K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2020

wǒ de xué xiào shì jǐng chá xué yuàn,wǒ de xué xiào hěn dà, yě hěn piāo liàng。zài xué xiào wǒ men dōu zǎo shàng qī diǎn shàng kè,shí yī diǎn xià kè,xià wǔ yī diǎn shàng kè,xià wǔ wǔ diǎn xià kè。shàng wǔ hé xià wǔ wǒ men dōu yǒu sì jié kè。wǒ men xué xiào de tú shū guǎn hěn dà, yǒu10 céng lóu。yǒu kōng de shí hòu,wǒ men xué shēng dōu qù tú shū guǎn kàn shū,huò zhě zì jǐ xué xí。zài tú shū guǎn lǐ yǒu hěn duō shū hé zá zhì, jǐng chá zá zhì,yǒu kē xué shū,yǒu bì yè lùn wén, yǒu shuò shì lùn wén,fǎ lǜ shū,wài yǔ shū。tú shū guǎn de tiáo jiàn yě hěn hǎo,xià tiān tiān qì hěn rè,wǒ men kě yǐ shǐ yòng kōng tiáo。wǒ men xué xiào yǒu liǎng bǎi duō gè jiào shì,měi gè jiào shì dōu hěn dà。zài xué xiào lǐ hái yǒu yī gè hěn dà de shí táng,zhōng wǔ wǒ men kě yǐ qù shí táng chī wǔ fàn。shí táng de fàn cài hěn hǎo chī,wǒ men dōu hěn xǐ huān。xué xiào yǒu sì gè sù shě lóu,měi gè sù shě lóu yě hěn dà,yǒu yī gè sù shě shì nǚ xué shēng de。xué xiào yǒu yī gè hěn dà de tǐ yù guǎn,zài tǐ yù guǎn lǐ yǒu yī gè hěn dà de yóu yǒng chí,wǒ men kě yǐ zài nà r xué wǔ shù,xué yóu yǒng,cān jiā yī xiē tǐ yù huó dòng。zài tǐ yù guǎn hé jiào shì lóu de zhōng jiān shì yī gè dà guǎng cháng。wǒ hěn ài wǒ de jǐng chá xué yuàn。xiè xiè lǎo shī de guān zhù。

Dịch nghĩa

Trường của tôi là học viện cảnh sát, trường của tôi rất lớn, cũn rất đẹp. Ở trường chúng tôi đều 7 giờ lên lớp, mười một giờ tan học. Chiều một giờ lên lớp, 5 giờ chiều tan học. Sáng và chiều chúng tôi đều có 4 tiết học. Trường chúng tôi có một thư viện rất lớn,có 10 tầng. Khi rảnh rỗi, học sinh đều đi thư viện đọc sách hoặc tự học . Tại thư viện có rất nhiều sách và tạp chí, có tạp chí cảnh sát, có sách khoa học, luận văn tốt nghiệp, sách pháp luật, sách ngoại ngữ. Điều kiện của thư viện rất tốt, mùa hè thời tiết rất nóng, chúng tôi có thể sử dụng điều hòa. Trường chúng tôi có có hơn 200 phòng học, mỗi phòng học đều rất to. Trong trường còn có một nhà ăn rất to, buổi trưa chúng tôi có thể đi nhà ăn ăn cơm trưa. Cơm và đồ ăn của nhà ăn rất ngon, chúng tôi đều rất thích. Trường có 4 lầu kí túc xá, mỗi lầu kí túc xá đều rất lớn, có một lầu kí túc xá là của nữ. Trường còn có một nhà thi đấu, trong nhà thi đấu có một bể bơi, chúng tôi có thể đến đó để học võ, học bơi, tham gia một số hoạt động thể thao. Ở giữa nhà thi đấu và khu lớp học còn có một quảng trường. Tôi rất yêu Học viện cảnh sát của tôi. Cảm ơn sự quan tâm của các thầy cô.

