K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.

Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài triệu năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất dính.

5 tháng 4 2019

nhiệm vụ j cho tao nhớ chứ 

Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.

Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của vua Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.

Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận. Từ năm 1976 đến năm 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang không còn là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận, mà thuộc tỉnh Thuận Hải.

Ngày 27 tháng 4 năm 1977 thị xã Phan Rang bị chia hai và hạ cấp xuống thành thị trấn Phan Rang, huyện lỵ huyệnNinh Hải, và thị trấn Tháp Chàm, huyện lỵ huyện An Sơn. Thị trấn Phan Rang là địa bàn 6 phường Mỹ Hương, Tấn Tài, Kim Định, Thanh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long của thị xã cũ, còn thị trấn Tháp Chàm là địa bàn 3 phường Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ của thị xã cũ.[2]

Thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 1 tháng 9 năm 1981, đồng thời với việc tái lập ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phướctrên cơ sở 2 huyện An Sơn và Ninh Hải[3]. Lúc đó thị xã Phan Rang - Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải (xã Khánh Hải về sau được chuyển về huyện Ninh Hải quản lý và trở thành thị trấn Khánh Hải năm 1994).

Ngày 30 tháng 10 năm 1982, xã Mỹ Hải và xã Đông Hải (huyện Ninh Hải) sáp nhập vào thị xã Phan Rang - Tháp Chàm theo quyết định số 204-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng[4]. Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm lúc này có 9 phường (Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài) và 5 xã (Văn Hải, Khánh Hải, Thành Hải, Mỹ Hải và Đông Hải)

Chợ Phan Rang

Khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập (1992), thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận.

Ngày 25 tháng 12 năm 2001, chuyển xã Đông Hải thành phường Đông Hải; thành lập phường Mỹ Đông từ một phần xã Mỹ Hải; thành lập phường Đài Sơn từ một phần phường Thanh Sơn và xã Thành Hải. Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm có 12 phường (Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài, Đông Hải, Mỹ Đông, Đài Sơn) và 3 xã (Văn Hải, Thành Hải và Mỹ Hải).[5]

Tháng 1 năm 2005, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm được công nhận là đô thị loại 3.

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.[6]

Ngày 16 tháng 4 năm 2007, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm làm lễ công bố trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.

Ngày 21 tháng 1 năm 2008, chia xã Mỹ Hải thành 2 phường: Mỹ Hải và Mỹ Bình; chuyển xã Văn Hải thành phường Văn Hải. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 15 phường và 1 xã như hiện nay.[7]

Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận[8].

5 tháng 4 2019

Giúp vs ạ 

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Campuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.

Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài triệu năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất dính.

3 tháng 5 2016

Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.

Tới Hội An vào tháng 3 là khoảng thời gian đẹp nhất tại Hội An, gió nhẹ, nắng nhẹ… Nói chung mọi thứ đều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không sắp xếp được khoảng thời gian này để đi thì bạn cũng có thể đi vào tháng 2 hoặc tháng 4. Nhưng nói thế không có nghĩa là những mùa khác thì không nên đến Hội An. Vì Hội An luôn đẹp chỉ là nếu bạn đi vào mùa mưa thì sẽ đi chơi được ít mà ở lại khách sạn, nhà nghỉ thì nhiều.

Thời tiết của Hội An có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến hết tháng 7 hàng năm.

Ngoài ra nếu bạn đi vào đúng 14 âm lịch hàng tháng bạn sẽ có dịp được ngắm hoa đăng và những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc lung linh trên phố và trên sông, bởi vì vào ngày này toàn thành phố Hội An sẽ tắt điện để bảo vệ môi trường. Bạn cũng có dịp được nghe những bài hát cổ, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn hấp dẫn và ngon miệng.

Tại Hội An không có sân bay nên để tới được Hội An thì các bạn tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc cần phải bay từ Hà Nội đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Các bạn trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung cũng vậy.

Từ Đà Nẵng đến Hội An khoảng 30km nên các bạn có thể gọi taxi (thương lượng giá), ngồi xe khách hoặc thuê xe máy tại Đà Nẵng rồi sau đó đi tới Hội An.

