K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2017

ko chép mạng ư mk ko giúp đc òi

26 tháng 11 2017

mk làm đề 3 nhé(mk tự làm và đã đọc ở lớp, tuyệt đối ko chép mạng)

Sau này khi đã ra trường, đã thành công.Có ai trong chúng ta nghĩ về "người lái đò "cho chúng ta trong suốt thời gian qua không.Hẳn là các bạn vẫn nhớ các thầy, các cô đã dẫn lối cho chúng ta trên bước đường tri thức.Mỗi người, mỗi kỉ niệm, mỗi môn học.Nhưng, tất cả đều đã tiếp sức cho chúng ta trên con đường ấy.Khi gục ngã, họ chính là người đã đỡ chúng ta lên, động viên dẫn lối.

Trong tương lai, hẳn ai cũng có công việc riêng, gia đình riêng.Nhưng các bạn cần biết rằng: chúng ta có được ngày hôm nay không chỉ là nhờ công dưỡng dục của cha mẹ, mà còn nhờ vào một phần công lao rất lớn của thầy, của cô.Các thầy, các cô-các người lái đò trên bờ sông tri thức đã dốc hết sức lực để cho chúng ta có những bài học hay, những kiến thức bổ ích.Họ cố gắng không ngừng để thực hiện lời nói của Bác Hồ kính yêu:"Dù khó khăn đến mấy cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt."

Hơn thế nữa, các thầy cô là những người cha người mẹ thứ hai đã quan tâm đến chúng ta trong những ngày còn cắp sách.Chỉ cần chúng ta bị đau ốm một chút thôi, họ đã lo lắng cho chúng ta không khác gì cha mẹ của chúng ta.Các thầy, cô là những người vẫn âm thầm cống hiến sức mình cho sự nghiệp trồng người:"Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi.Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy."Hình ảnh thầy cô gắn liền với phấn trắng bảng đen, với những bài giảng hay, những bài học, gắn liền với những cuốn sách tài liệu dày cộp mà thầy cô vẫn mang lên trường, lên lớp.

Đúng vậy, như ông tôi thường bảo, thầy cô là những"kĩ sư tâm hồn."khi mà phần lớn thời gian tuổi thơ chúng ta ngồi trên lớp.Chính cái tính các của chúng ta bây giờ ảnh hưởng rất lớn từ những bài học của thầy cô.Thầy cô còn là những"chuyên gia tâm lí."Vì vậy thầy cô hiểu chúng ta giống như cha mẹ chúng ta vậy.

Có lẽ, các bạn có thể chưa đễ ý đến niềm vui, nỗi buồn của thầy cô.Khi có một bài giảng chưa được tốt, thầy cô đều rất buồn.Bởi vì một bài giảng chưa tốt có thể làm học sinh nghĩ không được lạc quan về thầy cô.Hơn nữa, kiến thức và bài học mà thầy cô truyền cho chúng ta có ý nghĩa lớn về tương lai của chúng ta sau này.

Tôi biết có nhiều bạn học chưa được tốt thường ghét thầy cô, từ đó dẫn đến cúp tiết, bỏ học. Nhưng bạn biết không, thầy cô thường xuyên gọi chúng ta lên trả bàn là để tốt cho chúng ta.Số điểm mà thầy co cho bạn là không quan trọng, quan trọng là cách bạn tiếp thu khiến thức và sử dụng nó.Thật không may, nhiều bạn lại cho đó là nỗi buồn, sự tủi thân, ghen tị với các bạn học tốt.Và các bạn đã làm những điều không đúng đắn.Nhưng bạn không biết rằng những việc làm sai trái của các bạn là những nhát dao cứa vào lòng thầy cô.

Công lao của thầy cô thì nhiều lắm, không xuể được.Tôi xin dừng bút tại đây và mong rằng các bạn sẽ hiểu hơn về thầy cô, quý trọng những người đưa đò cho chúng ta cập bến tương lai.

~ chúc bạn học tốt ~

24 tháng 3 2019

Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp truyền thống của nhân dân Việt Nam ta, là đạo lí làm nên một phần trong cốt cách tâm hồn ta, thể hiện lối ứng nhân xử thế của con người xứ hoa sen. CHính vì vậy, ông cha ta đã đưa ra những bài học làm người vô cùng phong phú và đa dạng. ĐẠo lí " Uống nước nhớ nguồn" đa hóa thân vào tục ngữ, hóa thân vào những lời hát, câu ca, đem lại cho ta bài học nhân sinh thấm nhuần vào trái tim hàng triệu triệu con người Việt Nam ta.

 Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là gì? "Uông nước nhớ nguồn" gợi lên mối quan hệ nhân quả giữa nước và nguồn. Nguồn là nơi bắt đầu cỉa nước. Uống nước là thói quen sinh hoạt thường xuyên của con người, nhưng mỗi khi uống nước, có mấy ai nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước mát lạnh đó. Vậy, mượn hình ảnh "nước" và "nguồn", ông cha ta  đã khuyên nhủ con cháu đời saukhi hưởng những thành quả đáng quý thì phải nhớ đến công ơn mà các bậc tiền bối đã trao cho ta, đã ban tặng cho ta để tỏ lòng kính mến.

 Tương tự như vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trước mâm ngũ quả sắc mầu, trong khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng ấy, mỗi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thờ cúng thần linh tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Nén hương thơm phảng phất thắp trong ngày Tết trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn to lớn của con cháu đối với gia tiên qua năm tháng đẫ
 trở thành thuần phong mĩ tục. Trong ngày Tết Vu Lan - ngày lễ báo hiếu truyền thống của nhân dân ta, các nhà đều làm giỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân  trong dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ là lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với người đã khuất. ĐÓ là lòng biết ơn với những người đã khuất, còn những người vẫn còn đang chung sông với chúng ta thì sao? Hàng năm vào mồng 1 Tết Nguyên Đán, con cháu sinh sống ở khắp nơi trên tổ quốc đều trở về với cái nôi đầu tiên của con người magn tên "NHÀ". Ở "nhà", cháu chắt trong dòng họ sẽ làm lễ mừng thọ, thầm cầu cho ông bà sống lâu trăm tuổi, hạnh phúc mãi mãi tới cuối đời như là lời cảm ơn  tới các bậc sinh thành. Còn với cha mẹ? Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này?" " Tại sao mình lại được lớn lên và trưởng thành" hay chưa?  Đó là nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở cạnh ta ngay cả lúc ta buồn vui, san sẻ, giúp đỡ chúng ta nuôi dưỡng ước mơ để rồi sau này có đi đến phương trời nào đi nữa vẫn không thể quên cái hạnh phúc mang tên "GIA ĐÌNH". Đúng, những việc làm ấy, những biểu hiện ấy bắt nguồn từ thời rất xa xưa nhưng đến bây giờ vẫn còn được lưu truyền mãi, vẫn còn dược lưu giữ mãi bởi những bài học đạo lí nhân sinh đã hóa thân vào những câu ca dao, hóa thân vào lời ăn tiếng nói hàng ngày:

                                                " Công cha như núi Thái Sơn

                                             Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                                  Một lòng thờ mẹ kính cha

                                            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

 Như Bác Hồ đã nói: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải giữ lấy nước" Quả thực là vậy, các Vua Hùng là người đã đưa chúng ta đến mảnh đất này, mở ra đất nước Văn Lang, mở ra một kỉ nguyên mới để con cháu tiếp tục xây dựng sau này. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến mồng 10 tháng 3, con cháu ở mọi miền tổ quốc lại quây quần về mảnh đất Phú Thọ lịch sử để thắp nén nhang, thầm bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Do đó mới có câu:

                                                         " Dù ai đi ngược về xuôi

                                                     Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3

                                                           Dù ai buôn bán gần xa

                                                      Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10."

 Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với bao kẻ thù xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán, Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu người đã ra đi không trở về, xương máu đã đổ xuống để bảo vệ quyền tự do, độc lập cho tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đau cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến hi sinh cho tổ quốc. Lăng Bác Hồ ở quảng trường Ba Đình là một ví dụ rất điển hình. Những con đường, những mái trường mang tên các vị anh hùng cũng là một cách tỏ lòng biết ơn vô cùng độc đáo. Hay các " mẹ Việt Nam anh hùng", cái danh hiệu ccao quý ấy được trao tặng cho những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đời, vì nước, vì dân, những người phụ nữ đã phải chịu sự mất mát quá lớn. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên xuôi ngược khắp 63 tỉnh thành để phụng dưỡng các mẹ. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt đêm về quy nạp ở nghĩa trang liệt sĩ để yên nghỉ. Tất cả những biểu hiện ấy đều chứng minh rằng công việc báo đáp của chúng ta đang càng phát triển bởi những người hậu bối như chúng ta.

