K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

huhu

22 tháng 12 2021

làm cho buổi trưa thêm xao động bớt mệt mỏi khơi dậy về tuổi thơ của người chiến sĩ

22 tháng 12 2021

c.vì tiếng gà gắn liền với rất nhiều kỉ niệm của người chiến sĩ, đặc biệt là kỉ niệm về người bà của anh. tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm với nhau một cách thật hợp lí: Tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc.

2 tháng 2 2023

đây ko phải văn nghị luận thì tìm lý lẽ bằng chứng làm j hả bạn

 

2 tháng 2 2023

mình cũng thấy văn bản này có nghị luận chút thật nhưng ko có dẫn chứng đâu ạ.

19 tháng 11 2023

1.Phụ mẫu thật lương thiện.

2.Nam quốc sơn hà luôn hùng vĩ,bất khuất như con người Việt Nam.

3.Đồng bào ta có nhiều truyền thống tốt đẹp cần được lưu truyền lại cho đời sau. 

22 tháng 9 2016

 Bố mẹ đã dạy con bài học đầu tiên là phải biết quý trọng tình người vì "Con ơi! Thương người như thế thương thân. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Sống trên đời cần có một tấm lòng". Bài học đó con vẫn chưa ghi tạc hết, trong cơn mưa tầm ta, giúp một đứa trẻ qua con hoạn nạn con mới thấy tình người thật đáng cao quý biết bao. Trong con giờ đây, câu chuyện của người hôm qua vẫn còn nguyên vẹn. 

Hôm ấy, như mọi lần, con lại tung tăng chân sáo tới trường. Từng cơn gió nhẹ nhàng lướt qua tôi mạng lại không khí se lạnh của mùa đông, tạo nên âm thanh huyền diệu; tiếng cây xào xạc, tiếng áo người đi xe phần phật... Nghê sao mà giống tiếng hát mượt mà của chị gió đang dẫn đường cho bác mùa đông già nua khó tính. Trong cảnh sắt mờ hơi sướng ấy, không khí trong lành đến lạ thường. Con đang nghĩ bầu trời hôm nay sao đẹp đến thế thì bỗng có tiếng khóc thút thit ở đâu đó lọt vào "giác quan thứ sáu" của con. Nhìn quanh quẩn cuối cùng cũng thấy một em bé khoảng 5, 6 tuổi đang đứng khóc một mình. Con nghĩ ngay "Chắc em bé này bị lạc". Không chần chừ, con tiếng tới gần em, hỏi: 
- Em bị lạc mẹ à? 
Em bé vừa khóc nất lên, vừa nghẹn ngào: 
- Chị ơi... mẹ em... em muốn mẹ... Hic... hic... mẹ ơi....! 
Con nhẹ nhàng vuốt tay lên mái tóc em, dỗ dành: 
- Thế chị dần em đi tìm mẹ nhé! 
Em bé không nói, chỉ khẻ gật đầu, tay gạt nước mắt. Con mĩm cười thân thiện, rút khăn ra đưa cho em: 
- Uhm, ngoan lắm! Năm tay chị đi thôi nào! 
Em bé đáp hồn nhiên: 
- Vâng ạ! 
Đi được một đoạn bỗng con khựng lại "Thôi chết, còn 15 phút nữa vô lớp rồi biết. Làm sao bây giờ?" Con đắng đo suy nghĩ: nên để em bé ở lại đây hay là tiếp tục dẫn em bé đi tìm mẹ... Nhưng cuối cùng con cũng có cách. Con dẫn em bé đến đồn công an để các chú giúp tôi tìm mẹ của em. Trên đường đi, con nghĩ thầm " Nếu có trễ vài phút chắc là không sao đây! Mình báo với cô lại sự việc là được!" Tới đồn: 
- Có chuyện gì vậy cháu bé? 
- Dạ, có em bé này bị lạc mẹ ạ! 
- Cháu gặp em bé này ở đâu? 
- Dạ, cháu gặp em bé ở đường đến trường cháu - Trường THSC Nguyễn Thái Bình ạ! 
Chú công an ngạc nhiên: 
- Ủa, vậy người phụ nữ lúc nãy là mẹ của em bé này rồi! Lời khai của cháu trùng với lời khai của người phụ nữ đó mà. Thôi được rồi, chú sẽ thông báo lại để em bé này về với mẹ - chú ông an xoa đầu em bé. 
- Dạ vâng! Thôi cháu chào chú ạ! - Con vội chạy đến lớp cho kịp giờ học. 