 

6 tháng 5 2016

bạn đã bao giờ đến Tuyên Quang? nếu bạn chưa bao giờ đến thì bạn chưa thể biết dõ hết về lịch sử Việt Nam

Tuyên Quangnằm ở vùng đông bắc nước ta. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giápVĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.

Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long. 

thời tiết ở đây luôn thay đổi theo xuân hạ thu đông, mùa nào bạn cũng có thể đến thăm nơi này

là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.

Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làmtinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...

Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.

Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW.

Tới Tuyên quang bạn có thể chở lại 1 thời làm việc khá vất vả của Bác Hồ, tham quan những di tích gắn liền với lịch sử và những nơi du lịch khá hấp dẫn.Như 

Di tích lịch sử Tân Trào Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.

Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội], là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. xem trên bản đồ tại đây

Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giápđọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 2016)

Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

Khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa

Khu di tích Kim Quan, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn

Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn

Khu di tích Chiến thắng Khe Lau, xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn

thành nhà Mạc thành phố tuyên quang

·                       6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự

·                       Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

·                       .7. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng

·                       Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 

·                      

Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ  

·                       Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia. 

Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an

 Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.

Danh lam, thắng cảnh

Quần thể hang động xã Yên Phú, huyện Hàm Yên: danh thắng quốc gia

Động Song Long - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia

Hang Phia Vài - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia

Thác Mơ - Na Hang Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.

Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...

Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.

đấy là 1 số nơi ở tuyên quang nếu có dịp mời bạn đến chơi

ai ở tỉnh Lào Cai thì giúp mình nhé!

cảm ơn mn nhìuvui

25 tháng 4 2022

Ờm chị không ở tỉnh Lào Cai nên có gì nó không đúng thì em sửa lại giúp chị nhé :(kham khảo thui nha)

Lào Cai được biết đến là địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi. Nhưng tôi ấn tượng nhất với nghề đan lát, bằng những đôi tay khéo léo mà con người chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm thủ công rất đơn giản, đẹp và vô cùng tiện ích cho cuộc sống thường nhật của người dân. Ta có thể làm ra rổ rá, mâm ăn cơm, ghế từ các nguyên liệu phong phú: mây, tre nứa và dây rừng. Nghề này không phân biệt lứa tuổi nên không chỉ người lớn làm mà còn các em nhỏ cũng thế, được dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa tổ tiên để lại. Quá trình thực hiện rất công phu, phải kiên nhẫn làm ra từng món đồ như thế thật tuyệt vời! Giá thành của sản phẩm cũng không quá cao, tùy theo chất liệu, kích thước. Đây có thể nói là một trong những nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Lào Cai, nó thật hay!

 

 

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

Tấm lòng của mẹ bao la nh­ biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi

nhớ k mình nha bn.

8 tháng 10 2018

Tôi sống trong một gia đình nhiều thế hệ với rất nhiều người, và mẹ tôi có một trách nhiệm to lớn là chăm sóc cho chúng tôi. Mẹ tôi năm nay 39 tuổi, và bà có chiều cao trung bình với mái tóc đen ngắn. Bà ấy hơi tròn trịa một chút, và nước da sáng màu cũng giúp cho bà ấy trông trẻ hơn tuổi thật của mình. Bố tôi thì quá bận rộn với công việc của ông ấy, vậy nên mẹ tôi phải dành rất nhiều nỗ lực để chắc chắn rằng mọi việc trong nhà đều ổn. Mỗi buổi sáng, mẹ tôi thức dậy lúc 6 giờ rưỡi để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà; và khi tất cả chúng tôi đều đi làm hoặc đi học, mẹ bắt đầu làm công việc nhà cũng như nấu bữa trưa. Mặc dù phải nấu ăn trong lúc làm nhiều công việc khác, thức ăn của mẹ tôi lúc nào cũng rất ngon và đa dạng, và chúng tôi đều về nhà để ăn trưa trước khi rời khỏi nhà một lần nữa. Mẹ tôi thích ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa, và đây là khoảng thời gian ít oi để mẹ có thể thư giãn và lấy lại năng lượng. Mẹ tôi là một người vui vẻ và nhẹ nhàng. Khi chúng tôi tụ hợp ở bữa tối, mẹ luôn là người đem đến bầu không khí ấm áp và vui vẻ cho tất cả chúng tôi. Mẹ tôi là người mẹ tốt nhất mà một người có thể tìm kiếm được, và tôi không thể nào tưởng tượng được cuộc sống mình sẽ ra sao nếu không có bà ấy.