3 tháng 1 2020

_Chữ hán_

坐在一所中学椅子上逃跑了四年多。也许是这样,这所学校对我已经变得极为熟悉。

从道路到学校要经过很短的路,道路的两侧是两排遮荫的树木,使这条道路始终通风。每当有微风来回吹拂时,树木就像它们在跳舞一样颤抖,看起来非常幸福。再往学校大门走一点。高耸的大门像友好的巨人一样在她的眼前出现,伸出双臂欢迎学生。

我的学校院子里全都铺着红砖。在校园里,有很多树荫:紫色的紫薇树是院子的一角,红色的凤凰树像燃烧的火炬,...周围还散布着美丽的小花盆。学校院子里也开着五颜六色的花。我学校共有二十个教室,每个班级都配备了现代化的设备,可以最好地服务于学生的学习和培训。

所有的墙壁都被漆成金色,像阳光一样,营造出既明亮又温暖的感觉,让学生熟悉。教室的所有门(包括门和窗)均由玻璃制成,以减少热量并使进入教室的光最大化,以供学生学习。

我真的很爱我的学校。从现在开始,无论我去哪里和做什么,我都会永远记住这所心爱的学校

_Phiên âm_

Zuò zài yī suǒ zhōngxué yǐzi shàng táopǎole sì nián duō. Yěxǔ shì zhèyàng, zhè suǒ xué jiào duì wǒ yǐjīng biàn dé jíwéi shúxī. Cóng dàolù dào xuéxiào yào jīngguò hěn duǎn de lù, dàolù de liǎng cè shì liǎng pái zhē yīn de shùmù, shǐ zhè tiáo dàolù shǐzhōng tōngfēng. Měi dāng yǒu wéifēng láihuí chuīfú shí, shùmù jiù xiàng tāmen zài tiàowǔ yīyàng chàndǒu, kàn qǐlái fēicháng xìngfú. Zài wǎng xuéxiào dàmén zǒu yīdiǎn. Gāosǒng de dàmén xiàng yǒuhǎo de jùrén yīyàng zài tā de yǎnqián chūxiàn, shēn chū shuāng bì huānyíng xuéshēng. Wǒ de xuéxiào yuànzi lǐ quándōu pùzhe hóng zhuān. Zài xiàoyuán lǐ, yǒu hěnduō shù yīn: Zǐsè de zǐwēi shù shì yuànzi de yījiǎo, hóngsè de fènghuáng shù xiàng ránshāo de huǒjù,... Zhōuwéi hái sànbùzhe měilì de xiǎo huā pén. Xuéxiào yuànzi lǐ yě kāizhe wǔyánliùsè de huā. Wǒ xuéxiào gòngyǒu èrshí gè jiàoshì, měi gè bānjí dōu pèibèile xiàndàihuà de shèbèi, kěyǐ zuì hǎo de fúwù yú xuéshēng de xuéxí hé péixùn. Suǒyǒu de qiángbì dōu bèi qī chéng jīnsè, xiàng yángguāng yīyàng, yíngzào chū jì míngliàng yòu wēnnuǎn de gǎnjué, ràng xuéshēng shúxī. Jiàoshì de suǒyǒu mén (bāokuò mén hé chuāng) jūn yóu bōlí zhì chéng, yǐ jiǎnshǎo rèliàng bìng shǐ jìnrù jiàoshì de guāng zuìdà huà, yǐ gōng xuéshēng xuéxí. Wǒ zhēn de hěn ài wǒ de xuéxiào. Cóng xiànzài kāishǐ, wúlùn wǒ qù nǎlǐ hé zuò shénme, wǒ dūhuì yǒngyuǎn jì zhù zhè suǒ xīn'ài de xuéxiào.

_Dịch_

Thấm thoắt dã hơn bốn năm ngồi tren chiếc ghế trường trung học cơ sở. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.

Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.

Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.