Bố mẹ ơi! Con đã làm được việc giúp ích cho đời rồi đấy. Con sẽ ghi lồng tạc dạ lời dạy của bố mẹ. Con hứa sẽ làm những việc tốt nữa. Đễ không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ!....

22 tháng 9 2016

 

Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa.

Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu. Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ:

- Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy?

Cậu bé lí nhí trả lời:

- Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7A7.

Thầy lại hỏi:

- Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại?

Cậu học trò đáp:

- Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú.

- Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à?

- Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ.

Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói:

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quí. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia?

Tài cười nói:

- Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn.

Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó.

Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí.

  • Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

  • Ai đưa con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng bay ra.

  • Anh về học lấy chữ hương,

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

  • Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

  • Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

  • Anh đi anh nhớ non buồi

Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh

  • Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

  • Ai về Hà Tĩnh thì về,

Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.

  • Ai về Tuy Phước ăn nem,

Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.

  • Ai về đến huyện Đông Anh,

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.

Cổ Loa hình ốc khác thường,

Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.

  • Anh hùng là anh hùng rơm,

Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

  • Ai về tôi gửi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

  • Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

  • Ai về Nhượng Bạn thì về,

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

  • Anh ơi! Cố chí canh nông

Chín phần ta cũng dự trong tám phần

Hay gì để ruộng mà ngăn,

Làm ruộng lấy lúa,chăn tằm lấy tơ.

C

  • Cây cao thì gió càng lay ,

Càng cao danh vọng càng đầy gian nan.

  • Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

D

  • Dã tràng se cát biển đông,

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

  • Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

  • Dạy con từ thuở còn thơ,

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

  • Dù em con bế con bồng,

Thi đua yêu nước quyết không lơ là.

  • Dù ai đi ngược về xuôi,

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

  • Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

  • Dao cau rọc lá trầu vàng

Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa.

  • Ai về đến huyện Sa Pa

Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương

Đ

  • Đi cho biết đó biết đây,

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

  • Con gái nói có là không,

Nói yêu là ghét, nói buồn là vui.

  • Đàn ông đi biển có đôi,

Đàn bà đi biển mồ côi một mình.

  • Đời người có một gang tay,

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

  • Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,

Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông.

  • Đa tình thì vướng nợ tình,

Trách người đã vậy, trách mình sao đây !

  • Đã cam quấn quít má đào,

Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng.

  • Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?

Buồn trông chênh chếch sao Mai.

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

  • Đôi ta bắt gặp nhau đây,

Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.

  • Đôi ta như tượng mới tô,

Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.

  • Đôi ta như lửa mới nhen,

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

  • Đôi ta như rắn liu điu,

Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.

  • Đôi ta như ruộng năm sào,

Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?

  • Đôi ta như thể đồng tiền,

Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.

  • Đôi ta như thể con bài,

Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao

Đôi ta như đá với dao,

Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.

  • Đôi ta như ngãi Phan Trần,

Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.

  • Đôi ta như rượu với nem,

Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.

  • Đôi ta như lúa đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Đôi ta như chỉ xe ba,

Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.

  • Đêm nằm lưng chẳng tới giường,

Trông cho mau sáng ra đường gặp em.

  • Đi ngang thấy ngọn đèn chong chóng,

Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.

  • Đường dài ngựa chạy biệt tăm,

Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.

  • Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng,

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

  • Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:

Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

  • Đói lòng ăn nửa trái sim,

Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Người thương, ơi hỡi, người thương,

Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.

  • Đôi ta cùng bạn chăn trâu,

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.

Bao giờ cho gạo bén sang,

Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.

  • Đường xa thì thật là xa,

Mượn mình làm mối cho ta một người.

Một người mười tám đôi mươi,

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

  • Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  • Đêm qua vật đổi sao dời,

Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.

  • Đêm qua trời sáng trăng rằm,

Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền,

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh em những mơ màng,

Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,

Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,

Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,

Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,

Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

  • Đợi chờ trúc ở với mai,

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.

  • Đi qua nghiêng nón, cúi lưng,

Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người.

  • Đôi ta thương mãi nhớ lâu,

Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm.

  • Đấy, đây xứng đáng cũng vừa,

Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao.

  • Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,

Khoai lang ngâm, ngọn mía cũng giâm.