8 tháng 5 2019

Tháp Bình Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV với nhiều nét độc đáo cả về kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật, kỹ thuật xây dựng. Trước đây, Tháp có 15 tầng nhưng hiện chỉ còn 12 tầng. Tháp cao 14 thước 70, hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, và được xây từ 13.200 viên gạch nung. Phần ruột Tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân Tháp lên ngọn. Xung quanh Tháp được ốp một lớp gạch vuông, phủ kín thân Tháp. Mặt ngoài của lớp gạch ốp này được trang trí hoa văn phong phú mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý – Trần.  

 Tương truyền ngôi tháp có 15 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng. Tháp cao 16 mét, lòng tháp rỗng. Bệ tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 4,45 mét thu nhỏ dần lên đỉnh, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 1,55 mét. Tháp Bình Sơn được xây bằng gạch nung già, màu đỏ sậm. Dấu vết hoa văn trang trí trên thân tháp hiện còn là những họa tiết hoa cúc, cánh sen, cánh đề, sư tử hí cầu, rồng chạm nổi… Trải qua nhiều thế kỷ mưa nắng dãi dầu, lại thường bị lũ lụt tràn về tàn phá, đã có lúc tháp bị nghiêng lệch và sụt lở.

Điều đáng ghi nhận là vào đầu thập niên 1970, mặc dầu trong hoàn cảnh chiến tranh, Bộ Văn hóa Thông tin kết hợp cùng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Phú đã chỉ đạo và phối hợp với nhiều ban ngành như: Xưởng phục chế di tích của Bộ Văn hóa, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương, Hợp tác xã cao cấp gốm sành Hương Canh cùng các nghệ nhân bỏ nhiều công sức để phục dựng, cứu vãn ngôi tháp tồn tại đến ngày nay. Trong các lần trùng tu, mặc dầu đã chọn đất rất kỹ, chọn phương pháp nung tối ưu nhưng chất lượng gạch mới vẫn không thể sánh với gạch nung nguyên thủy của tháp nên đã bị rêu đóng.

Gần tháp có một vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch, mà người ta thường gọi là giếng. Tương truyền đất của giếng là một ngôi tháp, được gọi là tháp Xanh. Một hôm, ngôi tháp biến mất, còn lại miệng giếng như hiện nay?

Thông thường nếu là giếng thì miệng giếng phải tròn đều, đằng này miệng giếng hình hơi thuẫn (đường kính dài khoảng 4 mét và đường kính ngắn khoảng 3 mét). Còn nếu là tháp thì chân tháp cũng phải hình vuông hay hình chữ nhật, nền móng phải có độ dày. Phải chăng cái giếng là một ngôi mộ cổ đã được bốc dỡ?

Ngoài ra, trước chánh điện chùa Vĩnh Khánh (giữa ngôi tháp và giếng) có một cây sứ khá đẹp, tương truyền cây sứ đó đã trên 500 năm tuổi. Cần xác định niên đại, nếu quả thật cây sứ ấy trên 500 năm thì thật quý giá, cần phải bảo tồn.

Đại đức Thích Kiến Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng ban Hưng công Thiền phái Trúc Lâm được Sở Văn hóa-Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc (chủ đầu tư) đề cử thi công Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Bình Sơn cho biết: “Tôi được biết tháp Bình Sơn là một trong 5 tháp quý có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo, đó là tháp Báo Thiên (Hà Nội), tháp Tường Long (Hải Phòng), tháp Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Ân và tháp Bình Sơn. Trong đó, tháp Bình Sơn có hoa văn khác hẳn, kiến trúc không hẳn của Chàm, có pha lẫn nét Ấn Độ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu kỹ để Phật tử hiểu biết thêm về nét văn hóa đời Trần”.

Được biết, tháp Bình Sơn nằm trong tuyến du lịch tâm linh tham quan thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (chỉ cách thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khoảng 20 cây số). Vì thế, ngôi tháp cổ Bình Sơn cần được bảo tồn, nghiên cứu bài bản để giới thiệu cho du khách, nhất là du khách Phật giáo.

8 tháng 5 2019

cảm ơn bạn nha!