 Không chỉ báo dáp công ơn của những người trên, chúng ta còn phải biết ơn những người làm ngành giáo dục, ngành ý tế đã cống hiến cho xã hội. Chính vì thế, danh hiệu cao quý được trao tặng cho những người làm ngành nghề ấy. Hay những ngày lễ như Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11,  ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2,...

 Ngày nay, các phương tiện thông tin đã lên ngôi nhưng với tôi bài học đạo lí " Uống nước nhớ nguồn" vẫn in mãi trong lòng hàng triệ con người Việt NAm. Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới các vị tiền bối đã có công với mình? Đó là câu hỏi cho tất cả mọi người, trong đó có bạn và tôi.

6 tháng 4 2019

Mk cảm ơn cậu nha!! 

12 tháng 5 2020

Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người. Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình. Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Nhà Bác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam. Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi. Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.

13 tháng 5 2020

Ko cho chép mạng mà hỏi tui , rồi tui trả lời thì bạn cũng được coi là chép mạng thôi

30 tháng 3 2018

mk chịu

bn nên hỏi bố mẹ

k mk

30 tháng 3 2018

Đó là 1 câu tục ngữ khá quen thuộc. Theo mình thì câu này nghĩa đen ko có j` phải jải thích nữa vì cái chính là nghĩa bóng. Câu này dùng những khái niệm "giấy" và "lề" để ẩn dụ 1 điều khác (còn nếu bạn hỏi là tại sao giấy rách thì phải giữ lấy lề thì mình cũng chịu ko biết nói thế nào :D). Vì trong câu này ông bà mình lấy hình ảnh "giấy" để ẩn dụ về số phận,cuộc đời mỗi con người. Nó cũng như 1 bản lí lịch,ghj lại những j` đã xảy ra và cách ứng xử cũng như kết quả của nó trong cuộc đời họ. Trong cuộc sống, phim ảnh hay báo đài, hình ảnh tờ giấy trắng để nói về cuộc đời trong sạch của con người ta là rất phổ biến. VD như khi có ai đó phạm tội, người ta có thể nói là đã có "vết nhơ" (hoặc vết dơ,tì vết), văn hoa hơn thì có người nói là tờ giấy đã bị ố màu v..v...(có rất nhiều VD khác nữa). Còn "lề" để ẩn dụ về bản chất hay những đức tính tốt đẹp của con người. Giấy và lề luôn luôn gắn liền với nhau, song hành cùng nhau. Nhưng vì 1 lí do nào đấy mà tờ giấy đã ko còn được nguyên vẹn thì cũng phải cố gắng giữ được cái "lề". Nói cách khác thì đó là dù cho con người ta có bị sa ngã hay rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thì cũng phải cố mà giữ cho được cái gốc tốt đẹp của mình,cái "thiện" trong mỗi chúng ta vì khj sinh ra ko có ai là người xấu cả. 
Bên cạnh đó,câu tục ngữ này cũng đc dùng trong rất nhiều trường hợp với con gái. Ngoài tính chất răn dạy, nó còn mang ý nghĩa ẩn dụ của tấm thân người con gái.Nếu sự trong trắng đã không còn thì cũng vẫn phải giữ được tính nết và vẻ đẹp tâm hồn, ko đc để nó cũng bị xé rách theo tờ giấy. Các bà,các mẹ vẫn thường hay nói câu đó để dạy bảo, hướng con cháu mình vào lối suy nghĩ cũng như quan niệm đúng đắn về nhân cách con người. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng ko được làm mất điều đó. Giấy rách phải giữ lấy lề thực sự là 1 câu rất hay trong rất nhiều câu tục ngữ của kho tàng tục ngữ Việt Nam, tiêu biểu cho tính cô đọng, giàu tính biểu cảm và ý nghĩa cho ngôn ngữ Việt Nam.

20 tháng 11 2016
Có lần khi ra hiệu sách hỏi mua một cuốn: “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, tôi nghe bác chủ hàng sách nói: “ Một câu chuyện hay đấy, con hải âu thương con lắm, con người chúng ta cũng chưa thể thương con nhiều như thế.” Mang sách về nhà đọc xong rồi, nghĩ tự mình thấy câu nói của bác chủ hàng sách đúng mà cũng không đúng lắm.Đúng là vì hải âu mẹ yêu thương con thật, nhưng tôi thấy hình như đó không chỉ là câu chuyện của hải âu, đó là câu chuyện tình mẹ con của con người chúng ta đấy.Tác giả Luis Sepúlveda đã viết một câu chuyện về hải âu, về mèo mun đậm chất người.Tôi bị ám ảnh mãi cái giây phút cuối cùng, khi cô hải âu mẹ Kengah tiên liệu rằng mình sẽ không thể qua khỏi, ý thức rằng cô đã vừa thực hiện chuyến bay cuối cùng của cuộc đời chim hải âu, bản năng của người mẹ trỗi dậy mạnh mẽ, hơn bao giờ hết, cô gửi gắm quả trứng của mình cho một chú mèo hoàn toàn xa lạ với ba di nguyện . “Hãy hứa với tôi là anh sẽ không ăn trứng.””Hứa với tôi anh sẽ chăm lo cho quả trứng đến khi con chim non ra đời”.Hai lời khẩn cầu đầu tiên cũng là ước mong của chim mẹ cầu mong cho chim non được chào đời bình an.Giả dụ không có nó, biết đâu đấy quả trứng bé bỏng của cô đã trở thành món trứng ốp lết cho đàn mèo rồi đồng nghĩa với câu chuyện đến đây có lẽ cũng đã kết thúc.Ước mong cho con được bình an là mơ ước sâu thẳm nhất của tất cả các ông bố bà mẹ trên đời này.Nhưng chưa dừng lại ở đó, lời thỉnh cầu thứ ba mới thực sự sâu sắc, hải âu mẹ muốn chú chim non sau này cũng phải sống cuộc đời hải âu thực thụ- dang rộng đôi cánh bay lượn trên bầu trời rộng lớn:” Hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay.”
Nhờ một con mèo ấp trứng chim đã là kì lạ, nhờ mèo dạy hải âu bay thì càng không thể tưởng tượng nổi.Nó hoang đường đến nỗi trong một chốc mèo mun Zorba suy nghĩ đơn giản đã tưởng cô hải âu khốn khổ này không chỉ mê sảng mà còn khùng hoàn toàn rồi.Người đọc chúng ta cũng thấy rõ ràng một sự mâu thuẫn bởi đơn giản mèo thì không thể bay.Nhưng nghĩ cho cùng, tôi lại thấy hình như đó đâu phải sự điên khùng đến mất hết lí trí, tâm nguyện đó được gửi gắm xuất phát từ tình yêu từ trái tim, sự bao chở từ tấm lòng bao la một người mẹ luôn dành cho đứa con yêu dấu của mình.Đó là nhứng điều mà lẽ ra hải âu mẹ phải làm cho con, nhưng tai họa ập đến, không chống trả được, cô chấp nhận số phận của mình nhưng vẫn nuôi hi vọng cho con.Dù cơ hội có mong manh, tưởng như không thể nhưng hải âu mẹ vẫn chấp nhận đánh cuộc bởi hơn ai hết cô hiểu rất rõ đó là điều tốt nhất mẹ hải âu có thể dành cho quả trứng- đứa con chưa thành hình lúc ấy.
Và như thế, chính niềm tin được trao chọn cho chú mèo Zorba, và tình yêu to lớn của mẹ hải âu đã tạo nên cái cớ để mở đầu cho một câu chuyện tưởng như hoang đường: “ Chuyện con mèo dạy hải âu bay.” Tôi có thể chắc chắn rằng những trang sách ấy được nhà văn viết ra không chỉ để dành cho thiếu nhi, nó khiến cho những ai đã từng là thiếu nhi, đã từng là con, đã từng có mẹ và cả những người sau này sẽ là mẹ đọng lại rất nhiều suy nghĩ.Một câu chuyện giản đơn mà thật thấm thía.
Câu truyện về mẹ hải âu khép lại từ khi quả trứng lốm đốm xanh lăn ra khỏi cơ thể đẫm dầu đã cạn kiệt hơi thở của cô.Nhưng một tình yêu thương khác được nhóm lên xuyên suốt mạch truyện.
Chú mèo mun béo mập đơn tốt bụng ban đầu đơn giản chỉ vì nóng lòng muốn cứu sống hải âu mẹ nên tặc lưỡi chấp nhận ba lời thỉnh cầu dù cũng nhận ra nó khá điên khùng.Sau khi mẹ hải âu qua đời, cũng chỉ vì lời hứa, vì danh dự của một con mèo ở cảng đã thề nguyền mà mèo Zorba chấp nhận ủ ấm, che chở quả trứng sau này chính là chú chim non.Nhưng những ngày sau đó, yêu thương tự nhiên đan xen hòa lẫn với trách nhiệm và danh dự đến không thể tách bạch nổi, mèo mun đã dần trở thành một bà má “ xịn” theo đúng nghĩa đen của từ này, nó được trải qua những cảm xúc mà có lẽ một anh chàng mèo hiếm khi nào có được.Tôi tự hỏi mình Zorba là ai? Một chú mèo to lớn tỏ ra dữ dằn,dám dằn mặt, khiến hai con mèo lưu manh đường phố phải run sợ chỉ bằng một cái móng vuốt.Một anh mèo to gan dũng cảm dám một mình xông vào cái nơi ẩm thấp tối tăm nhất, thương lượng rồi đe dọa cả bầy chuột đông đảo bất chấp nguy cơ trở thành món mèo xay.Nhưng kì lạ là cũng có lúc nó biết xúc động và xấu hổ đến mức hồng lựng cả người lên khi đứng trước một chú chim non chiêm chiếp đang hướng về mình cấu một tiếng:“Má!”Những thái cực cảm xúc, những nét tính cách tưởng chừng như thật khó dung hòa đồng nhất trong cùng một chú mèo Zorba vốn đơn giản.Nhưng dưới ngòi bút tác giả, tất cả những nét tính cách ấy đã được đánh thức một cách tự nhiên như vốn dĩ nó phải như vậy.Bới đơn giản một điều chúng phải thực hiện lời hứa danh dự của mình, bảo vệ và che chở cho chú chim bé nhỏ.
Cái tên Lucky ra đời, ta tự hỏi mình là hai mẹ con nhà hải âu đã may mắn gặp được mèo Zorba rồi tiếp tục nối dài được cuộc hành trình cuộc đời hải âu hay chính mèo Zorba và những chú mèo trong cảng đã gặp may khi trở thành ông bố của một cô “ con gái” với thật nhiều trải nghiệm lẽ ra chả thể có được trong cuộc đời những con mèo dù chúng có biết hết những điều cuốn từ điển bách khoa trứ danh đồ sộ có ghi lại.
Sau bao nhiêu nỗ lực của Zorba, Lucky và cả bầy mèo, cuối cùng hải âu con đã bay được. Khi Lucky la lên ngây ngất khi sải rộng đôi cánh trên bầu trời xám xịt bao la thì những giọt nước mắt hay nước mưa đã phủ mờ đôi mắt màu vàng của con mèo mun to đùng mập ú.Chú mèo hoàn toàn xứng đang với danh hiệu một chú mèo tử tế, cao quý,một con mèo danh dự của bến cảng và cũng là một bà má “ xịn” của hải âu Lucky.
Dẫu cho mãi mãi sau này có lẽ mèo mun Zorba chẳng thể nào biết được tên thật của hải âu mẹ mà nó định cứu ngày nào nhưng nó đã thực hiện được trọn vẹn ba lời hứa với cô hải âu ấy và lời hứa tối thượng nhất: đương nhiên là “ Hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay.”Ta mãi mãi không thể quên hình ảnh hai “bà mẹ” đã bao chở hải âu con bé nhỏ với tấm lòng bao dung sâu nặng.Ngòi bút nhân văn của Luis Sepúlveda đã dệt nên câu truyện nhân văn đầy tính người.Văn không còn là văn, qua những cuốn sách ta hiểu rằng những trang văn chân chính chính là tình người,chính là cuộc đời
24 tháng 9 2018

dựa vào gợi ý mak lm nha

a. I. Mởbài
Thời gian và không gian gặp cơn mưa.
II. Thân bài
1. Những dấu hiệu ban đầu
-Trời đang sáng bỗng tối sầm lại, gió mang cái lạnh đột ngột đến, một vài hạt mưa rơi loạt soạt trên mái nhà.
Tiếng người í ới gọi trong xóm, tiếng chân chạy khẩn trương cất dọn đồ đạc, thóc lúa, quần áo.
2. Tả cơn mưa
- Hạt mưa rơi nhanh dần với tiếng động mỗi lúc một lớn.
- Mưa càng to, gió càng lớn, tiếng mưa quất vi vút.
- Tiếng sấm rền vang, thỉnh thoảng những tia chớp lóe lên với một mùi khét lẹt.
- Tiếng nước chảy ồ ồ trong các ống máng.
3. Cảnh sinh hoạt trong mưa
- Người đi đường chạy trú mưa vào các nhà, hàng quán bên đường.
- Những người không chạy kịp, bị ướt.
- Trê con dầm mình tắm mưa, thích thú chơi đùa.
4. Cơn mưa ngớt
- Trời quang hẳn ra.
- Một vài giọt mưa rơi nhẹ rồi cơn mưa ngừng hẳn.
III. Kết luận
Sau cơn mưa, trời đẹp và mát mẻ. Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

hok tốt

24 tháng 9 2018

Tôi vừa vào đến nhà thì trời chuyển cơn mưa.

Thoạt nhiên, chỉ có một vạt mây đen hiện lên ở chân trời phái Tây. Vạt mây lớn dần, chạy tới rất nhanh và chẳng mấy chốc làm thành một mảng đen kịt phía trên đầu. Một cơn gió thổi đến, làm rung động hết mọi lá cây, ngọn cỏ. Mặt đất như chợt rung mình bởi một làn hơi lạnh đột ngột giữa cái nắng trư hè.

Không kịp suy nghĩ, tôi vụt chạy ra sân, vơ vội dây quần áo đang phơi. Khắp xunh quanh bỗng vang lên những tiếng í ơi gọi nhau. Trên đường làng càng lúc càng xuât hiện nhiều bóng người chạy vội. Có cả mấy chiếc xe máy, xe đạp, người ngồi trên xe đạp nhanh, măt căng thẳng nhìn đường, cố chạy thật nhanh về nhà.

Nhưng không kịp nữa rồi! Một cơn gió lạnh đã vút qua làm xao xuyến cả mặt đất, bầu trời; trời chợt tối sầm lại rồi cùng lúc, một tiếng “rào” rất to vang khắp bốn bề. Nhìn ra trước mặt, những dòng mua chen nhau rơi xuống đất. Gió thổi mạnh hơn, như muốn bắt những hạt mưa phải bay xa, và trong cuộc vật lộn ấy, mưa rơi thành những hạt chéo góc, có lúc quằn quại, tung tóc lên.

Một làn chớp sáng dựng đứng giữa trời, xanh lè, kèm theo một tiếng nổ đinh tai và một mùi khết lẹt. Sau cái hiệu lệnh lạ lùng ấy, mưa đổ xuống như thác. Không còn là tiếng rào rào nữa mà là rầm rầm, mưa đổ xuống như thác, đổ xuống mái nhà, ngọn cây, mặt đất. Không còn nhận ra những dòng mưa, chỉ thấy nước che trước mặt. Nước ròa trên mái nhà, nước vi rút trên cây, nước chạy ào ào chảy trong ống máng nước ồ ồ đổ xuống mương, rạch.

Trên đường làng vắng hẳn người qua lại. Dưới mấy cái quán nước bên đường, người chen chúc đến mấy vòng, xe đạp, xe máy để ngổn ngang bên lề đường cho mưa dội. Người trú mưa cũng chẳng khá khô, gió đưa mưa luồn qua mái quán, làm áo quần, tóc tai họ ướt sung. Có lẽ vì thế mà trên đường, thỉnh thoảng lại có một chiếc xe vúi qua, người trên xe áo quần ướt lướt thướt sát vào thân.

Chỉ có mấy đứa trẻ là khoái, chúng đổ ra đường từ lúc mưa bắt đầu to. Chúng chạy đi chạy lại, hả hê để cho những dòng nước đổ ào xuống đầu, xuống lưng, có đứa vừa chạy vừa la hét. Vài đứa còn có sáng kiến bày trò đá bóng. Quả bóng chạy lệt sệt trong nước. Cầu thủ vừa reo vừa tranh bóng và ngã oành oạch.

Trời tự nhiên hừng sáng. Cơn mưa đang lớn bỗng nhỏ lại rồi tạnh hẳn. Chỉ còn tiếng nước tí tách trên ngọn cây và tiếng rào rào nhỏ dần trên ống máng.

Thế là cơn mưa rào đã đi qua, cũng đột ngột như khi nó đến. Bầu trời lại xanh biếc và chói sang. Từ các chỗ trú mưa, người người đổ ra đường, tiếp tục công việc. Trong các sân nhà, đồ đạc, quần áo lại được đem ra phơi trong nắng.

^-^

15 tháng 11 2018

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

15 tháng 11 2018

Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.