!”Qua ba ngày đêm sống ở ngoài, thấm nhuần sự khổ cực khi sống mà không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến và tôi cũng hiểu ra rằng phải biết nhân lỗi khi làm sai việc gì đó.Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:• hay ta 1 lan em mac loi va da bien thanh con vat, . Đã bao giờ bạn thấy mình biến thành một con vật do mắc phải lỗi lầm nào đó chưa? Vậy mà, có một lần vì nói dối mẹ mà tôi bị biến thành một con mèo trong ba ngày đêm liền. Biết bao. này. Một hôm, tôi đang mải vui chơi trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đó kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con làm gì thế này? Một cái cốc đã bể và nó rất quan trọng đối với mẹ và. có em gái tôi ở đó tôi liền nói: Con không biết đâu, em làm đấy.” Rồi mẹ quay lại và mắng em tôi một trận. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một 

 

25 tháng 11 2017

Tôi là một cô bé rất ngang ngạnh và bướng bỉnh. Những điều mẹ dạy bảo, tôi toàn để ngoài tai. Một tối, khi cơm nước đã xong xuôi, mẹ nhắc tôi ngồi vào bàn học bài. Tôi vùng vằng cãi lại lời mẹ và lê những bước chân nặng trịch về phía bàn học. Tự nhiên, tôi thấy chiếc bàn trước mặt có vẻ to ra, còn tôi thì có cảm giác mình đang thu nhỏ lại. Tôi định nói: "Ơ, sao lạ thế nhỉ?" thì nghe thấy miệng mình phát ra nhưng tiêng kêu chít, chít. Giật mình, tôi vội chạy lại soi gương. "Trời ơi, tôi đã biến thành một con chuột.

Thoáng qua chút ngỡ ngàng, tôi lại thấy thích thú. Tôi nhảy múa hát ca và thầm nghĩ: "Ờ, thành chuột – mình đỡ phải học bài, làm bài tập về nhà, đỡ phải tắm rửa và đánh răng trước khi đi ngủ". Đang nhảy múa, tôi chợt nghe thấy mấy tiếng chít, chít phát ra sau cánh cửa. Tò mò, tôi đi tới... thì ra ở đó có một cái hang chuột. Ôi, bao nhiêu là chuột! Tôi được giới thiệu và làm quen, nào là chuột đồng, chuột cống, chuột chù, chuột nhắt... Các bạn chuột mời tôi vào hang chơi.

Ngày hôm đó, tôi ở trong hang chuột ăn uống, vui chơi đến tận khuya. Gần sáng, tôi mới mò về nhà, tìm một chỗ khuất và đánh một giấc đến tận trưa hôm sau. Khi tỉnh dậy, tôi thấy bụng đói meo bèn xuống bếp định kiếm cái gì để ăn nhưng chẳng có gì. Tôi lại lê bước đến hang chuột. Các bạn chuột từ sáng đến giờ cũng chưa có gì vào bụng. Chúng tôi cùng rủ nhau sang bếp nhà cô Mai hàng xóm để kiếm cái gì ăn. Vừa đi, chúng tôi vừa chuyện trò rôm rả.

Meo! Meo! Bất chợt, một con mèo mướp từ đâu lao tới. Lũ chuột chúng tôi tán loạn chạy mỗi đứa một ngả. Tôi cũng cắm đầu chạy thục mạng. Một lúc sau, quay lại, tôi thấy mình lạc vào một vườn cây rộng mênh mông. Tôi cứ lang thang, vừa đói, vừa mệt mà mãi chả kiếm được cái gì ăn.

Chẳng mấy chốc, màn đêm đã buông xuống. Tôi một mình run cầm cập mò mẫm đi trong đêm mà không biết đi đâu. Rồi mệt quá, tôi thiếp đi lúc nào không biết.

Khi ông mặt trời tỏa những tia nắng đầu tiên, tôi choàng tỉnh dậy. Cứ tưởng như mọi ngày, khi tỉnh dậy là đã có sữa, có bánh mẹ đem đến tận giường. Nhưng không, vẫn một mình tôi trong căn vườn này mà chẳng có gì bỏ vào bụng. Tôi òa khóc. Ôi, tôi đã chán ngấy cảnh làm chuột lắm rồi.

Tôi nghĩ, phải tìm đường về nhà thôi. Chỉ có ở nhà mình, tôi mới được nằm ngủ trên chiếc giường êm ấm. Chỉ có ở nhà mình, tôi mới được ăn những bữa cơm ngon do chính tay mẹ tôi nấu. Vừa nghĩ, tôi vừa tìm đường thoát ra khỏi khu vườn. Mất nửa ngày, tôi mới tìm ra con đường quen thuộc mà tôi thường được mẹ cho theo đi chợ vào những ngày nghỉ học.

Tôi mừng quýnh, lao đi thật nhanh về hướng nhà mình. Chợt, uỵch! Tôi giật mình nhìn lên. Thì ra, một cụ già đang xách làn đi chợ. Chắc thấy tôi hôi hám, bẩn thỉu quá, mồm bà xuỵt xuỵt, chân dậm dậm, tay cầm hòn gạch ném tôi. Tôi vội vàng nép vào hàng rào ven đường, mon men đi từng bước mà không dám nghênh ngang đi giữa đường nữa.

Chẳng bao lâu, tôi cũng tìm được về đến nhà mình. Mẹ tôi đang cầm chổi quét nhà. Tôi mừng rỡ lao thẳng đến trước mặt mẹ, dự định nói lời xin lỗi mẹ. Nhưng vừa nhìn thấy tôi, mẹ đã giơ cái chổi, đập bốp một cái xuống sàn nhà. Hú vía, may mà tôi tránh kịp, nếu không – tôi đã ăn trọn cái cán chổi của mẹ thì gãy lưng rồi.

Mẹ ơi, mẹ ơi! Con đây! Tôi cố gào lên thật to mà mẹ tôi vẫn không nghe thấy gì. Mẹ ơi, mẹ ơi! Con đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi. Con hứa, từ nay con sẽ ngoan ngoãn và vâng theo lời dạy bảo của mẹ.

Bùm! tôi giật mình khi nghe thấy tiếng gậy của bà tiên đập bên cạnh. Tôi chợt tỉnh giấc, mồ hôi toát ra đầm đìa, lưng áo của tôi ướt sũng. Lời của bà tiên vẫn văng vẳng bên tai: "Vì cháu không nghe theo lời dạy của mẹ, nên ta đã biến cháu thành chuột trong 3 ngày. Từ nay trở đi, cháu phải sửa tính xấu của mình đi. Nếu không, ta sẽ lại biến cháu thành chuột thật đấy". Tôi thở phào, may quá, đó chỉ là một giấc mơ.

Tiếng mẹ nhẹ nhàng bên tai tôi:

- Hôm nay chủ nhật mà, làm gì dậy sớm vậy con?

Tôi chạy ra ôm chầm lấy mẹ mà xấu hổ không dám kể lại giấc mơ mình vừa trải qua. Từ hôm đó, tôi trở thành một cô bé ngoan ngoãn và luôn nghe theo lời dậy bảo của cha mẹ. Các bạn biết vì sao không? Vì tôi sợ làm chuột lắm rồi.

Các bạn ơi, chúng ta hãy lấy câu chuyện "Ba ngày làm chuột" của tôi làm bài học nhé!.