19 tháng 10 2016

Tôi tên là Trần Mi Thư Trâm Anh, 14 tuổi là học sinh lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình, phường 6, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.
Mới đây , tôi đã chia tay với chiếc khăn quàng đỏ để đón nhận chiếc huy hiệu Đoàn viên thanh niên Cộng sản. Rồi sau ngày được kết nạp Đoàn, tôi thấy mình trở thành một người khác hẳn. Đã hết cảnh sáng nào mẹ cũng phải gọi tôi dậy đi học như trước nữa. Chiếc đồng hồ báo thức réo đến hồi chuông thứ hai là tôi đã bật dậy, tự tay xếp dọn chăn màn gọn ghẽ rồi ra sân tập thể dục cùng với ba. Tập thể dục xong, hai cha con chạy bộ dọc đường Nguyễn Tất Thành đến bến Nhà Rồng, hít thở không khí sớm mai trong lành, mát mẻ. Nhìn tôi sải những bước dài, ba cười bảo: “Dạo này con “nhổ giò” rồi đấy!”. Quả thật, tôi cao lênh khênh như cái sào. Đã thế chân tay lại vụng về, lóng ngóng, đụng đâu hư đó. Nhiều lúc muốn giúp đỡ mẹ mà lại ngại làm phiền thêm. Thế nhưng những việc trong nhà cần đến “đàn ông” như sửa điện, sửa nước… là thế nào mẹ cũng nhờ tôi. Tôi hãnh diện về điều đó lắm!


Mỗi tối ngồi vào bàn, tôi không chỉ tự giác học bài, làm bài mà còn thay ba kèm cặp cho em. Em Mi khéo nịnh, thỉnh thoảng khen chị Hai giỏi khiến tôi phổng mũi.


Đám bạn thân cũng nể tôi hơn sau mấy lần tôi từ chối trốn học để đi chơi trò chơi điện tử. Tôi đã tự kiềm chế trước sức cám dỗ ghê gớm của trò chơi ấy, quyết không để nó ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập. Tôi nhớ mãi lời cô Hiền, chủ nhiệm lớp 7A năm ngoái: “Chiến thắng bản thân là gay go và vinh quang hơn cả”. Bước đầu, tôi đã sửa được một số thói hư tật xấu như ham chơi, hấp tấp, ích kỉ… Trong sinh hoạt hằng ngày, tôi đã biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng người thân và gắn bó hơn với mái ấm gia đình.


Dạo này, ba và mẹ không còn phải chở tôi đi học nữa. Ngày ngày, tôi đến trường bằng chiếc xe đạp ba mới mua cho. Vẫn là con đường quen thuộc nhưng sao mọi thứ dường như khác lạ. Bầu trời bát ngát trên đầu. Gió lồng lộng thổi. Tiếng còi tàu âm vang, thôi thúc tôi nghĩ tới chuyến hải hành vượt đại dương mênh mông sóng gió, đến những bến bờ xa lạ. Dòng người và xe cộ nườm nượp ngược xuôi không còn làm tôi e ngại. Nhìn cái gì tôi cũng thấy đẹp đẽ, vui tươi, sống động. Máu tôi dường như chảy mạnh hơn trong huyết quản. Tim tôi muốn cất lên tiếng hát yêu đời. Tự trong thâm tâm, tôi biết rằng mình đã lớn.
Bài 3

Có những lúc tôi chợt buồn khi nghe "người ta" nói về mình…….Rằng tôi khác người , tôi vô dụng. Nhưng !...Vượt lên trên "tất cả" tôi vẫn cứ là tôi.Vẫn sống với chính cá tính và suy nghĩ của mình… Nhiều khi là "khác biệt" . 
Từ nhỏ tôi đã được xem là "đứa trẻ chẳng giống ai". Tôi còn nhớ lắm những kí ức về buổi đầu đến trường. Trong tiết học tôi màu, cô giáo yêu cầu chúng tôi phải tô bầu trời màu xanh. Mọi người bạn của tôi đều nghe theo…chỉ trừ tôi. Lần ấy tôi đã bị các bạn và cả cô giáo chê cười.. Tôi đã thực sự rất buồn.Rằng… tại sao mọi người lại đối xử với tôi như vậy! lẽ nào sự " sáng tạo" của một đứa trẻ lại không được chấp nhận..?…
Có những đêm một mình trong căn phòng vắng, nhìn về xa xa hàng ngàn vì tinh tú … Tôi đã chợt nhận ra rằng mình thật giống mặt trăng. Trơ trọi, lẻ loi và cô đơn, nhưng không lúc nào cũng toả sáng…
……………Rồi năm tháng cũng dần trồi qua……