Trong cuộc đời của mỗi con người sẽ có những khoảnh khắc thật sự có ý nghĩa. Bước vào mái trường cấp III, với bao nhiêu là niềm vui của tuổi học trò, khoảng thời gian thướt tha bên tà áo dài trắng, tung bay cùng những kỉ niệm thân thương với bạn bè và thầy cô. Và … khoảnh khắc đó, có lẽ chính là lúc này đây, khi mà tôi đặt chân bước vào ngôi trường Võ Thị Sáu.

Võ Thị Sáu- một nữ anh hùng tuổi 16 đầy mơ mộng, 1 cô gái rất trẻ, trong trắng, sống rất lạc quan nhưng có tinh thần dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Đó là tên của ngôi trường thân thương sẽ gắn bó với tôi trong suốt quãng thời gian học cấp III này. Võ Thị Sáu là một ngôi trường có lịch sử khá lâu đời, với khoảng sân rộng rãi, hàng cây xanh mát, ngôi trường tuy có chút cổ xưa nhưng vẫn mang lại cho học sinh chúng tôi một cảm giác thoải mái và thân quen.

Ở ngôi trường này, các thầy các cô như là những người cha người mẹ, thật vậy, có nhiều lúc nhờ sự động viên và nhiệt tình của thầy cô làm cho bao nhiêu áp lực, mệt mỏi của việc học tập gần như tan biến. Được làm quen với trường ngay từ những tháng hè, tôi đã có dịp tìm hiểu đôi nét về nơi đây. Vậy nhưng, sao hôm nay tôi có cảm giác lạ quá! Trong lòng tôi, lâng lâng đến khó tả, chắc vì đây là lần đầu tiên tôi được mặc áo dài trắng, ra dáng một nữ sinh cấp III với bao nhiêu là kỉ niệm sẽ còn đợi tôi trong khoảng thời gian tới. Đúng rồi… Vì hôm nay là ngày khai trường, hôm nay là ngày đầu tiên chính thức bắt đầu cho 3 năm học cấp III của tôi. “ Ôi! Cái cảm giác thân quen này, xen lẫn chút hồi hộp, bỡ ngỡ. Thân quen vì được trở lại với trang sách, con chữ, hồi hộp vì từ nay chặng đường học sinh của tôi sẽ bước qua 1 ngưỡng cửa mới. “

Tôi cứ ngỡ, lên cấp III áp lực học tập nặng nề sẽ làm tan đi hết những tiếng cười trong trẻo, những nụ cười hồn nhiên nhưng không, tôi đã lầm. Đến với mái trường Võ Thị Sáu sẽ là một trang mới trong kí ức học sinh của tôi. Từ ánh mắt, nụ cười, từng lời dặn, những cử chỉ hỏi han, quan tâm của các thầy các cô ở đây làm lòng tôi như ấm lại, tôi chợt nhớ đến cái cách mà các thầy các cô cầm tay từng học trò của mình để nắn nón từng nét chữ như hồi còn cấp I.

Tôi may mắn vì được học vào lớp chuyên, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi còn khá trẻ, giọng cô ấm, lời nói nhẹ nhàng và đặc biệt là : như những thầy cô khác, cô có một tấm lòng, một lòng nhiệt thành với các học sinh của mình. Bạn bè ở đây, cho dù chỉ là những người bạn không quen, chỉ mới tiếp xúc với nhau trong vài buổi sinh hoạt nhưng tôi có cảm giác thân thuộc như là anh em trong gia đình của mình. Họ- Những học sinh của ngôi trường mang tên Võ Thị Sáu này, và đặc biệt là những anh, em trong tập thể lớp 10A8 của tôi luôn mang đến cho nhau tiếng cười, họ đến với nhau bằng tất cả lòng chân thành, không ích kỉ, nhỏ nhen và điều quan trọng nhất là : chúng tôi sẽ đoàn kết bên nhau để vượt qua những khó khăn không chỉ trong ba năm học mà còn cả chặng đường tương lai phía trước.

