K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.a) Tẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường. (Theo Xuân Diệu)b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía...
Đọc tiếp

Hãy phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn sau.

a) Tẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình… Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.

 

(Theo Xuân Diệu)

b) Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lâó lánh.

(Tô Hoài, O chuột)

c) Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).

(Ngữ văn 8, tập một)

2
14 tháng 6 2018

a, Câu chủ đề "Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương" – triển khai theo kiểu diễn dịch (từ khái quát đến cụ thể)

b, Không có câu chủ đề, chủ đề của đoạn được duy trì bằng những từ ngữ chủ đề như mưa ngớt, tạnh, trời -> triển khai theo kiểu song hành

c, Không có câu chủ đề, chủ đề được duy trì bằng các từ ngữ chủ đề (Nguyên Hồng, ông, ngòi bút, sáng tác… ->; triển khai theo kiểu song hành

13 tháng 12 2020

em đoán đại

Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn...
Đọc tiếp

Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

c) Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).

(Ngữ văn 7, tập 1)

- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không?

1
23 tháng 2 2017

Dấu ngoặc đơn có tác dụng

a, (những người bản xứ) – giải thích

b, ( ba khóa là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon) – thuyết minh

c, ( 701 – 762) – bổ sung thêm

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của những đoạn trích trên không thay đổi, vẫn đầy đủ ý nghĩa.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

18 tháng 3 2019

a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

  Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)

  Thân bài:

   - Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất

   Hình dáng: Màu sắc, kích thước

   Cấu tạo:

   + Gồm mấy phần?

   + Gồm những bộ phận nào?

   + Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận

   Cách sử dụng

   Cách bảo quản

  Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập

   b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

  Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương

  Thân bài:

   - Vị trí địa lý

   + Diện tích ( lớn, nhỏ )

   + Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?

   + Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?

-

   Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)

   + Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…

   + Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)

   + Quy mô

   - Nhìn toàn cảnh:

   + Nhìn tổng thể từ xa

   + Nổi bật nhất là điều gì

   + Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…

   - Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh

   + Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?

   + Thu hút lượng khách du lịch

  Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng

   c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học

  Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)

  Thân bài:

   Khái quát chung:

   + Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó

   - Các đặc trưng của thể loại:

   + Chỉ ra các đặc điểm cơ bản

   + Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt

   - Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại

  Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.

   d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập

  Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút

  Thân bài:

   - Nguyên liệu cần chuẩn bị

   - Cách làm tiến hành theo từng bước

   - Yêu cầu về mặt thành phẩm

   - Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm

   - Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm

   - Cách bảo quản, giữ gìn

  Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm

21 tháng 12 2021

 Công dụng : Đánh dấu câu chỉ một ý định đặc biệt cần mọi người chú ý, quan tâm.

Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp...
Đọc tiếp
Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó. a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. b) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công. c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. d) Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ? e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô. h) Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con. i) Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
1
20 tháng 11 2018

a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.

    - Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

  b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:

    - Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

    - Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

  c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:

    - Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.

  d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:

    - Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.

  e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ "ngôn từ". Câu trên sửa thành:

    - Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.

  g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:

    - Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.

  h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ "nên". Sửa thành:

    - Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.

  i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra " những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.

    - Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.

  k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:

    - Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.

21 tháng 12 2019

Sau từ "rằng" có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm

   + Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.

   + Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.

8 tháng 4 2019

khó vl

29 tháng 8 2018

Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc

- Câu văn trên dùng sai dấu chấm, vì khi câu chưa trọn vẹn ý thì không thể sử dụng dấu chấm.

- Sửa lại: Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất.