K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 7 2021

1. PTBD: Nghị luận

2. Đoạn trích nói về lòng tốt của cô giáo Thủy Dung với học trò

3. Tác dụng: Đoạn trích cho thấy sự thiếu thốn của các em bé, vì điều kiện khó khăn nên các em gần như chẳng có gì

4. Tác giả muốn gửi đến thông điệp: Sống phải biết yêu thương, chia se và giúp đỡ những người khó khăn hơn mình

12 tháng 7 2021

Cảm ơn b nhiều nha 

8 tháng 4 2022

a) Từ mượn là :

chặng đường tiếp theo

gặp

cuộc sống

b) Điều ở cô bé học trò khiến thầy hiệu trưởng khâm phục là:

Cô bé có đầy nghị lực , vượt lên hoàn cảnh khó khăn , thiếu thốn tình cảm của người cha trong cuộc sống gia đình để vươn lên học tập và rèn luyện tốt.

c) Thái độ và tình cảm của tác giả :

+ Là một thái độ trìu mến , thân yêu muốn gửi đến cô học trò chưa đạt điểm tốt bằng những lời lẽ thân thương , an ủi.

+ Là một tình cảm của người thầy tốt bụng an ủi , tâm sự , động viên cô học trò.

d) Vì tất cả chúng ta ai cũng đón nhận sự thành công bằng niềm vui vẻ , còn khi đón nhận thất bại chúng ta đều rất buồn bã và ưu sầu , thậm chí là suy sụp tinh thần nên....

8 tháng 4 2022

PHẦN I.

a.Những từ mượn:Chặng đường,hạnh phúc,cuộc sống

b.Điều khiến thầy khâm phục:Cô bé có nghị lực đã biết cách vượt qua những hoàn cảnh khó khăn ,thất bại

c.Tình cảm của tác giả:Thương mến,yêu quý dành cho V.A

 

20 tháng 5 2021

Câu 2: 

BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy sự to lớn và tráng lệ của mặt trời khi lặn xuống, nó to lớn và có màu đỏ như ''hòn lửa''

Câu 3:

Tham khảo nha em:

Câu cuối: ” câu hát căng buồm với gió khơi”

=>Tiếng hát cuối cùng sau một buổi ra khơi, trở về quê hương với sự vui vẻ, với những cọn cá đầy ắ thuyền, họ về với sự chiến thắng.

Câu 4:

Tham khảo nha em:

“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Chắc chắn, đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng  mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.

Thành phần biệt lập+ phép liên kết: in đậm nghiêng

 

20 tháng 5 2021

Câu 2: So sánh: "mặt trời như hòn lửa" ➩ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.

Giúp mình câu 2 phần 2 vớiPhần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)      Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nóiVầng trăng cao đêm cá lặn sao mờÔi tiếng Việt như đất cày , như lụaÓng tre ngà và mềm mại như tơ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hátKể mọi điều bằng ríu rít âm thanhNhư gió nước không thể nào nắm bắtDấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”                   ...
Đọc tiếp

Giúp mình câu 2 phần 2 với

Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm)

      Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi

 “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ 

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”

                    (Trích bài  Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ )

Câu 1.  Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ

Câu 2. Xác định chủ đề của đoạn thơ trên

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.

Câu 4. Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm gì?

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ đoạn thơ trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt

 

0
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]Không...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sau khi rời miền núi Lạng Sơn với nhiều sỏi đá, sông Thương chảy về Bắc Giang đầy những hiền hòa. Ở đây, sông chính thức định hình mình qua bao bồi, lở. Mặc năm tháng lặng trôi với bao kiếp người, sông vẫn cần cù chở nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu […]

Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau. Nối những chàng trai, cô gái Tày, Nùng hát Sli, hát Lượn đến những liền anh, liền chị hát quan họ trong ngày hội xuân. Dải lụa ấy đã chứng kiến biết bao đổi thay thời cuộc, đã ghi dấu vào những trang sử hào hùng dân tộc. Và dải lụa ấy đang nối chúng ta vào hơi thở thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dải lụa sông Thương chuẩn bị nối liền mùa đông với mùa xuân, những cành cây trơ trụi với những chồi non xanh biếc.”

(Trích Sông Thương buông dải lụa mềm, Ngô Bá Hòa, Báo Bắc Giang,

số 261, tháng 11/2022, tr. 17)

a. Sau khi rời miền núi Lạng Sơn, sông Thương đem đến những gì cho mảnh đất Bắc Giang?

b. Xác định 01 phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: Không cần trí tưởng tượng phong phú, chỉ cần yêu mến sông Thương sẽ dễ dàng nhận thấy, sông như đang buông một dải lụa mềm màu xanh mắt ngọc. Dải lụa ấy nối những mảnh đất, những nền văn hóa và con người xích lại gần nhau.

c. Từ “dải lụa” trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

e. Đoạn trích gửi đến thông điệp gì?

1
3 tháng 5 2023

a. Sông Thương đã đem đến nguồn nước ngọt lành tưới tiêu cho ruộng đồng, bờ bãi. Góp công làm nên những mùa gặt bội thu

b. Phép liên kết: phép thế (dải lụa ấy)

c. BPTT: hoán dụ

Tác dụng:

- Tránh lặp từ sông Thương gây mất hay cho câu văn.

- Thể hiện cái đẹp của sông thương mượt mà như dải lụa.

- Câu từ, ý tứ của bài văn thêm hay và đặc sắc hơn làm hấp dẫn người đọc.

e. Thông điệp:

- Hãy biết ơn tạo hóa của thiên nhiên, gìn giữ và bảo vệ môi trường.

- Trân trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên mà biết tiết kiệm, không gây ô nhiễm môi trường.

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người xưa đã dạy: Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cải đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Người xưa đã dạy: Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cải đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự hòa mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có có gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí li thay! Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. (Theo Giao tiếp đời thường. Băng Sơn)

Câu 3. (1,0điểm):Xác định đặc sắc của biện pháp tu từ và hiệu quả của nghệ thuật mang lại trong câu văn sau: “Thế mới biết, trang phục hợp văn hóa, hợp đạo đức hợp môi trường mới là trang phục đẹp"

Câu 4. (1.0 điểm) Em hãy nêu thông điệp mà em nhận được từ đoạn trích.

Em chỉ cần giúp câu 3 với câu 4 thôi

Cảm ơn!

0
giúp mình với Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con...
Đọc tiếp
giúp mình với Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ai trong chúng ta cũng có ước mơ một ngày mai thật đẹp. Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn trở ngại và thử thách bất ngờ con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người. Đó có thể là những trở ngại mà ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi có thể tự đứng thẳng trên đôi chân của mình, đôi lúc chúng như những đám mây đen kịt báo hiệu một cơn giông bão lớn đang đến, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che.. (Trích Hạt giống tâm hồn) Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn văn Câu 3. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 4, Có ý kiến cho rằng " Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ". Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
1
9 tháng 3 2023

Câu 1: PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2: Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể ( Đây là thành phần tình thái  thể hiện mức độ phỏng đoán ở mức độ sẽ xảy ra ) xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng của con người.

Câu 3: Thử thách sẽ luôn tồn tại ở hành trình của mỗi người và nó cũng sẵn sàng làm con người gục ngã bất cứ lúc nào. Chính vì thế mà chúng ta cần phải luôn sẵn sàng đối diện với những khó khăn ấy, vượt qua chúng bằng chính sự dũng cảm và khát vọng của chính mình. 

Câu 4:  Em đồng ý với quan điểm " Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ". Ước mơ nó chỉ là những khao khát, là giấc mơ của con người về tương lai, nó còn là động lực làm điểm tựa để con người phấn đấu vươn lên trên mọi giới hạn của bản thân. Thế nhưng ước mơ không thành sự thật nếu bạn chỉ nuôi dưỡng nó trong sự ảo tưởng mà không hành động. Không có thành công nào mà không được đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt. Mác nói rằng " nên biết ước mơ" còn Lênin " phải hành động". Hành động sẽ mang tính đột phá vì nó là do năng lực và quyền của bạn, và bạn xứng đáng có được thành công trong cuộc sống nếu bạn dám đánh đổi. Chính vì thế, ước mơ của bạn dù chỉ là những điều bình thường hay vĩ đại thì hãy sống hết mình để theo đuổi ước mơ và hãy hành động để ước mơ ấy được duy trì ở thực tại chứ không phải trong sự ảo tưởng. 

 
14 tháng 3 2023

sai kìa

 

I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0