Lúc này tôi đã là một học sinh lớp 9. Tôi vẫn bị coi là "đứa-trẻ-chẳng-giống-ai". Nhưng… trong chính con người mình, tôi nhận thức được: sự khác biệt làm nên cái tôi, làm nên cá tính mà không ai có thể lẫn lộn. Cứ thế, tôi vẫn tự tin, đàng hoàng mà sống với những gì mình cho là đúng, và bản thân không phải hối hận. Tôi vẫn cứ là tôi- tôi sống trên dư luận của bạn bè, của mọi người xunh quanh……
Lớp chín! Đứng trước sự lựa chọn vào trường cấp ba.Mọi người quanh tôi đã thật sự phản đối khi nghe tôi nói rằng "sẽ-đăng-kí-vào-trường-chuyên". Mọi đôi mắt đều nhìn tôi với vẻ nghi ngại. Không ai tin rằng tôi có đủ khả năng để bước qua cánh cổng "Nguyễn Bỉnh Khiêm" cả ! Nhưng ! Bỏ ngoài tai tất cả, tôi đã lấy sự chế giễu để làm động lực mà bước tới……
Vỡ oà hạnh phúc khi cái ngày tôi tôi biết mình đậu. Đối với tôi chữ "đậu" có ý nghĩa vô cùng. Bao nhiêu năm tôi ấp ủ những điều muốn nói về bản thân về cá tính riêng. Nhưng không có khả năng. Bởi lẻ, chẳng ai tin "tôi-có-thể-làm-được". Nhưng giờ đây, tôi đã có thể tự tin mà nói rằng: "sư khác biệt đôi khi cũng làm nên điều kì diệu. Hãy sống ! Sống với chính bản thân mình !"
Với "chiến-thắng-của-bản-thân-mình" tôi tự tin và tràn đầy hi vọng mà bước vào ngôi trường này. Nguyễn Bỉnh Khiêm! Trải qua mới chỉ ba tuần học, tôi đã thật sự vô cùng "thích thú" với môi trường học tập này. Một môi trường học tập cởi mở giữa thầy và trò. Tất cả mọi học sinh đều có quyền phát huy tính sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động….. Dường như tôi đã lựa chọn đúng. Đây như là " vùng đất hứa' để "cá tính khác biệt" của tôi "nảy nở"……Chỉ mới trải qua những tuần học đầu tiên này thôi, Nhưng trong tôi dường như đã có cảm giác thân thuộc, yêu quý….. Những cảm giác, đôi khi tôi cảm thấy thật kì lạ….
"Tôi năm nay mười sáu" . Sẽ còn hai năm học nữa với bao hoài bão , khát vọng dưới maí trường này. Tôi sẽ ra sao, sẽ làm gì, sẽ như thế nào ? Tôi không thể nói trước được.Nhưng tôi tôi vẫn sẽ luôn tin chắc một điều rằng: "tôi vẫn sẽ là chính tôi-sống với cá tính khác biệt!" và tự tin mà nói rằng "tôi là Trần Lê Trọng Nghĩa, học sinh trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm!"

Bài 4
Mười lăm tuổi- tôi bước vào cái tuổi mộng mơ nhiều buồn vui và cả những bước ngoặc lớn của cuộc đời. Trải qua một kì thi thật cam go, tôi giờ đây đã đàng hoàng, đỉnh đạc là một học sinh trường chuyên. Tự hào lắm khi được gọi là dân chuyên Anh, tự hào lắm khi khoác trên người tà áo dài- niềm kiêu hảnh của dân tộc Việt Nam và thật tự hào khi được một người công nhận rằng: "Tôi đã lớn". Lớn ư? Con người ta chỉ trưởng thành khi chính họ nhận thức được mình đã lớn, nó không chỉ được biểu hiện trong suy nghĩ mà còn trong các hành động hằng ngày nữa. Vậy tôi đã thật sự lớn? Tôi là ai trong cái thế giơí bao la ngoài kia? Một điểm nhấn hoàn hảo hay chỉ là dấu chấm mờ nhạt trên bức phông đầy màu sắc của cuộc đời? Mẹ kể lại rằng tôi là đứa trẻ "khó nuôi" và lì nhất trong những đứa con của mẹ. Chẳng qua là tôi muốn mẹ ôm mình vào lòng mà nựng thật nhiều, chẳng qua chỉ tại tôi muốn khóc thật to để...luyện giọng. Vậy mà mỗi cái việc tôi "oe oe" suốt ngày mà nó trở thành một nickname "khó đụng hàng" của tôi luôn.Ở nhà ai cũng gọi tôi là "e". Thế mà giờ đây bé e không còn cần phải được "ẵm ngửa", dổ dành nữa rồi, bé e đã lớn, bé e thật chỉnh chu chững chạc mặc áo daì đi học. Một bước ngoặc lớn đó chứ nhỉ!
Tôi là một người luôn sống vì bạn bè! Cứ hỏi những đứa bạn lớp cũ của tôi thì biết,bạn bè như một phần của tôi. Trong tim tôi vẫn luôn có một ngăn để cất giử tình bạn. Vậy mà...Lên lớp mới, thầy cô mới, bạn mới, tôi như con chim nhỏ bay phải vào vùng đất tuy màu mở, với thật nhiều những chú chim đầy màu sắc khác nhưng...lạ lẫm quá! Nó bị chơi vơi, lạc lỏng trong một khoảng trời xa lạ. Nó cô đơn, nó lạnh, nó cần những bàn tay, những cái nhìn, những nụ cươì của các bạn mới để sưởi ấm. Nhưng cho đến bây giờ thì hình như đó quả thật là một điều quá sức xa xỉ với nó. Vẩn còn lạnh, lạnh lắm! Mọi thứ đến với nó qủa thật đã không tròn trịa như nó nghĩ. Gay go thật! Nhưng nó sẽ cố gắng, sẽ luôn vững tin rằng rồi sẽ có một ngày nó có thể hòa nhập và cùng vui chơi với các bạn trong lớp. Sao nó lại có thể có được niềm tin lớn như vậy? Đơn giản vì nó là tôi, từ "buồn", "thiếu bạn bè" không có trong cuốn từ điển sống của tôi- một cô bé luôn vui vẻ.
Tôi cũng thuộc tuýt người "học nhiều mà chẳng được bao nhiêu". Ba tôi là thầy giáo dạy Tiếng Anh. Từ nhỏ đến lớn, tôi được tiếp cận với Tiếng Anh rất sớm, vậy mà ở nhiều kì thi tôi vẩn "đều đặn" làm ba mẹ thất vọng vì những lổi sai không đáng của mình. Những lúc đó tôi thấy mình thật vô dụng! Nhưng tôi vô dụng không đồng nghĩa với tôi lùi chí, tôi không cố gắng. Và những nỗ lực của tôi được đền đáp khi tôi vào được trường chuyên của tỉnh với một điểm số khá cao. Có lẽ chính ba mẹ đã truyền cho tôi niềm tin và ý chí để học tập.
Bước vào trường mới, vào cấp ba mà không hề đi học hè tôi tưởng đâu sẽ gặp thật nhiều khó khăn với những cuốn sách rất dày và lượng kiến thức khổng lồ ở lớp mười. Nhưng tôi đã lầm, thầy cô ở đây đã luôn quan tâm, lo lắng ,và tận tụy với học trò. Với những cách nhẹ nhàng nhất, vui nhộn nhất và sâu lắng nhất, họ truyền cho chúng tôi ngọn lửa nhiệt huyết, niềm tin, ý chí để sẳn sàng bước vào năm học mới với những thách thức mới.Các kiến thức tưởng chừng như quá khô khan và khó khăn nhưng đã được thầy cô truyền dạy đến học trò một cách đơn giản, dể dàng. Và chắc chắn là tôi sẽ luôn nổ lực hết mình để học tập thật tốt, xứng đáng với công dạy dổ của thầy cô.
Với tất cả những điều tôi cảm nhận được về mình, tôi nhận thấy rằng tôi vẩn chưa là một điểm nhấn hoàn hảo nhưng bước đầu đã là một dấu chấm nhỏ trên bức phông cuộc sống. Và tôi sẽ cố gắng làm dấu chấm ấy ngày càng đậm nét và lớn hơn nữa. Tôi sẽ chứng tỏ bản thân bằng những tuần học tiếp đến. Rồi tôi sẽ có thật nhiều bạn bè. Rồi mọi người sẽ thật sự cảm nhận được trên mọi phương diện rằng: "Tôi đã lớn". Và dù xảy ra chuyện gì tôi vẩn luôn là chính mình, tôi là ĐOÀN THỊ ÁNH TRINH./.