Chỉ ngay trong những buổi sinh hoạt đầu tiên, tôi đã nhận ra ngay đây thật sự là một ngôi nhà chung, một tập thể vô cùng đoàn kết không những trong phạm vi lớp học mà là toàn trường. Các bạn cùng giúp nhau tiến bộ, các thầy cô nhiệt tình chỉ dẫn cho các bạn từng li từng tí một. Trong một tương lai không xa, tôi tin chắc rằng trường Trung học Phổ thông Võ Thị Sáu sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, ngày càng phát huy được truyền thống “ dạy tốt học tốt “ vốn có của trường.

Và, còn có một điều mà tôi có thể chắc chắn đó là : Ngôi trường này sẽ là cái nôi chắp cánh cho tất cả học sinh chúng tôi bay vào tương lai đang rộng mở phía trước.

Mai này, khi xa rồi có ai còn nhớ đến mái trường thân thương cũng như kỉ niệm của những ngày đầu tiên bước vào nơi đây. Thời gian không bao giờ là ngừng trôi, vì vậy chúng ta phải giữ thật chặt không chỉ hiện tại mà là cả con đường tương lai phía trước.

8 tháng 9 2019

1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!

2) Thân bài:

a) - Cảm xúc khi làm lễ khi giảng

- Bạn mơi chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!

(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)

b) - miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.

- thầy cô như thế nào?

- tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)

- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.

3) Kết bài: khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!

Cảm nghĩ ngày đầu tiên bước chân vào trường THPT - Số 1

Thời gian qua chẳng nói với hàng me
Ta cũng vô tình lật từng trang vở
Khi hoa gạo hết thời rực rỡ
Ta chợt hiểu mình đánh mất thời gian

Không biết hai khổ thơ trên đã đi vào tâm trí tôi tự lúc nào mà mỗi lần chứng kiến học sinh lớp 10 nhập học tôi lại bâng khuâng nhớ về mình của 2 năm trước đây. Cảm xúc của ai cũng vậy, khi đứng trước cánh cổng trường, ai cũng cảm thấy trăn trở, lo lắng cho những gì sắp đến.

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng sẽ có riêng cho mình những khoảnh khắc khó quên của cuộc đời. Và đối với tôi cũng vậy, những ngày tháng chia tay với mái trường cũ để bước vào ngôi trường mới – một cánh cửa mới của cuộc đời thật sự là giây phút khó quên.

Chia tay với chiếc khăn quàng đỏ, với ngôi trường THCS, ngưỡng cửa trường THPT đã đến, một cảm giác bồi hồi, mới lạ tràn về trong tôi: Tôi ngỡ như mình được trở về với những ngày đầu bước vào lớp 1, ngỡ như những ngày đầu bước vào cánh cổng trường THCS. Cái cảm giác ấy vẫn khó tả như ngày nào!

Tháng 8 – tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu – tháng mà những chùm phượng vĩ chỉ còn thưa thớt vài nhánh nở muộn và cũng là tháng đầu tiên tôi bước vào trường THPT với những bài học đầu tiên.

Cánh cửa THPT đã mở ra sau ba tháng hè ôn luyện. Nơi đây với tôi xa lạ hoàn toàn. Mọi thứ quả thật đều rất mới từ quang cảnh, ngôi trường và cả những con người: trường mới, bạn mới, thày cô mới, cách học mới và cả một môi trường mới, thế nhưng tất cả lại lưu lại cho tôi những kí ức đẹp về buổi đầu. Tôi sẽ phải thích nghi dần, làm quen dần vì ba năm ở đây gần như sẽ quyết định cuộc đời tôi. Đây sẽ là quãng đường thật sự gian nan thử thách.

Ngày đầu tiên đến trường đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái, theo sự thông báo của nhà trường tôi đã chuẩn bị mọi thứ cần thiết. Nhưng trong lòng tôi vẫn cứ xôn xao một cảm xúc khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới. Trong những năm học trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,… in đậm bao kỉ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa trường THPT - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang với không gian thoáng đãng. Từ cổng trường dẫn vào các dãy nhà ba tầng uy nghi là con đường trải bê tông nhẵn nhụi. Nào là hàng cây, cột cờ, phòng học,… thu vào tầm mắt tôi khiến lòng tôi dấy lên bao cảm xúc ngỡ ngàng và vui sướng.

