K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2020
I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ - Mẹ là người gần gũi với em nhất. - Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi. II. Thân bài: Tả về mẹ a) Tả hình dáng: - Dáng người tầm thước, thon gọn. - Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà. - Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên. - Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện. b) Tả tính tình, hoạt động: - Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng. - Tính tình ôn hoà, nhã nhẵn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. - Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới. - Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập. III. Kết bài Mẹ luôn tận tuỵ, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội. - Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
1 tháng 9 2017

a. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …

- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)

b. Thân bài

- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)

- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?

- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?

- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?

- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)

c. Kết bài

- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

30 tháng 11 2021

câu chuyện cảm động mà tôi sẽ kể cho bố mẹ xảy ra vào buổi học đầu tiên của lớp 7.

Tiết đầu tiên sẽ là môn Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi. Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa. Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Nghe xong, cả lớp đều rất buồn.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, cả lớp cùng nhau hồi tưởng về cô giáo cũ. Cô tên là Thu, một giáo viên trẻ. Buổi học đầu tiên, cô mặc áo dài rất xinh. Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình. Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống.

Còn nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô. Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa. Cả lớp đều nuối tiếc khi không thể nói lời tạm biệt cô.

Nhưng lời dặn dò cố gắng học tập của cô vẫn còn đó. Điều đó khiến chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập hơn.

18 tháng 4 2022

I. Mở bài

Giới thiệu cảm nhận về mẹ của mình

Gia đình của em gồm có 4 thành viên đó là bố, mẹ, chị gái và em. Vì gia đình chỉ có 2 chị em từ nhỏ đã được bố mẹ rất mực yêu thương và chiều chuộng. Trong đó, mẹ em là người phụ nữ chu toàn hết mọi việc trong gia đình, từ nội trợ, làm việc cùng bố tại công ty và còn chăm lo cho chúng em từng bữa ăn giấc ngủ. Em rất yêu thương mẹ của của mình.

II. Thân bài

a,Miêu tả về ngoại hình của mẹ em

Năm nay mẹ em 40 tuổiMẹ em có chiều cao rất cao và thân hình hơi mũm mĩm nhưng đối với em mẹ lại cực kỳ dễ thương..Mẹ em có đôi mắt bồ câu thông minh.Đôi môi của mẹ lúc nào cũng ánh lên nụ cười thân thiện.Mái tóc của mẹ màu đen nhưng cũng đã điểm lên một vài sợi tóc bạc.

b,Cảm nghĩ về tính cách của mẹ

Mẹ em là người có tính cách ít nói và hiền lành.Mẹ rất tâm lý và luôn yêu thương, quan tâm đến em.Những khi em mắc lỗi sai, mẹ luôn ân cần nhẹ nhàng khuyên bảo em.Mẹ luôn điềm tĩnh xử lý tất cả mọi việc, nên mọi thứ đều trở nên nhẹ nhàng trong tay mẹ

c,Kỉ niệm khiến em nhớ nhất về mẹ

Trong một lần em bị sốt, mẹ là người luôn bên cạnh và lo lắng cho em.Nguồn động lực lớn nhất của em là mẹ, giúp em học tập thật tốt.

d,Vai trò của mẹ

Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất của cuộc đời em, dành trọn tình yêu thương cho con cái mà không toan tính.Mẹ là nguồn động lực to lớn giúp em học tập tốt và trưởng thành hơn mỗi ngày.Những lúc em cảm thấy buồn mẹ luôn bên cạnh động viên.Mẹ là tấm gương sáng cho em noi theo.

III. Kết bài

Nêu lên Cảm nhận của em về người mẹ.

Trên đời này người phụ nữ tuyệt vời nhất trong lòng em đó chính là mẹ. Mẹ là người đã sinh thành và nuôi nấng các con nên người, dành hết tình yêu thương cho con cái. Em chỉ mong mẹ luôn khỏe mạnh vui vẻ và sống thật lâu cùng với gia đình. Con mãi yêu mẹ.

25 tháng 8 2016

Mở bài: - Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi). - Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động). 

Thân bài: - Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu). - Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại? - Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không? - Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không? - Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không? Kết bài: - Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể. - Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.


BÀI LÀMChiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.  

THAM KHẢO BÀI NÀY NHA BẠN
21 tháng 9 2016

Chép mạng

12 tháng 1 2022

ko có lớp thôi tham khảo viết về mẹ nhe s

Dàn ý Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em - Bài tham khảo 1

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn da trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

 

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cẩn thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

9 tháng 10 2016
  • Dàn ý tham khảo:
 
  1. 1. Mở bài:
- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...
 
  1. 2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)
 
  • Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
 
  • Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
 
  • Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
 
  • Biểu cảm trực tiếp:
- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…
 
  1. 3. Kết bài
- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.  
9 tháng 10 2016

1. Mở bài:

- Giới thiệu nụ cười của mẹ…
- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…
Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở...

2. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm)

Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:

- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…

- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
- Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
- Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
- Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:

- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
- Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…
- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

Biểu cảm trực tiếp:

- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

3. Kết bài

- Nhận xét về nụ cười ấy…
- Bộc lộ cảm xúc của em…
- Nêu lời hứa, ước mong…
Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ. Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Bà Huyện Thanh Quan và tác phẩm Qua đèo Ngang.

+ Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Nghi Tàm, Thăng Long.

+ Bài thơ Qua đèo Ngang tả cảnh đèo Ngang lúc ngày tàn, qua đó nhà thơ cũng thể hiện những tâm tư trong lòng mình.

Ví dụ: 

Bà Huyện Thanh Quan là một người phụ nữ tài năng và xinh đẹp, bà có một tác phẩm đặc sắc mà chúng ta đều biết tới đó là Qua đèo Ngang. Tác phẩm thể hiện cảnh đèo Ngang tuy đẹp nhưng lại rất heo hút, đồng thời thể hiện tâm trạng nhớ thương quê nhà của nhà thơ.

2. Thân bài - Chia bài làm 4 phần và phân tích nội dung của chúng

a. Hai câu đề

– Thời điểm nữ thi sĩ bước tới đèo Ngang.

– Gợi tả cảnh quan con đèo.

b. Hai câu thực

– Cuộc sống và con người nơi đèo Ngang, cảnh vật có sự đối nhau.

ADVERTISING X

– Sử dụng từ láy lom khom, lác đác làm tăng thêm sự hoang vắng, nghèo nàn của khung cảnh.

c. Hai câu luận

– Tiếng kêu quốc quốc, gia gia càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà.

 

– Sử dụng phép đối và đảo ngữ, vừa tạo hình, vừa tạo nhạc.

d. Hai câu kết

– Tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi của nữ sĩ khi dừng chân đứng lại để nhìn ngắm cảnh đèo.

– Nhận ra cái cô đơn, lẻ loi của mình giữa không gian bao la.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ chung đúc kết lại của em về bài thơ Qua đèo Ngang.

Ví dụ: 

Qua bài thơ Qua đèo Ngang ta có thể thấy được cảnh núi non hùng vĩ và hoang sơ của đèo Ngang, một cảnh đẹp của đất nước. đồng thời ta còn thấy được tình yêu quê và nỗi nhớ quê của người phụ nữ xa quê rất cô đơn và rất buồn bã.

6 tháng 12 2021

Tham khảo :

 1. Mở bài:
– Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên ngăn cách giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây cũng là một thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
– Rất nhiều thi sĩ đã làm thơ tả cảnh đèo Ngang, trong đó nổi tiếng nhất là bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
– Tác giả sáng tác bài thơ này trong dịp từ Thăng Long vào Huế để nhậm chức Cung trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ).

– Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm trạng cô đơn và hoài niệm về một thời đại phong kiến huy hoàng đã qua, không bao giờ trở lại.

2. Thân bài:
* Hai câu đề:
+ Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.
– Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.
– Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.
+ Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
– Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.
– Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.


* Hai câu thực:
+ Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
– Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.
+ Câu thứ tư: Lác đác ven sông chợ mấy nhà.
– Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.
– Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.

* Hai câu luận:
+ Câu thứ 5: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.
– Tiếng cuốc kêu khắc khoải lúc chiều buông càng làm cho không gian thêm tĩnh lặng.
– Có thể là tiếng cuốc kêu mà cũng có thể là tiếng vọng từ trong tâm tưởng hoài cổ của nữ sĩ đang nuối tiếc thời đại huy hoàng đã qua, thể hiện nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.
– Nghệ thuật đối câu (câu 5 >< câu 6) rất chỉnh, kết hợp với lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình (cuốc cuốc = quốc quốc); gia gia = quốc gia (nước nhà), tô đậm ý nghĩa tượng trưng của hai câu luận.
– Điều băn khoăn lớn nhất của nữ sĩ không ngoài chuyện của quốc gia, của thời đại.


* Hai câu kết:
+ Câu thứ 7: Dừng chân đứng lại, trời, non, nước.
– Cảnh đẹp của đèo Ngang thật hùng vĩ, khiến nữ sĩ phải đừng chân để chiêm ngưỡng, để thu nhận vẻ đẹp kì diệu ấy vào tâm hồn.
– Giữa cảnh vật và lòng người có nét tương phản: thiên nhiên cao rộng >< con người nhỏ bé.


+ Cậu thứ 8: Một mảnh tình riêng ta với ta.
– Nét tương phận càng tô đậm sự cô đơn, buồn bã trong lòng người.
– Nỗi buồn không thể san sẻ nên kết tụ lại trong lòng thành mảnh tình riêng, chỉ có ta với ta mà thôi.
– Âm hưởng, nhịp điệu câu thơ giống như một tiếng thở dài ngậm ngùi, nuối tiếc.


3. Kết bài:
– Qua đèo Ngang được đánh giá là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
– Thể thơ Đường luật sang trọng đã trở nên gần gũi, dễ hiểu bởi ngôn ngữ trong sáng và những hình ảnh dân dã, quen thuộc.
– Bài thơ có sức sống vĩnh cửu trước thời gian và trong lòng nhiều thế hệ yêu thơ.

18 tháng 10 2018

mẹ bn hay mẹ mình 

đùa thôi

18 tháng 10 2018

1.Mở bài:
-Giới thiệu nụ cười của mẹ…
-Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…

Thân bài 

* Tả vài nét về mẹ:
– Tuổi, sức khỏe
– Đảm đang, tháo vát.
– Tính tình hiền hòa, dễ mến.

* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
– Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
– Nụ cười vui,thương yêu.
– Nụ cười khuyến khích.
– Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
– Những khi vắng nụ cười của mẹ.
– Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ?

Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:
-Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)
-Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…
Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…
-Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan
-Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương
-Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui
-Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…
-Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo
-Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…
Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:
-Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm
-Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẻ…
-Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…
-Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu
-Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..
-Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…
Biểu cảm trực tiếp:
-Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…
-Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…
-Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…
-Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

. Kết bài:

  • Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ
  • Liên hệ bản thân ... lời hứa.
14 tháng 10 2016

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây...
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

14 tháng 10 2016

MB: Giới thiệu chung về loài cây, tình cảm bao chùm

TB: - Cảm nghĩ, nhận xét về vị trí, đặc điểm của cây

       - Cảm nghĩ, nhận xét về vị trí ( trong em ), vai trò của cây với mọi người và bản thân người viết

       - Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ

KB: Khẳng định lại tình cảm của người viết, lời hứa hẹn

31 tháng 7 2016

Mở bài:

- Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

. - Giới thiệu truyện mình sẽ kể

. Thân bài:

- Xác định thời gian ; địa điểm lúc xảy ra câu chuyện

- Nêu những nhân vật trong câu chuyện

- Diễn biến của câu chuyện

- Liên hệ bản thân

- Thái độ và lời khuyên của bô mẹ

Kết bài

- Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

- Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
 

31 tháng 7 2016

cảm ơn bạn nhiều nha