Bài 5
Tôi- một cô bé bình thường về mọi phương diện( có thể nói vậy) - đến giờ vẫn chưa tin được mình đã là một tân học sinh lớp chuyên anh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.Vì vậy mà khi thầy giáo dạy văn ra đề cho bài viết số một "Tự giới thiệu về bản thân mình và nêu lên cảm nhận về những tuần học đầu tiên", tôi cứ giật mình thon thót, lo lắng đong đầy cả ruột. Thật sự tôi chẳng có điểm gì đặc biệt ( hình như cảm thấy mình chỉ có cái tên là có ý nghĩa một chút). Sinh ra trong một gia đình bình thường với bố mẹ đều làm nghề nha sĩ 9 chắc vì thế mà răng tôi ít bị sâu ), một "ông" anh hai lớn hơn tôi hai tuổi, từ nhỏ tôi đã là người út ít nhất trong nhà. Ba mẹ thương hai anh em tôi lắm, nhưng có lẽ tôi bé nhất nên thường được cưng chiều hơn. Rồi tôi đi học mẫu giáo ( và khóc nhè nguyên một tháng ). Và cứ thế mỗi năm tôi nhảy một bậc (tức là một lớp), đều đặn cho đến bây giờ.
Tôi tự thấy mình cực kì bình thường ( hình như mình nói câu này hơi nhiều thì phải). Tất nhiên trừ việc năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Thậm chí nhiều năm liền còn là học sinh xuất sắc nhất lớp ( tự hào ghê !) .Tính tình hơi kì cục, như nhận xét của mấy đứa bạn thân là: "thiên thần và ác quỷ". Tôi rất thích đọc sách văn học, nghe nhạc và giúp mẹ nấu ăn. Tôi không hứng thú với việc học hành lắm ( thật là một nghịch lí ).
Đã có lần, tôi nói điều đó với ba. Trái ngược với sự hình dung của tôi về một cơn giận ụp xuống đầu , bà chỉ cười: "ba biết chứ , hiếm có học sinh nào thật sự yêu thích việc học lắm.Nhưng con ạ, không được đi học còn đau khổ hơn gấp bội. Lúc nhỏ ba cũng vất vả phụ giúp gia đình lắm, nên bỏ dở sự nghiệp học hành". Tôi đỏ hoe mắt, chạnh lòng nghĩ về miền quê nội phi lao cát trắng.
Chính vì không thích học lắm, nên tôi chẳng mặn mà gì với việc thi vào trường chuyên, nhưng cuối cùng cũng chấp nhận để làm vui lòng ba mẹ. Và thật sự tôi rất ngạc nhiên khi nhận dược tin mình đậu cái rụp. Mấy ngày sau, tôi đi….than thở với mấy đứa bạn về viễn cảnh "đen tối" khi phải đi học xa nhà. Một đứa đã đập bộp vai tôi, nghiêm nghị :
Cậu đừng có than thở nữa.Đậu trường chuyên là mơ uớc của bao người ấy.Cố gắng lên nào, "không có con đường nào trải hoa hồng dẫn tới vinh quang"mà! Nhớ nhà một chút có sao.
Những ngày đầu bước chân vào truờng Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi nhớ nhà thật.Nhớ ba, nhớ mẹ và những món ăn ngon lành mẹ nấu, nhớ anh hai và cả những lúc cải nhau chí choé để giành máy vi tính. Thâm nữa, cái gì cũng lạ lẫm, trường mới bạn mới, lớp mới thầy mới. Một cảm giác buồn bã uỷ mị xâm chiếm tâm hồn ngày đầu tiên tới trường. Nhìn các bạn ríu rít chuyện trò mà lòng cảm thấy chơi vơi lạ.Còn đâu ngôi trường cấp hai thân yêu.Nghe nói vào đây chỉ biết cắm đầu vào học, ai học kém sẽ phải khăn gói về quê, tôi đột nhiên thấy run .
Nhưng sự thật lại khác xa tưởng tượng của tôi. Ngay ngày đầu tiên, cô bạn bí thư vui nhộn đã tổ chức trò giới thiệu bản thân cho cả lớp. Biết tên biết mặt từng người, vui thật. Rồi hát, kể chuyện….tôi hăng hái tham gia, bước ra vỏ ốc khép kín thuở nào. Cả cô giáo chủ nhiệm , các thầy cô giáo bộ môn cũng thật vui tính, dễ gần, không "đáng sợ" như tôi tưởng tượng.
Tôi dần hoà nhập với lớp.Việc tiếp thu bài học cũng ngày càng dễ hơn. Các bạn trong lớp đều rất cởi mở. Tôi đã tự tin bắt chuyện với cô bạn ngồi bên, và chúng tôi ríu rít chuyện trò suốt giờ ra chơi hôm đó! Những nụ cười thân thiện cũng càng lúc càng nở rộ trên môi tôi với mọi người.
Và nỗi nhớ nhà cũng dần phai nhạt. Mỗi cuối tuần , tôi về nhà với nụ cười tươi tắn trên môi, trong niềm vui của cả gia đình.
Bây giờ tôi có thể khẳng định : tôi là chính tôi , bình thường, hoà đồng và không trộn lẫn ! Tôi yêu gia đình một cách sâu sắc nhất, và ở một góc nào đó của trái tim nhỏ này, tôi yêu ngôi trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như lớp 10.4 chuyên Anh với những thành viên mới này như một đại gia đình thứ hai của tôi ! Những tuần học đầu tiên của tôi ở đây đã giúp tôi cảm nhận được điều đó. Tôi sẽ giữ mãi tình cảm ấy, mãi mãi…..

 
9 tháng 11 2017

dai the ban

8 tháng 10 2018

"Mùa xuân mùa của đất trời

Sắc xuân tìm đến nơi nơi rộn ràng

 Nhánh đào nở đón xuân sang...

       Sắc hồng dù nhạt nhưng tàn - chẳng phai

Thời gian thì cứ trôi hoài

Hoa đào vẫn nở trong bài ca xuân”

Đó sáng tác đầu tiên của Tùng - thằng bạn cùng khu, cùng lớp và cùng bàn với tôi.

Nó là một đứa rất thích học tiếng Anh và học môn đó cũng rất giỏi. Trái ngược với tôi vốn dốt đặc môn ngoại ngữ. Ngoài Tiếng anh, niềm đam mê thứ hai của Tùng là làm thơ. Thơ của thằng bạn tôi rất ngộ. Chúng luôn là sự kết hợp giữa hai thứ tiếng: Việt và Anh. Thơ cậu đọc lên nghe rất mới lạ và thú vị, số tác phẩm mà Tùng sáng tác đã lên đến con số hàng chục. Trong đó đã có mấy bài được đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong. Tôi rất ngưỡng mộ tài năng của nó. Không chỉ sáng tác thơ văn rất giỏi, Tùng còn là một tay chơi thể thao rất cừ. Giỏi như vậy nhưng Tùng rất cỏi mở, chan hoà và rất gần gũi với các bạn. Trong lớp, Tùng thường hay giúp đỡ ban bè. Có lần tôi bị ốm, phải nghỉ học một tuần, Tùng rủ các bạn trong lớp đến thăm, chép hộ bài và nói chuyện cho tôi đỡ buồn. Trên lớp là một người trò giỏi, ở nhà Tùng cũng là một đứa con ngoan. Bố mẹ bận công việc từ sáng đến tối nên khi có thời gian rảnh Tùng lại giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ như cơm nước, quét dọn nhà cửa, chăm sóc cây cối... Bố mẹ rất hài lòng vì có được đứa con ngoan như Tùng.

8 tháng 10 2018

Tham khảo nhé :

Viết một đoạn văn ngắn nói về bạn học của em - Văn mẫu lớp 3