Sau đó, chúng tôi được phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao mình có thể học cùng với các bạn cũ. Nhưng trong lớp tôi hoàn toàn là những người bạn xa lạ. “Nhưng dần dần mình cũng sẽ quen với các bạn ấy thôi”- tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Hình ảnh của cô làm tôi nhớ về cô giáo chủ nhiệm hồi lớp 9. Vẫn dàng người thon thả, đôi mắt hiền từ. Chính hình ảnh đó của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng. Những lời đầu tiên cô nói là những lời dạy bảo ân cần về ý thức trách nhiệm đối với bản thân, với trường, với lớp trong học tập cũng như rèn luyện trong những năm học THPT. Đó là bài học đầu tiên tôi nhận được ở ngôi trường mới này.

Ấn tượng nhất trong lòng tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục áo trắng quần sẫm màu, tôi ra dáng là một nữ sinh THPT thực sự. Tôi cảm thấy mình như người lớn hẳn lên. Tiếng trống trường do thày hiệu trưởng gióng lên như vội vã thúc giục chúng tôi học thật tốt. Tôi biết từ lúc đó tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới.

Trước đây khi còn nhỏ, tôi đã từng mơ ước được trở thành học sinh THPT, giờ đây ước mơ ấy đã thành hiện thực. Được mặc đồng phục mới mà trước đây tôi chưa từng mặc, ngồi gần những người bạn mới mà trước đây tôi chưa từng quen và học những thày cô giáo mà bây giờ tôi mới biết đến. Khi giấc mơ bé nhỏ đã thành hiện thực thì trong tôi lại nhen nhóm, ấp ủ những ước mơ hoài bão lớn hơn( tốt nghiệp THPT, thi đỗ đại học …). Những cảm xúc khó tả lại trào dâng xen lẫn niềm vui nhưng hòa vào đó là nỗi nhớ. Vui vì tôi đã như trưởng thành hơn và biết thêm được nhiều điều mới mẻ từ những bài học mới, thày cô mới, những người bạn mới…. Những hình ảnh thày cũ, trường xưa cứ dâng trào trong tôi, và cả những lời khuyên, những lời chúc chân thành của mọi người dành cho tôi vào ngày thi THPT.

Nhưng thời gian có bao giờ dừng lại, nó sẽ lặng lẽ trôi, trôi mãi không bao giờ ngừng. Và tôi sẽ phải cố gắng để nắm giữ từng giây từng phút ấy. Phải biết tận dụng quãng thời gian 3 năm tuy ít ỏi nhưng vô cùng quan trọng để phấn đấu. Được học trong một ngôi trường THPT có bề dày truyền thống và thành tích, bản thân tôi có biết bao niềm vui sướng và tự hào xen lẫn cả nỗi lo lắng. Nhưng điều quan trọng đối với tôi lúc này là tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện tốt sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.

Ngôi trường này- Trường THPT Trần Hưng Đạo- là nơi tôi chỉ “dừng chân” lại ba năm học- ba năm tuy không phải là quãng thời gian dài nhưng cũng đủ để chúng tôi lưu giữ những kỉ niệm đẹp về ngôi trường này, về những người bạn và thày cô nơi đây. Và có lẽ sẽ không bao giờ tôi quên được những ngày này- những ngày đầu tiên tôi bước vào trường THPT – những ngày giữa tháng 8 êm dịu.

#Châu's ngốc

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc lại các văn bản đã học để tổng hợp kiến thức.

- Dựa vào kiến thức về người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba để hoàn thành bảng trên.

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Người kể chuyện thứ nhất

Người kể chuyện thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể chuyện xưng “tôi”

Người kể chuyện giấu mình, không xưng “tôi”

Chức năng của lời kể

Có tác động chủ quan đến câu chuyện

Tác động khách quan đến câu chuyện

Khả năng bao quát điểm nhìn

Khả năng bao quát không rộng, câu chuyện mang tính chủ quan nhiều hơn

Khả năng bao quát rộng, câu chuyện mang tính khách quan hơn

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, mà chỉ là nghe và kể lại

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cao cho người đoc, khả năng tác động cao

Mang lại độ tin cậy không cao, khả năng tác động thấp

8 tháng 3 2023

:

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể chuyện xưng “tôi” hoặc hình thức tự xưng tương đương

Người kể chuyện ẩn danh, chỉ được nhận biết qua lời kể

Chức năng của lời kể

Kể, tả, bình luận, khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá trực tiếp đối với sự việc, nhân vật.

Kể, tả, bình luận, khắc họa bối cảnh, thời gian, không gian, miêu tả sự việc, nhân vật, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá gián tiếp đối với sự việc, nhân vật.

Khả năng bao quát của điểm nhìn

Thường không thể biết hết mọi chuyện (người kể chuyện hạn tri)

Thường biết hết mọi chuyện (người kể chuyện toàn tri)

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Nhân vật chính, nhân vật phụ, người chứng kiến, người kể lại câu chuyện được nghe từ người khác…

Không trực tiếp xuất hiện trong truyện như một nhân vật, không tham gia vào mạch vận động của cốt truyện

Khả năng tác động đến người đọc

Tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.

Tác động đến lý trí của người đọc, có thể định hướng người đọc trong việc cắt nghĩa, đánh giá sự kiện, nhân vật

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu nhận biết

Người kể xưng “tôi”

Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật

Chức năng của lời kể

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của người kể

Đánh giá khách quan sự việc

Khả năng bao quát của điểm nhìn

Khả năng bao quát xoay quanh nhân vật “tôi”

Khả năng bao quát rộng, toàn bộ câu chuyện

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, là người ngoài cuộc

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cho người đọc, khả năng tác động cao

Mang lại tính khách quan cho người đọc

5 tháng 11 2019

Chọn đáp án: B

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn

6 tháng 6 2016
 Lòng yêu nước trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kínhPhạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.

Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :

Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói : 

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng - trắc.

Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.

Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo : 

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế. 

Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
6 tháng 6 2016

Xin lỗi, mình k đọc kĩ đề là có 2 tác phẩm, bài này chuẩn hơn nè leuleu

Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này. 

Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại. 

Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. 

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. 

Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào ! 
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả: 

Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung...” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này ! 

Không có kính rồi xe không có đèn, 
Không có mui xe, thùng xe có xước

Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX. 

Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam - những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: 

Ung dung buồng lái ta ngồi 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm: 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa như ùa vào buồng lái

Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận được một cách rõ ràng, mãnh liệt... Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: 

Không có kính, ừ thì có bụi, 
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. 

Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường. 

Những chiếc xe từ trong bom rơi 
Đã về đây họp thành tiểu đội 
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới 
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 

Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ. 

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: 
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong. 

Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế. 

Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.

Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”. 

Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống. 

Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy). 

Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô... Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa. 

Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng. 

Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”. 

Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. 

“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được ! 

Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong. 

Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc khổ thơ 3.

- Nêu suy nghĩ của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Khi đọc khổ thơ này, những kí ức về mái trường cũ chợt ùa về trong trí nhớ tôi. Đó là lớp học với biết bao kỉ niệm gắn bó cùng thầy cô, bạn bè, bảng đen, sân trường,... Quãng thời gian ấy thật vui tươi, hồn nhiên, trong sáng mà mỗi lần nhớ đến, con người ta lại dâng lên một niềm xúc cảm khó quên.

7 tháng 5 2023

     Khi đọc khổ thơ này, những kí ức về mái trường cũ chợt ùa về trong trí nhớ tôi. Đó là lớp học với biết bao kỉ niệm gắn bó cùng thầy cô, bạn bè, bảng đen, sân trường,... Quãng thời gian ấy thật vui tươi, hồn nhiên, trong sáng mà mỗi lần nhớ đến, con người ta lại dâng lên một niềm xúc cảm khó quên.