Củi kia chen lẫn với trầm,

Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ em!

  • Đi đâu bỏ nhện giăng mùng,

Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu!

  • Đại Hoàng phong cảnh hữu tình,

Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài.

  • Đố ai lặn xuống vực sâu,

Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

  • Đố ai bắt chạch đằng đuôi,

Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.

  • Đố ai biết đá mấy hòn,

Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.

  • Đố ai lượm đá quăng trời,

Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.

  • Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ,

Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm.

Tháng tư mua nứa đan thuyền,

Tháng năm tháng sáu gặt miền ruộng chiêm.

  • Đố ai tát bể Đông Khê,

Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm.

  • Đông Thành là mẹ là cha,

Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.

  • Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Nghệ thì vô!

  • Đường lên Mường Lễ bao xa?

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.

  • Đường lên xứ Lạng bao l

  • sai sửa

24 tháng 9 2019

Tham khảo vài câu nhé bạn:

+ Thương thay cho gái quạt mồ

 Ghét thay cho gái lấy vồ đập săng.

+ Thương thay cho phận con rùa

 Ở đình đội hạc, ở chùa đội bia.

+ Thương thay con cuốc giữa trời

 Dẫu kêu ra máu có người nào hay

  Thương thay hạc lánh đường mây

 Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

~Std well~

28 tháng 11 2021

Tham khảo!

 Qua ngôn ngữ trang nhã và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật hiệu quả, ta cũng hình dung được quang cảnh Đèo Ngang trong bài thơ cùng tên của bà Huyện Thanh Quan, câu thơ đầu cho ta mường tượng ra khung cảnh lãng mạng pha chút buồn khi mặt trời bắt đầu xuống núi, qua con mắt của thơ ca của nữ thi sĩ, hiện lên trước mắt ta là cảnh tượng ánh sáng đang dần lịm đi dưới sự sâm lấn của màn đêm, khoảnh khắc giao thừa giữa ngày và đêm, dưới cái yếu ớt, khung cảnh Đèo Ngang vẫn hiện lên đầy sức hoang dã. Có cây rậm rạp, um tùm, xanh tốt và sức sống mãnh liệt. Sau khi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tác giả lại phóng tầm mắt ra xa. Ta vô cùng ngạc nhiên với sự thưa thớt, ít ỏi, heo hút của con  người nơi đây. Trong không gian heo hút, vắng vẻ, văng vẳng đâu đây tiếng chim cuốc và đa đa khắc khoải. Đèo  ngang thật đẹp, cái vẻ đẹp kỳ vỹ, hoang dã, ít có dấu hiệu của sự sống con người. Nhưng đằng sau cái đẹp ấy, ta thấy phảng phất đâu đây nỗi buồn sâu thẳm của người lữ khách. Trong không gian bao la, rộng lớn của đất trời, có một nỗi buồn nhỏ bé không biết ngỏ cùng ai.

 

28 tháng 11 2021

Tham khảo:

“Qua Đèo Ngang” là một tác phẩm nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà lên đường đến huyện Phú Xuân đi Qua Đèo Ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lên rõ nét.

Mở đầu bài thơ là hai câu đề:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá đá chen hoa”

Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào xế tà tức là trời đã quá buổi chiều và đang chuyển sang tối. Đối với một vùng hoang sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây? Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao nhìn xuống.

Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơ khiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đã chiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấy rất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng con người nhuốm màu sang cảnh vật.

Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tang thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ được hiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sự sống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chật chội của hoa lá phải chen chúc nhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn? Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm cho người đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnh đẹp cỏ cây hoa đá, lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm một hình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiện một hình ảnh:

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

 

Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ "lom khom" khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thê lương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ "vài" nhưng lại rất thần tình tinh tế trong tả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến một hình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bà huyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác, chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng người mua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lên tiếng kêu của loài chim quốc quốc, chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng là Tổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó? Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩ về nước non về gia đình.

“Dừng chân ngắm lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ "dừng chân ngắm lại" thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang, tác giả nhìn xa nhìn gần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗi nhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhà thơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình "một mảnh tình riêng ta với ta". Tác giả đã lấy cái bao la của đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé "một mảnh tình riêng" của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của người lữ khách trên đường đi Qua Đèo Ngang.

Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấy được tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi Qua Đèo Ngang. Đó là khúc tâm tình của triệu là bài thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc.